Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI<br />
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở THÀNH PHỐ<br />
RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG<br />
Vi Thị Thúy Nhi *, Phạm Xuân Thủy*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của bài viết này là khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với các ngân hàng<br />
thương mại (NHTM) ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Số liệu được thu thập thông qua<br />
phỏng vấn 200 khách hàng cá nhân có sử dụng dịch vụ của hệ thống NHTM ở thành phố Rạch Giá.<br />
Phân tích nhân tố và phân tích hồi quy binary logistic. Mức độ hài lòng của khách hàng tương quan<br />
thuận với: kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên, thời gian giao dịch, sản phẩm đa dạng<br />
và phương tiện hữu hình hấp dẫn. Đặc biệt, yếu tố kỹ năng nghiệp vụ và giao tiếp của nhân viên là<br />
quan trọng nhất và tác động mạnh đến mức độ hài lòng của khách hàng.<br />
Từ khóa: sự hài lòng của khách hàng, ngân hàng thương mại, thành phố Rạch Giá,<br />
phân tích nhân tố<br />
<br />
STUDY OF CUSTOMER SATISFICATION ON COMMERCIAL BANKS IN<br />
RACH GIA CITY, KIEN GIANG PROVINCE<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This paper is aimed to survey customer satisfication on commercial banks in Rach Gia<br />
city, Kien Giang province. Data was collected by interviewing 200 customers use the services<br />
of commercial banking system in Rach Gia city. Factor analysis and binary logistic regression<br />
analysis were used to analyse the data. The results showed that the level of customer satisfication<br />
is positively correlated with: professional communication skills of staff, trading time, diversified<br />
product and effective media. In particular, elements of professional communication skills of staff is<br />
the most important and impact customer satisfication.<br />
Keywords: customer satisfication, commercial banks, Rach Gia City, factor analysis<br />
* Bộ môn QTKD, Khoa kinh tế, Đại học Nha Trang<br />
<br />
90<br />
<br />
Nghiên cứu sự hài lòng . . .<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trong những năm vừa qua, hoạt động<br />
ngân hàng tại Tp. Rạch Giá đã có những<br />
chuyển biến sâu sắc. Số lượng ngân hàng trên<br />
địa bàn ngày càng gia tăng, chỉ có 15 ngân<br />
hàng (năm 2008) đã lên tới khoảng gần 30<br />
ngân hàng (năm 2012 - Nguồn: NHNN Kiên<br />
Giang) và khách hàng đang đứng trước quá<br />
nhiều sự lựa chọn. Chính sự tăng trưởng về số<br />
lượng và quy mô hoạt động này đã dẫn đến sự<br />
cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực<br />
ngân hàng về thị phần, về chất lượng dịch vụ,<br />
về giá,... Trong một môi trường với quá nhiều<br />
khó khăn, thách thức như vậy, để đứng vững<br />
được trên thị trường đã là một điều khó, còn<br />
để tăng trưởng và phát triển được lại là vấn đề<br />
vô cùng khó khăn.<br />
Chất lượng dịch vụ tốt đem đến sự hài<br />
lòng cho khách hàng. Khách hàng sẽ sử dụng<br />
nhiều nhất các dịch vụ mà ngân hàng cung<br />
cấp và sẽ trung thành với việc sử dụng các<br />
dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng. Đây là một<br />
áp lực lớn cho ngân hàng trong việc cải thiện<br />
chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn. Để làm<br />
tốt điều này, ngân hàng phải nghiên cứu để<br />
xác định các yếu tố cấu thành nên chất lượng<br />
dịch vụ của mình thông qua kỳ vọng và cảm<br />
nhận của khách hàng. Để có thể làm thỏa mãn<br />
khách hàng một cách hiệu quả thì cần thiết<br />
phải hiểu được nhu cầu và mong muốn của<br />
họ. Đó là cách tốt nhất để thu hút và giữ được<br />
khách hàng.<br />
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về<br />
mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân<br />
hàng thương mại (NHTM) đã được công<br />
bố. Nghiên cứu của Hoàng Xuân Bích Loan<br />
(2008) về “Nâng cao sự hài lòng của khách<br />
hàng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt<br />
Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh”. Tác giả<br />
đã xác định các yếu tố liên quan đến mức độ<br />
<br />
hài lòng của khách hàng, ngân hàng sẽ hiểu<br />
rõ hơn về nhu cầu khách hàng cũng như chất<br />
lượng dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp.<br />
Từ đó, ngân hàng sẽ có những cải thiện thích<br />
hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giúp<br />
cho khách hàng cảm thấy hài lòng khi giao<br />
dịch với ngân hàng. Kế tiếp, Nguyễn Quốc<br />
Nghi (2010) đã nghiên cứu về “Các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách<br />
hàng đối với NHTM ở Thành phố Cần Thơ”.<br />
Theo lý thuyết Parasuraman, Zeithaml, Berry<br />
(1985) tác giả đã xây dựng mô hình đánh giá<br />
mức độ hài lòng của khách hàng đối với hệ<br />
thống NHTM. Thông qua phỏng vấn trực tiếp<br />
279 khách hàng, tác giả đã xác định các yếu tố<br />
tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng.<br />
Từ đó giúp cho ngân hàng trong việc xây dựng<br />
chiến lược hướng đến khách hàng nhằm nâng<br />
cao chất lượng dịch vụ và làm thỏa mãn khách<br />
hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, Đỗ Tiến Hòa (2007)<br />
đã thực hiện “Nghiên cứu sự hài lòng của khách<br />
hàng doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ<br />
ngân hàng HSBC, chi nhánh TP.HCM”. Qua<br />
đó, tác giả đã xác định các yếu tố tác động đến<br />
mức độ hài lòng của khách hàng một cách đầy<br />
đủ và chính xác hơn.<br />
Vì vậy, nghiên cứu sự hài lòng của khách<br />
hàng đối với ngân hàng thương mại ở thành<br />
phố Rạch Giá là một công việc quan trọng<br />
phải thực hiện thường xuyên và liên tục để có<br />
thể đáp ứng, thỏa mãn kịp thời nhu cầu của<br />
khách hàng.<br />
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và<br />
đánh giá các thành phần của chất lượng dịch<br />
vụ ngân hàng cũng như xem xét mức độ ảnh<br />
hưởng của các thành phần này đối với sự hài<br />
lòng của khách hàng. Từ đó đưa ra những đề<br />
xuất duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ<br />
ngân hàng nhằm thỏa mãn tối đa sự hài lòng<br />
của khách hàng trong thời gian tới.<br />
91<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu<br />
được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu<br />
thuận tiện. Cuộc điều tra được tiến hành<br />
trong khoảng thời gian từ tháng 11/2012 đến<br />
04/2013. Cở mẫu được chọn là 200 và đối<br />
tượng được chọn phỏng vấn là các khách hàng<br />
cá nhân có sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân<br />
hàng thương mại ở thành phố (Tp.) Rạch Giá.<br />
Nghiên cứu này sử dụng phần mềm SPSS để<br />
hỗ trợ trong việc phân tích số liệu.<br />
Phương pháp phân tích số liệu: phân tích<br />
nhân tố và phân tích hồi quy binary logistic.<br />
Theo lý thuyết Parasuraman, Zeithaml,<br />
Berry (1985) cho rằng mức độ hài lòng có thể<br />
đo lường với 5-7 khoảng cách. Có thể sử dụng<br />
thang điểm liker 5 mức độ từ hoàn toàn không<br />
đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để cho điểm các<br />
<br />
khoảng cách (điểm càng lớn, mức độ hài lòng<br />
càng cao) và có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự<br />
hài lòng của khách hàng:<br />
1. Sự tin cậy: thể hiện khả năng thực<br />
hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn<br />
ngay lần đầu tiên.<br />
2. Đáp ứng dịch vụ: thể hiện sự mong<br />
muốn và sẵn sàng của nhân viên phục<br />
vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.<br />
3. Năng lực phục vụ: thể hiện trình độ<br />
chuyên môn và cung cách phục vụ<br />
lịch sự, niềm nở với khách hàng.<br />
4. Đồng cảm: thể hiện sự quan tâm chăm<br />
sóc đến từng cá nhân khách hàng.<br />
5. Phương tiện hữu hình: thể hiện qua<br />
ngoại hình, trang phục của nhân viên<br />
phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho<br />
dịch vụ.<br />
<br />
Hình 1: Mô hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng<br />
<br />
Để định lượng được các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối<br />
với hệ thống NHTM ở Tp. Rạch Giá, các<br />
bước sau đây được tiến hành: Bước 1: Phân<br />
tích nhân tố (Factor Analysis) (Hoàng Trọng<br />
và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) và (Trần<br />
<br />
Triệu Khải, 2010) để kiểm định các nhân tố<br />
ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố theo khách<br />
hàng cho là phù hợp. Bước 2: Sử dụng mô<br />
hình binary logistic để nhận diện các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng và<br />
đảm bảo có ý nghĩa thống kê.<br />
<br />
92<br />
<br />
Nghiên cứu sự hài lòng . . .<br />
Bảng 1. Diễn giải các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng<br />
<br />
Nhân tố<br />
Sự tin cậy (4 biến quan sát)<br />
<br />
Biến quan sát<br />
Bảo mật tốt thông tin khách hàng<br />
Thủ tục thực hiên giao dịch đơn giản, thuận tiện<br />
Lãi suất hợp lý, hấp dẫn<br />
Sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng<br />
<br />
Đáp ứng dịch vụ (4 biến<br />
quan sát)<br />
<br />
Thời gian giao dịch nhanh chóng<br />
Gửi tiền thuận lợi<br />
Nhân viên có thái độ lịch thiệp, sẵn sàng phục vụ<br />
Nhân viên ngân hàng luôn đúng hẹn<br />
<br />
Năng lực phục vụ (4 biến<br />
quan sát)<br />
<br />
Nhân viên có kiến thức chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp<br />
Nhân viên giải đáp tận tình những thắc mắc của khách hàng<br />
Nhân viên có thái độ phục vụ chu đáo, tận tình tạo sự yên tâm<br />
cho khách hàng<br />
Nhân viên xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác<br />
<br />
Mức độ đồng cảm (3 biến<br />
quan sát)<br />
<br />
Nhân viên ngân hàng phục vụ khách hàng nhiệt tình<br />
Luôn quan tâm tới mong muốn của khách hàng<br />
Nhân viên sẵn sàng giúp đỡ khách hàng<br />
<br />
Phương tiện hữu hình (3<br />
biến quan sát)<br />
<br />
Ngân hàng có trang thiết bị hiện đại<br />
Trang phục nhân viên thanh lịch, gọn gàng<br />
Thời gian làm việc thuận tiện<br />
<br />
Bước 1: Phân tích nhân tố<br />
Sử dụng phân tích nhân tố với 18 biến,<br />
cho kết quả với các kiểm định được đảm bảo<br />
như sau: Phân tích nhân tố được thực hiện<br />
với phép trích principle Component với phép<br />
xoay Varimax. Độ tin cậy của các biến quan<br />
sát Factor loading >0,55, eigenvalue ≥1 và<br />
tổng phương sai trích ≥0,5.<br />
Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết<br />
là hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) phải<br />
có giá trị lớn (0,5