
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam
lượt xem 4
download

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn "Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam" nhằm nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá những thực trạng pháp luật về hoạt động ngân hàng số; đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động ngân hàng số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TÂM Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong Đề án “Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Tâm. Các kết quả nêu trong Đề án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Trong quá trình nghiên cứu, Đề án có tham khảo, tiếp thu những quan điểm, ý kiến khoa học của những nhà nghiên cứu đi trước đã thực hiện. Mọi kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học này đều được giữ nguyên ý tưởng và được trích dẫn phù hợp theo quy định. Tác giả xin chịu mọi trách nhiệm với lời cam đoan này. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hồng Hà
- ii LỜI CẢM ƠN Đề án “Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam” là một sản phẩm từ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân bên cạnh sự khích lệ, giúp đỡ, động viên hết sức to lớn, kịp thời của Quý Thầy Cô, Gia đình, Bạn bè, Đồng nghiệp….Cho phép tôi được cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô khoa sau đại học, phòng chuyên môn, giảng viên bộ môn, cán bộ quản lý Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ và nghiên cứu, hoàn thành đề tài Đề án tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô TS. Nguyễn Thị Tâm đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và trực tiếp hướng dẫn, góp ý cho bản thân tôi xây dựng, hoàn thiện Đề án. Do giới hạn về thời gian, kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế, thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của Quý Thầy Cô để Đề án của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà
- iii TÓM TẮT ĐỀ ÁN Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự kết hợp của công nghệ số đã và đang hiệu ứng lớn đến lĩnh vực ngân hàng. Dễ nhìn thấy, chuyển đổi số đang dần trở thành một xu hướng tất yếu của các Ngân hàng, mang đến cho ngành Ngân hàng nhiều cơ hội phát triển số hóa nhưng cũng đặt ra không ít thách thức. Đúng vậy, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ngành Ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững. Nắm bắt những lợi thế này, hệ thống Ngân hàng cần chủ động thích nghi và có những chiến lược phù để vượt qua thử thách, khó khăn, từ đó, hệ thống Ngân hàng có thể phát triển bền vững, mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng và nền kinh tế. Từ cơ hội thách thức trên, đề tài đề án nghiên cứu về các quy định pháp luật và thực trạng hoạt động ngân hàng số (NHS) hiện nay, đồng thời cũng đưa ra những thách thức, bất cập trong thực tiễn thực hiện hoạt động NHS. Từ đó, đưa ra những giải pháp cần thiết, một số kiến nghị hoàn thiện để thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng một cách hiệu quả.
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt CSDL Cơ sở dữ liệu CMCN Các mạng công nghệ NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại TGTT Trung gian thanh toán CSDL Cơ sở dữ liệu TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt NHS Ngân hàng số TC-NH Tài chính – Ngân hàng NĐ Nghị định NQ Nghị quyết TT Thông tư
- v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ THÁCH THỨC ........................................... 6 1.1. Khái quát chung về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam. .................... 6 1.1.1 Hoạt động ngân hàng số. ............................................................................ 6 1.1.2 Các chủ thể trong hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam. ...................... 9 1.2. Thực trạng về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay............. 10 1.3. Một số thách thức trong quá trình thực hiện pháp luật trong hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam................................................................................... 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................... 29 CHƯƠNG 2. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM ................................................................................ 30 2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam. ..................................................................................................................... 30 2.2. Nhóm giải pháp pháp lý góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam................................................................................... 32 2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam. ................. 32 2.2.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ khách hàng trong hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam. ............................................................................................................... 37 2.3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về ngân hàng số tại Việt Nam. ........................................................................................... 39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 42 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 43
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển đổi số đang trở thành ưu tiên cấp thiết trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 theo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, cũng như được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt trong khuôn khổ Chương trình “Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.” Các ngân hàng Việt Nam cần phải làm gì để có thể bắt kịp và tận dụng cơ hội từ làn sóng đổi mới này, tạo bước nhảy vọt, vươn lên ngang tầm với các NHS quốc tế. Các chuyên gia từ Temenos cho rằng ba xu hướng: Thanh toán không tiền mặt, Trí tuệ nhân tạo (AI) và ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) sẽ là những xu hướng then chốt giúp thúc đẩy quá trình phát triển của ngành NHS Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động NHS với thời đại ngày nay rất cần thiết nhưng thực tế còn nhiều bất cập, tồn tại nhiều hạn chế mà tôi học viên cao học cho rằng hoạt động NHS tại Việt Nam cần phải được chỉnh sửa theo hướng nắm bắt xu hướng, phát triển đổi mới theo kịp sự phát triển công nghệ 4.0 nhưng vẫn đảm bảo an toàn và đúng quy định pháp luật. Bên cạnh những lợi ích to lớn mang lại, quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn và thử thách cần được giải quyết. Chính vì vậy, đề tài đề án “Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam” là rất quan trong và cấp thiết trong thời đại ngày nay. Việc phân tích, đánh giá các quy định pháp luật, thực trạng hoạt động, xác định thách thức và chỉ ra bất cập, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng phát triển hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho nền Kinh tế - Xã hội. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Pháp luật về hoạt động NHS đang dần được quan tâm nghiên cứu từ nhiều tác giả với mục đích đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy hoạt động NHS được phát triển mạnh mẽ, đúng định hướng, góp phần phát triển nghành Ngân hàng và đất nước trong thời đại số hóa. Có thể kể đến một số công trình có liên quan sau đây: 1. Nguyễn Kim Anh (2023). “Quy định pháp luật về ngân hàng số tại Malaysia
- 2 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng 17/03/2023 2. Đỗ Thế Dân (2023). “Ngân hàng số tại Việt Nam:Thực trạng và các khuyến nghị phát triển”, Tạp chí tài chính online 03/05/2023 3. Trần Linh Huân, Lê Phạm Anh Thơ, Trần Minh Thiện (2022). “Pháp luật về chuyển đổi số ngành Ngân hàng và định hướng hoàn thiện”, Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp chí ngân hàng 11/10/2022 4. Giang Thị Thu Huyền, Đặng Thị Huyền Anh (2023). “Xu hướng công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng và những yêu cầu đặt ra đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Học viện ngân hàng, Tạp chí ngân hàng 09/12/2023 5. Hoàng Thị Lê Hà (2023). “Chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng và một số giải pháp”, Tạp chí ngân hàng 08/09/2023 6. Anh Minh (2024). “NHNN thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động ngân hàng số”, Báo Điện tử Chính phủ 07/03/2024 7. Lưu Ánh Nguyệt (2019). “Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam”, Viện chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ tài chính 28/08/2019 8. Vũ Văn Thực (2024). “Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ 25/02/2024 9. Lê Thị Thanh (2022). “Pháp luật về ngân hàng số - cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng số trong cuộc cách mạng 4.0”, Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình 20/12/2022 Từ các công trình khoa học liên quan đến đề tài “Pháp luật về hoạt động ngân hàng số” nhận thấy: Hiện nay các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam đa số tập trung vào những thành tựu các ngân hàng số đã đạt được, thử thách trong thời gian tới và những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, chưa nhiều nghiên cứu thuần về pháp luật trong hoạt động NHS cũng như thực trạng và giải pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực hoạt động số hóa trong ngân hàng hiện nay. Định hướng nghiên cứu Đề tài “Pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam”, tác giả tiếp tục kế thừa, khai thác, nghiên cứu bổ sung, cung cấp các hạn chế qua thực tiễn thực hiện pháp luật trong hoạt động NHS với số liệu dẫn chứng cụ thể để làm rõ cho việc nghiên cứu Đề tài của tác giả.
- 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề án tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về hoạt động NHS và đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật, các giải pháp pháp lý góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về hoạt động NHS thúc đẩy phát triển mạnh mẽ bền vững cho chủ thể tham gia và bảo vệ quyền lợi khách hàng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: đề án nghiên cứu một số quy định pháp luật về hoạt động NHS, đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật cũng như những thách thức trong quá trình số hóa của các ngân hàng và sự hợp tác giữa Ngân hàng với Công ty công nghệ tài chính, lợi ích và rủi ro của khách hàng khi tham gia giao dịch trong hoạt động NHS và đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật, các giải pháp pháp lý góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về hoạt động NHS. - Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động NHS trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu các quy định pháp luật nghị định, thông tư hiện hành từ năm 2007 đến nay (còn hiệu lực tính đến thời điểm Đề tài được cho phép bảo vệ trước Hội đồng khoa học của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh). 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu của đề án Trong thời đại 4.0 như hiện nay, mạng internet, thiết bị máy tính, điện thoại di động ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới, điều này tạo ra sự kết nối giữa con người và con người một cách dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho cuộc sống trở nên hiện đại và tiện nghi trong mọi giao dịch và kết nối. NHS tại Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành với tiềm năng phát triển to lớn. Việc phát triển NHS đang dần trở thành xu hướng và được sự quan tâm trên toàn thế giới. Việc nắm bắt cơ hội, khắc phục thách thức và triển khai các giải pháp hiệu quả sẽ giúp ngành NHS Việt Nam bứt phá phát triển, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tài chính hiện đại, tiện lợi và an toàn, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế
- 4 số mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Chính vì điều đó, những giá trị nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật và thực trạng về hoạt động NHS, nêu ra các thách thức bất cập trong quá trình thực hiện chuyển đổi trong ngành ngân hàng tại Việt Nam, cung cấp cái nhìn tổng quan về xu hướng công nghệ trong ngân hàng, từ đó nghiên cứu và phân tích chuyên sâu các thách thức trong quá trình thực hiện hoạt động NHS, đồng thời đề xuất giải pháp phù hợp, kiến nghị hoàn thiện là vô cùng quan trọng để thúc đẩy chuyển đổi số ngành Ngân hàng phát triển vững mạnh trong thời đại hiện nay. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề án Để đạt được mục đích nghiên cứu, Đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: (i) Nghiên cứu, phân tích nhằm đánh giá những thực trạng pháp luật về hoạt động ngân hàng số. (ii) Đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động ngân hàng số. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm mục đích thực hiện tốt các nội dung nghiên cứu trong đề tài, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp sau để làm rõ thực trạng “pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam”. Phương pháp nghiên cứu tình huống mang tính thực nghiệm về hoạt động NHS được tiến hành trong bối cảnh thực tế nhằm đánh giá được thực trạng để đi đến kiến nghị các giải pháp. Phương pháp so sánh luật học được áp dụng để nghiên cứu, làm sáng tỏ thông tin liên quan giữa các hệ thống pháp luật khác nhau giúp góp phần xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn. Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn phân tích chi tiết và tổng hợp xâu chuỗi lại từ đó nắm bắt vấn đề và có hướng giải pháp đi kèm. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo về một số phương pháp khác có tính ứng dụng cụ thể như phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp thu thập thông tin trên cơ sở thực tiễn, từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật, các giải pháp pháp lý gióp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp
- 5 luật về hoạt động NHS. 6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đề án là tập trung về những vấn đề nghiên cứu khoa học về thực tiễn thực hiện pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam. Thông qua những phân tích, những luận điểm nhằm đánh giá những thực trạng pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam giai đoạn hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động NHS. 7. Bố cục đề án Nội dung của đề án gồm 2 chương: Chương 1: Thực trạng pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam Chương 2: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam
- 6 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ THÁCH THỨC 1.1. Khái quát chung về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam 1.1.1 Hoạt động ngân hàng số Ngân hàng số (Digital Banking) là hình thức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các kênh điện tử như website, ứng dụng di động, internet banking, mobile banking,... Thay vì giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch như hoạt động truyền thống thì khách hàng có thể thực hiện các thao tác như: mở tài khoản; chuyển tiền; thanh toán hóa đơn; nạp tiền điện thoại; mua sắm trực tuyến; vay vốn; tiết kiệm; quản lý tài chính cá nhân,...đều được thực hiện online một cách đơn giản mà khách hàng không phải đến các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng; đồng thời về phía ngân hàng thì giảm thiểu tối đa việc sử dụng giấy tờ; nên tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng. Để thực hiện giao dịch NHS, bạn chỉ cần có thiết bị kết nối internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop, ... và truy cập vào các kênh giao dịch trực tuyến của ngân hàng. Ngân hàng số hóa 100% mở ra một kỷ nguyên mới trong ngành tài chính, nổi bật là mọi giao dịch trực tuyến 24/7; tự động hóa; cá nhân hóa trải nghiệm; khả năng bảo mật tuyệt đối; tiện lợi và tiết kiệm;… mang đến cho khách hàng trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ và tiện lợi. Với mô hình này, mọi hoạt động của ngân hàng đều được thực hiện trực tuyến, xóa bỏ hoàn toàn rào cản về thời gian và địa điểm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong thời đại công nghệ số. Các dịch vụ trong hoạt động NHS: Các dịch vụ trong hoạt động NHS Quy trình thực hiện Đăng ký online Mở tài khoản trên website hoặc ứng dụng di động của ngân hàng và đăng ký thanh toán trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng với chỉ vài thao tác đơn giản Thanh toán Các dịch vụ thanh toán như cước viễn thông, hóa đơn điện nước một cách nhanh chóng, tiện lợi mọi lúc mọi nơi
- 7 trên ứng dụng di động, để tránh bỏ lỡ kỳ hạn thanh toán.…đặc biệt có thể đặt lịch hẹn thanh toán hoá đơn tự động một lần hoặc định kỳ. Chuyển khoản/chuyển tiền 24/7 Khách hàng có thể chuyển tiền nội bộ hoặc chuyển tiền liên ngân hàng, chuyển khoản quốc tế vào bất kỳ khi nào có phát sinh nhu cầu với chi phí ưu đãi. Vay ngân hàng Khách hàng thực hiện trên ứng dụng hoặc website của ngân hàng về thủ tục vay ngân hàng với quy trình vay đơn giản, hình thức đa dạng, giải ngân nhanh chóng, nhận tiền qua tài khoản thanh toán. Gửi tiết kiệm online Khách hàng gửi tiết kiệm thông qua các ứng dụng di động hoặc website của ngân hàng, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện nhu cầu gửi tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi chỉ cần thiết bị kết nối internet mang đến cho khách hàng nhiều tiện lợi, an toàn và sinh lời hiệu quả Nộp tiền vào tài khoản ngân hàng Khách hàng thực hiện giao dịch chuyển online tiền từ tài khoản khác sang tài khoản của bạn thông qua website hoặc ứng dụng di động của ngân hàng. Quản lý tài khoản, quản lý thẻ Khách hàng có thể theo dõi thu chi, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả thông qua các tính năng quản lý tài khoản và quản lý thẻ trên ứng dụng NHS như
- 8 nhận thông báo số dư tài khoản sau mỗi giao dịch, luôn cập nhật số tiền còn lại trong tài khoản, có thể xem lịch sử giao dịch chi tiết bao gồm thời gian, địa điểm, số tiền, danh mục,... giúp khách hàng nắm rõ tình hình tài chính của bản thân. Ngoài ra, khách hàng có thể khoá thẻ, đổi mật khẩu trên ứng dụng NHS khi có dấu hiệu nghi ngờ tài khoản có thể hoặc đang gặp nguy hiểm không an toàn. Bên cạnh đó, NHS cũng hỗ trợ mở tài khoản giao dịch chứng khoán nhằm giúp khách hàng giao dịch trực tuyến khi có quan tâm tham gia đầu tư chứng khoán và theo dõi sự biến động của các sàn chứng khoán quản lý danh mục đầu tư chứng khoán giúp việc đầu tư dễ dàng hơn,… Quản lý tài chính cá nhân và doanh Tất cả giao dịch đã thực hiện đều được nghiệp lưu lại, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi, nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính của cá nhân, doanh nghiệp Internet Banking (Ngân hàng điện tử) Internet Banking (Ngân hàng điện tử) và Mobile Banking (Ngân hàng di và Mobile Banking (Ngân hàng di động) động) đều là những dịch vụ ngân hàng trực tuyến mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và linh hoạt trong việc quản lý tài chính, cho phép khách hàng thực hiện mọi giao dịch trực tuyến một cách tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào trên nền tảng Internet Banking hoặc Mobile
- 9 Banking thì khách hàng cũng cần thực hiện đủ những bước bảo mật do ngân hàng đưa ra như cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu chính xác theo thông tin đã đăng ký và bước xác thực cuối cùng là nhập OTP được ngân hàng gửi về số điện thoại cá nhân khách hàng đã đăng ký trước đó. 1.1.2 Các chủ thể trong hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam NHS đang phát triển rộng rãi trên toàn cầu, đòi hỏi sự đổi mới không ngừng trong nhiều lĩnh vực công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và cạnh tranh hiệu quả trong môi trường kinh tế số. Một số yếu tố công nghệ then chốt thúc đẩy sự phát triển của NHS bao gồm: đổi mới dịch vụ tài chính; kỹ thuật số hóa; trí tuệ nhân tạo (AI); RegTech; lưu trữ dữ liệu; blockchain; … Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của internet và di động, đã tạo động lực to lớn cho sự ra đời và phát triển của NHS. Nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến, NHS mang đến nhiều lợi ích vượt trội so với ngân hàng truyền thống như là giảm thiểu trung gian tài chính, giao dịch nhanh chóng và an toàn, tiếp cận dịch vụ tài chính rộng rãi, nâng cao trải nghiệm của khách hàng; dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (AI) là hai công nghệ đột phá đang định hình tương lai của NHS, dữ liệu lớn cung cấp thông tin chi tiết sâu sắc về khách hàng, AI mang đến những trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa, giúp NHS mang đến trải nghiệm khách hàng vượt trội, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc ứng dụng hiệu quả Dữ liệu lớn và AI sẽ là yếu tố thúc đẩy các ngân hàng thành công trong kỷ nguyên số. Bởi lẽ, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây và chuỗi khối (Blockchain), ghi lại các giao dịch một cách minh bạch và an toàn; sử dụng đám mây lai (hybrid cloud). Từ những lợi ích trên, thị trường dịch vụ NHS tại Việt Nam đang chứng kiến sự tham gia đa dạng của nhiều thành phần, Sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành phần tham gia sẽ góp phần mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ NHS tiện lợi, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên vai trò chủ chốt trong việc phát trieernvaf dẫn
- 10 dắt thị trường vẫn là NHTM. “Tính đến cuối năm 2017, có 27 đơn vị phi ngân hàng được NHNN cấp phép cho dịch vụ trung gian thanh toán, khoảng 40 đơn vị tham gia lĩnh vực fintech cung cấp các công cụ thanh toán trực tuyến, cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS, chuyển tiền, gọi vốn cộng đồng, dịch vụ cho vay trực tuyến. Thành phần tích cực trong tham gia phát triển ngân hàng số tại các quốc gia như Singapore, Indonesia, Malaysia… thường là các công ty fintech. Tuy nhiên tại Việt Nam, số lượng các công ty fintech hoạt động còn mỏng cả về chất lượng và số lượng. Theo báo cáo Khảo sát toàn cảnh về fintech khu vực ASEAN 2018 do công ty kiểm toán Ernst and Young thực hiện, tại Việt Nam có 78 công ty fintech đang hoạt động, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực (Singapore có khoảng 490 công ty fintech, Indonesia là 262, Malaysia là 196)”1 Mặc dù, NHTM đóng vai trò chủ chốt tuy nhiên, Fintech, công ty viễn thông, công ty công nghệ tài chính và chính phủ cũng góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường này. Để cung ứng dịch vụ thanh toán điện tử cho người tiêu dùng, các CTGT bắt buộc phải phối hợp với NHTM theo quy định của NHNN để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán online cho người tiêu dùng. Điển hình như, VP Bank đang tích cực đẩy mạnh hợp tác với các công ty fintech để phát triển dịch vụ số, hướng đến mục tiêu trở thành NHS hàng đầu tại Việt Nam. 1.2. Thực trạng về hoạt động ngân hàng số tại Việt Nam hiện nay Trong thời đại này, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều đã trải qua giai đoạn chuyển đổi số trong các hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, giai đoạn chuyển đổi số này vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển. Quá trình trên vẫn đang diễn ra đồng loạt tại các ngân hàng, trong đó đa phần các ngân hàng tại Việt Nam đã triển khai áp dụng mảng NHS về quy trình và kênh giao dịch, một số ngân hàng khác dẫn đầu trong hoạt động chuyển đổi số từ nền tảng dữ liệu và rộng rãi cho hầu hết các khoản mục trọng điểm. “Chuyên gia chiến lược về công nghệ thông tin Dion Hinchaliffe cho hay: Số hóa là sử dụng công cụ kỹ thuật số để tự động hóa và cải thiện cách làm việc hiện tại và không thực sự làm thay đổi bản chất của nó hay tạo ra luật chơi mới”2. Trong 1 Lưu Ánh Nguyệt (2019). “Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam”, Viện chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ tài chính 28/08/2019 2 ThS. Trần Linh Huân, Lê Phạm Anh Thơ, Trần Minh Thiện (2022). “Pháp luật về chuyển đổi số ngành Ngân hàng và định hướng hoàn thiện”, Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp chí ngân hàng 11/10/2022
- 11 khi đó, một vài nhận định khác lại cho rằng, quá trình “chuyển đổi số là một quá trình từ sâu – thành bướm, biến đổi linh hoạt từ cách làm hiện tại sang một cách làm hoàn toàn mới, trong một số trường hợp thay thế toàn bộ các bộ phận của doanh nghiệp và cách thức vân hành để thu được nhiều giá trị hơn so với kiểu kinh doanh quy mô nhỏ, đòn bẩy thấp”. 3 Mốc son đánh dấu sự ra đời của NĐ số 35/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 08/03/2007 hướng dẫn về “Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”, mở ra cánh cửa cho quá trình chuyển đổi số trong ngành ngân hàng Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền tảng cho hoạt động NHS, cho phép các ngân hàng cung cấp dịch vụ qua các kênh điện tử như internet banking, mobile banking, .... Tiếp nối bước tiến quan trọng này, hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và bổ sung, dần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động NHS. Một số mốc thời gian đáng chú ý bao gồm: Luật Thanh toán được ban hành, tạo điều kiện pháp lý cho phát triển các phương thức thanh toán điện tử mới (2010). NHNN ban hành Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định về “hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua mạng, góp phần thúc đẩy thanh toán di động (2014)”. Luật Chuyển đổi số Quốc gia được thông qua, xác định NHS là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong quá trình chuyển đổi số quốc gia (2016), NHNN ban hành “Chiến lược phát triển thanh toán quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”, đề ra mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền và NHS (2017). Giai đoạn hiện nay, những nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý cho NHS tiếp tục được đẩy mạnh với nhiều văn bản pháp lý quan trọng được ban hành như “Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bổ sung những quy định cho phép một số hoạt động mới phù hợp xu thế chuyển đổi số như cho phép cơ chế thử nghiệm (Sandbox) đối với Fintech trong lĩnh vực ngân hàng; hoạt động cho vay trực tuyến, giao dịch điện tử,…” 4. NHNN ban hành Thông tư 49/2022/TT-NHNN quy định về hoạt động của ngân hàng số, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc tạo khung pháp lý cụ thể cho hoạt động của loại hình ngân hàng mới này. Vào ngày 29/11/2005, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 được thông qua trong cuộc họp Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 và có sửa đổi, bổ sung năm 2023 với nhiều 3 ThS. Trần Linh Huân, Lê Phạm Anh Thơ, Trần Minh Thiện (2022). “Pháp luật về chuyển đổi số ngành Ngân hàng và định hướng hoàn thiện”, Trường Đại học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, Tạp chí ngân hàng 11/10/2022 4 “Bàn về một số điểm mới của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024”, Tạp chí ngân hàng 25/04/2024
- 12 điều chỉnh, bổ sung nội dung mới liên quan đến giao dịch điện tử, trong đó có những điểm nổi bật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng. Để hướng dẫn cụ thể, Chính phủ đã ban hành NĐ số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007, “Quy định chi tiết về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng” NĐ này tập trung vào các nội dung: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong hoạt động NHS, Điều kiện cho các tổ chức, cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động NHS trong giao dịch điện tử, Quy định về sử dụng chữ ký điện tử thay cho chữ ký truyền thống. Bên cạnh đó, NĐ này còn quy định về nội dung, hình thức của giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp phát sinh trong giao dịch điện tử. Đồng thời, NĐ số 35/2007/NĐ-CP là văn bản pháp lý quan trọng, tạo khung pháp lý cho việc sử dụng chứng từ điện tử và giải quyết tranh chấp trong hoạt động ngân hàng, góp phần đảm bảo an toàn, bảo mật và hiệu quả cho các giao dịch điện tử trong lĩnh vực này. Theo quy định của NHNN Việt Nam, việc đảm bảo an toàn trong hoạt động NHS yêu cầu bắt buộc đối với tất cả TCTD. Việc thực hiện không đẩy đủ hoặc không thực hiện quyết định xử lý của NHNN về an toàn NHĐT có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, kể cả giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cũng sẽ bị thu hồi. Vì vậy, NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động NHS tại Việt Nam. Theo quy định của pháp luật, NHNN có các thẩm quyền liên quan đến quản lý rủi ro và bảo đảm an toàn hoạt động NHS. Bên cạnh hướng dẫn của NHNN, khi triển khai hoạt động NHS, TCTD cần tuân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử như: nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp pháp, bảo mật thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân của khách hàng (bao gồm thông tin liên quan đến tài khoản, tài sản gửi , tiền gửi, và các giao dịch), bảo đảm an toàn khi giao dịch cho khách hàng của Ngân hàng tại Việt Nam và chi nhánh tại nước ngoài; dự phòng cơ sở dữ liệu để bảo đảm hoạt động được liên tục và nhanh chóng… Để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa trong hoạt động NHS, từ năm 2018 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng, tạo khung pháp lý và định hướng cho quá trình này. Dưới đây là một số văn bản tiêu biểu: Chiến lược phát triển quốc gia về TTKDTM đến năm 2025 được Thủ tướng
- 13 Chính Phủ phê duyệt tại QĐ số 742/QĐ-TTg ngày 10/7/2020. Trong đó, chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2025, 80% giao dịch thanh toán bán lẻ trên địa bàn cả nước được thực hiện không dùng tiền mặt. Luật Giao dịch điện tử 2023 (số 20/2023/QH15) được Quốc hội ban hành ngày 22/06/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024. Luật này thay thế Luật Giao dịch điện tử 2005, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế số, bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao dịch điện tử và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử. Thủ tướng Chính Phủ (2018), QĐ số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Mục đích Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng an toàn, hiệu quả, minh bạch, cạnh tranh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, hội nhập quốc tế và bảo vệ lợi ích của khách hàng. Chính phủ (2020), NQ số 50/NQ-CP ngày 17/04/2020 của Chính phủ “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư” nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Bộ Chính trị về chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) Thủ tướng Chính phủ (2020), QĐ số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. NHNN Việt Nam (2021), QĐ 810/QĐ-NHNN ngày 11/05/2021 của NHNN Phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Tại QĐ này, mục tiêu của việc phát triển NHS đã được quy định cụ thể thông qua xây dựng kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng bao gồm: cung cấp dịch vụ NHS, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ TC – NH. Đề ra mục tiêu phát triển NHS toàn diện, an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số thông tư hướng dẫn cụ thể như: TT số 16/2020/TT-NHNN của NHNN ngày 04/12/2020 “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp
56 p |
12 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn áp dụng pháp luật về kinh doanh bất động sản là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai tại Thành phố Hồ Chí Minh
85 p |
19 |
5
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
131 p |
14 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
93 p |
12 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
92 p |
16 |
4
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Pháp luật về hợp đồng vay thế chấp tài sản là BĐS qua thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam chi nhánh Phú Mỹ Hưng
65 p |
8 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Công ích Quận 2
59 p |
19 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch - Thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
72 p |
8 |
3
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thẩm định giá khoản nợ xấu trong hoạt động xử lý nợ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long từ 2019 đến nay
88 p |
11 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Bảo vệ quyền lợi của tổ chức tín dụng với tư cách là người thứ ba ngay tình trong tranh chấp tài sản bảo đảm theo pháp luật – thực trạng và giải pháp hoàn thiện
59 p |
13 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật Việt Nam về góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án du lịch - Thực tiễn tại tỉnh Lâm Đồng
86 p |
6 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Thực tiễn xử lý khách hàng gian lận bảo hiểm tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam
80 p |
5 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại Quận 5
70 p |
5 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Ban kiểm soát qua thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
50 p |
14 |
2
-
Đề án tốt nghiệp Luật kinh tế: Tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước theo pháp luật hiện hành - thực tiễn áp dụng tại Công ty TMN
117 p |
8 |
1
-
Đề án tốt nghiệp Luật Kinh tế: Pháp luật về Kiểm soát hành vi mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
56 p |
14 |
1
-
Đề án Tốt nghiệp: Đổi mới hoạt động của Ủy ban nhân dân phường ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia
85 p |
6 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
