intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN

Chia sẻ: Thọ Thành | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:50

135
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kể, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang có sự “thay da đổi thịt” từng ngày, góp phần cho thành công đó phải kể đến vai trò của mô hình kinh tế trang trại đặc biệt là thành công của mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình ra đời và phát triển đã tạo điều kiện để các hộ gia đình tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình vàhiệu quả kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN KHOA LUẬT BÁO CÁO KIẾN TẬP MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT KINH TẾ TRANG TRẠI HỘ GIA ĐÌNH – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ĐÔNG SƠN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGUYỄN THỊ MINH Hà Nội – Năm 2013 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT NỘI DUNG VIẾT TẮT 1 Công nghiệp hóa hiệnđại hóa CNH –HĐH . 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCNQSDĐ . 3 Hội đồng nhân dân HĐND . 4 Khu công nghiệp KCN .
  2. 5 Úy ban nhân dân UBND . 6 Ủy ban thường vụ Quốc hội UBTVQH .
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 6. Kết cấu của đề tài NỘI DUNG Chương 1: Các vấn đề lý luận chung của pháp luật về đất kinh tế 1 trang trại hộ gia đình 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại hộ gia 1 đình 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1 1.1.1.1. Khái niệm hộ gia đình 1 1.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại 2 1.1.1.3. Khái niệm kinh tế trang trại hộ gia đình 5 1.1.2. Cơ sở xây dựng và hình thành đất kinh tế trang trại hộ gia 6 đình 1.1.2.1. Cơ sở lý luận 6 1.1.2.2. Cơ sở thực tiễn 7 1.1.3. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của đất đai đối với kinh tế trang 8 trại 1.2. Những quy định của pháp luật đất đai về quản lý đất trang 10 trại 1.2.1. Quyền đại diên chủ sở hữu của cơ quan có thẩm quyền 10 trong công tác quản lý đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1.2.2. Quy định của pháp luật về việc hộ gia đình sử dụng đất 11 kinh tế trang trại 1.2.2.1. Quy định về hoạt động giao đất, cho thuê đất 11 1.2.2.2. Quy định về hạn mức giao đất 11 1.2.2.3. Quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng 13 quyền sử dụng đất nông nghiệp 1.2.2.4. Quy định về thời hạn sử dụng đất nông 15 nghiệp 1.3. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình khi sử dụng đất kinh tế 16 trang trại 1.3.1. Quyền và nghĩa vụ của gia đình sử dụng đất kinh tế trang 18 trại không phải là đất thuê
  4. 1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình sử dụng đất kinh tế 18 trang trại là đất thuê 2. Chương 2: Thực trạng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình và Thực tiễn áp dụng tại xã Đông Sơn huyên 19 Đông Hưng tỉnh Thái Bình 2.1. Thực trạng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình 19 2.1.1. Quy định về giao đất, cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ 19 gia đình để phát triển kinh tế trang trại 2.1.2. Chính sách hạn điền với kinh tế trang trại hộ gia đình 21 2.1.2.1. Thực trạng về hạn mức giao đất 21 2.1.2.2. Thực trạng về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền 22 sử dụng đất nông nghiệp 2.1.2.3. Thực trạng về thời hạn sử dụng đất cho sản xuất 23 nông nghiệp 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia 25 đình tại xã Đông Sơn 2.2.1. Về hoạt động giao đất cho thuê đất kinh tế trang trại hộ gia 25 đình 2.2.2. Về thực hiện chính sách hạn điền đối với đất kinh tế trang 26 trại hộ gia đình 2.3. Đánh giá chung về đất kinh tế trang trại hộ gia đình tại xã 27 Đông Sơn 2.3.1. Thành tựu 27 2.3.2. Hạn chế 28 2.4. Bàn về những quy định mới của Dự thảo Luật đất đai sửa 30 đối sẽ ảnh hưởng tới chế độ sử dụng đất kinh tế trang trại 2.4.1. Những quy định mới về hoạt động giao đất, cho thuê đât và 31 chính sách hạn điền 2.4.2. Đánh gia những quy định mới của Dự thảo luật và so sánh 37 với Luật đất đai 2003 3. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đất kinh tế trang trại tại địa phương và 40 hoàn thiện hệ thống pháp luật 3.1. Nguyên nhân của những bất cập còn tồn tại 41 3.2. Giải pháp kiến nghị 42 KẾT LUẬN 46
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển đáng kể, bộ mặt nông thôn Việt Nam đang có sự “thay da đổi thịt” t ừng ngày, góp phần cho thành công đó phải kể đến vai trò của mô hình kinh tế trang tr ại đ ặc biệt là thành công của mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình ra đời và phát triển đã tạo điều kiện để các hộ gia đình tự làm giàu trên chính mảnh đất của mình và hiệu quả kinh tế của nó đã đ ược chứng minh khi các hộ kinh tế trang trại lần luợt thoát khỏi cảnh nghèo khó và trở thành các h ộ kinh tế khá giả tại địa phương. Thậm chí nhiều hộ trở nên giàu có do thực hiện mô hình kinh doanh này sự đầu tư cả về vật chất lẫn trí tuệ. Vì vậy nhu cầu sử dụng đất của các hộ gia đình để thực hiện mô hình kinh tế trang trại cũng theo đó tăng lên. Thực tế trên đã đặt ra vấn đề là Nhà nước cần phải làm gì và làm như thế nào để đáp ứng những nhu cầu chính đáng đó của người dân? Điều này đồng nghĩa với việc Nhà nước phải quy họach và quản lý đất đai như thế nào để người dân có cơ hội đuợc sử dụng đất để phát triển mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần đề ra đuờng lối, chính sách phù hợp đ ể khuy ến khích hình thức trang trại hộ gia đình nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mô hình kinh tế trang trại có thể coi là biện pháp bền vững đ ể phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, do đó Đảng và Nhà nước phải có những quan tâm thích đáng để phát triển và nhân rộng mô hình này. Để tiếp cận được những ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước, người dân cần có những kiến thức pháp luật nhất định và các cơ quan có thẩm quy ền cũng c ần phải hiểu rõ tình hình thực tiễn của việc áp dụng mô hình để đưa ra đuờng l ối chỉ đạo, chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp
  6. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề này sẽ đóng góp phần nào giải quy ết những yêu cầu đã nêu ra ở trên và góp phần hoàn thiện hệ thống các quy đ ịnh pháp luật có lien quan trong lĩnh vực này ở nước ta hiện nay 2. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu vấn đề này không nằm ngoài những mục đích cơ bản sau đây: Thứ nhất: Cung cấp kiến thức pháp luật cho người dân khi họ muốn thực hiện mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình; giúp cho họ hiểu được pháp luật quy định thế nào về vấn đề này, quy định tại đâu và mình có những quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia vào quan hệ pháp luật này? Thứ hai: Để có thể thấy được những quy định của pháp luật đã đi vào cuộc sống như thế nào, nó đã đem lại những lợi ích gì cho người dân và bên cạnh đó nó dẫn tới những bất cập nào không? Hoạt động lập pháp thực sự có hiệu quả khi các quy định của pháp luật trên giấy tờ thực sự đi vào cuộc sống. Để làm được như vây thì các luật gia không chỉ có kĩ thuật lập pháp tốt mà còn cần am hiểu sâu sắc về đời sống, tâm tư nguyên vọng của người dân. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này sẽ phản ánh đuợc phần nào tâm tư, nguyện vọng của người dân để trên cơ sở đó những quy định của pháp luật được hoàn thiện hơn và có sức sống bền bỉ hơn 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà đề tài nghiên cứu bao gồm: Những quy định của pháp luật về kinh tế trang trại hộ gia đình; hoạt động sử dụng đất kinh tế trang tr ại c ủa hộ gia đình và hoạt động quản lý đất kinh tế trang trại của cơ quan có thẩm quyền tại đ ịa phương. * Phạm vi nghiên cứu
  7. Về lĩnh vực: Đề tài nghiên cứu xoay quanh những quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai hay nói cụ thể hơn là về loại đất kinh tế trang trại hộ gia đình và thực tiễn áp dụng các quy định trên. Về không gian: Những nghiên cứu thực tiễn để so sánh, phân tích đánh giá trên địa bàn UBND xã Đông Sơn huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 13/05/2013 đến ngày 31/05/2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu của mình, để có thể đánh giá những vấn đề một cách khách quan và trực diện em đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra và phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu về đất kinh tế trang trại không phải là đề tài mới song việc nghiên cứu đề tài vẫn có tác dụng trong thực tiễn bởi mô hình kinh tế trang trại hiện nay đuợc coi là một trong những biện pháp ưu tiên hàng đầu trong những biện pháp được áp dụng để phát triển nông nghiệp nông thôn. Không chỉ một vài đ ịa phương thực hiện mô hình này mà nó được áp dụng rộng rãi ở các khu vực nông thôn trong cả nước. Những quy định nào của pháp luật quy định về vấn đề này và áp dụng nó ra sao là câu hỏi mà các hộ kinh tế trang trại gia đình sẽ đặt ra khi muốn tiếp cận hay trong quá trình sử dụng đất làm kinh tế trang trại. Việc nghiên cứu sẽ chỉ ra được những quy định của pháp luật về sử dụng đất đai hiện hành có gây cản trở cho sự mở rộng và phát triển của mô hình này không? Hoạt động sử dụng đất làm kinh tế trang trại hộ gia đình trên thực tiễn diễn ra như thế nào và có gặp khó khăn gì trong quá trình sử dụng đất hay không? Khi tiến hành nghiên cứu đề tài ta sẽ lần lượt làm sáng tỏ những câu hỏi trên. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài vần góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đang được đông đảo người dân quan tâm trong thời điểm hiện tại.
  8. Chương 1: Các vấn đề lý luận chung của pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại hộ gia đình 1.1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm hộ gia đình Trong mỗi quan hệ pháp luật khác nhau hộ gia đình có địa vị pháp lý riêng hay có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Có thể kể tên một số văn bản pháp luât có nhắc tới “hộ gia đình” như: Bộ luật dân sư năm 2005, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật xây dựng năm 2003, Luật hợp tác xã năm 2003, Luật đầu tư năm 2005… Lần đầu tiên pháp luật đất đai thừa nhận tư cách chủ thể của hộ gia đình là Luật đất đai 1993. Trong đó đã ghi nhận hộ gia đình có địa vị pháp lý ngang bằng với các ch ủ thể cũ của pháp luật đất đai và có quyền và nghĩa vụ được quy định rõ ràng cụ thể. “ Hộ gia đình là một chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai, gồm những thành viên gắn bó với nhau do quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân, cùng có tên trong sổ hộ khẩu, có hoạt động kinh tế chung và có tài sản chung” [1] Hộ gia đình theo quy định của pháp luật đất đai cần phải có yếu tố có hoạt động kinh tế chung và có tài sản chung. Dù các thành viên trong gia đình có quan hệ với nhau thông qua huyết thống hay hay hôn nhân nếu thiếu yếu tố có hoạt động kinh tế chung và tài sản chung thì cũng không phải là thành viên của hộ gia đình theo pháp luật đất đai. Do đó có thể khẳng định các thành viên hộ gia đình đều là thành viên gia đình nhưng các thành viên gia định không phải đều là thành viên hộ gia đình.
  9. Như vậy hộ gia đình trong pháp luật đất đai quy định có sự gắn bó rất mật thi ết v ới nhau thông qua các quan hệ như tình cảm, công việc và tài sản. 1.1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại Khái niệm: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. (Quy định tại NQ Số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại) Quy định của pháp luật đã đưa ra khái niệm như thế nào là kinh tế trang trại nhưng có câu hỏi đuợc đặt ra là: Có cần những tiêu chí nào để xác định đủ tiêu chuẩn mô hình kinh tế trang trại không? Câu hỏi này cần thiết phải trả lời vì nếu không có những tiêu chí pháp lý cụ thể thì việc các “trang trại t ự phong” sẽ mọc lên nh ư n ấm sau mưa và tự cho mình cái quyền được hưởng quy chế pháp lý của đất kinh tế trang trại. Vì vậy tại Thông tư liên tịch  Số: 69/2000/TTLT-BNN-TCTK hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại. Để được xác định là mô hình kinh tế trang trại thì các mô hình kinh tế phải đáp ứng đuợc những điều kiện nhất định như sau: “Một hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác đ ịnh là trang trại phải đạt được cả hai tiêu chí định lượng sau đây: 1. Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân 1 năm: - Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên - Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên 2. Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế. a. Đối với trang trại trồng trọt (1) Trang trại trồng cây hàng năm + Từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên
  10. (2) Trang trại trồng cây lâu năm + Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền Trung + Từ 5 ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên + Trang trại trồng hồ tiêu 0.5 hecta trở lên (3) Trang trại lâm nghiệp + Từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước b. Đối với trang trại chăn nuôi (1) Chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, v.v... + Chăn nuôi sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên + Chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên (2) Chăn nuôi gia súc: lợn, dê, v.v... + Chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với hơn 20 con trở lên, đ ối với dê, cừu từ 100 con trở lên. + Chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn s ữa), dê thịt từ 200 con trở lên. (3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 con trở lên (không tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi). c. Trang trại nuôi trồng thuỷ sản - Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên). d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thủy sản và thuỷ đ ặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá (tiêu chí 1).” Vì tình hình kinh tế xã hội phát triển những tiêu chí trên không còn phù h ợp với thực tiễn nữa cho nên việc quy định tiêu chí mới đã được sửa đổi tại Thông tư Số: 27 /2011/TT-BNNPTNT Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
  11. Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: “1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3.1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2.1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 hecta và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên” (Điều 5 Thông tư Số: 27 /2011/TT-BNNPTNT) Như vậy những trang trại nào thỏa mãn những quy định cuả pháp luật thì mới đuợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đồng thời được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Ngoài ra, tiêu chí xác định kinh tế trang trại đ ược điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ phát triển, áp dụng ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm 1.1.1.3. Khái niệm đất kinh tế trang trại hộ gia đình Tại Điều 82 Luật Đất 2003và trong các văn bản pháp luật khác có quy đ ịnh về đất kinh tế trang trại xong không đưa ra khái niệm chính thức thế nào là đất kinh t ế trang trại. Việc xác định đất kinh tế trang trại là như thế nào sẽ quyết định địa vị pháp lý của người sử dụng đất cũng như cách thức quản lý của nhà nước Tuy nhiên từ các quy định đó của pháp luật ta có thể hiểu nôm na rằng: Đất kinh tế trang trại là loại đất nông nghiệp đuợc quy hoạch để sử dụng làm mô hình kinh tế trang trại. Vậy từ đó chúng ta có thể suy ra được khái niệm đất kinh tế trang trại hộ gia đình là thế nào? Đất kinh tế trang trại hộ gia đình là đất nông nghiệp được hộ gia đình s ử dụng làm mô hình kinh tế trang trại
  12. Đất kinh tế trang trại mà hộ gia đình sử dụng bao gồm đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức để trực trực tiếp sản xuất; đ ất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho; đất do khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình, cá nhân góp. Người sử dụng đất ngoài thực hiện những quy định về đất kinh tế trang trại vẫn còn phải thực hiện những quy định của pháp luật theo quy chế đất nông nghiệp. Ví dụ như các quy định của pháp luật về hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển nhượng đất, thời hạn sử dụng đất… 1.1.2. Cơ sở xây dựng và hình thành đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1.1.2.1. Cơ sở lý luận Theo Triết học Mac – Lênin: Sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một ph ương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [2]. Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến gi ới t ự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình. Khi xã hội phát triển, nhu cầu của con người càng cao, họ không chỉ muốn “ đủ ăn đủ sống” mà còn muốn làm giàu từ chính bàn tay và khối óc của mình. Trong quá trình lao động làm ra của cải vật chất con người cũng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, sáng tạo ra những cách làm mới để mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó thể hiện quy luật vận động trong quá trình sản xuất vật chất. Con người tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Trong lĩnh vực nông nghiệp, người nông dân thông qua công cụ, phương tiện kỹ thuật tác động vào đất đai để tạo ra của cải vật chất. Và trong quá trình s ử dụng đất họ sẽ áp dụng các mô hình kinh tế mới để phù hợp với những yêu cầu của mình. Kinh tế trang trại cũng là một mô hình phát triển kinh tế được sản sinh ra từ khối óc của con người. Mô hình này thể hiện sự tập trung trong sản xuất nông nghiệp thông qua việc sử dụng ruộng đất để phát triển sản xuất gắn liền với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Để áp dụng đuợc mô hình này thì đất đai cũng phải được quy hoạch, phân bổ một cách hợp lý.
  13. Ở Việt Nam “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu”. Do vậy Nhà nước cũng thể hiện trách nhiệm của mình thông qua việc quy chế độ pháp của mô hình kinh tế trang trại cũng như chế độ pháp lý của đất kinh tế trang trại. Các quy định của pháp luật sẽ góp phần thúc đấy sự phát triển của mô hình cũng như sự phát triển của kinh tế đất nước Sự phát triển của kinh tế cần phải có sự hỗ trợ từ những chính sách pháp luật và những chính sách pháp luật cung cần phải dựa trên sự phát triển của kinh tế xã hội thì mới phát triển phát triển đất nước một cách hài hòa và toàn diện 1.1.2.2. Cơ sở thực tiễn Xã hội phát triển nhu cầu về vật chất của người dân cũng tăng cao. Trên diện tích đất nhỏ bé, manh mún của mình họ không có điều kiện để tập trung phát triển sản xuất. Mà nguyên nhân căn bản của tình trạng manh mún đ ất trong cả n ước, đ ặc biệt là khu vực đồng bằng Bắc Bộ là do kết quả của chính sách giao đất bình quân cho các hộ nông dân sử dụng. Do đó người nông dân có nhu cầu muốn tăng thêm diện tích đất sử dụng. Mở rộng diện tích đất sử dụng sẽ thúc đẩy người nông dân có xu hướng đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại để vào sản xuất đ ể làm giàu trên mảnh đất của mình. Sản phẩm nông nghiệp làm ra nhiều không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản. Thu nhập của người dân tăng cao sẽ kéo theo s ự phát triển kinh tế của đất nước. Đó là xu thế phát triển tất yếu của xã hội. Trong xu thế phát triển đó cần phải có giải pháp để đất nông nghiệp Việt Nam được sử dụng một cách hợp lý. Nhà nước phải lập kế hoạch quy hoạch và sử dụng để xóa bỏ tình trạng đất manh mún, thiếu tập trung của đất đai. Sự tập trung đất để phát triển mô hình kinh tế trang trại trong thời gian vừa qua đã mang lại nhiều kết quả to lớn. Trên cả nuớc xuất hiện nhiều vùng chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mở rộng diện tích sử dụng đất sẽ giúp các hộ gia đình bố trí, phân công lao động một cách hợp lý từ đó sẽ giảm chi phí lao đ ộng và tăng thêm lợi nhuận. Ngoài ra các chủ hộ còn có thể chủ động cải tạo và sử dụng đ ất
  14. trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. “Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế bi ến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất,quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộ không có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp”.[3] Trên những cơ sở đó, mà mô hình kinh tế trang trại ở Việt Nam đã có những bước đột phá về cả số lượng và chất lượng góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho các hộ gia đình ở các miền quê và đóng góp phần nào cho sự phát triển kinh tế của đất nước. 1.1.3. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của đất đai đối với kinh tế trang trại hộ gia đình * Vai trò của đất đối với kinh tế trang trại Đối với mô hình kinh tế trang trại đất đóng vai trò vừa là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất. Diện tích và chất l ượng đất ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu, số lượng của mô hình kinh tế trang trại của hộ gia đình Vai trò thứ nhất: Đất là điều kiện vật chất để hình thành kinh tế trang trại. Đầu tiên phải khẳng định nếu không có đất sẽ không thể thực hiện đ ược mô hình kinh tế trang trại. Mọi hoạt động sản xuất đều gắn liền với hoạt động sử dụng đất. Đất là nơi xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình thiết bị đ ể phục vụ cho ho ạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại. Các máy móc, dây chuyền sản xuất hay chế biến, nhà kho, sân bãi để phục vụ sản xuất đều được thực hiện gắn liền với
  15. đất. Như vậy phải có đất làm cơ sở vật chất thì mới có điều kiện hình thành kinh tế trang trại hộ gia đình. Vai trò thứ hai: Đất là đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất Đối tượng lao động là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình [4.Tr7]. Con người nuôi trồng, canh tác trên đất để tạo ra thu nhập. Hiệu quả kinh tế càng cao nếu con người biết cách khai thác tối đa các nguồn lợi từ đất. Việc ứng dụng phổ biến của mô hình kinh tế trang trại có lẽ cũng xuất phát từ cơ sở đó. Đồng thời khi sử dụng đất một cách hợp lí sẽ kéo theo sự phát triển của loại hình kinh tế trang trại. Nói tóm lại, đất đai đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại và không thể phủ nhận đuợc những lợi ích mà nó mang lại cho các hộ gia đình sử dụng. * Mục đích của việc sử dụng đất làm kinh tế trang trại Việc Nhà nước cho phép các gia đình sử dụng đất làm mô hình kinh tế trang trại nhằm những mục đích sau: - Đối với hộ gia đình: Các hộ gia đình sử dụng đất đai làm kinh tế trang trại đều hướng tới mục đích là tạo ra thu nhập để phát triển kinh tế - Đối với nhà nước: Việc cho các hộ gia đình sử dụng đất làm mô hình kinh t ế trang trại nhằm những mục đích sau: +) Đưa các diện tích đất chưa sử dụng như đất trống, đồi núi trọc vào sử dụng tránh tình trạng đất bị xói mòn, hoang hóa gây lãng phí tài nguyên đất; +) Tạo cơ sở và tiền đề thuận lợi cho các hộ gia đình phát triển kinh tế; +) Góp phần thực hiện mục tiêu là thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam * Ý nghĩa của đất đối với kinh tế trang trại hộ gia đình Đất là một bộ phận cực kì quan trọng góp phần tạo dựng lên mô hình kinh tế trang trại. Mô hình kinh tế trang trại ra đời là thành quả dựa trên nhu cầu thực tiễn của việc sử dụng đất hiệu quả. Việc quy hoạch đất đai của Nhà nuớc và thực tiễn sử
  16. dụng đất hiệu quả của hộ gia đình đóng vai trò quyết định và là điều kiện tiên quyết nếu muốn phát triển nông nghiệp. Vì vậy đất đai có ý nghĩa rất to lớn đối với mô hình kinh tế trang trại hộ gia đình. 1.2. Những quy định của pháp luật về quản lý đất trang trại 1.2.1. Quy định của pháp luật về hoạt động quản lý đất kinh tế trang trại của cơ quan có thẩm quyền Quản lí nhà nước đối với đất là tổng hợp các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu nhà nước về đất đai. * Hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về đất đai: - Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, UBTVQH, HĐND các cấp; - Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, UBND các cấp; - Hệ thống các cơ quan chuyên môn: Bộ tài nguyên và môi trường, Sở tài nguyên và môi trường, Phòng tài nguyên và môi trường, các tổ chức dịch vụ công… Hệ thống các cơ quan này phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình quy hoạch và quản lí đất đai. Đối với từng loại đất sẽ có những quy đ ịnh về quản lí khác nhau nhằm đảm bảo việc khai thác và sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất không làm ảnh hưởng tới quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của Nhà nước. Các hộ gia đình được UBND huyện giao đất, cho thuê đất tại các đ ịa phương mà trong dự án, đơn xin giao đất, cho thuê đất mà họ mong muốn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch. Ngoài thực hiện các quy định của pháp luật được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật chung của Nhà nước thì các hộ kinh tế trang trại còn chịu sự quản lý trực tiếp của HDND huyện, UBND huyện, Phòng tài nguyên và môi trường, UBND xã nơi sử dụng đất. Việc quy hoạch và quản lý của từng địa phương là khác nhau vì tình hình kinh tế xã hội do vậy việc các hộ gia đình ở mỗi địa phương chấp hành những quy định như thế nào phụ thuộc vào sự điều chỉnh của đ ịa phương đó. Pháp luật quy định thẩm quyền quản lý của các địa phương đ ể các đ ịa phương chủ động, sáng tạo trong việc quy hoạch và sử dụng đất để phát triển kinh tế đ ịa phương mình.
  17. Các hộ gia đình được Nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất và việc chuyển giao đó được ghi nhận thông qua GCNQSDĐ làm mô hình kinh tế trang trại phải sử dụng đúng mục đích và phù hợp với việc quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước. 1.2.2. Quy định của pháp luật về đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1.2.2.1. Quy định về giao đất, cho thuê đất kinh tế trang trại hộ gia đình 1.2.2.2. Quy định về hạn mức giao đất Hạn mức giao đất là diện tích đất tối đa mà nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng và mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Hạn mức giao đất đuợc quy định tại Điều 70 Luật đất đai 2003 được xây dựng theo từng loại đất nông nghiệp cho từng vùng, từng địa phương khác nhau. Hạn mức được quy định cụ thể như sau: - Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình không quá 3 hecta đối với mỗi loại đất; - Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình không quá 10 hécta đối với các xã phường thị trấn ở đồng bằng, không quá 30 hécta đối với các xã phường thị trấn ở trung du, miền núi. - Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất không quá 30 hecta đối với loại đất; Trường hợp hộ gia đình được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất giao đất không quá năm hecta; Trừơng hợp hộ gia đình giao thêm đất trông cây lâu năm thì hạn mức đ ất tr ồng cây lâu năm là không quá 5 hecta đối với các xã phường thị tr ấn ở đồng bằng; không quá 25 hecta đối với các xã phường thị trấn ở trung du miền núi; Truờng hợp hộ gia đình được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 hecta; - Hạn mức giao đất trống đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình đưa vào sử dụng theo quy hoạch không quá hạn mức giao
  18. đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 điều 70 luật đất đai 2003 và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình tại các khoản 1, 2 và 3 điều 70 luật đất đai 2003 Các hộ sử dụng đất kinh tế trang trại chỉ được giao đất trong hạn mức, nếu ngoài hạn mức thì phải chuyển sang hình thức thuê đất. * Ý nghĩa của hạn mức giao đất - Việc quy định hạn mức giao đất nông nghiệp có ý nghĩa trong việc h ạn chế khả năng tích tụ ruộng đất quá nhiều và phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Những người có điều kiện kinh tế sẽ đầu tư vào đất nhằm mục đích đầu cơ, tr ục l ợi trong khi những người không có điều kiện kinh tế nhưng có nhu cầu sử dụng trực đất trực tiếp sản xuất lại không có khả năng tiếp cận với đất để phát triển kinh tế. - Thúc đẩy các hộ kinh tế trang trại áp dụng KH-KT vào sản xuất đ ể trên diện tích đất hạn mức đó vẫn cho ra các sản phẩm có giá trị và chất l ượng cao đem l ại hiểu quả kinh tế lớn. - Với hơn 70% số người lao động ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đồng nghĩa với với việc phải có đủ diện tích đất cho số lao động đó sử dụng. Nếu không quy định hạn mức có thể dẫn tới tình trạng người này thì có nhưng nguời kia thì lại không. Hạn mức sử dụng đất được coi như là một biện pháp tác đ ộng mang tính chất xã hội của Nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi người khi có nhu cầu sử dụng đất thì luôn được đáp ứng 1.2.2.3. Quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một hình thức cơ bản của chuyển quyền sử dụng đất. Bản chất của chuyển nhượng đất là dùng quyền sử dụng đất để trao đổi với một lợi ích vật chất có giá trị tương đương (thường là bằng tiền). Trên thực tế, hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến. Vì vậy pháp luật đất đai đã có quy định về hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiêp. Hạn mức nhận chuyển nhượng đất được quy định tại Nghị quyết Số: 1126/2007/NQ-
  19. UBTVQH11 Quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp như sau: - Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối: Không quá 06 hecta đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; không quá 04 hecta đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại; - Đất trồng cây lâu năm: Không quá 20 hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 50 hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; - Đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá 50 hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; Không quá 100 hecta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; Trường hợp hộ gia đình nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất. Trường hợp hộ gia đình nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đ ất r ừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuy ển quyền sử dụng đất nông nghịêp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác đ ịnh theo t ừng loại đất. Hộ gia đình đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền mà hợp đồng hoặc văn bản chuyển quyền sử dụng đất đã được công chứng, chứng thực từ trước ngày Nghị quyết Số: 1126/2007/NQ-UBTVQH11 Quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp có hiệu lực thi hành thì phần diện tích đ ất vượt h ạn mức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2