Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của hai câu thơ sau: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió/ <br />
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”. (Lưu biệt khi xuất dương Phan Bội Châu)<br />
Bài làm<br />
Tố Hữu trong trường ca “Theo chân Bác” đã từng viết về Phan Bội Châu:<br />
“Phan Bội Châu câu thơ dậy sóng<br />
Bạn cùng ai đất khách dãi dầu”.<br />
Hai câu thơ đánh giá rất cao về con người và thơ văn của Phan Bội Châu một nhà cách <br />
mạng, một văn sĩ Việt Nam kiệt xuất nhất 25 năm đầu thế kỉ XX. Con người ấy đã từng <br />
có những vần thơ hùng tráng, hào sảng:<br />
“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió<br />
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”.<br />
Hai câu thơ gợi ta nhớ đến những câu thơ ngang tàng của ông Hi Văn Nguyễn Công Trứ:<br />
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc<br />
Nợ tang bồng vay trả vay trả vay<br />
Chí làm trai nam bắc tây đông<br />
Cho phỉ chí tang bồng trong bốn bể...<br />
Làm trai đứng ở trong trời đất<br />
Phải có danh gì với núi sông<br />
Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi<br />
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế”.<br />
Chí làm trai là phải dám đối diện với cả trời đất để khẳng định mình trước cuộc đời, <br />
trước vũ trụ bao la. Phan Bội Châu đã vượt qua những giới hạn của tầng lớp nho sĩ mà ý <br />
thức sâu sắc về hoài bão và sứ mệnh của mình. Con người dám đối mặt với cả trời đất, <br />
vũ trụ để khẳng định mình, vượt lên mộng công danh thường gắn liền với hại chữ trung <br />
hiếu để vươn tới lí tưởng nhân quần, xã hội rộng lớn. Trong cái thời buổi “non sông đã <br />
chết sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”, chí nam nhi thôi thúc Phan Bội <br />
Châu phải có một hành động xứng đáng, phi thường: Xuất dương. Và lời từ biệt đầy hào <br />
khí trước khi xuất dương đã thể hiện một khát vọng, tư thế lên đường mang vẻ đẹp lãng <br />
mạn. Câu thơ sử dụng các hình ảnh khoa trương lớn lao, kì vĩ: trường phong, Đông Hải, <br />
thiên trùng, bạch lãng (bể Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc). Tất cả đều như hoà <br />
nhập với con người trong tư thế bay lên. Đây thực sự là khoảnh khắc “xuất dương” trong <br />
tâm tưởng của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu, khát vọng và tư thế đều vươn lên <br />
đến tầm vóc sánh ngang vũ trụ.<br />
Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc<br />
Các hình ảnh như “đông hải” (biển Đông), “thiên trùng bạch lãng” (ngàn đợt sóng bạc), <br />
“trường phong” (Ngọn gió dài, ngọn gió lớn), “nhất tề phi” (cùng bay lên, bay theo) hô <br />
ứng với nhau trong trường lên tưởng rộng lớn, hoành tráng. Là /nhất tề phi” không chỉ <br />
đơn giản “muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi như trong bản dịch. Đây là một dự cảm, một <br />
khát vọng, một liên tưởng hào hùng bất chợt đến trong niềm lạc quan, tin tưởng mãnh <br />
liệt của nhà thơ. Bản dịch đã biến sự “đột khởi” trong cao trào mạch cảm xúc “xuất <br />
dương” tìm con đường đi mới cho cơ đồ đất nước thành lời miêu tả, tường thuật khiến <br />
cho hình ảnh thơ phần nào nhẹ nhàng, tĩnh lặng, âm thầm. Nó không nói được cái hăm hở <br />
dấn thân, phong độ hào hùng và trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ. Con người ấy như <br />
đang lao vào ngay một môi trường hoạt động mới mẻ, sôi động đang mở ra trước mắt. <br />
Biển rộng, ngàn đợt sóng lớn, gió đại dương gió của viễn cảnh thời đại mới đang nhất <br />
tề cùng bay lên trên đôi cánh lãng mạn của trí tưởng tượng kì vĩ, hoành tráng. Hay chính <br />
khát vọng lớn lao của cái tôi trữ tình đang cuộn lên những lớp sóng bạc, gió lớn, khuấy <br />
động những đợt sóng lòng dào đạt sục sôi của một thế hệ thanh niên ưu tú nặng lòng với <br />
non sông đất nước, gạt bỏ tất cả để “xuất dương” cầu học tập, tiến bộ. Và thực tế, “vào <br />
khoảng những năm đầu thế kỉ này, chỉ vì đọc Phan Bội Châu mà hàng nghìn thanh niên <br />
đầu cắt cụt bím tóc, vứt hết sách vở, văn chương nghề cử tử cùng cái mộng công danh <br />
nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa, vợ con rồi băng ngàn, lội suối, bất chấp <br />
mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi, trù <br />
tính việc đánh Tây. Đó là một thành công vĩ đại” (Đặng Thai Mai).<br />
Vẻ đẹp của hai câu thơ hiện lên từ một tứ thơ đẹp về hình ảnh con người đuổi theo ngọn <br />
gió dài trên đại dương bao la cùng muôn ngàn cơn sóng bạc; Đẹp trong hình ảnh và ngôn <br />
ngữ thơ kì vĩ, phù hợp với tâm thế và chí khí của người cách mạng... Đại bàng đã tung <br />
cánh mênh mông ra biển lớn, đối mặt với giông tố, bão bùng. Trang nam nhi không phải <br />
bằng mọi cách để lưu danh sử sách, khẳng định cá nhân mà cá nhân ấy phải làm nên sự <br />
nghiệp phi thường, ấy là việc kinh bang tế thế, cứu dân, cứu nước. Khát vọng sông cao <br />
cả của Phan Bội Châu giúp ta hiểu thêm cốt cách vĩ đại của con người kiệt xuất này.<br />