intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phản ứng đau với hai loại thuốc tê bề mặt khi gây tê bằng kỹ thuật cắn – tựa – giật

Chia sẻ: ViHades2711 ViHades2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

84
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

So sánh cảm nhận và phản ứng đau của trẻ em khi đâm kim và bơm thuốc tê trong quá trình gây tê đáy hành lang bằng kỹ thuật cắn - tựa - giật ở nhóm bôi tê 5 giây với Benzocaine 20% và EMLA 5%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phản ứng đau với hai loại thuốc tê bề mặt khi gây tê bằng kỹ thuật cắn – tựa – giật

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018<br /> <br /> <br /> PHẢN ỨNG ĐAU VỚI HAI LOẠI THUỐC TÊ BỀ MẶT<br /> KHI GÂY TÊ BẰNG KỸ THUẬT CẮN – TỰA – GIẬT<br /> Nguyễn Thùy Trang*, Nguyễn Phạm Nhật Tuyền** Phan Ái Hùng**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: So sánh cảm nhận và phản ứng đau của trẻ em khi đâm kim và bơm thuốc tê trong quá trình gây<br /> tê đáy hành lang bằng kỹ thuật cắn - tựa - giật ở nhóm bôi tê 5 giây với Benzocaine 20% và EMLA 5%.<br /> Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, nửa miệng, mù đôi, thực hiện trên 52 trẻ có hành vi hợp<br /> tác (Frankl 3 hoặc 4) trong độ tuổi 4 – 12, có nhu cầu gây tê tại chỗ hai bên cung hàm. Mỗi trẻ được gây tê ngấm<br /> đáy hành lang với kỹ thuật cắn – tựa – giật bằng kim cực ngắn 31G sau khi đã bôi tê ngẫu nhiên với thuốc tê bề<br /> mặt Benzocaine 20% dạng gel (hoặc EMLA 5%)trong thời gian 5 giây trong lần hẹn đầu và lần hẹn thứ 2 (cách<br /> lần hẹn đầu 1 tuần) được bôi tê với thuốc tê bề mặt còn lại. Tất cả mũi tiêm đều được thực hiện bởi cùng một bác<br /> sĩ đã được làm mù (không biết trẻ thuộc nhóm nào).Ngay sau đó đánh giá phản ứng đau của trẻ lúc đâm kim và<br /> lúc bơm thuốc tê theo thang đo modified Behavioral Pain Scale (MBPS). Sau mỗi mũi tiêm, hỏi trẻ cảm giác về<br /> gây tê theo thang đo Wong-Baker Faces Pain Rating Scale (WBFPRS).<br /> Kết quả: phản ứng của trẻ khi gây tê ngấm đáy hành lang ở cả 2 nhóm bôi tê 5 giây với Benzocaine 20% và<br /> EMLA 5% đều tương tự nhau. Loại thuốc tê bề mặt không ảnh hưởng đến cảm nhận đau và phản ứng đau của<br /> trẻ trong quá trình đâm kim hay bơm thuốc tê.<br /> Kết luận: Không có sự khác biệt về cảm nhận đau và phản ứng đau của trẻ trong khi đâm kim và bơm thuốc<br /> tê bằng kỹ thuật cắn – tựa – giật ở cả 2 nhóm bôi tê 5 giây với Benzocaine 20% và EMLA 5%.<br /> Từ khóa: phản ứng đau, thuốc tê bề mặt, Benzocaine 20% gel, EMLA 5% cream, gây tê ngấm, kỹ thuật cắn<br /> – tựa – giật.<br /> ABSTRACT<br /> COMPARISON OF TWO TOPICAL ANESTHETICS ON PAIN EXPERIENCED DURING INTRAORAL<br /> INJECTIONWITH AN ALTERNATIVE TECHNIQUE IN CHILDREN:<br /> A RANDOMIZED DOUBLE-BLINDE CLINICAL TRIAL<br /> Nguyen Thuy Trang, Nguyen Pham Nhat Tuyen, Phan Ai Hung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 70 - 76<br /> <br /> Objective: to compare the pain responses of children during needle insertion and injection of buccal<br /> infiltration with alternative technique at bilateral buccal sites prepared with 5-second topical application of<br /> Benzocaine 20% gel versus EMLA 5% cream.<br /> Method: Fifty-two children between the ages of 4 to 12, who were requiring bilateral local anesthesia in a<br /> pediatric dental clinic, were selected for this study. A double-blind randomized controlled clinical trial design was<br /> used. Each child received a buccal anesthesia with “bite - rest on - pull” technique following topical application of<br /> either Benzocaine 20% gel or EMLA 5% cream for 5 seconds during the first visit and during the second visit<br /> with the other. One operator administered all injections using 31G extra-short dental needle. The modified<br /> Behavioral Pain Scale was used to assess pain responses during needle insertion and injection. Right after<br /> administering the local anesthesia on each site, children were required to rank their feeling based on Wong-Baker<br /> <br /> *Khoa RHM, Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng<br /> **Bộ môn Nha khoa Trẻ em, Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: TS. Phan Ái Hùng ĐT: 0903856184 Email: phanaihung@yahoo.com<br /> 70 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Faces Pain Rating Scale.<br /> Results: Children’s reaction to buccal infiltration prepared with either Benzocaine 20% gel or EMLA 5%<br /> cream for 5 seconds was similar. Subjective and objective evaluation disclosed no difference in effect of both topical<br /> anesthetic on either needle insertion or injection of local anesthetic with alternative technique.<br /> Conclusion: There are no differences in pain responses of children during insertion and injection of local<br /> anesthesia with alternative technique when either Benzocaine 20% gel or EMLA 5% cream is applied for 5<br /> seconds.<br /> Key words: pain responses, topical anesthetic, Benzocaine 20% gel, EMLA 5% cream, buccal infiltration,<br /> “bite - rest on - pull” technique.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ cứu của Phan Ái Hùng và cộng sự (2017) cho<br /> thấy không có sự khác biệt về cảm nhận đau và<br /> Kiểm soát đau là một phần không thể thiếu<br /> phản ứng đau của trẻ trong khi đâm kim và bơm<br /> của nha khoa hiện đại, đặc biệt là nha khoa trẻ thuốc tê sau khi đã bôi thuốc tê bề mặt 10 giây<br /> em. Gây tê tại chỗ là phương pháp kiểm soát đau hoặc 60 giây(10). Điều này cho thấy giảm thiểu<br /> phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, thủ thuật này thời gian bôi thuốc tê bề mặt tạo điều kiện thuận<br /> thường gây ra sợ hãi và lo lắng cho bệnh nhân lợi cho sự hợp tác của trẻ trong điều trị nha khoa<br /> nha khoa, nhất là bệnh nhân trẻ em. Thuốc tê bề trẻ em, đặc biệt là khi áp dụng kỹ thuật gây tê<br /> mặt thường được sử dụng nhằm hỗ trợ giảm cắn-tựa-giật.<br /> đau do đâm kim khi gây tê tại chỗ cho trẻ.<br /> Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh cảm<br /> Benzocaine 20% dạng gel là loại thuốc tê bề mặt<br /> nhận và phản ứng đau của trẻ em khi đâm kim<br /> được sử dụng phổ biến(7) do thời gian bắt đầu tác<br /> và bơm thuốc tê trong quá trình gây tê đáy hành<br /> dụng nhanh chóng (30 giây), mùi vị dễ chấp<br /> lang bằng kỹ thuật cắn - tựa - giật ở nhóm bôi tê<br /> nhận, và ít hấp thụ toàn thân(2). Bên cạnh đó,<br /> 5 giây với Benzocaine 20% và EMLA 5%. Nghiên<br /> thuốc tê bề mặt EMLA 5% viết tắt của "Eutectic<br /> cứu nhằm đánh giá hiệu quả của hai loại thuốc tê bề<br /> Mixture of Local Anesthetics" chứa lidocaine<br /> mặt (Benzocaine 20% và EMLA 5%) được bôi trong<br /> 2,5% và prilocaine 2,5% cũng được ghi nhận có<br /> hiệu quả giảm đau do đâm kim khi gây tê trong thời gian tối thiểu 5 giây ở vùng hành lang khi áp<br /> nha khoa trẻ em(6,9). Tuy nhiên, khi so sánh hiệu dụng kỹ thuật gây tê cắn-tựa-giật trong điều trị nha<br /> quả giảm đau khi gây tê tại chỗ của Benzocaine khoa trẻ em.<br /> 20% và EMLA 5%, các nghiên cứu đưa ra những ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br /> kết quả khác nhau và chưa thống nhất (1,6,13,14). Nghiên cứu đã được thông qua bởi hội đồng<br /> Mặt khác, hiệu quả của thuốc tê bề mặt bị Y đức trường Đại học Y Dược TPHCM.<br /> ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có thời<br /> Mẫu nghiên cứu<br /> gian bôi thuốc.Thông thường, tăng thời gian tiếp<br /> Gồm 52 bệnh nhi từ 4 - 12 tuổi đến điều trị<br /> xúc của thuốc tê bề mặt liên quan đến sự gia<br /> tại khu điều trị Nha Khoa Trẻ Em, Khoa Răng<br /> tăng tính hiệu quả(1) nhưng cũng sẽ làm tăng các<br /> Hàm Mặt, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí<br /> ảnh hưởng khó chịu của thuốc tê. Thời gian cần<br /> Minh, từ tháng 11/2016 đến tháng 07/2017, được<br /> thiết để thuốc tê bề mặt phát huy tác dụng có thể<br /> lựa chọn theo kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên với<br /> làm cho trẻ thêm lo sợ đến các thủ thuật tiếp sau<br /> các tiêu chí sau đây:<br /> đó(5), đồng thời cũng làm các nhà thực hành lâm<br /> sàng ngần ngại khi dùng thuốc tê bề mặt hoặc Tiêu chí chọn mẫu<br /> bôi tê ít hơn thời gian quy định của nhà sản xuất. Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br /> Do đó, thời gian bôi thuốc tê cần thiết vẫn đang Đối tượng chưa từng điều trị nha khoa<br /> được nghiên cứu và gây nhiều tranh cãi. Nghiên<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 71<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018<br /> <br /> trước đây. gây tê ở một phần hàm trong buổi hẹn đầu tiên.<br /> Đối tượng khỏe mạnh (ASA phân loại I, II). Ở buổi hẹn thứ hai (cách buổi hẹn đầu 1 tuần),<br /> Có khả năng làm theo mệnh lệnh và có thể trẻ được bôi tê với loại thuốc tê bề mặt còn lại<br /> cắn được gòn cuộn. EMLA 5% (hoặc Benzocaine 20%) ở phần hàm<br /> Đối tượng có thái độ hợp tác (loại 3 hoặc 4 đối diện.<br /> theo thang Frankl).<br /> Bác sĩ thứ nhất thực hiện gây tê bề mặt bằng<br /> Hiện diện tình trạng răng miệng (tối thiểu<br /> cách lau khô vùng niêm mạc đáy hành lang của<br /> hai răng bệnh lý) cần điều trị bằng thủ thuật gây<br /> răng cần gây tê, sát trùng bề mặt bằng Betadine<br /> tê tại chỗ tại hai bên cung hàm.<br /> tại vị trí đâm kim. Sau đó, dùng tăm bông tẩm<br /> Vùng khảo sát: vùng đáy hành lang lành<br /> mạnh không bị tổn thương. thuốc tê bề mặt Benzocaine 20% (hoặc EMLA<br /> 5%) với liều lượng cỡ hạt gạo rồi áp lên vùng<br /> Tiêu chí loại trừ<br /> niêm mạc cần gây tê đã được kéo căng. Sau<br /> Dùng bất kỳ loại thuốc nào ảnh hưởng đến<br /> khoảng thời gian 5 giây, lấy tăm bông ra và lau<br /> cảm nhận đau trong vòng 24 giờ trước buổi hẹn.<br /> sạch vùng bôi thuốc với miếng gạc.<br /> Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc<br /> Bác sĩ thứ hai (không biết trẻ thuộc nhóm<br /> tê bề mặt cũng như thuốc tê chích.<br /> nào) thực hiện thủ thuật gây tê theo phương<br /> Đang trong tình trạng nhiễm trùng cấp pháp cải tiến của Bộ môn Răng Trẻ Em – Đại<br /> tính hoặc có bệnh lý răng miệng cần điều trị Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (phương<br /> khẩn cấp. pháp cắn- tựa- giật): cho trẻ cắn chặt gòn cuộn,<br /> Phương pháp nghiên cứu bác sĩ tựa đốc kim lên cuộn gòn và kéo môi của<br /> Thiết kế nghiên cứu trẻ ngập đầu kim, chờ 10 giây. Thuốc tê được<br /> Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, nửa nhả thật chậm bởi đầu ngón cái tựa và đẩy<br /> miệng, mù đôi. piston thay vì dùng ngón cái như kỹ thuật<br /> Vật liệu và phương tiện nghiên cứu thường qui. Tốc độ bơm thuốc tê là 0,001 ml/giây<br /> <br /> Bộ đồ khám, gòn cuộn, gạc. – 0,007 ml/giây. Bơm khoảng vài giọt thuốc tê<br /> đến khi vùng niêm mạc hơi gồ lên cỡ hạt đậu<br /> Thuốc tê bôi bề mặt Benzocaine 20% dạng<br /> xanh hoặc hơi trắng ra. Sau đó, đâm kim sâu hơn<br /> gel và EMLA 5% dạng kem.<br /> để thực hiện các bước còn lại của thủ thuật gây tê<br /> Thuốc tê chích Lignospan standard<br /> tại chỗ như bình thường.<br /> (Septodont) (Lidocaine 2% và Epinephrine<br /> Một quan sát viên độc lập đánh giá phản<br /> 1:100000).<br /> ứng đau của trẻ trong khi đâm kim và bơm thuốc tê<br /> Ống chích sắt loại có rút máu kiểm tra.<br /> theo thang đau dựa trên hành vi cải tiến của<br /> Kim nha khoa cực ngắn cỡ 31G (đường kính Diana Ram và cộng sự(11) (The modified Behavioral<br /> 0,25 mm; chiều dài 12 mm). Pain Scale (MBPS)).<br /> Tiến trình nghiên cứu Sau mỗi mũi tiêm, quan sát viên yêu cầu trẻ<br /> Mỗi trẻ tham gia nghiên cứu được bôi tê mô tả cảm giác đau bằng thang đau dựa trên<br /> ngẫu nhiên với Benzocaine 20% dạng gel (hoặc hình dạng vẻ mặt của Wong-Baker (Wong-Baker<br /> EMLA 5%) trong 5 giây ở đáy hành langrăng cần Faces Pain Rating Scale (WBFPRS)).<br /> <br /> <br /> 72 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Wong-Baker Faces Pain Rating Scale<br /> Xử lý thống kê Toàn bộ trẻ trong nghiên cứu đều đánh giá<br /> Kiểm định Mann – Whitney, kiểm định cảm giác đau ở mức độ 0 – 2 theo thang đau<br /> chính xác Fisher, (p0,05).<br /> Vùng Hàm trên 30 (57,7%) 30 (57,7%)<br /> hàm Hàm dưới 22 (42,3%) 22 (42,3%)<br /> <br /> Bảng 2. Phân bố cảm nhận đau của trẻ theo thang WBFPRS ở 2 nhóm bôi tê Benzocaine 20% và EMLA 5%<br /> trong giai đoạn đâm kim và bơm thuốc tê<br /> Đâm kim Bơm thuốc tê<br /> Benzocaine 20% EMLA 5% Benzocaine 20% EMLA 5%<br /> n 52 52 52 52<br /> Không đau (0) 50 (96,2%) 48 (92,3%) 50 (96,2%) 50 (96,2%)<br /> Đau ít (2) 2 (3,8%) 6 (7,7%) 2 (3,8%) 2 (3,8%)<br /> TB ± ĐLC 0,08 ± 0,39 0,15 ± 0,54 0,08 ± 0,39 0,08 ± 0,39<br /> *<br /> p 0,403 1,000<br /> *: Kiểm định Mann-Whitney<br /> Bảng 3. Phân bố phản ứng đau của trẻ theo thang MBPS ở 2 nhóm bôi tê Benzocaine 20% và EMLA 5% trong<br /> giai đoạn đâm kim và bơm thuốc tê<br /> Đâm kim Bơm thuốc tê<br /> Benzocaine 20% EMLA 5% Benzocaine 20% EMLA 5%<br /> Không cử động 47 (90,4%) 46 (88,5%) 49 (94,2%) 49 (94,2%)<br /> Mắt<br /> Nhíu mắt 5 (9,6%) 6 (11,5%) 3 (5,8%) 3 (5,8%)<br /> Tay Không cử động 49 (94,2%) 50 (96,2%) 48 (92,3%) 50 (49,0%)<br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 73<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018<br /> <br /> Đâm kim Bơm thuốc tê<br /> Benzocaine 20% EMLA 5% Benzocaine 20% EMLA 5%<br /> Cử động 3 (5,8%) 2 (3,8%) 4 (7,7%) 2 (3,8%)<br /> Không cử động 52 (100%) 52 (100%) 52 (100%) 52 (100%)<br /> Thân mình<br /> Cử động 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)<br /> Không cử động 52 (100%) 52 (100%) 50 (100%) 52 (100%)<br /> Chân<br /> Cử động 0 (0%) 0 (0%) 2 (3,8%) 0 (0%)<br /> Không khóc 52 (100%) 52 (100%) 52 (100%) 52 (100%)<br /> Khóc<br /> Khóc 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%) 0 (0%)<br /> Kiểm định chính xác Fisher<br /> BÀN LUẬN gây tê thấm đáy hành lang với kỹ thuật cắn – tựa<br /> – giật.Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên<br /> Trong thực hành lâm sàng, gây tê tại chỗ là cứu của Leyla và Llena (2011)(6). Tuy nhiên<br /> một kích thích tác động gây tổn thương mô, tế nghiên cứu của Walimbe và cs (2014)(14), Nayak<br /> bào vùng miệng và gây cảm giác đau đớn sợ hãi, và Sudha (2006)(9), Al-Melh và cs (2005)(1) lại cho<br /> đặc biệt là trẻ nhỏ. Gây tê bề mặt thường được thấy EMLA 5% có hiệu quả giảm đau tốt hơn<br /> thực hiện trước khi gây tê tại chỗ để kiểm soát Benzocaine 20%. Trong khi đó, Tulga và Mutlu<br /> nhận thức đau và làm thay đổi phản ứng đau (1999) ghi nhận trên nhóm trẻ 10 – 15 tuổi lại cho<br /> của một cá thể bằng cách ngăn chặn việc truyền kết quả Benzocaine 20% có hiệu quả giảm đau<br /> các tín hiệu từ các sợi tận cùng của các dây thần<br /> vượt trội so với EMLA 5% và các loại thuốc tê bề<br /> kinh cảm giác. Thuốc tê bề mặt có hiệu quả kiểm mặt khác(13).<br /> soát các kích thích đau giới hạn bên trong hoặc<br /> Hiệu quả của thuốc tê bề mặt phụ thuộc<br /> ngay dưới niêm mạc. Việc đâm kim vào niêm<br /> nhiều yếu tố trong đó có thời gian bôi thuốc tê.<br /> mạc là bước đầu tiên của trải nghiệm đau khi<br /> Các nghiên cứu trên đưa ra các mốc thời gian bôi<br /> gây tê. Trong khi đó, bơm thuốc tê được coi là<br /> tê hiệu quả như 1 phút, 2 phút, 3 phút khi gây tê<br /> giai đoạn gây phản ứng đau nhiều hơn do thuốc<br /> thấm ở đáy hành lang(1,6,9). Wiswall và cộng sự<br /> tê lắng đọng làm căng phồng mô, sự phân bố<br /> thất bại khi bôi Benzocaine 20% trong chỉ 10 giây<br /> phong phú của thần kinh cảm giác trong miệng,<br /> ở niêm mạc khẩu cái(15). Gill và Orr thì thất bại<br /> nồng độ hóa học và pH của thuốc tê chích(7).<br /> khi bôi Benzocaine 20% trong chỉ 30 giây(4). Chưa<br /> Thường thì thuốc tê bề mặt chỉ có tác dụng tê ở<br /> có nghiên cứu nào đạt mốc thời gian bôi tê 5 giây<br /> độ sâu khoảng 2 – 3 mm tính từ bề mặt mô(7) nên<br /> như trong nghiên cứu của chúng tôi.<br /> sẽ có hiệu quả giảm đau khi đâm kim xuyên<br /> niêm mạc và bơm vài giọt thuốc tê đầu tiên. Nghiên cứu này cho thấy gần như toàn bộ<br /> Phần lớn các nghiên cứu trước đây thường trẻ đều không có cảm nhận đau và phản ứng<br /> không tách riêng các giai đoạn mà cảm giác đau đau trong cả hai nhóm bôi tê với Benzocaine 20%<br /> của bệnh nhân được ghi nhận khi đã đâm kim và EMLA 5% trong 5 giây với điểm đau rất thấp<br /> xuyên niêm mạc đến màng xương và bơm thuốc trong cả hai giai đoạn đâm kim và bơm thuốc tê<br /> tê, do đó điểm đau trung bình vẫn còn cao trên (Bảng 2, Bảng 3), kết quả này trái ngược hoàn<br /> các thang đo khác nhau. Kết quả nghiên cứu của toàn với các nghiên cứu trên, đồng thời củng cố<br /> chúng tôi về cảm nhận đau chủ quan của trẻ kết quả nghiên cứu của Phan Ái Hùng và cộng<br /> theo thang WBFPRS cho thấy phần lớn trẻ đều sự (2017)(10) chứng minh không có sự khác biệt về<br /> có cảm nhận thoải mái (không đau), rất ít trẻ có cảm nhận đau và phản ứng đau của trẻ trong khi<br /> phản ứng nhíu mắt, cử động tay, chân và không đâm kim và bơm thuốc tê sau khi đã bôi thuốc tê<br /> có trẻ nào khóc, cử động thân mình ở cả hai bề mặt 10s hoặc 60s (khi gây tê với kỹ thuật cắn-<br /> nhóm bôi tê với Benzocaine 20% và EMLA 5% tựa-giật). Điều này một lần nữa khẳng định khả<br /> trong hai giai đoạn đâm kim và bơm thuốc tê khi năng giảm thiểu thời gian sử dụng thuốc tê bề<br /> <br /> <br /> 74 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> mặt trong điều trị gây tê nha khoa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, cả gây tê<br /> Kết quả khác biệt so với y văn của nghiên tại chỗ và gây tê vùng đều sẽ không đau nếu<br /> cứu này có thể được giải thích là do: dung dịch thuốc tê được bơm chậm. Tốc độ tiêm<br /> chậm tạo điều kiện cho các đầu tận cùng dây<br /> - Kỹ thuật gây tê cải tiến của Bộ môn Nha<br /> thần kinh “thích nghi”, và đủ thời gian để thuốc<br /> Khoa Trẻ Em – gây tê cắn - tựa - giật: đã sử<br /> tê khuếch tán và chặn sự dẫn truyền kích thích<br /> dụng các yếu tố gây nhiễu chủ động và thụ<br /> thần kinh. Malamed đề nghị tiêm chậm thuốc tê,<br /> động, gây nhiễu kết hợp cả thị giác, xúc giác<br /> tốc độ ít nhất là 1ml/60 giây(7). Tất cả các nghiên<br /> và thính giác có hiệu quả làm giảm cảm nhận<br /> cứu trên đều không đạt được tốc độ tiêm theo đề<br /> đau và phản ứng đau ở trẻ do đâm kim. Tư<br /> nghị của Malamed, ngay cả nghiên cứu của Cho<br /> thế nằm ngửa nhìn thẳng lên trần nhà khi gây<br /> và cs (2017) tốc độ bơm thuốc đạt được khi dùng<br /> tê tạo ra sự gây nhiễu về thị giác cho trẻ, do ở<br /> kim 30G (đường kính 0,3mm) với máy gây tê có<br /> tư thế này, ống chích có gắn kim nằm ngoài<br /> vi tính hỗ trợ là 0,432 ml/ phút(3). Trong khi đó<br /> phạm vi tầm nhìn của trẻ nên không gây ra sợ<br /> nghiên cứu của chúng tôi đạt tốc độ bơm thuốc<br /> hãi. Đồng thời tư thế nằm ngửa cho phép<br /> rất chậm từ 0,001 ml/giây = 0,06ml/phút với kỹ<br /> người điều trị quan sát rõ được mặt bệnh<br /> thuật gây tê cải tiến của bộ môn Nha Khoa Trẻ<br /> nhân cũng như các vùng cần điều trị trong<br /> Em. Như vậy việc bơm vài giọt thuốc tê đầu tiên<br /> miệng nên có thể kiểm soát việc đâm kim tốt<br /> sau khi kim xuyên qua mô mềm không đủ để tạo<br /> hơn.Động tác cắn chặt gòn (tạo áp lực) là<br /> áp lực gây cảm nhận khó chịu cho trẻ.<br /> phương pháp gây nhiễu chủ động (có sự tham<br /> gia của đối tượng), trẻ tập trung vào nhiệm vụ Sử dụng kim nha khoa cực ngắn 31G (đường<br /> cắn chặt gòn thay vì bị đâm kim. Động tác kéo kính 0,25mm, chiều dài 12mm) đạt được sự ổn<br /> căng, giật (tạo rung động) là phương pháp gây định đầu kim, đâm kim nhanh và giới hạn độ sâu<br /> nhiễu thụ động tạo ra cảm giác xúc giác. Theo đâm kim: sự khó chịu hoặc đau của bệnh nhân<br /> thuyết kiểm soát cổng của Melzack và Wall: và mức độ chấn thương mô khi bị đâm kim có<br /> “sự kích thích sợi thần kinh đường kính lớn thể giảm đi bằng cách sử dụng kim sắc bén và có<br /> (ví dụ áp lực, rung, chạm…) làm cảm nhận đường kính nhỏ. Ngoài ra với chiều dài cực<br /> đau ngoại biên bị chi phối, gây đóng cổng ngắn 12 mm, kim 31G được tựa dễ dàng lên gòn<br /> thần kinh giảm cảm nhận đau”(8). Ngoài ra cuộn tạo sự ổn định đầu kim và kiểm soát độ sâu<br /> trước và trong suốt quá trình gây tê, trẻ được đầu kim trong giới hạn tác dụng của thuốc tê bề<br /> vuốt ve, động viên và kể những câu chuyện mặt khi đâm qua niêm mạc đáy hành lang cũng<br /> không liên quan đến kim để gây nhiễu trẻ về thuận lợi hơn. Động tác giật làm tốc độ kim<br /> mặt thính giác. Slifer và cs (2002) cho rằng gây xuyên mô mềm nhanh giảm tổn thương mô từ<br /> nhiễu lý tưởng phải bao gồm những giác quan đó làm giảm các chất trung gian gây đau.<br /> khác nhau như thị giác, thính giác và xúc giác Ngoài ra, khi trẻ được hỏi về cảm nhận mùi<br /> để khai thác hoàn toàn sự chú ý của trẻ và vị của thuốc tê bề mặt, hầu như trẻ không nhận<br /> giảm thiểu lo lắng cho trẻ(12). thấy sự khác biệt hay khó chịu về mùi vị của<br /> Thông thường, việc bơm thuốc tê sẽ được thuốc tê trong hai lần hẹn điều trị. Điều này cho<br /> thực hiện ngay sau khi đâm kim. Điều này tạo ra thấy thời gian bôi tê rất ngắn – 5 giây dường như<br /> hai kích thích đau liên tục. Với kỹ thuật gây tê cải đã loại bỏ được những bất lợi liên quan đến mùi<br /> tiến, sau khi giật mô mềm ngập đầu kim, chúng và vị đắng của thuốc tê bề mặt.<br /> tôi ngưng lại vài giây trước khi bơm thuốc tê. Sự Theo y văn, mặc dù Benzocaine 20% là loại<br /> ngưng lại này có thể hạn chế hoặc làm chậm lại thuốc tê bề mặt được sử dụng phổ biến nhất,<br /> sự phóng thích chất P – chất gây tăng cảm đau - thuốc tê nhóm ester này vẫn có khả năng gây dị<br /> do đó giảm cảm giác đau. ứng cao. Trong khi đó, hai thành phần lidocaine<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 75<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018<br /> <br /> và prilocaine của EMLA 5% đều thuộc họ amide, 4. Gill C, Orr D (1979). A double-blind crossover comparison of<br /> topical anesthetics. J Am Dent Assoc; 98:213-214.<br /> ít gây phản ứng dị ứng hơn so với thuốc tê họ 5. Kreider KA, Stratmann RG et al (2001). Reducing children’s<br /> ester và có thành phần giống với thuốc tê chích injection pain: lidocaine patches versus topical benzocaine gel,<br /> Pediatr Dent, 23 (1), pp.19-23.<br /> thường dùng (lidocaine 2% và epinephrine<br /> 6. Leyda AM, Llena C (2011). Comparation of the eutectic<br /> 1:100.000), cũng là nhóm amide(6). Tuy nhiên, khi mixture of lidocaine/prilocain versus benzocaine gel in<br /> xét về ảnh hưởng bất lợi của hai loại thuốc tê bề children, Open Journal of Stomatology, 1 (3), pp.84-91.<br /> 7. Malamed SF (2013). Basic Injection Technique, Handbook of Local<br /> mặt trên niêm mạc miệng, không có bằng chứng Anesthesia, St Louis Mo, Mosby, 6th edition, pp.157-168.<br /> về tổn thương đáy hành lang ở các đối tượng sau 8. Melzack R, Wall P (1965), Pain mechanism: a new theory,<br /> một ngày theo dõi. Điều này cũng tương tự như Science, 150 (3699), pp.971-979.<br /> 9. Nayak R, Sudha P (2006). Evaluation of three topical<br /> nghiên cứu của Al-Melh và cs (2005, 2007)(1). anaesthetic agents against pain: a clinical study, Indian J Dent<br /> Res, 17 (4), pp.155-160.<br /> KẾT LUẬN 10. Phan Ái Hùng, Nguyễn Khánh Mỹ, Nguyễn Phạm Nhật<br /> Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt Tuyền (2017), So sánh hiệu quả của thuốc tê bôi 10 giây và 60<br /> giây khi gây tê Nha khoa Trẻ em: nghiên cứu lâm sàng, ngẫu<br /> về cảm nhận đau và phản ứng đau của trẻ trong nhiên, mù đôi, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 21 (2),<br /> khi đâm kim và bơm thuốc tê bằng kỹ thuật cắn tr.90-95.<br /> 11. Ram D, Peretz B (2001). Reactions of children to maxillary<br /> – tựa – giật ở cả 2 nhóm bôi tê 5 giây với<br /> infiltration and mandibular block injections. Pediatric<br /> Benzocaine 20% và EMLA 5%. Nghiên cứu Dentistry, 23:343-346.<br /> chứng minh loại thuốc tê bề mặt không ảnh 12. Slifer KJ, Tucker CL, Dahlquist LM (2002). Helping children<br /> and caregivers cope with repeated invasive procedures: how<br /> hưởng đến cảm nhận đau và phản ứng đau của are we doing? J Clin Psychol Med Settings, 9 (2), pp.131-152.<br /> trẻ trong quá trình đâm kim hay bơm thuốc tê, 13. Tulga F & Mutlu Z (1999). Four types of topical anaesthetic<br /> dù thời gian bôi tê được giảm còn 5 giây ở vùng agents: evaluation of clinical effectiveness, J Clin Pediatr Dent,<br /> 23 (3), pp.217-220.<br /> đáy hành lang khi áp dụng kỹ thuật gây tê cắn- 14. Walimbe H, Muchandi S et al (2014). Comparative Evaluation<br /> tựa-giật trong điều trị nha khoa trẻ em. of the Efficacy of Topical Anesthetics in Reducing Pain during<br /> Administration of Injectable Local Anesthesia in Children,<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO World Journal of Dentistry, 5 (2), pp.129-133.<br /> 1. Al-Melh MA, Andersson L, Behbehani E (2005). Reduction of 15. Wiswall AT, Bowles WR et al (2014). Palatal anesthesia:<br /> pain from needle stick in the oral mucosa by topical comparison of four techniques for decreasing injection<br /> anesthetics: a comparative study between lidocaine/prilocaine discomfort. Northwest Dent. Jul-Aug, 93(4):25-9.<br /> and benzocaine, J Clin Dent, 16 (2), pp.53-56.<br /> 2. American Dental Association: ADA Guide to Dental<br /> Therapeutics (1998). ADA Publishing, Chicago, 1st edition, Ngày nhận bài báo: 25/01/2018<br /> pp.10-16. Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/02/2018<br /> 3. Cho SY, Kim E et al, (2017). Effect of Topical Anesthesia on<br /> Pain from Needle Insertion and Injection and Its Relationship Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018<br /> with Anxiety in Patients Awaiting Apical Surgery: A<br /> Randomized Double-blind Clinical Trial, J Endod, 43 (3),<br /> pp364-369.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 76 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2