
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 4
download

Đề án "Pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh" tập trung nghiên cứu các hệ thống pháp luật thực định, các nguyên tắc pháp lý cũng như các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------- PHAN THỊ MINH LOAN PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 8 Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------- PHAN THỊ MINH LOAN PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KIÊN BÍCH TUYỀN Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 8 Năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Kính thưa quý Thầy Cô giáo, Tôi tên Phan Thị Minh Loan, mã số sinh viên: 02070322017, là sinh viên khoa Luật kinh tế, lớp CH3LKT, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2022-2024. Tôi cam đoan Đề án "Pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh" là của tôi. Đề án là kết quả từ quá trình nghiên cứu và thực tập của bản thân được thực hiện tại Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức và cơ quan chủ quản Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức. Mọi thông tin trích dẫn đều được dẫn chứng đầy đủ, rõ ràng theo đúng quy định của Nhà trường. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với Nhà trường về sự cam đoan này. Đề án này được sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Kiên Bích Tuyền - Giảng viên khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2024. Tác giả Phan Thị Minh Loan
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả tấm lòng và sự kính trọng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường; TS. Nguyễn Kiên Bích Tuyền - Giảng viên khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Lãnh đạo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực nghiệm các công việc liên quan, giúp cho tôi hoàn thành Đề án. Tuy nhiên, do thời gian có giới hạn, trình độ lý luận nên Đề án này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý Thầy, Cô để tôi tiếp tục hoàn thiện kiến thức của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trân trọng! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2024. Tác giả Phan Thị Minh Loan
- TÓM TẮT ĐỀ ÁN Đề án "Pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh", được tác giả nghiên cứu với trọng tâm là các quy định của pháp luật về đất đai (LĐĐ năm 2013; Văn bản hợp nhất LĐĐ năm 2018, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 9 tháng 8 năm 2018 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất) và các văn bản hướng dẫn thi hành khác có liên quan. Qua việc đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về TĐC tại thành phố Thủ Đức; Đề án sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và đối chiếu để nêu lên những mặt tích cực, ưu điểm, đồng thời chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về vấn đề TĐC cho người dân có đất bị thu hồi. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực thi pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn thực hiện tại thành phố Thủ Đức. Với kết quả nghiên cứu, tác giả mong rằng Đề án sẽ góp một phần nhỏ vào nguồn dữ liệu để các nhà làm luật có thể tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên cả nước nói chung và tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Trân trọng!
- PROJECT SUMMARY The project "Law on Resettlement When the State Recovers Land Through Practical Application in Thu Duc City, Ho Chi Minh City" focuses on the legal regulations regarding land (Land Law of 2013; Consolidated Document of the Land Law of 2018, Decree No. 47/2014/ND-CP dated May 15, 2014, of the Government; Decision No. 28/2018/QD-UBND dated August 9, 2018, of the People's Committee of Ho Chi Minh City on compensation, support, and resettlement when the State recovers land) and other related guiding documents. By evaluating the current legal regulations and the practical implementation of resettlement regulations in Thu Duc City, the project uses analysis, comparison, and contrast methods to highlight the positive aspects and advantages while pointing out the limitations, difficulties, and obstacles in implementing the resettlement regulations for people whose land is recovered. Based on this evaluation, the project proposes several solutions to improve the law and the enforcement of resettlement regulations when the State recovers land, as observed in the practical implementation in Thu Duc City. With the research results, the author hopes that the project will make a small contribution to the data resources for lawmakers to reference in the process of perfecting the legal system on resettlement when the State recovers land nationwide in general and in Thu Duc City, Ho Chi Minh City in particular. Sincerely! Yours faithfully,
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 1 QLĐĐ Quản lý đất đai 2 LĐĐ Luật đất đai 3 BĐS Bất động sản 4 TĐC Tái định cư 5 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất 6 NSDĐ Người sử dụng đất 7 UBND Ủy ban nhân dân 8 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 9 THĐ Thu hồi đất 10 QSDĐ Quyền sử dụng đất 11 TSDĐ Tiền sử dụng đất
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ......................................... I DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. II DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ............................ II PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề án .................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Bố cục của đề án ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC ............................................................................ 5 1.1. Khái quát pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: ............... 5 1.1.1. Khái niệm về tái định cư: .......................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm pháp luật về tái định cư: ........................................................... 6 1.1.3. Cơ sở pháp luật quy định về tái định cư: .................................................. 6 1.2. Thực hiện pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: ............... 6 1.2.1. Đối tượng, điều kiện hưởng chính sách tái định cư: ................................. 6 1.2.2. Nguyên tắc bố trí tái định cư: ................................................................... 8 1.2.3. Trình tự, thủ tục thực hiện tái định cư: ..................................................... 9 1.3. Thực tiễn tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức:12 1.3.1. Tổng quan tình hình thực hiện các dự án: .............................................. 12 1.3.2. Tình hình sử dụng, bố trí tái định cư: ...................................................... 12 1.3.3. Cách thức, trình tự bố trí tái định cư: ..................................................... 13 1.3.4. Xử lý phần chênh lệch giá trị giữa giá bồi thường với giá bán tái định cư: ............................................................................................................................... 15 1.3.5. Hỗ trợ tự lo chỗ ở mới: ........................................................................... 16 1.3.6. Ghi nợ tiền sử dụng đất:.......................................................................... 18 1.3.7. Những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, thu hồi đất ảnh hưởng đến việc bố trí tái định cư: ......................................................................... 20
- KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................. 27 2.1. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về tái định cư: ................. 27 2.1.1. Tái định cư đối với tổ chức và tình huống cụ thể: .................................. 27 2.1.2. Tái định cư cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tình huống cụ thể: ............................................................................................................................... 30 2.1.3. Về điều kiện “không còn thửa đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi”: ........................................................................................... 37 2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tái định cư:......................................... 39 2.2.1. Tái định cư đối với tổ chức: .................................................................... 39 2.2.2. Tái định cư cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài: ........................ 39 2.2.3. Về điều kiện “không còn thửa đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi”: ........................................................................................... 41 2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức: ........................................ 42 2.3.1. Về thực hiện pháp luật về tái định cư: .................................................... 42 2.3.2. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. ........................................... 44 2.3.3. Thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: ..................... 45 2.3.4. Năng lực của bộ máy quản lý đất đai: .................................................... 47 2.3.5. Ổn định cuộc sống cho người dân diện giải tỏa thu hồi đất: .................. 48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................... 50 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... I I. Văn bản quy phạm pháp luật: ........................................................................... i II. Giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành và văn bản khác: ..................... i PHỤ LỤC 1......................................................................................................... III PHỤ LỤC 2........................................................................................................... V
- DANH MỤC BẢNG BIỂU PHỤ LỤC 1 Trang Sơ đồ 1.1. Tình hình thực hiện các dự án iii Sơ đồ 1.2. Tình hình bố trí nhà ở (căn hộ), đất ở (nền đất) iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ PHỤ LỤC 2 Trang Hình 1.1 Bản án hành chính phúc thẩm số 89/2023/HC-PT ngày v 23 tháng 02 năm 2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM. Hình 1.2. Bản án hành chính phúc thẩm số 357/2021/HC-PT ngày vi 08 tháng 6 năm 2021 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề án Đất đai là là sản phẩm của tự nhiên, là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi con người. Đất đai giữ một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Với giá trị cốt lõi đó, Chính phủ đã ban hành Luật để cụ thể hóa các quy định về đất đai, cũng như thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hoàn thiện nhằm điều chỉnh kịp thời và hiệu quả các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Có thể thấy, Luật Đất đai (LĐĐ) - đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật đã có những tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh…có mối quan hệ ảnh hưởng đến nhiều các quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, khi pháp luật – công cụ quản lý cốt lõi thay đổi thì hoạt động quản lý của Nhà nước cũng cần thay đổi nhằm đảm bảo tính tương thích. Nhưng xét từ thực tiễn những năm qua ở Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức nói riêng cho chúng ta thấy, trong hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai đặc biệt là chính sách tái định cư (TĐC) khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều bất cập, hạn chế cần phải xem xét, điều chỉnh. Thành phố Thủ Đức được hình thành trên cơ sở sáp nhập 03 quận của TPHCM đó là Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức theo Nghị quyết số 1111/NQ- UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TPHCM. Với lợi thế “Thành phố” trong “Thành phố”, thành phố Thủ Đức đang gần trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ lớn, năng động của cả nước, là nơi có vị trí cửa ngõ phía Đông quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh, có tiềm lực về con người, về tài chính và đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ. Từ đó, hàng trăm dự án đã và đang được triển khai trên địa thành phố Thủ Đức với kế hoạch dự kiến thu hồi hàng chục ngàn ha đất, nhà ở, công trình, vật kiến trúc trên đất đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân có đất bị thu hồi. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, chuyển đổi nghề, bố trí công ăn việc làm đặc biệt là giải quyết chính sách TĐC để người dân "an cư lập nghiệp" đang là những thách thức không nhỏ cho chính quyền thành phố Thủ Đức.
- -2- Thực tế, để giải quyết được vấn đề trên là công việc khó khăn, phức tạp, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người có đất bị thu hồi nên dễ phát sinh tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện từ đó cũng dễ hình thành những điểm nóng gây mất ổn định về an ninh, chính trị. Nhận thức sâu sắc được những khó khăn, thách thức của công tác bồi thường giải phòng mặt bằng, thu hồi đất nhất là công tác bố trí TĐC cho người dân có đất bị thu hồi; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức đã ban hành nhiều chủ trương nhằm thực thi có hiệu quả của pháp luật về bồi thường, hồi trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của thành phố dựa trên cơ sở quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thủ Đức vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, khiểm khuyết cần được nghiên cứu để chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan. Trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết chính sách TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề án nghiên cứu "Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh" để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế. Với hy vọng đóng góp một phần nhỏ ý kiến của mình vào việc hoàn thiện các quy định về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về vấn đề TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ở Thành phố Hồ Chí Minh nói cung cũng như thành phố Thủ Đức nói riêng. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn chọn đề án này, với mong muốn thông qua việc nghiên cứu sẽ làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về việc áp dụng pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, tìm ra những bất cập của việc áp dụng, thực thi các quy định về TĐC trong thực tiễn. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
- -3- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề án nghiên cứu có nội dung khá rộng, phức tạp và giải quyết nhiều yêu cầu trên các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán, truyền thống vv. Tuy nhiên, trong khuẩn khổ của đề án, tác giả chỉ nghiên cứu việc áp dụng pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn thực hiện tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. - Nội dung nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu các hệ thống pháp luật thực định, các nguyên tắc pháp lý cũng như các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Không gian nghiên cứu: Công tác TĐC các dự án đã và đang thực hiện trên địa bàn thành phố Thủ Đức. - Thời gian nghiên cứu: từ khi thành lập thành phố Thủ Đức (ngày 01/01/2021) đến tháng 3 năm 2024. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá ảnh hưởng của pháp luật đến chính sách TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại các dự án đang triển khai sau khi thành lập thành phố Thủ Đức, đề án sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích: Áp dụng khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và pháp luật TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. - Phương pháp so sánh và đối chiếu: Sử dụng khi nghiên cứu pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Thủ Đức. - Phương pháp bình luận và quy nạp: Được sử dụng khi nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức. 5. Bố cục của đề án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề án bao gồm 02 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Pháp luật về TĐC và thực tiễn thực hiện pháp luật về TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức.
- -4- Chương 2: Một số bất cập trong quy định của pháp luật về TĐC, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TĐC và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TĐC khi nhà nước thu hồi đất tại thành phố Thủ Đức.
- -5- CHƯƠNG 1 PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 1.1. Khái quát pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: 1.1.1. Khái niệm về tái định cư: Luật Đất đai (LĐĐ) qua các thời kỳ từ LĐĐ năm 1993 sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001, LĐĐ năm 2003, LĐĐ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này cũng chưa có một quy định cụ thể như thế nào về “tái định cư” khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ). Theo Từ điển tiếng Việt: "tái" là lần thứ hai, lại một lần nữa, "định cư" là ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn 1. Căn cứ các quy định điều chỉnh về vấn đề tái định cư (TĐC) khi Nhà nước THĐ, có thể hiểu: "Tái định cư khi Nhà nước THĐ được áp dụng khi hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị THĐ ở hợp pháp mà phải di chuyển chỗ ở và không còn chỗ ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất ở bị thu hồi thì được bố trí tái định cư bằng việc giao đất ở, nhà ở hoặc bằng tiền". Đến Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024 tại Khoản 39, Điều 3 có giải thích từ ngữ về tái định cư như sau: “Tái định cư là việc Nhà nước thực hiện bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp cho người có đất thu hồi hoặc hỗ trợ bằng giao đất ở, nhà ở tái định cư cho người không đủ điều kiện bồi thường về đất ở theo quy định của Luật này nhưng không còn chỗ ở nào khác”. Chính sách TĐC của Nhà nước nhằm giúp ổn định cuộc sống, bồi thường thiệt hại cho các chủ sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất khi bị thu hồi theo quy định. Người có nhà, đất bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ bằng nhiều phương thức khác nhau như bằng tiền, bằng nhà TĐC (căn hộ chung cư), bằng nền đất với mục đích để giúp cho người dân có nơi an cư mới, nhanh chóng ổn định cuộc sống trở 1 Ngọc Lương (2011), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, tr.581,206.
- -6- lại sau khi di dời giải tỏa. Về mặt pháp lý, nhà và đất TĐC cho người có nhà, đất bị thu hồi có đầy đủ quyền sử dụng hợp pháp như mọi loại đất thông thường. 1.1.2. Đặc điểm pháp luật về tái định cư: Tái định cư (TĐC) có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, đối tượng TĐC chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất ở bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở. Thứ hai, mục đích của TĐC là nhằm giải quyết chỗ ở mới cho người bị thu hồi đất và phải di chuyển chỗ ở để giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và sinh hoạt. Thứ ba, Nhà nước chỉ thực hiện TĐC khi Nhà nước thu hồi đất ở và mục đích của việc thu hồi là sử dụng cho mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và người có đất bị thu hồi phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 1.1.3. Cơ sở pháp luật quy định về tái định cư: Các quy định pháp luật về TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu sau đây: Thứ nhất, Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ. Sự bảo hộ của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản của công dân được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự năm 2015. Nội dung này được quy định cụ thể tại Điều 186, Điều 189 và Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015. Thứ hai, Thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là hậu quả phát sinh trực tiếp từ hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Thứ ba, Vấn đề TĐC khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên chế định sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. 1.2. Thực hiện pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: 1.2.1. Đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách tái định cư: Theo LĐĐ năm 2013 quy định về đối tượng, điều kiện hưởng chính sách tái định cư như sau:
- -7- "1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai 2013 khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau: Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền" 2. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định để điều chỉnh về đối tượng, điều kiện được hưởng chính sách TĐC như sau: "1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau: a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư. b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở" 3. Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất có nội dung xác định: "4. Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ Điểm a Khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai năm 2013. 2 Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy 3 định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- -8- ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định". Việc bố trí nhà ở, đất ở là nền đất hoặc căn hộ chung cư trong Khu TĐC của dự án; quy định này được cụ thể hóa trong từng Chính sách của mỗi dự án do Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC dự án lập và được UBND quận, huyện phê duyệt theo quy định của pháp luật. 1.2.2. Nguyên tắc bố trí tái định cư: Hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng bố trí TĐC thì được lựa chọn TĐC bằng căn hộ chung cư "nhà ở" hoặc nền đất "đất ở" trong các Khu TĐC của dự án theo tiêu chuẩn tái định cư nhà ở, đất ở mà họ được hưởng. Khu TĐC là khu vực quỹ đất do Nhà nước cấp để bồi thường TĐC cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất ở, giúp họ có nơi an cư mới, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Diện tích nhà ở, đất ở để bố trí TĐC là diện tích theo quy hoạch nhà ở, đất ở tại Khu TĐC của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn mức bố trí TĐC không vượt quá 200m2 đối với địa bàn Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức nay là thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh 4. Các trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án họp bàn, xem xét và giải quyết (Ví dụ: Trường hợp hộ dân có diện tích đất ở đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ bị thu hồi toàn bộ lớn hơn 200m2 và trường hợp quỹ nền TĐC có nền diện tích lớn hơn hạn mức; khi bố trí vượt hạn mức 200m2 sẽ do UBND quận, huyện và Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án xem xét, giải quyết). Nội dung này được quy định cụ thể trong từng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của từng dự án. Hình thức giải quyết tái định cư: bốc thăm hoặc bằng phiếu kín. 4 Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 07 tháng 01 năm 2014 và Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2016 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định về hạn mức đất ở tại TPHCM.
- -9- 1.2.3. Trình tự, tục thực hiện tái định cư: 1.2.3.1. Lập, thẩm định, phê duyệt phương án tái định cư: Tại LĐĐ năm 2013 quy định về việc lập và thực hiện dự án TĐC như sau: "1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. 2. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền. 3. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư. 4. Chính phủ quy định chi tiết điều này" 5. Theo nội dung quy định trên, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC dự án thuộc UBND cấp huyện nơi có dự án triển khai tiến hành điều tra xã hội học, khảo sát, xác định nhu cầu của hộ gia đình, cá nhân trong khu vực có đất thu hồi để lập và thực hiện phương án TĐC. Bên cạnh đó, tại Điều 26 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất về lập và thực hiện dự án TĐC theo quy định tại Điều 85 của LĐĐ năm 2013 được thực hiện như sau: "1. Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất. 2. Việc lập dự án tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư và phải bảo đảm các quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 69 của Luật Đất đai 2013. 3. Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư. 5 Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 85 Luật Đất đai năm 2013.
- - 10 - 4. Đối với dự án khu tái định cư tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành phần thì tiến độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các công trình cơ sở hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu tái định cư phải bảo đảm kết nối theo đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 5. Việc bảo đảm kinh phí để thực hiện dự án tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ". 1.2.3.2. Công khai phương án tái định cư: LĐĐ năm 2013 quy định về việc công khai phương án TĐC như sau: "3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được Nhà nước quy định cụ thể như sau: b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng" 6. Như vậy, ngoài tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng thì chính quyền địa phương cấp xã cũng phải công khai các nội dung liên quan đến các dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 như: "3.Dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã và tiến độ thực hiện; kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã; kế hoạch quản lý, sử dụng quỹ đất do cấp xã quản lý; kế hoạch cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã; quy hoạch xây dựng vùng 6 Điểm b Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai năm 2013.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp
56 p |
12 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh doanh bất động sản là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
85 p |
19 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
131 p |
14 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam
52 p |
46 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
92 p |
16 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng vay thế chấp tài sản là BĐS qua thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam chi nhánh Phú Mỹ Hưng
65 p |
8 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích Quận 2
59 p |
19 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
72 p |
8 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nay
88 p |
11 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảo đảm theo pháp luật – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
59 p |
13 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án du lịch - Thực tiễn tại tỉnh Lâm Đồng
86 p |
6 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam
80 p |
5 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại Quận 5
70 p |
5 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
50 p |
14 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN
117 p |
8 |
1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
56 p |
14 |
1
-
Đề án Tốt nghiệp: Đổi mới hoạt động của Ủy ban nhân dân phường ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia
85 p |
6 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
