Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
lượt xem 0
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" nhằm đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về hợp đồng lao động đối với người nước ngoài theo hướng khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH TẤN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH TẤN PHƯƠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã chuyên ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU HÀ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Đề án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Thu Hà. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong đề án này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả (ký, ghi rõ họ tên) Huỳnh Tấn Phương
- LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện đề án. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô của trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu tại trường. Những kiến thức mà chúng em được giảng viên truyền tải sẽ là hành trang quý báu trong tương lai. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên và là nguồn động lực cổ vũ lớn lao giúp em kiên trì và hoàn đề án này này. Bằng tất cả sự nỗ lực cố gắng hoàn thành đề án tốt nhất có thể. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ bảo của quý thầy cô. Tác giả (ký, ghi rõ họ tên) Huỳnh Tấn Phương
- TÓM TẮT Đề án này nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến việc giao kết hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, với trọng tâm là các khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương. Nghiên cứu phân tích các nghị định và thông tư hướng dẫn, cụ thể là Nghị định số 152/2020/NĐ-CP và Nghị định số 70/2023/NĐ-CP. Đề án trình bày chi tiết các quy định về điều kiện, thủ tục cấp và gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài, cũng như các quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Các quy định về bảo hiểm xã hội và bảo vệ lao động cũng được nghiên cứu và làm rõ. Đề án sử dụng phương pháp định tính, bao gồm phân tích tài liệu pháp lý và thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nghiên cứu thực địa tại các khu công nghiệp ở Bình Dương được thực hiện để hiểu rõ hơn về cách các quy định được áp dụng trong thực tế và những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện. Kết quả đạt được của đề án là phát hiện ra rằng mặc dù các quy định pháp luật đã được xây dựng đầy đủ, vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thực thi. Các vấn đề chủ yếu bao gồm sự không đồng đều trong việc tuân thủ giữa các doanh nghiệp, sự thiếu rõ ràng trong một số quy định và khó khăn trong việc giám sát và xử lý vi phạm. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp như tăng cường đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, cải thiện quy trình cấp giấy phép lao động và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Đề án khẳng định tầm quan trọng của việc hoàn thiện và thực thi hiệu quả các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài tại Việt Nam. Các cải tiến trong quản lý và thực thi pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nước ngoài và đảm bảo sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp tại Bình Dương.
- ABSTRACT This project examines the legal regulations concerning the conclusion of labor contracts with foreign workers in Vietnam, with a focus on industrial zones in Binh Duong province. The study analyzes specific decrees and guiding circulars, particularly Decree No. 152/2020/ND-CP and Decree No. 70/2023/ND-CP. The project details the regulations on the conditions, procedures for issuing and renewing work permits for foreigners, as well as the rights and obligations of workers and employers. Regulations on social insurance and labor protection are also studied and clarified. The project employs qualitative methods, including the analysis of legal documents and the collection of secondary data from reports by the Ministry of Labor, War Invalids, and Social Affairs. Field research in the industrial zones of Binh Duong was conducted to better understand the practical application of the regulations and the challenges faced by enterprises, leading to recommendations for improvements. The project's findings reveal that despite the comprehensive construction of legal regulations, there remain significant difficulties in implementation. Major issues include inconsistent compliance among enterprises, a lack of clarity in some regulations, and challenges in monitoring and handling violations. The research proposes solutions such as enhancing training and technical support for businesses, improving the work permit issuance process, and strengthening coordination among state management agencies. The project emphasizes the importance of completing and effectively implementing legal regulations on the conclusion of labor contracts for foreign workers in Vietnam. Improvements in the management and enforcement of these laws will facilitate foreign labor and ensure the sustainable development of industrial zones in Binh Duong.
- i MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 6 6. Ý nghĩa của đề án ....................................................................................................... 7 7. Bố cục của đề án ......................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH .......................................................... 9 BÌNH DƯƠNG ............................................................................................................... 9 1.1. Một số cơ sở lý luận về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ..................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài lao động ........................................................................................................................ 9 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ...................................................................................... 9 1.1.1.2. Đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài lao động tại Việt Nam............................................................................................................. 10 1.1.2. Khái niệm pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài ........................................................................................................................... 12
- ii 1.1.3. Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài lao động tại Việt Nam ....................................................................................................... 14 1.1.3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam............................................................................................................. 14 1.1.3.2. Chủ thể giao kết hợp đồng lao động .......................................................... 15 1.1.3.4. Nội dung và hình thức giao kết hợp đồng lao động ................................... 16 1.1.3.5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình giao kết HĐLĐ .............. 18 1.1.3.6. Hiệu lực của hợp đồng lao động ................................................................ 20 1.3. Thực trạng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ............................................................................... 22 1.3.1. Khái quát về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.................... 22 1.3.2. Thực trạng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ....................................................................................... 23 1.4. Thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài làm việc hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 26 1.4.1. Tình hình sử dụng lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương ......................................................................................................................... 26 1.4.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với lao động nước ngoài làm việc hiện tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ......... 36 1.4.2.1. Các kết quả đạt được ................................................................................. 36 1.4.2.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 39 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ................................................................................ 45
- iii 2.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ................................................................................................... 45 2.1.1. Về phía cơ quan nhà nước ................................................................................ 45 2.1.2. Về phía cụm khu công nghiệp .......................................................................... 47 2.1.3. Về phía người sử dụng lao động ....................................................................... 49 2.1.4. Về phía người lao động .................................................................................... 51 2.1.5. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật .................................................................... 53 2.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài tại Việt Nam. ....................................................................................................... 56 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................i PHỤ LỤC .......................................................................................................................iv
- i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BLLĐ Bộ Luật lao động NLĐNN Lao động nước ngoài KCN Khu công nghiệp
- ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Tình hình lao động nước ngoài ở tỉnh Bình Dương giai đoạn 2019 – 2023 . 27 Bảng 1.2. Thống kê số liệu lao động nước ngoài tại tỉnh Bình Dương theo quốc gia, vùng lãnh thổ giai đoạn 2019 – 2023 ...................................................................................... 28 Bảng 1.3. Thống kê số liệu lao động nước ngoài tại Bình Dương theo vị trí việc làm giai đoạn 2019 – 2023 ........................................................................................................... 30 Bảng 1.4. Số liệu công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp, giai đoạn 2019 – 2023 ....................................................................................... 31
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, sự dịch chuyển lao động quốc tế trở thành một xu hướng tất yếu. Việt Nam với lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và chi phí lao động cạnh tranh đang ngày càng thu hút nhiều lao động nước ngoài đến làm việc, đặc biệt tại các khu công nghiệp trọng điểm. Tuy nhiên, quá trình tuyển dụng và sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam cũng đặt ra không ít thách thức về mặt pháp lý, đòi hỏi sự hoàn thiện và đồng bộ của hệ thống quy phạm điều chỉnh, trong đó trọng tâm là các quy định về giao kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động giữ vai trò cốt lõi trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động, là cơ sở để giải quyết các tranh chấp nếu có phát sinh. Đối với lao động là người nước ngoài, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và tập quán làm việc đòi hỏi các quy định về hợp đồng lao động phải bảo đảm sự công bằng, minh bạch và tương thích với chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về tính ổn định và đồng bộ của pháp luật hiện hành cũng tạo ra những lỗ hổng, bất cập gây khó khăn cho các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Bình Dương là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước với sự tập trung của nhiều tập đoàn đa quốc gia và lao động nước ngoài. Theo số liệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, số lượng lao động nước ngoài tại đây đã tăng đáng kể, từ 13.447 người năm 2019 lên 23.370 người năm 2023. Sự gia tăng này cho thấy nhu cầu lớn về lao động nước ngoài tại các khu công nghiệp, đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp Bình Dương sẽ cung cấp bức tranh sinh động và thiết thực, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi. Qua đó, đề tài hướng tới mục tiêu xây dựng một hành lang pháp lý an toàn, công bằng và hiệu quả cho người lao động nước ngoài, đồng thời thúc
- 2 đẩy mối quan hệ hợp tác lao động quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương’’ làm đề tài nghiên cứu. Bình Dương là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước với sự tập trung của nhiều tập đoàn đa quốc gia và lao động nước ngoài. Việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp Bình Dương sẽ cung cấp bức tranh sinh động và thiết thực, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi. Qua đó, đề tài hướng tới mục tiêu xây dựng một hành lang pháp lý an toàn, công bằng và hiệu quả cho người lao động nước ngoài, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lao động quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại mới. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề pháp luật về hợp đồng lao động đối với người nước ngoài đang thu hút sự quan tâm của giới học thuật và các nhà hoạch định chính sách. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề này dưới các góc độ khác nhau. Điển hình là nghiên cứu của tác giả Elena Sychenko (2018) với tiêu đề "The Protection of Foreign Workers' Labour Rights: International and National Perspectives". Công trình này phân tích khung pháp lý quốc tế và quốc gia về bảo vệ quyền lao động của người lao động nước ngoài, chỉ ra những thách thức trong việc đảm bảo sự công bằng và không phân biệt đối xử. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề nảy sinh. Bên cạnh đó, công trình "Cross-border Employment Contract and Applicable Law" của tác giả Olaf Meyer (2020) tập trung vào khía cạnh xung đột pháp luật trong hợp đồng lao động xuyên quốc gia. Nghiên cứu chỉ ra sự đa dạng và phức tạp của các quy phạm
- 3 pháp luật điều chỉnh quan hệ này, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo tính thống nhất và dễ dự đoán của pháp luật áp dụng. Trong khi đó, tác giả Petra Herzfeld Olsson (2019) lại tiếp cận vấn đề từ góc độ quyền con người trong bài viết "Migrant Workers' Access to Justice: The Role of Labour Rights". Dựa trên các công ước quốc tế về quyền con người và tiêu chuẩn lao động, tác giả lập luận rằng việc đảm bảo quyền tiếp cận công lý của người lao động di cư là yếu tố then chốt để bảo vệ quyền lao động của họ. Nghiên cứu cũng chỉ ra những rào cản thực tế và đưa ra khuyến nghị chính sách để cải thiện tình hình. Tại Việt Nam, nghiên cứu về pháp luật hợp đồng lao động đối với người nước ngoài còn khá mới mẻ và chưa thật sự đồng bộ, hệ thống. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến như luận văn thạc sĩ "Pháp luật về hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2017). Trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng, tác giả chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập như sự chồng chéo, thiếu tính ổn định của các văn bản quy phạm pháp luật, sự bất đồng về ngôn ngữ trong hợp đồng lao động, hay vấn đề bảo hiểm xã hội và sức khỏe cho người lao động nước ngoài. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu tương đối hẹp và còn thiếu những đánh giá sâu sắc về thực tiễn. Gần đây, bài viết "Thu hút lao động nước ngoài và thực thi pháp luật về hợp đồng lao động tại các khu công nghiệp Việt Nam" (2022) của nhóm tác giả Trần Văn Quyền và Hoàng Thị Ngọc Anh đã góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu. Bài viết tập trung phân tích các yếu tố thúc đẩy và cản trở việc thu hút lao động nước ngoài tại các khu công nghiệp, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng để tạo môi trường minh bạch, công bằng và hấp dẫn hơn. Các tác giả cũng đưa ra một số gợi ý chính sách như đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm và an sinh xã hội cho người lao động. Mặc dù đã có những nghiên cứu nhất định, song tổng thể tình hình cho thấy tài liệu chuyên sâu về vấn đề này ở Việt Nam chưa thực sự dồi dào. Hầu hết các nghiên cứu mang tính tổng quan hoặc chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ, chứ chưa thực sự đánh
- 4 giá đầy đủ và hệ thống về pháp luật và thực tiễn áp dụng. Bên cạnh đó, nghiên cứu về hợp đồng lao động với người nước ngoài từ góc nhìn của Luật kinh tế, đặc biệt liên quan đến hoạt động của các khu công nghiệp tại Bình Dương vẫn là một khoảng trống cần được lấp đầy. Những hạn chế này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và hoàn thiện pháp luật. Nhận thức được những đòi hỏi này, nghiên cứu "Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương" hứa hẹn sẽ góp phần làm sáng tỏ bức tranh pháp lý và thực tiễn của vấn đề, đồng thời đề xuất những kiến giải mang tính định hướng để khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trước đây, đề tài sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề trọng tâm: Thứ nhất, nghiên cứu sẽ hệ thống hóa và phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về giao kết hợp đồng lao động với người nước ngoài, đặc biệt chú trọng đến mối liên hệ với Luật Doanh nghiệp trong việc điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp tại khu công nghiệp. Từ đó, chỉ ra những vướng mắc, bất cập và sự cần thiết phải hoàn thiện để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ. Thứ hai, trên nền tảng khảo sát, đánh giá thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người nước ngoài tại các khu công nghiệp ở Bình Dương, đề tài sẽ chỉ ra những thành tựu, khó khăn và phân tích nguyên nhân. Qua đó, làm rõ những vấn đề nổi cộm cần tập trung giải quyết trong thực tiễn. Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất giải pháp đồng bộ, toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng, hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường lao động lành mạnh, thu hút nhân lực chất lượng cao và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- 5 Với những nội dung trọng tâm trên, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ thắp sáng thêm những khía cạnh còn tối của "bức tranh" pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động với người nước ngoài. Đồng thời, những bài học kinh nghiệm và gợi ý chính sách thiết thực từ thực tiễn các khu công nghiệp Bình Dương chắc chắn sẽ là tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định và cơ quan hữu quan trong công cuộc cải cách, phát triển. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm các khía cạnh sau: Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cùng với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nơi tập trung nhiều lao động nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia. Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm dữ liệu và sự phát triển pháp lý trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023, cung cấp phân tích toàn diện về tình hình hiện tại và sự tiến triển của môi trường pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài trong khoảng thời gian này. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu này hướng tới một số mục tiêu chính sau đây: Một là, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc giao kết, hiệu lực của hợp đồng. Hai là, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài và tình hình thực hiện tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, làm rõ những kết quả đạt được cũng như hạn chế, bất cập và nguyên nhân.
- 6 Ba là, đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về hợp đồng lao động đối với người nước ngoài theo hướng khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Qua việc thực hiện các mục tiêu trên, nghiên cứu này mong muốn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến pháp luật về hợp đồng lao động với lao động nước ngoài - một đề tài còn khá mới mẻ và ít được nghiên cứu một cách hệ thống tại Việt Nam. Đồng thời, với những luận giải khoa học và đề xuất thiết thực, tác giả hy vọng sẽ cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy quan hệ hợp tác lao động quốc tế và phát triển bền vững nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở thu thập, hệ thống hóa các quy định của pháp luật, tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan, tôi tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về pháp luật hợp đồng lao động đối với người nước ngoài. Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, dữ liệu thu thập được, tôi sẽ sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng lao động, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Việc sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp trên sẽ giúp đề tài bảo đảm tính khoa học, khách quan và thực tiễn.
- 7 6. Ý nghĩa của đề án Ý nghĩa về mặt lý luận: Nghiên cứu này đóng góp quan trọng vào hệ thống lý luận pháp luật lao động, làm rõ các khái niệm và quy định về hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan và chi tiết về khung pháp lý hiện hành, từ đó bổ sung vào hệ thống lý luận pháp luật lao động và quản lý lao động quốc tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn phân tích, đánh giá thực trạng pháp lý và đề xuất các giải pháp khoa học nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Các giải pháp này mang tính khả thi và có thể áp dụng trong thực tế, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Về mặt thực tiễn, nghiên cứu cung cấp thông tin hữu ích cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc tuân thủ và thực thi pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao động nước ngoài. Các giải pháp đề xuất giúp cải thiện quy trình cấp giấy phép lao động, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý, và tăng cường đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp. Điều này góp phần tạo ra một môi trường làm việc và đầu tư thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các khu công nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là tại Bình Dương. Đồng thời, nghiên cứu cũng giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động nước ngoài, tạo điều kiện để họ hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc tại Việt Nam. 7. Bố cục của đề án Đề tài được kết cấu thành các chương và mục rõ ràng, logic, nhằm đảm bảo tính mạch lạc và khoa học trong việc trình bày nội dung nghiên cứu. Cụ thể, đề tài được chia thành 2 chương: Chương 1: Thực trạng giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 8 Chương 2: Một số kiến nghị và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. Một số cơ sở lý luận về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài lao động 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là văn bản thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, ‘‘người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, trình độ chuyên môn, sức khỏe, lý lịch tư pháp và giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp”1. Về loại hợp đồng lao động, Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài không được vượt quá thời hạn của giấy phép lao động. Do đó, hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài thường là hợp đồng xác định thời hạn. Hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng xác định thời hạn nếu có nhu cầu. Sau khi ký kết hợp đồng lao động với NLĐNN, theo nghị định 70/2023/NĐ-CP NSDLĐ 2có trách nhiệm gửi hợp đồng lao động (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) tới cơ quan đã cấp giấy phép lao động cho người lao động đó. Việc không gửi hợp đồng 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 2 Nghị định 70/2023/NĐ-CP NSDLĐ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ ÁN: “Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh”
30 p | 1015 | 466
-
Đồ án tốt nghiệp Những bất cập và giải pháp hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý NSNN ở Việt nam trong điều kiện hiện nay
26 p | 284 | 129
-
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Thiết bị Bưu đi
75 p | 229 | 120
-
Đồ án tốt nghiệp về Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh
60 p | 169 | 74
-
Đề án tốt nghiệp: Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Tiên Sơn Hà Tây
106 p | 135 | 55
-
Đồ án tốt nghiệp “Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng I Thanh Hoá"
62 p | 129 | 44
-
Đề án tốt nghiệp: Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay
94 p | 109 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh: Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty bằng quyền sở hữu trí tuệ
63 p | 75 | 20
-
Đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị: Đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ hội Nhà báo Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020
49 p | 131 | 20
-
Đề án tốt nghiệp: Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu
92 p | 50 | 8
-
Đề án tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực hướng tới thực hiện thành công chiến lược kinh doanh tại công ty luật TNHH Kim Long
102 p | 10 | 8
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích Quận 2
59 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
56 p | 1 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN
117 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
50 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại Quận 5
70 p | 0 | 0
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng vay thế chấp tài sản là BĐS qua thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam chi nhánh Phú Mỹ Hưng
65 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn