Phân tích vẻ đẹp của nhân vật pê-nê-nốp
lượt xem 7
download
Hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi trải qua thử thách. Nàng Pê-nê-lốp trong sử thi Ô-đi-xê nổi tiếng của Hi Lạp cũng vậy. Sau hai mươi năm đằng đẵng chờ chồng, chịu sự nhòm ngó, ép buộc thường trực của 108 kẻ quyền quý cầu hôn, nàng đã tìm thấy hạnh phúc của ngay xum họp. Hình ảnh Pê-nê-lốp chính là biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Hi Lạp - kiên trinh, thánh thiện, trí tuệ. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật pê-nê-nốp
- Phân tích vẻ đẹp của nhân vật pê-nê-nốp trong uy-lít- xơ trở về Hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi trải qua thử thách. Nàng Pê-nê-lốp trong sử thi Ô-đi-xê nổi tiếng của Hi Lạp cũng vậy. Sau hai mươi năm đằng đẵng chờ chồng, chịu sự nhòm ngó, ép buộc thường trực của 108 kẻ quyền quý cầu hôn, nàng đã tìm thấy hạnh phúc của ngay xum họp.
- Hình ảnh Pê-nê-lốp chính là biểu tượng của vẻ đẹp phụ nữ Hi Lạp - kiên trinh, thánh thiện, trí tuệ. Hai mươi năm không gặp, hai mươi năm xa cách chờ chồng. Thời gian là liều thuốc nhiệm màu thử thách lòng chung thuỷ của đàn bà ; v thời gian cũng là nền tảng cho cái đẹp hiện hình. Người phụ nữ Pê-nê-lốp qua thời gian đã làm cho hàng triệu trái tim người đọc mến phục và trân trọng. Trước hết, vẻ đẹp của Pê-nê-lốp hiện lên qua thái độ trân
- trọng trong cách ứng xử khi trước mặt là người tự nhận là người chồng yêu dấu trong bộ dạng một kẻ hành khất. Ngưòi hằng được nàng cho phép ở lại lâu đài để kể cho nàng nghe về hai mươi năm chinh chiến và trôi dạt lênh đênh của chồng. Nàng phải kìm nén tình cảm riêng tư cho lí trí vạch đường chỉ lối. Có những lúc tâm trạng nàng nhiều sự phân vân chọn lựa đầy mâu thuẫn. Khi nghe nhũ mẫu Ơ-ri-clê lên gác báo tin chồng đã trở về nàng “mừng rỡ cuống cuồng nhảy ra khỏi giường ôm chầm lấy bà lão nước mắt chan hoà”. Đấy là biểu thị của lòng chung thuỷ, niềm hạnh phúc tột độ được đền bù xứng đáng. Biết bao
- ngày nàng ngồi dệt tấm thảm để đêm đêm lại tháo ra nhằm trì hoãn sự thúc bách của bọn cầu hôn ? Biết bao nhớ mong và yêu thương dành hết cho chồng ? Giờ đây nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lit-xơ đã trở về nàng không mừng sao được ? Nhưng rồi Pê-nê-lốp có một thái độ hoàn toàn khác - thận trọng. Tại sao lại có sự thay đổi đột ngột như vậy ? Chúng ta không nên trách cứ nàng đa nghi vì nàng đã hứng chịu biết bao cay đắng khi xa chồng, trong lúc 108 kẻ quấy nhiễu cầu hôn bắt nàng phải tái giá. Nàng đã cương quyết bác bỏ tin của nhũ mẫu và cho rằng người giết chết 108 kẻ cầu hôn giải cứu cho nàng không
- phải là Uy-lít-xơ mà là một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhơ nhuốc của bọn kia. Bởi nàng vẫn đau khổ cho rằng “chàng đã hết hy vọng trở lại đất A-Cai, chính chàng cũng đã chết rồi”. Tâm trạng Pê-nê-lốp phân vân nhưng rất quả quyết. Nàng đã trấn an nhũ mẫu cũng là để trấn an mình. Tâm trạng nàng trước lúc gặp Uy-lít-xơ “rất đổi phân vân”, điều đó được thể hiện trong dáng điệu, cử chỉ, trong sự lúng túng tìm cách ứng xử. Nàng không biết “nên đứng xa nên chạy gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay người mà hôn”. Pê-nê-lốp
- ngồi đối diện với chồng chưa kịp nói điều gì thì Tê-lê-mác con trai nàng đã lên tiếng trách mẹ gay gắt : “Mẹ ơi! Mẹ thật tàn nhẫn và lòng mẹ độc ác quá chừng... không, không một người đàn bà nào sắt đá đến mức chồng đi biền biệt suốt hai mươi năm... bây giờ mới về xứ sở mà lại ngồi cách xa chồng đến vậy ?”. Tê-lê-mác trách vì chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài, vì sự nông nổi, chưa từng trải của con trẻ. Trong tình huống này, lời trách giận dữ, phũ phàng của đứa con rất dễ làm Pê-nê-lốp rối trí. Nhưng nàng vẫn rất tỉnh táo, thận trọng không muốn có một sai sót gì. Hai mươi năm xa cách nhớ mong ai chẳng
- cuồng vui ngày gặp lại, nhưng đứng trước Uy-lít-xơ, Pê- nê-lốp đã kìm nén cảm xúc riêng tư, thông minh nghĩ ra cách xác minh sự thật. Sự thận trọng của nàng không thừa, nó rất phù hợp với hoàn cảnh. Càng chứng tỏ lòng chung thuỷ cao độ của nàng. Bởi lòng chung thuỷ ấy mang phẩm chất kiên trinh đầy trí tuệ. Vẻ đẹp người phụ nữ Pê-nê-lốp còn hiện lên qua tư thế ung dung của một chủ nhà tiếp một vị khách lạ một vị khách đặc biệt vì ông ta đã đánh đuổi được 108 kẻ cầu hôn. Sự ung dung ấy cho thấy nàng là con người bản lĩnh,
- có học vấn, cao sang, quyền quý. Nàng làm chủ được tình thế, làm chủ bản thân, không thất lễ với khách, cũng không làm mất lòng kẻ ở người ăn. Nhưng nếu chỉ dừng lại trong thái độ cư xử, trong tư thế ung dung bình tĩnh thì chưa thấy được sự thông minh sắc xảo của người phụ nữ này. Qua lời đối thoại trực tiếp với con trai nàng đã kín đáo đem ra phép thử “bí mật của chiếc giường”. Chỉ nàng và chồng biết. Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường kiên cố ra khỏi phòng. Đây không phải là mục đích cần đến của nàng mà là sự thử
- thách. Người tự nhận là chồng nàng, chắc chắn sẽ lộ diện. Uy-lít-xơ giật mình chột dạ, vì chiếc giường không thể xê dịch được. Chàng liền cất tiếng và miêu tả chi tiết, tỉ mỉ chiếc giường. Đó là chiếc giường làm ra từ một gốc cây ô liu. Qua cách miêu tả tỉ mỉ, Uy-lit-xơ cũng muốn nhắc lại tình yêu, tình vợ chồng son sắc cách đây hai mươi năm. Miêu tả cái giường bí mật ấy, chàng đã giải mã giấu hiệu riêng do Pê-nê-lốp cài đặt. Khi đã gạt bỏ được mọi nghi ngờ, nhận ra chồng, Pê-nê- lốp mới thể hiện tình cảm bằng những hành động yêu
- thương, thể hiện nỗi khát vọng mong chờ. Nàng “bủn rủn cả chân tay...bên chạy lại nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng”. Pê-nê-lốp dùng sự khôn khéo để xác minh sự thật, Uy-lit-xơ bằng trí tuệ nhạy bén đáp ứng được điều thử thách. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai trí tuệ. Đoạn trích Uy-lit-xơ trở về không cốt miêu tả khung cảnh xum họp, đoàn tụ thông thường. Cơ bản, nó muốn tạc hình ảnh người phụ nữ Hi Lạp cổ đại chung thuỷ kiên trinh, yêu đương nồng cháy nhưng thông minh trí tuệ, tinh
- tế, đầy bản lĩnh. Mặt khác cũng thể hiện khát vọng bình yên trong một gia đình hạnh phúc. Ở đó, mặc cho thời gian đằng dặc cách chia vẫn có đợi chờ, hiểu biết lẫn nhau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích vẻ đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội” (Nguyễn Khải). (Phân tích nhân vật bà Hiền)
7 p | 217 | 34
-
Tổng hợp 4 bài phân tích chân dung tập thể anh hùng làng Xô Man trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
12 p | 357 | 31
-
Văn phân tích tác phẩm văn học lớp 12: phân tích nhân vật Huấn Cao
9 p | 156 | 27
-
Tổng hợp 3 bài phân tích - So sánh Chủ nghĩa anh hùng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
12 p | 161 | 23
-
Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
11 p | 344 | 21
-
Phân tích khổ thứ 2 trong bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
2 p | 549 | 11
-
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
8 p | 487 | 9
-
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Pê-Nê-Nốp trong "Uy-Lít-Xơ trở về"
4 p | 236 | 7
-
Tổng hợp 5 bài phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
13 p | 130 | 7
-
Phân tích vẻ đẹp của sông Hương qua bài Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
12 p | 128 | 6
-
Phân tích vẻ đẹp của người Hà Nội qua nhân vật bà Hiền trong tác phẩm “Một người Hà Nội”
9 p | 122 | 5
-
Tổng hợp 5 bài phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của tác giả Kim Lân
19 p | 132 | 5
-
Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật : Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
10 p | 124 | 5
-
Phân tích bi kịch của nhân vật Đan Thiềm trong vở kịch Vĩnh biệt cửu trùng đài
2 p | 169 | 5
-
Phân tích chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
9 p | 93 | 2
-
Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong Lưu Biệt Khi Xuất Dương của Phan Bội Châu
15 p | 124 | 2
-
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
7 p | 111 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn