intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích ý nghĩa nhan đề thuốc trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Chia sẻ: Nguyễn Triềuu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

115
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuốc là truyện ngắn được Lỗ Tấn viết vào năm 1919. Truyện để lại nhiều ý nghĩa, khiến cho con người Trung Quốc thời bấy giờ phải suy nghĩ thật kỹ. Trước tiên là đặc sắc nhan đề truyện. Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa Thuyên đã cất công đi từ sáng sớm để mua cho con trai mình ăn để chữa bệnh lao. Mời bạn đọc tham khảo 3 bài văn mẫu để có thể hình dung rõ hơn về ý nghĩa nhan đề thuốc trong truyện ngắn Thuốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích ý nghĩa nhan đề thuốc trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

VĂN MẪU LỚP 12 PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ THUỐC TRONG TRUYỆN NGẮN THUỐC CỦA LỖ TẤN BÀI MẪU SỐ 1: Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ. Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”. BÀI MẪU SỐ 2: Mỗi một tác phẩm ra đời nội dung và nghệ thuật đã rất hay và hấp dẫn rồi nhưng tác giả không thôi trăn trở về cái tên cho đứa con tinh thần ấy. Một cái tên phải thật nhiều ý nghĩa, cái tên ấy có thể kêu, cũng có thể rất bình thường, và nhiều khi chỉ là một chữ nhưng lại lạ. Chính vì nhà văn hiểu được cái tên sẽ gây ấn tượng đầu tiên cho người đọc. Và Lỗ Tấn cũng vậy, với tác phẩm của mình ông lấy nhan đề là Thuốc. Chỉ một chữ thuốc thôi nhưng người đọc ngẫm ra được biết bao nhiêu là điều, không biết bao nhiêu là ý nghĩa. Trước hết chúng ta hiểu từ “thuốc” ấy theo nghĩa đen của nó. Xét một cách khách quan thì thuốc chính là một thứ để cho con người ta chữa bệnh của mình. Nó mang đến những công dụng chữa những căn bệnh cho con người. Còn xét hoàn cảnh trong tác phẩm này thì thuốc chính là chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù dùng để chữa bệnh lao. Chỉ xét nghĩa đen thôi thì chúng ta cũng thấy được một điều rất kì quặc ở đây. Vì phương thuốc kia chưa bao giờ nghe thấy cả. Nếu như có chữa bệnh thì cũng chỉ nghe đến thảo được phơi khô cắt nhỏ xa sau đó đun lên lấy nước uống, hay là những viên thuốc của phương Tây thôi chứ lấy đau ra phương thuốc máu người ấy. Chính vì thế mà chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa nhan đề mà Lỗ Tấn muốn nói đến. Nhan đề rất ngắn chỉ có một từ thôi thế nhưng chính những từ ngắn ấy lại ẩn chứa những ẩn ý vô cùng lớn. Vậy thực chất thì ý nghĩa của chiếc bánh bao tẩm máu – một phương thuốc chữa bệnh lao kia là gì?. Trước hết thì thứ thuốc ấy thể hiện thực trang sự ngu muội của nhân dân Trung Quốc khi ấy. Tiêu biểu cho những người nhân dân ấy chính là vợ chồng nhà lão Hoa Thuyên cùng với những người trong quán ấy. Bánh bao tẩm máu người lại được coi là một vị tiên được có thể cứu những người bệnh ho lao. Chính vì coi nó như một vị tiên dược cho nên ngay tờ mờ sáng lão Hoa Thuyên đã thức dậy trong lòng vui sướng mặc dù trời còn rất tối. Lão như đang nhắm nghiền mắt lại mà tin rằng con trai hắn sau khi ăn thứ thuốc tiên dược kia thì sẽ trở nên khỏe mạnh như bình thường. Một thằng con trai độc đinh duy nhất của ông. Chính vì thế cứu nó như chính là cứu ông bà vậy. Lão đâu biết rằng đó chỉ là một trò ngu dân của phát xít Nhật. Không chỉ lão Hoa Thuyên mà tất cả những người dân đều trở nên ngu muội như thế. Đó chính là lí do thứ nhất mà Lỗ Tấn quyết định đặt nhan đề cho tác phẩm của mình. Thế rồi vị tiên dược ấy có cứu nỗi con trai của ông khỏi tử thần hay không? Không những không cứu được mà ông còn mất cả số tiền dành dụm được cho bọn cướp nước. Trong thâm tâm những người Trung Quốc lúc bấy giờ đâu có hiểu được chúng đang cướp nước mình đang làm khổ mình mà chỉ biết tin vào những trò vớ vẩn của chúng. Ngay cả ông chú của Hạ Du một tử tù cộng sản cũng không hiểu được thế cuộc mà đi tố cáo cháu mình là cộng sản để lĩnh tiền thưởng và buộc người anh hùng ấy đi vào cái chết. Tuy nhiên đó mới chỉ là ý nghĩa thuốc trong tác phẩm còn trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ thì càng quan trọng. Về mặt xã hội của Trung Quốc nhan đề mà Lỗ Tấn đặt muốn nói đến một thứ thuốc tinh thần để chữa bệnh cho những người nhân dân và người cách mạng Trung Quốc. Cái bệnh của họ ở đây là ngu muội, những người cách mạng thì lại xa rời quần chúng không gần gũi với cuộc sống của nhân dân. Còn vị thuốc ở đây chính là tác phẩm của nhà văn nhằm cảnh tỉnh chữa bệnh cho những người Trung Quốc ấy. Có lẽ chính vì lẽ đó mà khi Lỗ Tấn đã sang Nhật học chữa bệnh rồi lại quyết định quay trở về khi đọc được tin về vị thuốc bánh bao tẩm máu tử tù kia. Nhà văn như dùng chính đứa con tinh thần ấy là một vị thuốc nhằm cảnh tỉnh người nông dân trước những chính sách ngu dân của bọn phát xít và đồng thời cũng chữa bệnh cho những người cộng sản đã xa rời quần chúng. Chính vì không gắn bó gần gũi với nhân dân cho nên Hạ Du trong tác phẩm đã nhận lấy một kết cục chết chóc. Đó không phải là cái chết của cá nhân nhân vật trong truyện mà nó chính là cái chết của biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng kiên cường. Chỉ vì một căn bệnh duy nhất đó là xa rời quần chúng trong khi một đất nước thì quần chúng chiếm số lượng đông đảo nhất. Không những thế chúng ta còn chú ý đến những hình ảnh của nghĩa trang liệt sĩ. Trong cùng một khu đất thế mà mộ người chết chém và người chết vì bệnh ho lao lại được phân tách riêng biệt. Điều đó phần nào thể hiện sự sai lầm của cách mạng Trung Quốc. và hình ảnh hai người đàn bà bước qua khỏi ranh giới ấy đến nắm tay nhau mà an ủi thể hiện phương thuốc của Lỗ Tấn. Đó chính là những người cách mạng phải lại gần hơn những người nông dân chỉ có thế cách mạng mới mong thành công được. Như vậy chỉ với một từ “thuốc” thôi mà có biết bao nhiêu vấn đề cần bàn luận. Chính vì thế mà mỗi khi đặt một nhan đề, một cái tên cho tác phẩm của mình thì những nhà văn phải hết sức trăn trở. Vì một tác phẩm hay thì nhan đề cũng có một sức hấp dẫn nhất định. Mà chưa kể ngay chính nhan đề cũng là một đặc sắc nghệ thuật không thể thiếu. BÀI MẪU SỐ 3: Chữ Thuốc ở đây không phải là thuốc tây, hay nam, bắc của Y học mà là chữ thuốc hiểu theo nghĩa bóng, để chữa cán bệnh tinh thần cho người dân Trung Quốc đương thời. Lúc bấy giờ, khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Trung Quốc bị các đế quốc Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé, xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận cam chịu nhục nhã. Lỗ Tấn đã viết "Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ". Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Tôn Trung Sơn cũng coi Trung Quốc lúc bấy giờ "là một con bệnh trầm trọng". Do đó, rất cần một phương thuốc chữa trị. Và, vì thế, nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình là Thuốc. Tên truyện ít nhất có ba ý nghĩa: Thứ nhất là thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu (lấy máu người để chữa bệnh lao!), hậu quả là con bệnh chết oan uổng, cần phải chữa căn bệnh u mê, lạc hậu này. Thứ hai là thuốc chữa căn bệnh gia trưởng phong kiến của người dân Trung Quốc, trên bài tạp văn Ngày nay chúng ta làm cha như thế nào? Lỗ Tấn đã yêu cầu các thế hệ trước phải biết tôn trọng các thế hệ sau, giải phóng tư tưởng cho thế hệ sau. Trong tác phẩm Thuốc, nhà văn đã đặt dấu hỏi về phương thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên trị bệnh cho nó, mà ông Ba vì cuồng tín đã bán đứng thằng cháu làm cách mạng, mà lão cả Khang giết hại Hạ Du, đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc. Vậy thì cái gọi là thuốc phải là sự giác ngộ ra rằng đó là thuốc độc và phải đi tìm một thứ thuốc khác. Thứ ba là thuốc chữa căn bệnh hờ hững, mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng (Trong truyện Thuốc, những người cách mạng như Hạ Du là những người xả thân vì nghĩa lớn, dũng cảm không sợ chết nhưng họ sống cô đơn, không ai hiểu họ và không ai ủng hộ họ).

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2