VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN Ý KIỀN CỦA HOÀI THANH KHI NHẬN XÉT VỀ THƠ MỚI: “ĐỜI CHÚNG TA NẰM TRONG VÒNG…THEO HỒN TA” TRONG ĐOẠN TRÍCH MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA NỘI DUNG CHÍNH NHẬP ĐỀ: - Giới thiệu sơ lược Hoài Thanh, Thi Nhân Việt Nam (SGK Văn 11. Tập 2, tr.100) - Giới thiệu đề THÂN BÀI 1.Giải thích ý kiến cuả Hoài Thanh a.Trong bài Một Thời Đại trong thi ca, Hoài Thanh nhận xét : “Ngày trước là thời cuã chữ Ta, bây giờ là thời cuả chữ Tôi . Cái Tôi đáng thương và tội nghiệp . Vì thi nhân mất hết cốt cách hiên ngang cuả ngày trước, Đến chút lòng tự trong cũng không có;thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác : một lòng tin đầy đủ”. Đó là bi kịch b. Nhận xét về bản chất cuả thơ Mới, đó là thơ cuà Cái Tôi cô đơn lặnh lẽo (Nhưng càng đi sâu càng lạnh), Cái Tôi thoát ly hiện thực (Ta thoát lên tiên), Cái Tôi mê đắm trong tình yêu (Xuân Diệu) trong truỵ lạc ( thơ Say Vũ Hoàng Chương ), Cái Tôi điên cuồng ( thơ Điên Hàn Mặc Tử), và Cái Tôi bế tắc (động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn) 2. Chứng minh ý kiến cuả Hoài Thanh Thế Lữnghe tiếng sáo mà hình dung ra “tiên nga xoã tóc bên nguồn”, mơ theo cánh chim hạc “bay về bồng lai “, như đó chỉ là tiếng gió mơ mòng, còn lại nỗi buồn mênh mông “Tiếng đưa hiu hắt bên lòng Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn” (Tiếng Sáo Thiên Thai - Thế Lữ) Lưu Trọng Lư lắng nghe Tiếng Thu. Trong đêm trăng thu là tiếng thổn thức cuả người chinh phụ khi nghĩ về người chồng chinh chiến, Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ (Tiếng Thu - Lưu Trọng Lư) Hẳn nhiên đó là hình ảnh người chồng chết ngoài trận mạc, trăng soi trên mặt lạnh lẽo: “Hồn tử sĩ gió ù ù thổi/ Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi”( Chinh Phụ Ngâm ). Nhà thơ như “con nai vàng ngơ ngác” lạc long giưã cuộc đời Xuân Diệu vội vàng hưởng thụ thanh sắc cuả đời tươi, vì Xuân đang đến nghiã là xuân đang qua Xuân còn non nghiã là xuân sẽ già Mà xuân hết nghiã là tôi cũng mất ( Vội Vàng – Xuân Diệu ) Nhưng bế tắc “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Chẳntg biết đi đâu đứng sầu bóng tối “ ( Khi Chiều Giăng Lưới – Xuân Diệu ) Chế Lan Viêntrốn tránh cuộc sống thực tại Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuốu trời xa Để Nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo (Những Sợi Tơ Lòng –Chế lan Viên ) Vũ Hoàng Chương tìm quên trong rượu Say đi em, say đi em Say cho lơi lả ánh đèn Cho cung bậc ngả nghiêng điên rồ xác thịt Rượu, rượu nưã , và quên, quên hết. Đất trời nghiêng ngưả Thành Sầu không sụp đổ, em ơi! ( Say Đi Em- Vũ Hoàng Chương) Huy Cậnđắm mình trong nỗi sầu vạn cổ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mấy dòng (Tràng Giang –Huy Cận ) Nỗi buồng trùng trùng điệp điệp. Đời người như cành củi khô, không biết trôi dạt về đâu trong dòng đời trăm ngả Hoài Thanh đã nhận ra “Cái Tôi” đặc trưng cuả Thơ Mới. Đó là Cái Tôi cuả nhà thơ tiểu tư sản lạc lõng giưã cuộc đời. Họ không hoà mình được với quần chúng lao khổ như nhà thơ CM, Họ không cùng với quần chúng chiến đấu để tyự giải phóng. Càng thu mình vào Cái Tôi, nhà thơ Tiểu Tư sản càng lạnh lẽo cô độc, đáng thương và tội nghiệp. Chẳng còn khí phách như Phạm Ngũ Lão Hoành giáo giang san cáp kỷ thu Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu (Thuật Hoài ) Không còn cái ngang tàng cuả Nguyễn Công Trứ “Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc Nợ tang bồng vay trả, trả vay” 3. Tuy vậy Thơ Mới vẫn có nhiều giá trị a.Hoài Thanh mới chỉ nhận dạngđặc trưng thơ mới ở nhân vật trữ tình là Cái Tôi. Ông chưa đưa ra những nhận xét về giá trị Thơ Mới. Tuy rằng những tên tuổi ông đề cập đến từ những năm 1942 đến nay vẫn toả sáng như Xuân Diệu, Huy cận, hàn mặc Tử, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chề lan Viên…điều ấy khẳng định Hoài Thanh có cái nhìn tinh tế và nhận ra họ còn giá trị b Thơ Mới có nhiều giá trị Thơ Mới làm mới ngôn ngữ tiếng Việt với những phát hiện mới mẻ, sang tạo (Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử…), Với những tứ thơ đặc sắc.. Thuyền ai đậu bến song trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay (Đây Thôn Vĩ Dạ-hàn mặc Tử) Em không nghe rừng thu Lá thu rơ xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô (Tiếng thu-Lưu Trọng Lư) Thơ mới khá phong phúvề nội dung, đề tài và phong cách. Xuân Diệu rất phương Tây. Huy Cận, Quách Tấn lại cổ điển. Nguyễn Bính dân dã. Hàn Mặc Tử, Bích Khê Siêu Thực… Nhà em có một dàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào (Tương Tư- Nguyễn Bính ) Thơ Mới có nhiều bài thắm thiết tình quê hương, ghi lại cảnh sắc quê hương, nét đẹp văn hoá, tình tự dân tộc ( Chợ Tết-Đoàn Văn Cừ ; Chiều Xuân –Anh Thơ ; Đây Thôn Vĩ Dạ-Hàn Mặc Tử; Chuà Hương –Nguyễn Nhược Pháp ; Ông Đồ-Vũ Đình Liên…) Sao anh không về chơi thôn Vỹ Nhìn nắng hang cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Đây Thôn Vĩ Dạ-Hàn Mặc Tử) Kết luận Hoài Thanh có cách viết tài hoa, có nhận xét tinh tế và sâu sắc về một thời đại thi ca (Thơ Mới 1930-1945). Ông cũng có những hiểu biết cặn kẽ tài năng từng nhà thơ và đóng góp cuả họ cho thơ ca hiện đại VN. Tuy nhiên cần tìm hiểu Thơ Mới ở nhiều phương diện và giá trị khác để khẳng định một thời đại thơ ca đặc sắc cuả dân tộc