
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN
lượt xem 1
download

Đề án "Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN" tập trung nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về quản lý tại DNNN cụ thể, đồng thời chỉ ra được các ưu điểm và những vấn đề chưa phù hợp, bất cập, hay khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp. Dựa vào đó, tác giả đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả các quy định về tổ chức và quản lý DNNN hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------- TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------------------------- TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP HIỆN HÀNH - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGA Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi là Trần Thị Tuyết Nhung, học viên cao học ngành Luật kinh tế, mã số: 020703220021, đang theo học tại lớp CH3LKT, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, niên khóa 2022-2024. Tôi xin cam đoan rằng Đề án này do chính tôi tự nghiên cứu và thực hiện. Các số liệu và thông tin được sử dụng trong Đề án này trung thực, đã được công bố và được trích dẫn đầy đủ. Toàn bộ nội dung của Đề án không sao chép từ bất kỳ nguồn nào mà mọi thông tin đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể, có xác nhận từ doanh nghiệp và cơ quan chủ quản của doanh nghiệp. Đề án này là kết quả của quá trình nghiên cứu và thực tập của tôi tại Công ty TMN và được hướng dẫn bởi TS. Trần Thị Bích Nga. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2024. Tác giả Trần Thị Tuyết Nhung
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt Đề án này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu nhà trường và quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã tạo môi trường học tập chuyên nghiệp, giàu kiến thức và luôn tận tâm chỉ bảo, chia sẻ những kiến thức mới nhất, bổ ích nhất cho sinh viên có được những kiến thức hữu ích và quý báu trong suốt khóa học. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Lãnh đạo Công ty TMN đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, trải nghiệm các công việc liên quan đến đề tài. Xin cảm ơn anh chị em cộng sự tại khối cơ quan Công ty TMN và khối các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty TMN đã hỗ trợ cung cấp thêm các thông tin quý giá về chuyên môn để tôi hoàn thành Đề án này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Bích Nga, Giảng viên khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã hướng dẫn tận tình và chia sẻ nhiều kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn thiện bài Đề án này. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn vẫn còn hạn chế, nên Đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô để tôi tiếp tục hoàn thiện kiến thức của mình. Sau cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM và toàn thể quý Anh, Chị đang làm việc tại Công ty TMN dồi dào sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Tôi xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2024. Tác giả Trần Thị Tuyết Nhung
- iii TÓM TẮT ĐỀ ÁN Đề án "Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN" được thực hiện dựa trên nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức quản lý DNNN, tập trung vào LDN 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan, cũng như Luật chuyên ngành và các văn bản chỉ đạo trong công tác tổ chức quản lý tại Công ty TMN. Bằng cách hệ thống hóa và sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật tại một DNNN cụ thể, Đề án đã nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu của pháp luật hiện hành và những bất cập trong thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý DNNN. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất và kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tổ chức quản lý DNNN. Tác giả mong rằng: Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào hệ thống dữ liệu để các nhà làm luật có thể tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức và quản lý DNNN nói chung và Công ty TMN nói riêng. Trân trọng! TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2024. Tác giả Trần Thị Tuyết Nhung
- iv PROJECT SUMMARY The project "Organizing and Managing State-Owned Enterprises under Current Law - Practical Application at TMN Company" is conducted based on a study of the current regulations of Vietnamese law regarding the organization and management of state-owned enterprises. The project focuses on the 2020 Enterprise Law and related guiding documents, as well as specialized laws and directives in the management practices at TMN Company. By systematizing and using appropriate research methods to evaluate the status of legal regulations and the practical implementation of the law at a specific state-owned enterprise, the project has identified the strengths and weaknesses of the current legislation and the shortcomings in the implementation of the law concerning the organization and management of state-owned enterprises. Based on this, the author has proposed several solutions to improve the legislation and enhance the effectiveness of legal enforcement in organizing and managing state-owned enterprises. The author hopes that the research results of this project will make a small contribution to the data system, allowing lawmakers to refer to it during the process of perfecting the legal framework on the organization and management of state-owned enterprises and TMN Company. Sincerely. Ho Chi Minh City, August 10, 2024 Author Tran Thi Tuyet Nhung
- v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Từ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính BĐKH Biến đổi khí hậu B/q Bình quân Bộ TMNT Bộ Tài nguyên và Môi trường CSH Chủ sở hữu CSDL Cơ sở dữ liệu Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài nguyên và Môi Công ty TMN trường miền Nam DNNN Doanh nghiệp Nhà nước HTQLCL Hệ thống quản lý chất lượng LDN Luật Doanh nghiệp SXKD Sản xuất, kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TCVN 9001: 2015 Tiêu chuẩn Việt Nam 9001:2015 TNHH Trách nhiệm hữu hạn MTV Một thành viên TNMT Tài nguyên và Môi trường
- vi MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..................................................................................... 5 7. Bố cục của đề án .......................................................................................................... 5 Chương 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM .................................................................................................................... 6 1.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay ................................................................................................................................... 6 1.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tài nguyên và Môi trường miền Nam ............ 21 Kết luận chương 1........................................................................................................ 42 Chương 2: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM ......................................... 44 2.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước......... 44 2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước .................................................................................... 53 Kết luận chương 2........................................................................................................ 64
- vii KẾT LUẬN .................................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. i PHỤ LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................... xl
- viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1. Cơ cấu doanh thu các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật chuyên vii ngành của Công ty TMN giai đoạn 5 năm trở lại đây (2019- 2023 Bảng 1.2. Cơ cấu doanh thu theo phân khúc thị trường của Công ty viii TMN giai đoạn 5 năm trở lại đây (2019-2023)
- ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Sơ đồ 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TMN x Sơ đồ 1.2. Sơ đồ vận hành hệ thống quản lý của Công ty TMN xi Sơ đồ 1.3. Sơ đồ tháp hệ thống tài liệu pháp lý của Công ty TMN xii Biểu đồ 1.1. Cơ cấu doanh thu các sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật chuyên ix ngành của Công ty TMN giai đoạn 5 năm trở lại đây (2019- 2023) Biểu đồ 1.2. Cơ cấu doanh thu theo phân khúc thị trường của Công ty ix TMN giai đoạn 5 năm trở lại đây (2019-2023) Hình 1.1 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TMN xiii Hình 1.2. Giấy chứng nhận HTQLCL của Công ty TMN theo TCVN xxvi 9001: 2015. Hình 1.3. Bản đồ địa chính xxviii Hinh 1.4. Bản đồ địa hình xxix Hình 1.5. Bản đồ chuyên đề xxxi Hình 1.6. Máy bay không người lái UX5-HP xxxii Hình 1.7. Máy đo trọng lực xxxiii Hình 1.8. Máy thủy chuẩn điện tử xxxiv Hình 1.9. Trạm CORS xxxv Hình 1.10. Lễ nhận Danh hiệu Anh hùng lao động Huân chương Độc xxxvi lập hạng nhất Hình 1.11. Hoạt động đo đạc ngoài thực địa xxxvii Hình 1.12. Hội nghị đại biểu người lao động Công ty TMN năm 2023 xxxix
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức quản lý doanh nghiệp là vô cùng quan trọng đối với một tổ chức, bởi nó giúp xây dựng cơ cấu quản lý và vận hành hệ thống tổ chức trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp nhà lãnh đạo và nhà quản lý có khả năng hoạch định, kiểm soát và xử lý các vấn đề của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và nhất quán. Trong khi đó, DNNN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, và Việt Nam đang tiến hành quá trình hội nhập mạnh mẽ với các nước khác. Chính sách và quy định của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là DNNN để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của DNNN, việc theo dõi và đánh giá tác động của các chính sách pháp luật trong quá trình thực thi là cực kỳ quan trọng. Thông tin và phản ánh từ phía các doanh nghiệp trong quá trình thực thi pháp luật giúp Chính phủ và Quốc hội hiểu rõ hơn về tình hình thực tế và có thể điều chỉnh và hoàn thiện pháp luật một cách hiệu quả và phù hợp. LDN 2020 đã đem lại nhiều cải tiến và tạo ra môi trường hoạt động rõ ràng, mở rộng quyền tự do kinh doanh cho DNNN dưới sự quản lý chặt chẽ và hiệu quả của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực hiện luật này vẫn vấp phải những khó khăn do sự thiếu đồng nhất và xung đột trong văn bản pháp luật có liên quan đến cùng một vấn đề, một sự việc. Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam (sau đây gọi tắt là Công ty TMN) là một DNNN 100% vốn Nhà nước, đang thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý DNNN trong hoạt động của mình. Hiện nay, trong quá trình thực hiện pháp luật, Công ty đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác đăng ký ngành nghề kinh doanh; sự bất cập về đầu tư, xây dựng mua, bán TSCĐ; sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan đại diện chủ sở hữu và sự bất cập về thẩm quyền quản lý đối với chức danh quản lý tại Công ty. Điều này có thể gây rủi ro về pháp lý cho Công ty nếu cùng một vấn đề mà có các quy định khác nhau giữa các văn bản pháp luật với nhau và văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã tìm hiểu, phân tích nguyên nhân của vấn đề và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện
- 2 thể chế và quy định pháp luật, giúp DNNN vượt qua khó khăn và trở nên hiệu quả hơn trong hoạt động thực tế. Từ những lý do trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức quản lý DNNN theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN để làm Đề án thạc sỹ ngành Luật kinh tế theo định hướng ứng dụng, nhằm đề xuất, kiến nghị những nội dung tâm huyết mà tác giả đã phân tích, đánh giá trong quá trình thực hiện thực tế tại Công ty TMN. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Có thể thấy, nhìn chung nghiên cứu pháp luật về tổ chức và quản lý doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng thời gian qua đã nhận được nhiều sự quan tâm của các tác giả như: Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Na (2019), "Pháp luật về quản trị DNNN ở Việt Nam hiện nay ", Luận án đã góp phần làm sáng tỏ thực trạng quy định của pháp luật về quản trị doanh nghiệp nhà nước Việt Nam còn nhiều bất cập, lỗi thời và nêu những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản trị DNNN; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Võ Ngọc Quỳnh Trang (2016), "Pháp luật về tổ chức DNNN ở Việt Nam hiện nay", Luận văn đã phân tích thực trạng, những bất cập cơ cấu, tổ chức bộ máy và các chức danh trong DNNN và đưa ra những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nội dung và hình thức tổ chức DNNN; Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đinh Tuyết Nhi (2021), "Pháp luật về tổ chức DNNN và thực tiễn thi hành ở Việt Nam" đã chứng minh được những bất cập về sự không rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước và hoạt động kinh tế, cũng như sự quản lý nguồn vốn nhà nước tại DNNN không hiệu quả do pháp luật chồng chéo, chưa thống nhất, đồng bộ và từ đó tác giả đã đưa các các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản trị DNNN. Đây là những công trình nghiên cứu mang tính lý luận, thể hiện các quan điểm mang màu sắc riêng của từng tác giả qua những lần sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về tổ chức, quản lý DNNN; Bài viết đăng trên tạp chí Giáo dục và xã hội số tháng 4/2024, của tác giả Trần Thị Bích Nga "Tỷ lệ vốn trong DNNN và sự tác động đến quản lý vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay", bài viết có đề cập đến quy định của pháp luật hiện hành về tỷ lệ vốn của DNNN có sự thay đổi so với LDN trước đó để nhận diện được DNNN có tác động lớn đến chính sách pháp luật và quản lý vốn của doanh nghiệp cũng như góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN nói chung.
- 3 Tuy nhiên, kể từ khi LDN 2020 ra đời có hiệu lực thi hành cho đến nay thì chưa có nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến pháp luật về tổ chức quản lý DNNN, đặc biệt là nhìn nhận ở góc độ tại một DNNN cụ thể. Do vậy, Đề án của tác giả sẽ là công trình mới nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện văn bản pháp luật về tổ chức quản lý DNNN tại một DNNN cụ thể là Công ty TMN mà tác giả đang làm việc. Đề án sẽ chỉ ra những bất cập trong quá trình thực thi văn bản pháp luật bởi sự chưa tương thích, chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột giữa Luật chung và Luật chuyên ngành, đặc biệt là giữa LDN và Luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanh nghiệp; giữa LDN và một số Luật chuyên ngành khác, giữa các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản chỉ đạo của Đảng trong công tác tổ chức cán bộ mà cụ thể đang diễn ra tại Công ty TMN. Qua đó, tác giả đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật tương thích, đồng bộ, khả thi, được áp dụng tương thích, đồng bộ giữa các nhóm đối tượng là cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan đại diện CSH Nhà nước và người quản lý DNNN. Theo tác giả: công tác tổ chức quản lý DNNN muốn có kết quả đầu ra thỏa mãn yêu cầu quản lý của Nhà nước và của chính DNNN thì phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán, nhịp nhàng, toàn diện, cùng thời điểm và cùng thỏa mãn kết quả đầu ra mong đợi của tất cả các bên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về tổ chức quản lý trong nội bộ DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Chủ tịch công ty, mà cụ thể là Công ty TMN. * Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề án tập trung nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý DNNN trong đó trọng tâm là nghiên cứu các quy định của LDN 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành LDN 2020; Luật chuyên ngành và các văn bản chỉ đạo cá biệt có liên quan đến tổ chức quản lý trong Công ty TMN. - Về không gian: Đề án tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý DNNN tại một DNNN cụ thể là Công ty TMN.
- 4 - Về thời gian: Đề án tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng, thực tiễn thực hiện pháp luật về tổ chức quản lý DNNN tại Công ty TMN trong giai đoạn 5 năm trở lại đây (2019-2023). Trong đó, thông tin và dữ liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu được thu thập, điều tra trong gian đoạn 2019-2023. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Đề án tập trung nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về quản lý tại DNNN cụ thể, đồng thời chỉ ra được các ưu điểm và những vấn đề chưa phù hợp, bất cập, hay khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp. Dựa vào đó, tác giả đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện hiệu quả các quy định về tổ chức và quản lý DNNN hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, Đề án sẽ giải quyết một số nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về tổ chức quản lý DNNN; - Phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức quản lý DNNN và thực tiễn thực thi pháp luật tại một DNNN cụ thể; - Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về về tổ chức quản lý DNNN. 5. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, tác giả sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp khảo sát: Đề án sử dụng phương pháp này để xác định, đánh giá thực tiễn thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy tại Công ty TMN. - Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp: Đề án sử dụng phương pháp này để xem xét đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý DNNN và tình hình thực thi các quy định đó tại Công ty TMN. Sau khi phân tích kết quả, tác giả tổng hợp để đưa ra đánh giá tổng quan pháp luật về tổ chức quản lý DNNN. - Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch được sử dụng trong đề án để trình bày từ những vấn đề tổng quan về DNNN đến vấn đề về tổ chức quản lý DNNN.
- 5 Tác giả đã phân tích các ví dụ thực tiễn điển hình để đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình tổ chức quản lý DNNN ở Việt Nam hiện nay. * Phương pháp thu thập thông tin tài liệu: Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thứ cấp bao gồm các công trình như báo, tạp chí trên các website, các tài liệu, hồ sơ, báo cáo, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TMN đã được công bố. 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Về phương diện thực tiễn, đề án đã đánh giá được tầm quan trọng của pháp luật về tổ chức quản lý DNNN nói chung và Công ty TMN nói riêng; đề án đã đánh giá đúng thực trạng quy định của pháp luật về tổ chức quản lý DNNN, để từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, thiết lập các thiết chế trong quản lý tại Công ty TMN. Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những dữ liệu để các nhà làm luật có thể tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức và quản lý DNNN. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu của đề tài cũng được xem như là nguồn tài liệu khảo cứu cho các doanh nghiệp, cho sinh viên và học viên khi nghiên cứu về tổ chức và quản lý DNNN. 7. Bố cục của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục Đề án này được chia làm 02 chương: Chương 1: Thực trạng pháp luật về tổ chức quản lý DNNN và thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN. Chương 2: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tổ chức quản lý DNNN và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tại DNNN và Công ty TMN.
- 6 Chương 1: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG MIỀN NAM 1.1. Thực trạng pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp Nhà nước và pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước 1.1.1.1. Khái quát về DNNN a) Khái niệm về DNNN: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh1. DNNN là tổ chức kinh tế, do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn, tổ chức quản lý hoạt động theo mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao; mọi hoạt động và sự tồn tại của DNNN do Nhà nước quyết định. Ở Việt Nam, DNNN vừa là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động theo các định hướng, mục tiêu của Nhà nước và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước, vừa là doanh nghiệp có quyền chủ động, tự do trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Tại khoản 11, Điều 4 LDN 2020 quy định: "DNNN bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này"2. b) Đặc điểm của DNNN: - Về CSH: CSH của DNNN là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các cá nhân, tổ chức khác. - Về hình thức: Nếu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì hình thức doanh nghiệp sẽ là công ty TNHH MTV; Nếu doanh nghiệp do Nhà nước nắm 1 Xem Khoản 4, Điều 10 LDN năm 2020 2 Khoản 11, Điều 4 LDN năm 2020.
- 7 giữ trên 50% vốn điều lệ thì hình thức doanh nghiệp sẽ là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. - Tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản: DNNN có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật. DNNN chịu TNHH đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. - Ngành nghề hoạt động: DNNN không chỉ hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, mà DNNN hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt, độc quyền tự nhiên, nhất là những ngành nghề có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia. - Cơ cấu tổ chức quản lý: DNNN được tổ chức gồm hai mô hình, theo các loại hình: Công ty TNHH MTV, công ty TNHH hai thành viên và công ty cổ phần. - Hình thức tổ chức quản lý: DNNN gồm có hai hình thức tổ chức quản lý: DNNN có Hội đồng thành viên và DNNN không có Hội đồng thành viên. - DNNN là doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cao, bao gồm việc tham gia vào các hoạt động cộng đồng và hỗ trợ xã hội. - Trong hoạt động của mình, DNNN chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan CSH và các cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo tuân thủ pháp luật và quản lý hiệu quả. c) Vai trò của DNNN: DNNN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và xã hội của một quốc gia. DNNN có một số vai trò chính sau: (i) Phát triển kinh tế: DNNN được tham gia vào các ngành quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia mà những doanh nghiệp khác không thể thực hiện; (ii) Bảo vệ lợi ích quốc gia: DNNN được tham gia trong các ngành công nghiệp chiến lược hoặc nhạy cảm mà cần có sự can thiệp, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhất là những ngành có liên quan đến quốc phòng, an ninh, môi trường sống,.. ; (iii) Cung cấp dịch vụ công như nước sạch, điện, vận tải công cộng, bưu chính, viễn thông và y tế, … (iv) Định hình chính sách công: Nhà nước thông qua DNNN có thể sử dụng để thực hiện các mục tiêu chính sách công như tạo cơ hội cung cấp việc làm và thu nhập cho nhân dân, hoặc các dịch vụ đóng góp vào lợi ích cộng đồng,… (v) Kiểm soát giá cả và điều tiết thị trường: kiểm soát giá cả và giữ thị trường ổn định, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngành nghề chiến lược.
- 8 Về vị trí, vai trò của DNNN trong nền kinh tế nước ta, tác giả Việt Đông (2023), trong bài viết "DNNN: Lực lượng vật chất quan trọng trong phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ", Báo điện từ Chính phủ ngày 20/4/2023 nêu rõ: “Trong các Nghị quyết Đại hội X, XI, XII của Đảng và Hội nghị Trung ương 5 khóa XII khẳng định: "DNNN giữ vị trí then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. DNNN tập trung vào những lĩnh then chốt, thiết yếu; những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuốc các thành phần kinh tế khác không đầu tư". Đại hội lần thứ XIII của Đảng nêu rõ "DNNN thực hiện vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước"3 Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại bài viết của tác giả Tô Hà (2024) “Tăng quyền tự chủ để DNNN hoạt động hiệu quả hơn” đăng trên Báo nhân dân ngày 05/03/2024, số liệu về DNNN được thể hiện như sau: "Tính đến cuối năm 2023, cả nước còn 676 doanh nghiệp Nhà nước, gồm 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Các DNNN hiện diện ở nhiều ngành, lĩnh vực có vai trò, vị trí quan trọng của nền kinh tế. Về tình hình SXKD năm 2023, khu vực DNNN cơ bản hoàn thành vượt kế hoạch đề ra: Tổng doanh thu đạt 1.652.442 tỷ đồng, tổng lãi phát sinh trước thuế là 125.847 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch được phê duyệt; nộp ngân sách Nhà nước 166.218 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch. Bên cạnh đó, các DNNN có nguồn thu từ cổ tức, lợi nhuận sau thuế phát sinh phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2023 là 60.275 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch. Trong giai đoạn 2021-2023, các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước duy trì nắm giữ khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn CSH của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn SXKD và 23,4% giá trị TSCĐ và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp. Các DNNN đóng góp khoảng 28% thu ngân sách Nhà nước; thu hút khoảng 0,7 triệu lao động, chiếm khoảng 7,3% lao động của toàn bộ khu vực doanh 3 Việt Đông (2023), “DNNN: Lực lượng vật chất quan trọng trong phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ”, Báo điện từ Chính phủ ngày 20/4/2023, địa chỉ: https://baochinhphu.vn/doanh-nghiep-nha-nuoc-luc-luong-vat- chat-quan-trong-trong-phat-trien-nen-kinh-te-doc-lap-tu-chu-102230420182006031.htm. [truy cập ngày 19/6/2024].
- 9 nghiệp"4. Như vậy, thực tế cho thấy DNNN hiện đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao và đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước. 1.1.1.2. Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN a) Khái quát tổ chức quản lý DNNN Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN là một tập hợp các quy định pháp lý được ban hành để quy định về cách thức tổ chức, quản lý và hoạt động của DNNN. b) Nội dung pháp luật về tổ chức DNNN Văn bản pháp luật về tổ chức quản lý DNNN quy định với những nội dung cơ bản sau: (i) Quy định về cơ cấu tổ chức của DNNN; (ii) Quy định về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy DNNN; (iii) Quy định về quyền hạn, trách nhiệm của CSH; (iv) Quy định về các chức danh quản lý trong DNNN (v) Quy định về tổ chức quản lý vốn, tài sản và hoạt động SXKD của DNNN. c) Vai trò của pháp luật về tổ chức quản lý DNNN Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN đóng vai trò trong việc thiết lập cơ cấu và cơ chế hoạt động DNNN theo một hành lang pháp lý có sự nhất quán, đồng bộ, hệ thống và theo định hướng phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó, pháp luật về tổ chức quản lý DNNN đảm bảo sự hoạt động hiệu quả, minh bạch trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật của các DNNN. Cụ thể là: (i) Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN đặt ra các quy định để đảm bảo rằng hoạt động của DNNN phải phục vụ lợi ích của quốc gia và nhân dân; (ii) Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN cung cấp cơ sở pháp lý cho việc thành lập, hoạt động và giám sát hoạt động của DNNN theo định hướng của Nhà nước; (iii) Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN cung cấp các quy định về tổ chức quản lý, quyền lợi và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, cổ đông và nhân viên trong DNNN; tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và công bằng, minh bạch, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của các DNNN; (iv) Pháp luật về tổ chức quản lý DNNN thiết lập các cơ chế giám sát và kiểm soát để đảm bảo 4 Tô Hà (2024), “Tăng quyền tự chủ để doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn”. Báo nhân dân ngày 05/03/2024, địa chỉ: https://nhandan.vn/tang-quyen-tu-chu-de-doanh-nghiep-nha-nuoc-hoat-dong-hieu- qua-hon-post798725.html, [truy cập ngày 30/4/2024].

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp
56 p |
12 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh doanh bất động sản là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
85 p |
19 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
131 p |
14 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
92 p |
16 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
93 p |
12 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam
52 p |
46 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích Quận 2
59 p |
19 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng vay thế chấp tài sản là BĐS qua thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam chi nhánh Phú Mỹ Hưng
65 p |
8 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
72 p |
8 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nay
88 p |
11 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảo đảm theo pháp luật – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
59 p |
13 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án du lịch - Thực tiễn tại tỉnh Lâm Đồng
86 p |
6 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam
80 p |
5 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại Quận 5
70 p |
5 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
50 p |
14 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
56 p |
14 |
1
-
Đề án Tốt nghiệp: Đổi mới hoạt động của Ủy ban nhân dân phường ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia
85 p |
6 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
