
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam
lượt xem 2
download

Mục đích nghiên cứu của đề án "Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam" là tìm hiểu thực tiễn hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm nhân thọ thông qua những nội dung như: tổng quan những cơ sở lý luận về gian lận bảo hiểm nhân thọ, tìm hiểu pháp luật liên quan đến gian lận bảo hiểm nhân thọ từ đó đánh giá được thực trạng hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm nhân thọ tại công ty Chubb Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa hành vi gian lận bảo hiểm tại doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam
- NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THANH THI THỰC TIỄN XỬ LÝ KHÁCH HÀNG GIAN LẬN BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHUBB VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THU HÀ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng Đề án này, có tựa đề “Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Tất cả các ý tưởng, thông tin, dữ liệu và các phần khác của Đề án đã được tôi tìm hiểu và biên soạn. Tôi khẳng định rằng không có phần nào của Đề án này được sao chép hoặc lấy từ bất kỳ nguồn nào khác mà không được trích dẫn một cách rõ ràng và chính xác. Mọi thông tin được trích dẫn từ các nguồn khác đều đã được dẫn chứng đầy đủ theo đúng quy định của nhà trường. Tác giả (ký, ghi rõ họ tên) Lê Thanh Thi
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu Đề án “Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam”, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã hướng dẫn và hỗ trợ tôi từ giai đoạn lập kế hoạch, lập đề cương cho đến quá trình hoàn thành Đề án. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giảng viên TS. Trần Thị Thu Hà, người đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu này, đã dành nhiều thời gian, công sức để hướng dẫn và định hình nghiên cứu cho tôi. Những buổi hướng dẫn, các cuộc trao đổi từ cô đã là nguồn động viên lớn giúp tôi tiến bộ trong quá trình nghiên cứu. Sự tận tâm hỗ trợ, chia sẻ kiến thức cũng như sự kiên nhẫn góp ý và chỉnh sửa chuyên môn từ cô đã giúp tôi nắm rõ hơn về các khía cạnh pháp lý của đề tài và định hình cho quá trình nghiên cứu. Tôi chân thành biết ơn giảng viên TS. Trần Thị Thu Hà vì sự đồng hành và tâm huyết giúp tôi hoàn thành Đề án tốt nghiệp và quan trọng hơn là trang bị cho tôi hành trang kiến thức trong lĩnh vực này để giúp tôi có thể vững vàng hơn trong công việc sau này. Tác giả (ký, ghi rõ họ tên) Lê Thanh Thi
- iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt LKDBH Luật kinh doanh bảo hiểm BLHS Bộ luật hình sự TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm Chubb Life Việt Nam Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam
- iv TÓM TẮT ĐỀ ÁN Những năm gần đây, khi nền kinh tế toàn cầu có sự phát triển vượt bậc, đời sống của người dân trên nhiều lãnh thổ, quốc gia được cải thiện đáng kể. Cùng với đó là sự hội nhập nền kinh tế thế giới đã làm cho các ngành, lĩnh vực kinh tế được cởi trói, tham gia đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng kinh tế quốc gia. Theo Viện chiến lược và chính sách Tài chính: “chúng ta chưa bao giờ sống trong một thời kỳ thịnh vượng hơn và tỷ lệ nghèo đói nói chung đang giảm”. Khi đời sống người dân được nâng cao, họ càng quan tâm hơn đến sự rủi ro có thể gặp phải của bản thân và gia đình của họ. Những điều không chắc chắn trong cuộc sống như tai nạn, bệnh tật, thất nghiệp, thiên tai… có thể xảy ra bất cứ khi nào và với bất cứ người nào. Vì vậy, trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường cùng với sự đa dạng của các sản phẩm. Song song với số lượng người tham gia bảo hiểm nhân thọ tăng là sự tăng lên về số lượng gian lận bảo hiểm nhân thọ cả về tính phức tạp cũng như quy mô gian lận. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam trong quá trình kinh doanh cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các gian lận bảo hiểm nhân thọ. Đặc biệt, tính đa dạng và phức tạp trong cách thức, hành vi của các cá nhân, tổ chức gian lận, do đó đây là vấn đề cấp bách cần có nghiên cứu thực tế để gợi ý các giải pháp nhằm hạn chế các hành vi gian lận từ đó hỗ trợ cho Công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Đề án đã tổng hợp những kiến thức, nghiên cứu liên quan đến kinh doanh bảo hiểm, hành vi gian lận bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ bằng phương pháp thống kê, phân tích để làm cơ sở lý luận cho đề tài. Sau đó, vận dụng những nền tảng lý thuyết để phân tích thực trạng công tác xử lý khách hàng có hành vi gian lận bảo hiểm nhân thọ trong Công ty, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế hành vi gian lận của khách hàng, nâng cao hiệu quả công tác xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm nhân thọ.
- v ABSTRACT In recent years, as the global economy has seen remarkable development, the quality of life for people across various territories and nations has significantly improved. Alongside this progress, economic globalization has unshackled various economic sectors, allowing them to play pivotal roles in national economic growth. According to the Institute of Strategy and Financial Policy, ‘We have never lived in a more prosperous era, and overall poverty rates are decreasing.’ As people’s living standards rise, they become more concerned about potential risks to themselves and their families. Uncertainties in life, such as accidents, illnesses, unemployment, and natural disasters, can happen to anyone at any time. Consequently, in recent years, the business activities of life insurance companies in Vietnam have experienced robust growth in terms of the number of participating companies and product diversity. However, alongside the increase in the number of policyholders, there has also been a rise in insurance fraud related to life insurance, both in complexity and scale. Chubb Life Insurance Company Limited (Chubb Vietnam) is a member of the Chubb Limited insurance group. Chubb Limited provides property and casualty insurance services for businesses and individuals, accident and health insurance, reinsurance, and life insurance for diverse customer segments. During their business operations, Chubb Vietnam faces significant challenges in detecting, preventing, and handling life insurance fraud. The diversity and complexity of fraudulent behaviors by individuals and organizations make this an urgent issue that requires practical research to propose effective solutions and enhance the company’s business efficiency. The proposed project synthesizes knowledge and research related to insurance business, fraudulent behaviors in insurance, and life insurance fraud using statistical and analytical methods as a theoretical foundation. Subsequently, it applies these theoretical frameworks to analyze the current situation of handling policyholders with fraudulent behaviors in the company, aiming to propose solutions that limit customer fraud and improve the effectiveness of handling life insurance fraud.
- vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6 6. Ý nghĩa của đề án .................................................................................................. 7 7. Bố cục của đề án .................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ KHÁCH HÀNG GIAN LẬN BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHUBB VIỆT NAM ......................................................... 8 1.1. Khái quát về gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ…………………… .................................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ............... 8 1.1.2. Khái niệm pháp luật về gian lận bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ .................................................................................................................................. 10 1.1.3. Quy định pháp luật Việt Nam về gian lận bảo hiểm nhân thọ ...................... 12 1.1.3.1. Quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm ...................................................... 12 1.1.3.2. Quy định của Bộ Luật Hình sự....................................................................... 14 1.2. Thực tiễn khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam ................................................................................................... 16 1.2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh và tình hình khách hàng gian lận bảo hiểm ............................................................................................................................... 16 1.2.2. Thực tiễn các hành vi gian lận bảo hiểm của Khách hàng ............................ 21 1.2.2.1. Kê khai thông tin không trung thực để được chấp nhận bảo hiểm .............. 21 1.2.2.2. Cung cấp chứng từ y tế giả mạo để yêu cầu bồi thường quyền lợi bảo hiểm ....................................................................................................................................... 22 1.2.2.3. Giả mạo tử vong để yêu cầu bồi thường quyền lợi bảo hiểm ........................ 23 1.2.2.4. Tự tạo các tai nạn để yêu cầu bồi thường quyền lợi bảo hiểm ..................... 24 1.3. Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam ......................................................................................... 25 1.3.1. Thực tiễn xác minh, phát hiện khách hàng gian lận bảo hiểm ..................... 25
- vii 1.3.2. Thực tiễn các hình thức xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm....................... 29 1.3.2.1. Hình thức xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm theo điều khoản hợp đồng bảo hiểm ........................................................................................................................ 29 1.3.2.2. Hình thức xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm theo quy chế hoạt động đại lý bảo hiểm ........................................................................................................................ 31 1.3.2.3. Hình thức xử lý bằng tố cáo hình sự hành vi khách hàng gian lận bảo hiểm ....................................................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2: NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT HIỆN, XỬ LÝ KHÁCH HÀNG GIAN LẬN BẢO HIỂM NHÂN THỌ ............................ 36 2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty THNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam ........................... 36 2.1.1. Những thuận lợi ................................................................................................. 36 2.1.2. Những khó khăn ................................................................................................ 37 2.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm ............................................................................................................................... 40 2.2.1. Kiến nghị đối với hoạt động quản lý nhà nước ............................................... 40 2.2.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp bảo hiểm ....................................................... 42 2.2.3. Kiến nghị đối với khách hàng tham gia bảo hiểm .......................................... 44 2.2.4. Kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức có liên quan ............................................. 44 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 47
- x DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 1 Tình hình kinh doanh của Chubb Life Việt Nam giai đoạn 16 2018 - 2023 2 Tình hình tổng số yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhân 18 thọ của Chubb Life Việt Nam giai đoạn 2018 - 2023 3 Số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm của Chubb Life Việt Nam 20 giai đoạn 2018 - 2023
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, cách nhìn nhận vai trò của bảo hiểm nhân thọ đối với đời sống của cá nhân đã có sự cải tiện mạnh mẽ. Bảo hiểm nhân thọ được hiểu là một công cụ bảo vệ và giảm thiểu rủi ro nhằm giúp đỡ người được bảo hiểm và người phụ thuộc của họ. Sự phát triển của đời sống người dân đồng thời cũng dẫn tới nhiều rủi ro có thể xảy ra đối với bản thân và gia đình. Cả thế giới chưa bao giờ đứng trước những vấn đề thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, chiến tranh, đại dịch, thảm họa thiên nhiên… có xu hướng xảy ra ngày càng nhiều như hiện nay. Và một trong những giải pháp có thể giúp đỡ cho mọi người chính là các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2024), thì “Tính đến ngày 30/11/2023, thị trường bảo hiểm có 19 DNBH nhân thọ, thời gian qua, bảo hiểm đã và đang chứng tỏ vai trò góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội và thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng được đánh giá là còn nhiều dư địa để phát triển”. Thể hiện điều này chính là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, số người tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng tăng lên theo từng năm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc số lượng và hình thức gian lận bảo hiểm nhân thọ cũng tăng lên và ngày càng trẻ hóa về độ tuổi của người tham gia vào hành vi gian lận. Mặc dù gian lận bảo hiểm không có gì mới nhưng dữ liệu cho thấy vấn đề này đang gia tăng trên toàn cầu. Báo cáo của Aviva (2021) tại Anh, các Công ty bảo hiểm đã phát hiện hơn 11.000 trường hợp gian lận yêu cầu bồi thường, tăng 13% so với năm 2020. Trong báo cáo của Hàn Quốc về gian lận bảo hiểm (2022), các vụ gian lận bảo hiểm tăng lên hàng năm và tăng 5% vào năm 2021. Cũng theo báo cáo này, giới trẻ Hàn Quốc có xu hướng mua bảo hiểm nhân thọ nhiều hơn và đồng thời cũng có tỷ lệ gian lận bảo hiểm lớn hơn. Gian lận bảo hiểm nhân thọ là một loại hình tội phạm ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi. Nhưng, với kết quả mang lại có thể là được hưởng những khoản thanh toán lớn, vì vậy nhiều người vẫn bị cám dỗ dẫn tới
- 2 thực hiện những hành vi phạm tội để trục lợi tài chính từ các tổ chức, doanh nghiệp khác. Gian lận bảo hiểm nhân thọ có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau như (1) Cố ý che giấu, giả mạo hoặc trình bày sai thông tin trong đơn đăng ký để được hưởng mức giá ưu đãi; (2) Đăng ký hợp đồng bảo hiểm cho các cá nhân giả mạo hoặc mạo danh người được bảo hiểm hoặc người nộp đơn được đề xuất; (3) Thực hiện các hợp đồng với mục đích giết người có tên trong hợp đồng để hưởng lợi từ lợi nhuận liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Với sự phát triển của kinh tế và ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi mặt của đời sống, trong đó không thể thiếu lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Chính điều này làm cho việc phát hiện, xử lý vi phạm các gian lận trong bảo hiểm nhân thọ cũng trở nên hết sức phức tạp, vừa có sự thuận lợi nhưng cũng gặp rất nhiều thách thức. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam cũng đã phát hiện ra nhiều hành vi gian lận bảo hiểm nhân thọ trong những năm qua, điều này ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc, hiệu quả hoạt động và uy tín của công ty với khách hàng, nhân viên và với xã hội. Mặc dù vậy, những hành vi gian lận bị phát hiện cũng chưa phải là tất cả, nó chỉ như là một phần nổi của tảng băng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị hành vi gian lận bảo hiểm nhân thọ, lãnh đạo của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nói chung và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam đều tìm mọi biện pháp, cách thức để hạn chế đến mức thấp nhất thất thoát của doanh nghiệp từ hành vi gian lận này. Để làm được điều đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của đề án ứng dụng chương trình thạc sỹ luật kinh tế. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã khẳng định được vai trò và đóng góp của ngành trong sự tăng trưởng kinh tế cũng như trong quá trình bảo vệ quyền lợi của người tham gia và người thụ hưởng thông qua các sản phẩm của bảo hiểm nhân thọ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề gian lận bảo hiểm được các nhà nghiên cứu tiến hành và công bố qua nhiều dạng công trình như: giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng như các bài viết
- 3 được đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Cụ thể, có thể kể đến các công trình tiêu biểu đã được tác giả sử dụng phục vụ cho nghiên cứu của mình, gồm: - Nguyễn Thị Hoài Thu (2016), tác giả đã phân tích những biện pháp nhằm ngăn ngừa hành vi trục lợi bảo hiểm tai thị trường Việt Nam bằng cách sử dụng công cụ quản lý vĩ mô của cơ quan nhà nước thông qua các quy định về quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng. Tác giả đã khẳng định vai trò của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với nền kinh tế và xã hội, cũng khẳng định đây là ngành kinh doanh đặc thù cần có những điều kiện đáp ứng riêng. Nghiên cứu cũng đã phân tích từ đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm nên dẫn tới các quy định về quản lý, giám sát sản phẩm bảo hiểm cũng có nhiều điểm khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, tác giả từ đó cũng đã làm rõ muốn ngăn ngừa hành vi trục lợi bảo hiểm thì ngay từ ban đầu nên bắt đầu việc xây dựng các quy chế, quy định về quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước theo hướng tiếp cận với các quy định của thế giới, phù hợp với trình độ và thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trên các mặt: quy định về quản lý kênh trung gian bảo hiểm, quy định về phương thức giám sát, quy định về trách nhiệm pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước. - Association of Certified fraud Examiners (2009). Được chắp bút bởi James E. Whitaker, là điều tra viên gian lận bảo hiểm của ASIS International và là giảng viên thường xuyên về chủ đề gian lận bảo hiểm của Hoa Kỳ. Công trình nghiên cứu này đã khái quát lại những vấn đề liên quan đến gian lận bảo hiểm, các loại gian lận bảo hiểm, hậu quả mà hành vi gian lận bảo hiểm mang lại cho người mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, người thụ hưởng cũng như xã hội. Đặc biệt, trong nghiên cứu này, tác giả đã trình bày rất chi tiết những công việc mà doanh nghiệp bảo hiểm, người mua có thể tiến hành để có thể ngăn chặn hành vi gian lận một cách hiệu quả nhất. Đây là nguồn tài liệu có thể giúp đề tài tham khảo những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc hạn chế những hành vi gian lận bảo hiểm. - Insuarance europe (2019). Trong công trình này, nhóm tác giả đã khẳng định cách nhìn nhận về sản phẩm bảo hiểm là gì, và đã chứng minh nếu hành vi gian lận bảo hiểm xảy ra chính là việc sẽ làm suy yếu đi hệ thống phòng ngừa rủi ro cho con
- 4 người, do đó làm ảnh hưởng đến xã hội. Công trình này cũng đã thống kê quy mô của các hành vi gian lận bảo hiểm đang diễn ra ở các quốc gia trong khối liên minh Châu Âu. Bên cạnh việc đưa ra căn cứ của những hậu quả mà hành vi gian lận có thể gây ra, các tác giả còn trình bày những phát hiện của mình khi đưa ra những vấn đề có thể sẽ giúp ích trong công cuộc chống gian lận bảo hiểm như sử dụng công nghệ, thông tin và giáo dục đối với người tiêu dùng, thu thập và chia sẻ thông tin tình báo… - Bạch Thị Nhã Nam (2021), Công trình đã phân tích khái niệm gian lận bảo hiểm nhân thọ dưới nhiều góc độ như: dưới góc độ ngôn ngữ học, dưới góc độ pháp lý từ đó chỉ ra khái niệm này chưa thực sự được đề cập nhiều, đặc biệt là chế tài để xử phạt những hành vi trục lợi bảo hiểm trong các hệ thống quy định như các thông tư, nghị định hay trong chính lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Từ đó, tác giả cũng đã đề xuất những giải pháp phòng, đặc biệt, trước khi xác định được những giải pháp thì điều đầu tiên cần phải xác định rõ trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm các hành vi được xem là gian lận bảo hiểm nhân thọ, từ đó đề xuất những giải pháp phòng, chống gian lận bảo hiểm nhân thọ thông qua việc phân tích những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác. - Thời báo Ngân hàng (2022), Bài báo đề cập đến tình hình ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ sau khi chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid – 19. Trong bức tranh ảm đạm đó cho thấy một mâu thuẫn đáng để xem xét, đó là: ngành bảo hiểm tổn thất doanh thu, nhưng những hồ sơ tranh chấp hợp đồng, những vụ việc kiện tụng lại tăng lên nhanh chóng. Và một trong những nguyên nhân này chính là đang có khá nhiều lỗ hổng pháp lý, quy trình, thủ tục và cơ chế xử lý tranh chấp còn nhiều vướng mắc, bên cạnh đó nghiệp vụ của nhân viên bảo hiểm chưa theo kịp những thay đổi phức tạp trên thị trường. Từ những phát hiện đó, tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm hạn hoàn thiện khung pháp lý để ngăn ngừa, giám sát hành vi tránh dẫn đến gian lận bảo hiểm. - Deloitte (2023), Trong báo cáo mới nhất, Công ty Deloitte toàn cầu đã tiến hành khảo sát dựa trên việc phỏng vấn các lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực bảo hiểm về vấn đề gian lận trong lĩnh vực này. Đặc biệt, trong báo cáo này Công ty đã nghiên
- 5 cứu ngành bảo hiểm Ấn Độ và cho thấy ngành này đang tăng trưởng rất nhanh ở thị trường Ấn Độ, và rủi ro về gian lận bảo hiểm nhân thọ cũng tăng lên với 60% người được hỏi đều tin rằng sự gia tăng số hóa và làm việc từ xa có ảnh hưởng đến sự gia tăng trong hành vi gian lận và lừa đảo bảo hiểm. Đồng thời trong báo cáo cũng đã đề xuất những biện pháp để giảm thiểu những hành vi gian lận và lừa đảo bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian tới. - Nguyễn Quốc Phú và cộng sự (2023), Nhóm tác giả đã trình bày, phân tích những nội dung cơ bản và gian lận bảo hiểm, các quy định pháp lý của pháp luật Việt Nam có thể chi phối đến hành vi gian lận bảo hiểm như Bộ luật Hình sự, luật kinh doanh bảo hiểm. Từ đó, nhóm tác đã đề xuất các giải pháp để phòng, chống hành vi gian lận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Nhóm giải pháp chủ yếu tập trung vào việc hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. - Louisiana Department of Insurance, (2024), Là công trình do Tim Temple, thành viên của sở Bảo hiểm của bang Louisiana công bố với mục tiêu làm rõ thế nào là hành vi gian lận bảo hiểm, các loại gian lận bảo hiểm có thể xuất hiện. Công trình này được tác giả cấu trúc rất dễ theo dõi như ở mỗi loại gian lận bảo hiểm tác giả đã trình bày chi tiết các biểu hiện của gian lận, kèm theo đó là những hành động cụ thể cho cá nhân, tổ chức để có thể tránh trở thành nạn nhân của các hành vi gian lận bảo hiểm đó. Các công trình nghiên cứu trên, về cơ bản đã trình bày về khái niệm hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hành vi gian lận bảo hiểm trên nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, các công trình còn thông qua các số liệu thống kê để phân tích, đánh giá thực trạng hành vi gian lận bảo hiểm nói chung và hành vi gian lận bảo hiểm nhân thọ nói riêng từ đó cũng đã đề xuất các giải pháp phòng, chống gian lận bảo hiểm từ góc độ doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng như từ góc độ quản lý hành chính và hệ thống luật pháp về gian lận bảo hiểm. Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trên, tác giả sẽ vận dụng để tìm hiểu thực tiễn trong hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo
- 6 hiểm nhân thọ tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi gian lận bảo hiểm nhân thọ tại công ty và nâng cao hiệu quả xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề án: Thực trạng hành vi gian lận bảo hiểm của khách hàng và thực trạng hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Các hành vi gian lận bảo hiểm và thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2023. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề án là tìm hiểu thực tiễn hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm nhân thọ thông qua những nội dung như: tổng quan những cơ sở lý luận về gian lận bảo hiểm nhân thọ, tìm hiểu pháp luật liên quan đến gian lận bảo hiểm nhân thọ từ đó đánh giá được thực trạng hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm nhân thọ tại công ty Chubb Việt Nam, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa hành vi gian lận bảo hiểm tại doanh nghiệp. - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề án: Làm rõ những vấn đề lý luận về gian lận bảo hiểm và pháp luật về gian lận bảo hiểm. Phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam. Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế gian lận bảo hiểm, thực hiện hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm một cách hiệu quả nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích dự báo… để có căn cứ khoa học vững chắc từ đó đề xuất được những giải pháp có tính khả thi cho doanh nghiệp. Cụ thể:
- 7 - Phương pháp phân tích được sử dụng để luận giải những nội dung liên quan đến các vấn đề lý luận về kinh doanh bảo hiểm, gian lận bảo hiểm và pháp luật Việt Nam về gian lận bảo hiểm. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của 3 chương đề án. - Phương pháp thống kê, tổng hợp được sử dụng để tổng hợp những tài liệu, văn bản pháp luật phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài và cũng được tác giả sử dụng trong suốt đề án. - Phương pháp so sánh, đối chiếu, nghiên cứu điển hình, phân tích được sử dụng để đánh giá thực tiễn trong hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm. Phương pháp này được sử dụng tập trung ở chương 2 của đề án. 6. Ý nghĩa của đề án - Đề án góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về hành vi gian lận bảo hiểm và pháp luật về xử lý hành vi gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. - Trên cơ sở đánh giá, phân tích hoạt động xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế hành vi gian lận bảo hiểm cũng như nâng cao hiệu quả xử lý khánh hàng gian lận bảo hiểm tại doanh nghiệp. - Đề án là nguồn tài liệu tham khảo cho các bên tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ như các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cũng như các đơn vị, tổ chức quản lý hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung. 7. Bố cục của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề án được kết cấu thành 02 chương như sau: Chương 1. Thực trạng về gian lận bảo hiểm nhân thọ và thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam. Chương 2. Những kiến nghị để nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm nhân thọ.
- 8 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ KHÁCH HÀNG GIAN LẬN BẢO HIỂM TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHUBB VIỆT NAM 1.1. Khái quát về gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Sau hơn 30 năm phát triển, ban đầu mới chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), hiện nay thị trường bảo hiểm Việt Nam có 82 doanh nghiệp kinh doanh, trong đó có 19 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2023) cho biết “Tổng tài sản ước đạt 913.336 tỷ đồng; Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 762.580 tỷ đồng; Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 601.271 tỷ đồng; Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 190.227 tỷ đồng; Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 227.596 tỷ đồng; Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 86.467 tỷ đồng”. Mặc dù thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng trong năm 2023 có sự giảm sút so với năm 2022, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều tiềm năng tăng trưởng cho ngành. Gian lận bảo hiểm là hành vi luôn tồn tại cùng với sự phát triển của ngành kinh doanh bảo hiểm, hành vi này được hiểu là khi ai đó lừa dối công ty bảo hiểm hoặc người mua bảo hiểm trong một giao dịch bảo hiểm để kiếm tiền. Mặc dù những năm gần đây chưa có số liệu thống kê đầy đủ về tổng số tiền hay các vụ việc gian lận bảo hiểm, tuy nhiên các công trình nghiên cứu đã cho thấy hành vi này sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Hành vi gian lận bảo hiểm chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện và phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, theo Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 ghi rõ: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường,
- 9 trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”1. Kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng đem về nhiều lợi ích cho người mua bảo hiểm, người thụ hưởng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng như cho nền kinh tế của xã hội. Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, (1) đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải nằm dưới sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; (2) mục đích cơ bản của kinh doanh bảo hiểm nhân thọ chính là bù đắp những tổ thất do những rủi ro mà cá nhân hay tổ chức có thể gặp phải, và để có thể thực hiện mục đích này thì kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hoạt động dựa trên nguyên lý lấy số động bù số ít (số gặp phải rủi ro). Lợi ích mà người mua hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được thụ hưởng, bao gồm: - Quyền lợi tử vong - Có thể tăng thu nhập thông qua hoạt động đầu tư - An ninh về tài chính - Có sự chuẩn bị về mặt tài chính cho các giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của người mua bảo hiểm Hiện nay, với sự đa dạng và linh hoạt trong các sản phẩm bảo hiểm, cùng với môi trường kinh doanh ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng đã được cải thiện rõ rệt đã khẳng định vai trò ngày càng lớn của ngành này đối với sự ổn định xã hội và góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Mặc dù tình hình kinh doanh bảo hiểm nhân thọ vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn do một số nguyên nhân như tăng trưởng kinh tế giảm sút làm thu nhập của người dân bị ảnh hưởng, một số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ chưa xây dựng được uy tín, thương hiệu nên khó gây dựng lòng tin đối với khách hàng tiềm năng... Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và cùng đồng hành để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh của cơ quan quản lý nhà nước. Thị trường kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đang có thời cơ 1 Xem: Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022
- 10 mới để nâng cao hiệu quả mô hình kinh doanh, ứng dụng công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin từ đó tạo ra nhiều giá trị cho các bên tham gia. 1.1.2. Khái niệm pháp luật về gian lận bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ khỏi những tổn thất đáng kể nhưng không chắc chắn thông qua việc tập hợp rủi ro. Nói cách khác, Bảo hiểm là một biện pháp bảo vệ quan trọng trong xã hội của chúng ta và là một hợp đồng được thành lập dựa trên sự tin tưởng. Khi người tham gia mua bảo hiểm gặp rủi ro như tài sản bị phá hủy, bệnh tật nghiêm trọng hoặc gặp tai nạn… thì sẽ có công ty bảo hiểm chung tay hỗ trợ nhằm giảm bớt những rủi ro đó cho khách hàng. Gian lận bảo hiểm làm giảm niềm tin và làm suy yếu hệ thống tổng hợp rủi ro vì nó làm cạn kiệt số tiền mà những khách hàng trung thực đã trả để bù đắp những tổn thất thực sự. Khi người mua bảo hiểm cố tình vi phạm những hành vi như: gửi các yêu cầu bồi thường tổn thất đến công ty bảo hiểm trên cơ sở những thông tin gây nhầm lẫn hoặc không trung thực; hoặc ngay từ khi điền các thông tin vào đơn đăng ký bảo hiểm đã cung cấp những thông thi sai sự thật. Tóm lại, gian lận bảo hiểm sẽ xảy ra khi người mua bảo hiểm cố ý nhằm gây hiểu lầm hoặc không trung thực khi giao dịch với công ty bảo hiểm để đạt được mục tiêu cố ý nhận được quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm. Hành vi gian lận bảo hiểm nhân thọ có thể xảy ra ở bất cứ công đoạn nào trong suốt quá trình bảo hiểm, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hành vi này ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi hơn. Từ sự phân tích trên, có thể hiểu: “Hành vi gian lận bảo hiểm là hành vi vi phạm các quy định về hoạt động bảo hiểm nhằm mục đích chiếm đoạt tiền bảo hiểm hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý”. Đây là hành vi bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Gian lận bảo hiểm hiện nay không chỉ dừng lại ở những “chiêu thức” đơn thuần, mà ngày càng tinh vi, có tổ chức và thậm chí trở thành vấn nạn, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
- 11 Để xác định hành vi nào là gian lận bảo hiểm cần xem xét các khía cạnh sau đây: - Về mục đích của việc gian lận bảo hiểm: trục lợi cho cá nhân, tổ chức là động cơ thúc đẩy cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi gian lận bảo hiểm nhằm thu lợi không chính đáng; - Về tính chất của hành vi: hành vi gian lận được chủ thể thực hiện một cách cố ý và có tính chất gian dối nhằm làm cho bên kia tin rằng đấy là sự thật; - Về thời điểm xuất hiện: hành vi gian lận có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào của mối quan hệ bảo hiểm (đàm phán, giao kết hợp đồng bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm). Tóm lại, có thể khẳng định rằng gian lận bảo hiểm là hành vi cố ý gian dối của các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm, nhằm tìm kiếm một lợi ích vật chất mà lẽ ra mình không được hưởng hoặc nhằm hưởng một lợi ích vật chất lớn hơn lợi ích mà mình được hưởng một cách hợp pháp. Các hình thức gian lận bảo hiểm phổ biến của khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ như sau: - Khai báo rủi ro không trung thực khi tham gia bảo hiểm, như: Không kê khai tiền sử bệnh khi tham gia bảo hiểm; Kê khai sai lệch các thông tin cần thiết trên hồ sơ tham gia bảo hiểm để làm thay đổi điều khoản, điều kiện, phí đóng cho Hợp đồng Bảo hiểm theo hướng có lợi hơn… - Sử dụng thủ đoạn gian dối trong thẩm định sức khỏe để Hợp đồng Bảo hiểm được phát hành, như: Để người khác có sức khỏe tốt hơn để đi kiểm tra sức khỏe thay cho người được bảo hiểm trên hợp đồng; cung cấp các hồ sơ khám sức khỏe không đúng thực tế tại các cơ sở y tế để thể hiện tình trạng sức khỏe bình thường nhằm không phải đi thẩm định sức khỏe khi tham gia bảo hiểm,… - Sử dụng thủ đoạn gian dối để được giải quyết quyền lợi bảo hiểm, như: Sử dụng các bệnh án giả để yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm; sử dụng bệnh án mang tên mình nhưng thực tế là để điều trị cho bệnh nhân khác để yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm,…

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp
56 p |
12 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh doanh bất động sản là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
85 p |
19 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam
52 p |
46 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
131 p |
14 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
93 p |
12 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
92 p |
16 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng vay thế chấp tài sản là BĐS qua thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam chi nhánh Phú Mỹ Hưng
65 p |
8 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích Quận 2
59 p |
19 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
72 p |
8 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nay
88 p |
11 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảo đảm theo pháp luật – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
59 p |
13 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án du lịch - Thực tiễn tại tỉnh Lâm Đồng
86 p |
6 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại Quận 5
70 p |
5 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
50 p |
14 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN
117 p |
8 |
1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
56 p |
14 |
1
-
Đề án Tốt nghiệp: Đổi mới hoạt động của Ủy ban nhân dân phường ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia
85 p |
6 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
