intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

Chia sẻ: Lan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

123
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích nhân tố là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence Technique) trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu. Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp : - Nhận diện thang đo là đơn hướng hay đa hướng. - Trích các thành phần chính từ một nhóm gồm nhiều biến thành một hoặc vài biến để sử dụng trong các phân tích khác. Phân tích nhân tố ứng dụng trong các trường hợp : - Nhận diện các phân khúc thị trường. - Xác định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ

  1. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ Phân tích nhân tố là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence Technique) trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu. Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp : - Nhận diện thang đo là đơn hướng hay đa hướng. - Trích các thành phần chính từ một nhóm gồm nhiều biến thành một hoặc vài biến để sử dụng trong các phân tích khác. Phân tích nhân tố ứng dụng trong các trường hợp : - Nhận diện các phân khúc thị trường. - Xác định các thuộc tính của nhãn hiệu theo đánh giá của người tiêu dùng. - Xác định các hình thức quảng cáo phù hợp với các thị trường mục tiêu khác nhau. 1
  2. ** Mô hình phân tích nhân tố Trong kỹ thuật tính toán, phân tích nhân tố tương tự phân tích hồi quy bội do mỗi biến được biểu diễn bởi một tổ hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung (common factor) cộng với một nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình : Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + … + AimFm + ViUi Trong đó : - Xi : biến thứ i chuẩn hóa - Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố i đối với biến j. - F : các nhân tố chung - Vi : hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i. - Ui : nhân tố đặc trưng của biến i , - m : số nhân tố chung. 2
  3. Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Các nhân tố chung là sự kết hợp tuyến tính của các biến quan sát : Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + … + WikXk Trong đó : - Fi : ước lượng trị số của nhân tố thứ i. - Wi: trọng số nhân tố - k : số biến Trọng số nhân tố được chọn sao cho nhân tố thứ nhất giải thích giải thích nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên và độc lập với các nhân tố còn lại. Tiếp tục nhân tố thứ hai được chọn theo nguyên tắc trên. 3
  4. ** Thực hành phân tích nhân tố Sử dụng file phan tich nhan to 01 Mở Folder VI DU DIEU CHINH Mở file Phan tich nhan to 01 4
  5. Lần lượt vào các lệnh sau 5
  6. Chuyển nhóm biến từ nguồn sang Vào các lệnh như sau 6
  7. 7
  8. Xoay nguyên góc để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Xoay nguyên góc để tối thiểu hóa số lượng nhân tố có hệ số lớn tại cùng một biến. Xoay các nhân tố để đơn giản hóa việc giải thích cả biến lẫn nhân tố Xoay không giữ nguyên góc ban đầu, chỉ sử dụng trong trường hợp các nhân tố trong tổng thể có tương quan mạnh 8
  9. Sao lưu các nhân tố thành các biến để sử dụng cho các phân tích khác. Đây là phương pháp mặc định của chương trình Thể hiện bảng trọng số nhân tố 9
  10. Nếu có giá trị bị thiếu trong bất kỳ biến nào thì sẽ bị bỏ qua trong tất cả các tính toán Số liệu sử dụng theo từng cặp phân tích, có thể bỏ qua ở cặp này nhưng có thể sử dụng ở cặp khác. Số liệu tính toán sẽ thiếu đồng nhất. Thay thế các giá trị khuyết bằng trung bình của những biến khác. 10
  11. ** Vấn đề nghiên cứu Các biến sử dụng để phân tích nhân tố phải được xác định dựa vào các nghiên cứu trong quá khứ, phân tích lý thuyết và đánh giá của các nhà nghiên cứu. Các biến sử dụng trong phân tích phải được đo lường một cách thích hợp bằng thang đo định lượng (khoảng hay tỷ lệ) và cỡ mẫu phải đủ lớn (số quan sát phải gấp cỡ 5 lần số biến). Ví dụ sử dụng trong phân tích này, một nhà nghiên cứu muốn xác định người tiêu dùng đánh giá thế nào khi mua và sử dụng một ống kem đánh răng. Những người được phỏng vấn cho biết mức độ quan trọng của 6 lợi ích trên thang đo 7 điểm (1 : không quan trọng chút nào , 7: rất quan trọng) với các câu hỏi sau : V1 : ngừa sâu răng V2 : làm trắng răng V3 : làm khỏe nứu răng V4 : làm hơi thở thơm tho V5 : làm sạch cáu răng V6 : làm răng bóng hơn.  Sau các bước tiến hành phân tích bằng SPSS, ta có kết quả : 11
  12. 12
  13. Chỉ số sử dụng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để thực hiện phân tích nhân tố. Đại lượng thống kê sử dụng để kiểm định giả thiết các biến không có tương quan trong tổng thể. Phân tích chỉ sử dụng được khi giá trị Sig < mức ý nghĩa kiểm định 13
  14. 14
  15. Lượng biến thiên của một biến được giải thích chung với các biến khác được xem xét trong phân tích. Đây là phân biến thiên được giải thích bởi các nhân tố chung 15
  16. 16
  17. 17
  18. Ma trận nhân tố chưa xoay 18
  19. Ma trận nhân tố sau khi xoay 19
  20. Sử dụng ma trận nhân số để tính các biến (nhân tố) mới : F1 = 0,479X1 + 0,565X2 – 0,179X3 – 0,225X4 + 0,106X5 + 0,185X6 F2 = - 0,074X1 – 0,138X2 + 0,443X3 + 0,337X4 + 0,460X5 + 0,421X6 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2