Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC - NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN<br />
Nguyễn Ngọc Sang*, Hoàng Lan Phương*, Trần Quang Bính*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reactions - ADRs) là một trong những yếu tố quan<br />
trọng nhất để đánh giá sự an toàn của một loại thuốc. Trên thực tế nhiều phản ứng có hại nghiêm trọng của thuốc<br />
chỉ được phát hiện sau một thời gian dài thuốc được đưa vào sử dụng, mặc dù đã trải qua nhiều thử nghiệm lâm<br />
sàng nghiêm ngặt.<br />
Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố tăng nặng và tỷ lệ tử vong trên những<br />
bệnh nhân xảy ra phản ứng có hại của thuốc.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 215 bệnh nhân nhập khoa Bệnh Nhiệt Đới bệnh viện Chợ<br />
Rẫy từ 01/01/2012 đến 31/12/2012 xảy ra phản ứng có hại của thuốc.<br />
Kết quả: Trên 215 bệnh nhân, trong đó do nhóm thuốc kháng viêm 7,9%, kháng sinh 7,4%, Allopurinol<br />
7,0%, thuốc điều trị động kinh 2,8%, thuốc kháng lao và nhóm thuốc cản quang cùng là 1,8%, không xác định rõ<br />
nhóm thuốc 71,3 %. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng từ đe dọa tính mạng 10,7% đến phải nhập viện hay kéo<br />
dài thời gian nằm viện gồm hội chứng Stevens Johnson và Lyell 34,0% và các phản ứng có hại khác là 55,3%. Tử<br />
vong 4 ca (1,9%) đều do nhiễm trùng huyết, biến chứng choáng nhiễm trùng xảy ra sau khi bị hội chứng Stevens<br />
Johnson.<br />
Kết luận: Tất cả các loại thuốc sử dụng ngay cả khi đúng chỉ định của thầy thuốc đều có thể gây phản ứng có<br />
hại hay các biến cố bất lợi. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, có toa thuốc hay nhãn mác thuốc để nhận dạng<br />
loại thuốc gây phản ứng. Thận trọng khi chỉ định và phối hợp thuốc sẽ làm giảm nguy cơ xuất hiện các phản ứng<br />
có hại, qua đó làm giảm tỷ lệ tử vong.<br />
Từ khóa: Phản ứng có hại của thuốc, các biến cố bất lợi của thuốc, sốc phản vệ, hội chứng Stevens Johnson,<br />
hội chứng Lyell<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ADVERSE DRUG REACTIONS - THE POTENTIAL RISKS<br />
Nguyen Ngoc Sang, Hoang Lan Phuong, Tran Quang Binh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 330-334<br />
Background: Adverse drug reactions (ADRs) is one of the most important factors to evaluate the safety of a<br />
drug. Many adverse drug reactions are not discovered through limited pre-marketing clinical trials; instead, they<br />
are only seen in long term, post-marketing surveillance of drug usage.<br />
Aim of study: To be aware of causes, severity, elevated factors and mortality of patients who occurred<br />
ADRs.<br />
Methods: Retrospective study in 215 patients who occurred ADRs in Tropical Diseases department, Cho<br />
Ray Hospital from 01/01/2012 to 31/12/2012.<br />
Result: 215 patients occurred ADRs, including the antiinflammatory drugs 7.9%, antibiotics 7.4%,<br />
Allopurinol 7.0%, anticonvulsants 2.8%, antituberculous drugs and contrast medium drugs the same 1.8%, not<br />
<br />
* Khoa Bệnh Nhiệt Đới – BV Chợ Rẫy.<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Quang Bính, ĐT: 0903841479, Email: binhtq.tranquangbinh@gmail.com<br />
<br />
330<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
clearly defined group of drugs 71.3% The severity of the reaction: life-threatening accounted for 10.7%,<br />
hospitalization or prolongation of hospitalization such as Stevens Johnson syndrome or Lyell 34.0% and other<br />
adverse reactions 55.3%. Death in 4 cases (1.9%) were due to sepsis occurred after Stevens Johnson syndrome.<br />
Conclusion: All drug can cause adverse reactions or adverse events. Only use when absolutely necessary<br />
drugs, or prescription drug labels to identify drugs that cause reactions. Careful when prescribing and<br />
combination therapy will reduce the risk of adverse reactions, thereby reducing mortality.<br />
Key words: ADRs: Adverse Drug Reactions, ADEs: Adverse Drug Events, anaphylactic shock, Stevens<br />
Johnson syndrome, Lyell syndrome.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phản ứng có hại của thuốc được định nghĩa<br />
là phản ứng rõ ràng có hại, không mong muốn<br />
do kết quả của can thiệp liên quan đến sử dụng<br />
sản phẩm thuốc. Phản ứng này dự đoán mối<br />
nguy hiểm cho nhà quản lý trong tương lai và<br />
cảnh báo can thiệp hay điều trị đặc hiệu hay thay<br />
đổi liều dùng hay rút bỏ sản phẩm(1).<br />
Trong thực hành lâm sàng, thầy thuốc khi kê<br />
toa cho bệnh nhân luôn phải chú ý đến cả mặt<br />
hiệu quả điều trị và phản ứng có hại của thuốc.<br />
Nguyên tắc hàng đầu là không gây hại cho<br />
người bệnh (first do no harm). Tuy nhiên, phản<br />
ứng có hại của thuốc vẫn xảy ra hàng ngày với<br />
số lượng người bị ảnh hưởng ngày càng gia<br />
tăng. Điều này, ngoài việc có thể đe dọa tính<br />
<br />
ứng có hại của thuốc thể hiện trên chẩn đoán ra<br />
viện: “Hội chứng Stevens Johnson”, “Hội chứng<br />
Lyell”, “Sốc phản vệ hay Phản ứng phản vệ do<br />
dị ứng thuốc”, “Dị ứng thuốc”. Mức độ nghiêm<br />
trọng của phản ứng được phân loại theo quy<br />
định của trung tâm Quốc gia DI và ADR khu<br />
vực phía Nam: tử vong, đe dọa tính mạng, nhập<br />
viện/kéo dài thời gian nằm viện, dị tật thai nhi,<br />
không nghiêm trọng.<br />
Các biến số thu thập trong nghiên cứu<br />
gồm tuổi, giới, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn<br />
đoán ra viện, các thuốc có liên quan, tình trạng<br />
xuất viện. Số liệu được Tổ Thống kê – Phòng<br />
Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Chợ Rẫy cung<br />
cấp trên file excel.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
mạng của người bệnh còn gây những hệ quả<br />
<br />
Trong năm 2012 có 215 bệnh nhân xảy ra<br />
<br />
kèm theo như: tác động tâm lý xã hội, chi phí<br />
<br />
phản ứng có hại của thuốc. Tuổi trung bình<br />
<br />
chăm sóc, thời gian điều trị kéo dài...<br />
<br />
47.5 (± 18,6). Tỷ lệ nam: nữ gần tương đương<br />
<br />
Khoa Bệnh Nhiệt Đới - Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
<br />
(1,1:1). Bệnh được chuyển đến từ 30 tỉnh thành<br />
<br />
tổng kết đánh giá trong nghiên cứu này nhằm<br />
<br />
phía Nam, trong đó thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
cung cấp thêm thông tin về các phản ứng có hại<br />
<br />
chiếm 22,5%.<br />
<br />
của thuốc và những hệ quả liên quan, giúp thầy<br />
<br />
Mức độ của phản ứng: đe dọa tính mạng -<br />
<br />
thuốc có thái độ thận trọng hơn trong việc kê toa<br />
<br />
choáng phản vệ hay phản ứng phản vệ: 23 ca<br />
<br />
và giúp các nhà quản lý trong việc đưa ra các<br />
<br />
(10,7%), nhập viện/kéo dài thời gian nằm viện:<br />
<br />
cảnh báo về phản ứng có hại của thuốc cho các<br />
<br />
hội chứng Stevens Johnson hay hội chứng Lyell<br />
<br />
đối tượng liên quan.<br />
<br />
73 ca (34%) và phản ứng có hại khác nhưng cần<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
thiết nhập viện 119 ca (55,3%). Không tìm thấy<br />
<br />
Nghiên cứu hồi cứu lựa chọn từ 01/01/2012<br />
đến 31/12/2012 những bệnh nhân xảy ra phản<br />
<br />
liên quan về độ tuổi trung bình và mức độ xảy ra<br />
các phản ứng có hại của thuốc.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
331<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Phân loại nhóm thuốc xảy ra phản ứng có<br />
hại (bảng 1).<br />
<br />
trong sốc phản vệ.<br />
<br />
Bảng 1: Phân loại nhóm thuốc gây phản ứng có hại<br />
của thuốc<br />
Nhóm thuốc<br />
Kháng viêm (celecoxib, aspirin, diclofenac)<br />
Kháng sinh *<br />
Allopurinol<br />
Kháng động kinh (dihydan, tegretol, depakin)<br />
Kháng lao<br />
Cản quang<br />
Không rõ loại (bao gồm cả đông và tân dược)<br />
<br />
sẩn đỏ kèm ngứa cho đến đe dọa đến tính mạng<br />
Lượng người bệnh phải nhập viện điều trị<br />
do phản ứng có hại của thuốc tăng dần qua từng<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
7,9<br />
7,4<br />
7,0<br />
2,8<br />
1,8<br />
1,8<br />
71,3<br />
<br />
năm. Số liệu thống kê trong 9 năm của khoa<br />
Bệnh Nhiệt Đới cho thấy, không chỉ gia tăng về<br />
số lượng bệnh, mà còn về mức độ nguy hiểm.<br />
Phân loại ở mức độ nghiêm trọng chiếm tới 4045% trong số bệnh nhân nhập viện vì phản ứng<br />
có hại của thuốc cho riêng hai năm 2011 và 2012<br />
<br />
*Kháng sinh: Cephalexin (4), Amoxicillin (2), Cefuroxim<br />
(2), Cefixime (1), Cefaclor (1), Cefpodoxim (1), Tetracyclin<br />
(1), Spiramycin (1), Ofloxacin (1), Vancomycin (1),<br />
Azithromycin (1).<br />
<br />
(Bảng 2).<br />
Bảng 2: Số bệnh nhân xảy ra phản ứng có hại của<br />
thuốc từ năm 2004- 2012.<br />
<br />
Lyell 15% (11/73), phản ứng có hại khác 35,2%<br />
<br />
Mức độ nghiêm trọng<br />
Tổng số<br />
Năm bệnh nhân Đe dọa tính Nằm viện<br />
ADR<br />
mạng<br />
kéo dài<br />
2004<br />
70<br />
2<br />
11<br />
2005<br />
109<br />
7<br />
14<br />
2006<br />
140<br />
3<br />
34<br />
2007<br />
152<br />
3<br />
48<br />
2008<br />
160<br />
6<br />
56<br />
2009<br />
167<br />
5<br />
71<br />
2010<br />
159<br />
5<br />
51<br />
<br />
(42/119).<br />
<br />
2011<br />
<br />
222<br />
<br />
10<br />
<br />
77<br />
<br />
6<br />
<br />
2012<br />
<br />
215<br />
<br />
23<br />
<br />
73<br />
<br />
4<br />
<br />
Số trong ngoặc là số trường hợp xuất hiện phản ứng có hại<br />
của thuốc.<br />
<br />
Phần lớn người bệnh không biết về thuốc đã<br />
uống (71,3%). Số người bệnh biết tên thuốc đã<br />
uống trong choáng phản vệ hay phản ứng phản<br />
vệ 39,1% (9/23), hội chứng Stevens Johnson /<br />
<br />
Thời gian điều trị trung bình 6,8 ngày (±5,4, 1<br />
– 37 ngày), trong đó nhóm bệnh nhân có chẩn<br />
đoán hội chứng Stevens Johnson và hội chứng<br />
Lyell có thời gian điều trị trung bình 10,6 ngày<br />
(trung vị 10 ngày) so với nhóm còn lại là 4,8 ngày<br />
(trung vị 4 ngày).<br />
Bệnh nhân tử vong 4 trường hợp (1,9%) đều<br />
có chẩn đoán Hội chứng Stevens Johnson biến<br />
chứng nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng.<br />
Không có bệnh nhân nào tử vong do choáng<br />
phản vệ hay phản ứng phản vệ.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Thuốc được kê toa cho bệnh nhân với mục<br />
đích duy nhất là chữa bệnh. Tuy nhiên thuốc<br />
cũng là nguyên nhân làm bệnh nhân phải nhập<br />
<br />
Tử vong*<br />
0<br />
0<br />
7<br />
6<br />
11<br />
3<br />
8<br />
<br />
*Tử vong do nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng, hậu<br />
quả của bội nhiễm da.<br />
<br />
Tổng kết của chúng tôi phân loại các mức<br />
độ phản ứng có hại theo Trung tâm DI và<br />
ADR khu vực phía Nam: phản ứng có hại đe<br />
dọa tính mạng và cần nhập viện/kéo dài thời<br />
gian nằm viện chiếm tỷ lệ gần 45% (chỉ tính<br />
những ca choáng phản vệ hay phản ứng phản<br />
vệ, hội chứng Stevens Johnson và hội chứng<br />
Lyell) có thể do bệnh viện Chợ Rẫy là địa<br />
điểm tiếp nhận bệnh tuyến cuối. Tỷ lệ này cao<br />
hơn trong báo cáo của Trung tâm Quốc gia về<br />
Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại<br />
của thuốc từ 2006 - 2008: các phản ứng mức độ<br />
nhẹ và hồi phục không để lại di chứng chiếm<br />
hơn 80%, phản ứng đe dọa tính mạng là 0,7%<br />
và để lại di chứng là 1%(2).<br />
<br />
viện, từ mức độ chỉ là phản ứng dị ứng da dạng<br />
<br />
332<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỷ lệ tử vong 1,9% không trực tiếp do phản<br />
<br />
ứng có hại chiếm tỷ lệ tới 71,3%. Đa số bệnh<br />
<br />
ứng có hại của thuốc mà đều là hậu quả dẫn đến<br />
<br />
nhân không nhớ hay không biết tên thuốc (tự<br />
<br />
từ hội chứng Stevens Johnson. Bệnh nhân tử<br />
<br />
mua ở nhà thuốc, bác sỹ không kê đơn), bệnh<br />
<br />
vong trong bệnh cảnh nhiễm trùng huyết,<br />
<br />
nhân được chuyển từ tuyến dưới nhưng không<br />
<br />
choáng nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu chỉ tính<br />
<br />
ghi tên thuốc trong giấy tờ chuyển viện và kể cả<br />
<br />
trên bệnh nhân bị hội chứng Stevens Johnson thì<br />
<br />
sử dụng rất nhiều loại thuốc trong quá trình<br />
<br />
tỷ lệ này là 5,5% (4/73). Tỷ lệ này thấp hơn so với<br />
<br />
bệnh. Tất cả những điều này dự đoán nguy cơ<br />
<br />
báo cáo của tác giả Maja Mockenhaupt: tử vong<br />
<br />
bệnh nhân bị phản ứng có hại khi sử dụng lại<br />
<br />
trong hội chứng Stevens Johnson là 10%, hội<br />
<br />
thuốc đã dùng. Điểm yếu của nghiên cứu là<br />
<br />
chứng Lyell là 30%(4).<br />
<br />
không thu thập được thông tin tiền sử phản ứng<br />
<br />
Choáng phản vệ và phản ứng dạng phản vệ<br />
<br />
thuốc trước đó của bệnh nhân. Đây là những vấn<br />
<br />
có tỷ lệ khá cao nhưng không nghi nhận có<br />
<br />
đề tồn tại cần khắc phục trong công tác kê đơn,<br />
<br />
trường hợp tử vong tại bệnh viện. Đây có thể<br />
<br />
bán thuốc và hành nghề y dược tư nhân, cũng<br />
<br />
xem như thành công trong công tác tập huấn,<br />
<br />
như thực hiện các quy chế chuyên môn trong<br />
<br />
hướng dẫn thực hiện phác đồ cấp cứu choáng<br />
<br />
điều trị tại bệnh viện và kể cả công tác tuyên<br />
<br />
phản vệ được Bộ Y tế ban hành kèm theo kiểm<br />
<br />
truyền giáo dục sức khỏe cho người dân.<br />
<br />
tra định kỳ của bệnh viện. Mặc dầu vậy chúng<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
tôi chưa loại trừ khả năng những ca choáng<br />
Phản ứng có hại của thuốc là mặt trái của<br />
<br />
phản vệ nặng đã không kịp cấp cứu trước khi<br />
đến bệnh viện.<br />
Chúng tôi không bàn luận nhiều đến các<br />
<br />
điều trị thuốc dù không mong muốn vẫn xảy ra<br />
trong thực hành lâm sàng hàng ngày. Thái độ<br />
<br />
nhóm thuốc gây phản ứng có hại ghi nhận được<br />
<br />
cảnh giác của người thầy thuốc là rất quan trọng,<br />
<br />
do tỷ lệ chỉ chiếm một phần nhỏ và đều là các<br />
<br />
không chỉ nhận dạng đúng các loại phản ứng có<br />
<br />
loại thuốc đã được cảnh báo trên y văn như<br />
<br />
hại của thuốc để có thái độ xử trí kịp thời mà còn<br />
<br />
nhóm kháng sinh cephalosporin, nhóm kháng<br />
<br />
cần chủ động phòng ngừa để hạn chế đến mức<br />
<br />
viêm non-steroid, thuốc điều trị bệnh gout đặc<br />
<br />
thấp nhất tác hại gây ra do thuốc. Để làm được<br />
<br />
biệt là allopurinol, kháng động kinh, kháng<br />
<br />
điều này người thầy thuốc cần trang bị cho mình<br />
<br />
lao(2,3,4,5). Tuy nhiên đây là năm đầu tiên chúng tôi<br />
<br />
đầy đủ kiến thức về thuốc, luôn tuân thủ nguyên<br />
<br />
nhận điều trị bệnh nhân có phản ứng đối với<br />
<br />
tắc kê đơn. Thuốc chỉ được kê đơn khi cần thiết,<br />
<br />
thuốc cản quang, mặc dù số lượng chỉ là 4 ca<br />
<br />
cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ đối với người<br />
<br />
nhưng cũng đã được ghi nhận và báo cáo cho<br />
<br />
bệnh. Ðiều này đặc biệt quan trọng khi kê đơn<br />
<br />
trung tâm DI và ADR và đã được cảnh giác trên<br />
<br />
cho người mang thai, người cho con bú, người<br />
<br />
tạp chí của trung tâm .<br />
<br />
cao tuổi, người có bệnh thận, bệnh gan hoặc có<br />
<br />
Vấn đề cần quan tâm nhất không chỉ đối với<br />
<br />
cơ địa dị ứng. Một đơn thuốc phải thể hiện được<br />
<br />
thầy thuốc mà còn đối với những người làm<br />
<br />
các yêu cầu: hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn<br />
<br />
công tác quản lý là tỷ lệ bệnh nhân không cung<br />
<br />
trong dùng thuốc, tiết kiệm chi phí và phù hợp<br />
<br />
cấp được tên thuốc đã uống sau khi xảy ra phản<br />
<br />
với bệnh nhân(7).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
333<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
334<br />
<br />
5.<br />
<br />
Edwards IR, Aronson JK. Lancet.(2000). Adverse drug reactions:<br />
definitions, diagnosis, and management; Lancet, 356(9237):1255-9.<br />
Lê Thị Phương Thảo, Võ Thị Thu Thủy, Hoàng Thanh Mai,<br />
Trần Thu Thủy, Nguyễn Hoàng Oanh. (2012). Phân tích thực<br />
trạng báo cáo phản ứng có hại (ADR) của thuốc tại các cơ sở ở Việt<br />
Nam trong giai đoạn từ 2006-2008. Tạp chí y học thực hành.<br />
Mockenhaupt M. (2011). The current understanding of Stevens–<br />
Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis; Expert Rev.<br />
Clin. Immunol. 7(6), 803–815<br />
Mockenhaupt M. (2012).. Allopurinol is the most frequent cause of<br />
Stevens–Johnson syndrome and toxic epidermal necrolysis; Expert<br />
Rev. Dermatol. 7(3), 213–215<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Solensky R, Khan DA (2010); Drug Allergy: An Updated Practice<br />
Parameter; Annals Of Allergy, Asthma & Immunology, 15<br />
(273) e1 – e78.<br />
Wen-Yang Lin, He-Yi Li, Jhih-Wei Du, Wen-Yu Fen, ChiaoFeng Lo and Von-Wun Soo. (2012). iADRs: towards online<br />
adverse drug reaction analysis. SpringerPlus 2012, 1:72.<br />
WHO. (1994) Guide to Good Prescribing: A practical manual,<br />
WHO/DAP/94.11<br />
<br />
Ngày nhận bài:<br />
<br />
11/02/2013<br />
<br />
Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br />
<br />
16/08/2013<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
30/05/2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />