intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp - Hội thảo khoa học: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1 cuốn sách cũng có những nghiên cứu để tìm phương hướng cởi trói về pháp luật tài chính cho các doanh nghiệp đặc thù, như: doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp hàng không, doanh nghiệp bảo hiểm,… Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật về tài chính đối với doanh nghiệp - Hội thảo khoa học: Phần 2

  1. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM VỀ THỜI HẠN NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Cao Vũ Minh ∗ Đoàn Văn Thượng ∗∗ Tóm tắt: Để đạt được mục đích thu và quản lý thuế hiệu quả, pháp luật quy định người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế. Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế năm 2019 còn quy định việc nộp hồ sơ khai thuế phải được thực hiện trong thời hạn nhất định. Quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế không hoàn thành nghĩa vụ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hiện nay, các vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng được quy định khá chi tiết, từ đó tạo ra cơ sở pháp lý cho người có thẩm quyền thực hiện việc xử phạt đối với các vi phạm này. Bài viết phân tích một số bất cập trong quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, đồng thời đưa ra giải pháp hoàn thiện. Từ khóa: thuế giá trị gia tăng, vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính. Abstract: In order to achieve the purpose of effective tax collection and management, the law requires taxpayers to accurately, truthfully and fully declare all contents in the tax return. In addition, the Tax Administration Law 2019 also stipulates that the submission of tax returns must be done within a certain time limit. Past the time limit for submitting tax declaration dossiers, if taxpayers fail to fulfill their obligations, they will be administratively sanctioned. Currently, administrative violations regarding the deadline for submitting value-added tax declaration dossiers are regulated in quite detail, thereby creating a legal basis for the competent person to impose penalties for violations. This article analyzes some inadequacies in the regulations on sanctioning administrative violations for violations of the deadline for submitting value-added tax declarations, and at the same time offers a complete solution. Keywords: Value Added Tax, violation, sanctioning of an administrative violation. 1. Khái quát vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT) là sắc thuế có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Cộng hòa Pháp là quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu, châu ∗ TS, Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh. ∗∗ ThS, Đại học Trà Vinh.
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC | 75 Phi, châu Mỹ La Tinh và nhiều quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng. Tính đến nay đã có khoảng 180 quốc gia trên thế giới áp dụng thuế giá trị gia tăng. Các quốc gia khác cũng đang trong thời kỳ nghiên cứu loại thuế này 1. Để đạt được mục đích thu và quản lý thuế giá trị gia tăng hiệu quả, pháp luật quy định người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng. Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế năm 2019 còn quy định việc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng phải được thực hiện trong thời hạn nhất định. Theo Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP của Chính phù ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế thì thuế giá trị gia tăng được khai theo tháng, theo quý hoặc khai theo từng lần phát sinh. Để đạt được mục đích thu và quản lý thuế hiệu quả, pháp luật quy định người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế 2. Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế năm 2019 còn quy định việc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng phải được thực hiện trong thời hạn nhất định. Cụ thể, Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định: “Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế giá trị gia tăng khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế giá trị gia tăng khai theo tháng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý” 3. Trong trường hợp kê khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế 4. Nếu quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng mà người nộp thuế không hoàn thành nghĩa vụ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Từ quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong đó có Điều 13 xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng bao gồm: - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày; 1 Lê Quang Thuận, Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ tài chính, Tạp chí Tài chính số 636, 2016. 2 Điều 42 Luật Quản lý thuế năm 2019. 3 Điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019. 4 Khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế năm 2019.
  3. 76 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; - Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; - Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. - Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế 1. Qua quy định trên, có thể thấy, vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng không nhằm mục đích là trốn thuế hoặc làm giảm số tiền thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Các vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng chỉ là những vi phạm liên quan đến việc chậm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hoặc tuy có phát sinh số thuế phải nộp nhưng người có nghĩa vụ nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế. Như vậy, trong các trường hợp này, người có nghĩa vụ nộp thuế không gây ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước. Sở dĩ nhóm hành vi này bị xử phạt là vì gây ảnh hưởng đến việc nộp đúng, nộp đủ số thuế vào ngân sách nhà nước trong năm ngân sách. Xét một cách tổng thể, ngân sách nhà nước không bị thiếu hụt vì tổng thu là không thay đổi. Cái bị ảnh hưởng chỉ là không quyết toán kịp thời trong năm ngân sách mà thôi. Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định áp dụng hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với các vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng. Theo đó, có một hành vi bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo là “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày”. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với vi phạm này phải có thêm điều kiện là người vi phạm có “tình tiết giảm nhẹ”. Đối với các vi phạm khác, Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) chia ra các khung tiền phạt khác nhau, tương ứng với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Có 04 khung tiền phạt tương ứng với 04 nhóm hành vi vi phạm. Một là, hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày” bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân (từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức). 1 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ- CP).
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC | 77 Hai là, hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày” bị phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức). Ba là, hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày” hoặc “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp” hoặc “không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp” hoặc “không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp” bị phạt tiền từ 4.000.000 đến đồng 7.500.000 đồng đối với cá nhân (từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức). Bốn là, hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế” bị phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 12.500.000 đồng đối với cá nhân (từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tổ chức). Tuy nhiên, trong trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền bị phạt sẽ bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 5.750.000 đồng đối với cá nhân và 11.500.000 đồng đối với tổ chức. Trên cơ sở quy định của Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP), các chức danh có thẩm quyền đã xử phạt nghiêm minh các vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, từ đó đưa hoạt động kê khai và nộp thuế đi vào nền nếp. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được thì những quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đã phát sinh những bất cập nhất định. 2. Một số bất cập trong các quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng Thứ nhất, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) vẫn chưa quy định rõ trường hợp nào áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo, trường hợp nào áp dụng hình thức phạt tiền đối với hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày” Theo Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) thì cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng bị áp dụng hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Nếu cảnh cáo áp dụng với hành vi mang tính chất nguy hiểm thấp cho xã hội thì hình thức phạt tiền được áp dụng với hành vi gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cao cho xã hội. Hình thức xử phạt này được áp dụng để đánh vào lợi ích kinh tế của các chủ thể vi phạm nhằm thể hiện sự trừng trị, răn đe, giáo dục.
  5. 78 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với các hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ”. Như vậy, việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo phải đồng thời thỏa mãn hai điều kiện là “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày” và “người vi phạm có tình tiết giảm nhẹ”. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) thì cũng chính hành vi này lại có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Vậy căn cứ vào tiêu chí nào để người có thẩm quyền lựa chọn hình thức xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền? Hiện nay, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) không có quy định tiêu chí cụ thể để căn cứ vào đó người có thẩm quyền lựa chọn hình thức xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền. Theo Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì “cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện”. Như vậy, có thể thấy, nếu chủ thể vi phạm hành chính không phải là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì cảnh cáo chỉ được áp dụng khi hội đủ hai điều kiện: i. vi phạm hành chính không nghiêm trọng; ii. vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ. Theo Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) thì hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ” quy định tại khoản 1 bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo. Trong trường hợp chủ thể có hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày” nhưng không có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt tiền theo khoản 2. Thế nhưng vấn đề phát sinh là nếu chủ thể vi phạm có hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ” thì người có thẩm quyền vẫn có thể áp dụng hình thức phạt tiền theo khoản 2 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP). Cụ thể, theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì tình tiết giảm nhẹ là căn cứ để giảm mức tiền phạt bởi “mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”. Một tình huống đặt ra như sau: một cá nhân thực hiện hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày”. Khi xử phạt thì cá nhân này có một tình tiết giảm nhẹ là “người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi”. Vậy người có thẩm quyền sẽ xử phạt chủ thể này bằng hình thức cảnh cáo hay phạt tiền 1.000.000 đồng đến dưới 1.750.000 đồng đối với cá nhân do có tình tiết giảm nhẹ?
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC | 79 Rõ ràng, trong trường hợp này, pháp luật hiện hành đã không có tiêu chí cụ thể nhằm tạo ra cách áp dụng pháp luật thống nhất. Từ đó dẫn đến thực trạng là việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người có thẩm quyền xử phạt trên cơ sở “tùy nghi hành chính” 1. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) vô hình trung đã đồng nhất cảnh cáo và phạt tiền, trong khi hậu quả pháp lý của hai hình thức xử phạt này là rất khác nhau. Thứ hai, Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định về giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng không phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020). Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: “Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc quy định mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính để ra quyết định xử phạt, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình”. Như vậy, quyền giải trình chỉ được áp dụng đối với các vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng nếu thỏa mãn hai điều kiện: “i. Mức tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức)” và “ii. người vi phạm có yêu cầu được giải trình”. Vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng có mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó là 12.500.000 đồng đối với cá nhân (15.000.000 đồng đối với tổ chức). Như vậy, theo Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì tất cả các vi phạm hành chính thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng đều không phát sinh quyền giải trình. Tuy nhiên, theo Điều 37 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) thì bất cứ vi phạm hành chính nào về thuế mà việc lập biên bản vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử thì cũng phát sinh quyền giải trình. Cụ thể, Điều 37 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định: “Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm: hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính 1 Cao Vũ Minh, Bàn về quyền tùy nghi trong hoạt động của các cơ quan hành chính, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11, 2013.
  7. 80 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP điện tử. Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Quy định trên có nghĩa bất cứ vi phạm hành chính nào về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà việc lập biên bản vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử thì cũng phát sinh quyền giải trình. Nói cách khác, hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ” bị phạt cảnh cáo mà việc lập biên bản vi phạm hành chính bằng phương thức điện tử thì cũng phát sinh quyền giải trình. Điều này rõ ràng không phù hợp với quy định về các trường hợp được giải trình tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) 1. Thứ ba, Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định chưa hợp lý về mức tiền phạt đối với hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế”. Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày” bị phạt tiền thấp từ 4.000.000 đến 7.500.000 đồng. Trong khi đó, khoản 5 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế” bị phạt tiền từ 7.500.000 đồng đến 12.500.000 đồng đối với cá nhân. So với hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày”, hành vi quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) mang tính nguy hiểm cao hơn. Do đó, nhà làm luật quy định mức tiền phạt tiền cao hơn là hợp lý. Tuy nhiên, việc giới hạn “trong trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền bị phạt sẽ bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 5.750.000 đồng đối với cá nhân và 11.500.000 đồng đối với tổ chức” lại tỏ ra bất hợp lý vì trong một số trường hợp mức tiền phạt của hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày” còn cao hơn hành vi vi phạm được quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP). Thứ tư, kỹ thuật lập pháp trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) không theo quy chuẩn thống nhất, dẫn đến khó khăn 1 Cao Vũ Minh, Giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính và những nội dung pháp lý cần hoàn thiện, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn số 50, 2022.
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC | 81 trong việc áp dụng pháp luật. Hiện nay, cách quy định mức phạt trong các nghị định rất khác nhau, không theo một quy chuẩn cụ thể. Đa phần nghị định quy định mức phạt đối với cá nhân, sau đó, quy định đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt đối với cá nhân (như Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình 1). Tuy nhiên, lại có nghị định quy định mức phạt đối với tổ chức, sau đó quy định mức phạt đối với cá nhân bằng ½ mức phạt đối với tổ chức. Một trong những nghị định quy định theo chiều đảo ngược này là Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Đối với Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP), có những hành vi Chính phủ quy định mức tiền phạt đối với cá nhân (như Điều 10 xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn; Điều 11 xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế; Điều 12 xử phạt hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phai nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn). Ngược lại, có những hành vi Chính phủ lại quy định mức tiền phạt đối với tổ chức (Điều 16. Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn; Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế) 2. Điều 13 xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được quy định theo chiều đảo ngược, tức là quy định mức tiền phạt đối với tổ chức, đối với cá nhân thì người có thẩm quyền khi xử phạt sẽ phải chia ra một nửa (1/2). Rõ ràng đây là cách quy định không hợp lý và không hề có tính khoa học nếu xét về kỹ thuật lập pháp. Điều này dẫn đến thực trạng là nếu không sưu tra, nghiên cứu kỹ lưỡng thì sẽ không thể áp dụng pháp luật chính xác. Đối với người có thẩm quyền xử phạt thì cách quy định này tiềm ẩn nguy cơ rất cao về việc áp dụng mức tiền phạt không chính xác đối với chủ thể vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng. 3. Kiến nghị hoàn thiện Trên cơ sở phân tích những bất cập nêu trên, chúng tôi có một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định xử phạt vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng: 1 Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân”. 2 Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định: “Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức”.
  9. 82 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Một là, điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã đưa ra nguyên tắc xây dựng hình thức xử phạt để áp dụng với các hành vi vi phạm. Theo đó, hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tính chất đơn giản, thì phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo. Như vậy, một khi hành vi vi phạm được nhà làm luật quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thì có nghĩa đây là vi phạm không nghiêm trọng, có tính chất đơn giản. Đối chiếu với Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) thì hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày” có tính chất đơn giản và không nghiêm trọng. Do đó, quy định việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với vi phạm này là hợp lý. Minh định chế tài xử phạt cũng sẽ xóa bỏ nghịch lý là cùng một vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như nhau nhưng có trường hợp bị phạt tiền, có trường hợp chỉ bị xử phạt cảnh cáo. Theo tác giả, khi tiến hành sửa đổi Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP), Chính phủ không nên tiếp tục quy định cũng chính hành vi này có thể bị áp dụng hình thức phạt tiền. Với tư duy này, có thể sửa đổi Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) theo hướng: “Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 06 ngày đến 30 ngày…” Hai là, Chính phủ cần bãi bỏ quy định về các trường hợp được quyền giải trình trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) mà không phù hợp với Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Trong trường hợp nhận thấy sự cần thiết của những trường hợp này thì phải tiến hành sửa đổi và ghi nhận ngay trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Ba là, khoản 4 Điều 4 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP đưa ra nguyên tắc hợp lý trong việc xây dựng các khung tiền phạt. Theo đó, quy định khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải cụ thể, khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và tối đa của khung tiền phạt không quá lớn. Các khung tiền phạt trong một điều luật phải được sắp xếp theo thứ tự mức phạt từ thấp đến cao. Việc sắp xếp các khung tiền phạt trong một điều luật phải theo thứ tự mức phạt từ thấp đến cao nhằm bảo đảm phân hóa tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm. Vì lẽ đó, chủ thể vi phạm hành chính ở khung tiền phạt cao hơn trong một điều luật phải bị phạt tiền cao hơn so với chủ thể vi phạm hành chính ở khung tiền phạt thấp hơn. Điều này mới bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc xử phạt. Do đó, tác giả kiến nghị Chính phủ cần bãi bỏ quy định giới hạn “trong trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền bị phạt sẽ bằng số
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC | 83 tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn 5.750.000 đồng đối với cá nhân và 11.500.000 đồng đối với tổ chức” tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP). Như vậy, bất cứ chủ thể nào thực hiện hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế” cũng có mức tiền phạt cao hơn chủ thể thực hiện hành vi “nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày” bị phạt tiền thấp từ 4.000.000 đến 7.500.000 đồng. Trong trường hợp nhận thấy sự cần thiết đề cao tính nhân đạo trong trường hợp “số tiền phạt nếu áp dụng lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế” thì Chính phủ có thể quy định nội dung này thành một tình tiết giảm nhẹ tại Điều 6 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) 1. Theo đó, khi xử phạt, người có thẩm quyền áp dung tình tiết giảm nhẹ này để phạt mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt. Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ này để quyết định mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt vừa bảo đảm tính phân hóa vừa bảo đảm tính nhân đạo trong xử phạt vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng. Cuối cùng, vi phạm hành chính về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức. Do đó, trên cơ sở cách quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) 2, Chính phủ cần thống nhất cách quy định mức phạt tiền đối với toàn bộ hành vi vi phạm trong Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP). Theo đó, cần quy định theo chiều thuận là mức tiền phạt đối với cá nhân, còn đối với tổ chức thì mức tiền phạt sẽ gấp hai lần./. 1 Hiện nay, Điều 6 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 102/2021/NĐ-CP) quy định tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực thuế, hóa đơn. 2 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định mức phạt cao nhất trong từng lĩnh vực đối với cá nhân. Sau đó mới đến mức phạt cao nhất trong từng lĩnh vực đối với tổ chức.
  11. HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 – MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ MẶT CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT Ths. Trần Linh Huân Lê Hoàng Nữ Tố Quyên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Với tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, COVID-19 đã có sự tác động tiêu cực và gây ra nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp, trong đó có cả những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán. Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải có những chính sách, quy định pháp luật cụ thể để hỗ trợ kịp thời, hiệu quả các doanh nghiệp này. Hiện nay, Nhà nước ta cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ, tuy nhiên nhìn chung thì các chính sách này vẫn còn khá khiếm tốn và chưa thật sự phát huy được tính hiệu quả. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung làm rõ sự tác động của đại dịch COVID-19 đến doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam cũng như đánh giá một số chính sách pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và từ đó đưa ra một số đề xuất kiện nghị hoàn thiện về mặt chính sách, pháp luật. Từ khóa: Hỗ trợ, doanh nghiệp, dịch vụ chứng khoán, COVID-19. 1. Tác động của đại dịch COVID-19 đến doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam Đến ngày 23/7/2021, theo thống kê của Worldometers trên phạm vi toàn thế giới, dịch COVID-19 đã lây lan sang hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với xấp xỉ 193,41 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 4,15 triệu ca tử vong, gần 175,73 triệu bệnh nhân bình phục 1. Biến chủng Delta đang kéo thế giới trở lại sự bấp bênh vì khả năng lây truyền mạnh mẽ chưa từng có. Trong ngày 23/7/2021, toàn thế giới ghi nhận 547.623 ca mắc COVID -19 mới, trong đó Mỹ và Brazil là hai nước đứng đầu với 54.648 ca và 49.603 ca. Ở châu Á, Indonesia tiếp tục là điểm nóng khi có thêm 49.509 ca, nhiều nước châu Âu cũng ghi nhận số ca mắc mới cao như Anh (39.906 ca), Nga (24.471 ca) hay Tây Ban Nha (29.535 ca). Tại Việt Nam, biến chủng mới này đã gây ra tình trạng “kinh hoàng” hơn trước rất nhiều. Từ ngày bắt đầu đợt dịch thứ tư (ngày 27/4/2021) đến ngày 23/7/2021, Việt Nam đã ghi nhận 78.826 ca nhiễm - con số này gấp 60 lần tổng số ca nhiễm trong giai đoạn ba vào tháng 01/2021. Riêng ngày 23/7/2021, nước ta ghi nhận kỷ lục 7.307 ca nhiễm nhưng vẫn chưa có 1 Duy Phương, “Cập nhật COVID -19 ngày 23/7: Hàn Quốc gia hạn giãn cách xã hội mức cao nhất; dịch 'căng' ở Tunisia; khoảng cách tốt nhất giữa hai mũi tiêm Pfizer”, https://baoquocte.vn/cap-nhat-covid-19-ngay-237-han-quoc-gia-han-gian-cach-xa-hoi-muc-cao- nhat-dich-cang-o-tunisia-khoang-cach-tot-nhat-giua-hai-mui-tiem-pfizer-152363.html, truy cập ngày 23/7/2021.
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC | 85 dấu hiệu suy giảm 1. Vì thế, Chính phủ đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg tại nhiều vùng kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác. Tuân thủ Chỉ thị này, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động vì không đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch; các doanh nghiệp được phép hoạt động cũng gặp nhiều khó khăn do chi phí phát sinh như mua đồ bảo hộ, lo ăn ở tại chỗ, xét nghiệm định kỳ cho người lao động… Trước tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, dù Chính phủ nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” để hạn chế thiệt hại kinh tế đến mức thấp nhất nhưng các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán cũng không nằm ngoài vòng tác động tiêu cực đó. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán được cung cấp bởi Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) là (i) các thành viên giao dịch của SGDCK, VSD, công ty quản lý quỹ, (ii) tổ chức đăng ký niêm yết; tổ chức niêm yết; tổ chức phát hành; (iii) tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại VSD; tổ chức thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của SGDCK 2. Các doanh nghiệp thuộc nhóm (ii) và (iii) đồng thời là đối tượng sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán của nhóm (i) 3. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19 như các doanh nghiệp nói chung và còn gặp phải những những khó khăn riêng từ lĩnh vực chứng khoán, từ vị thế trên thị trường chứng khoán (TTCK). Trong 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết giảm 16,1% so với năm trước, cả năm giảm 4% 4. Nhiều doanh nghiệp gặp lao đao, thua lỗ liên tục phải hủy tư cách công ty đại chúng như Công ty cổ phần Cơ khí chế tạo Hải Phòng, Công ty cổ phần Khai thác đá Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần Trường An, Công ty cổ phần Đầu tư và phát 1 Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế , “Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 23/7: Thêm 3.409 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 7.307 ca”, https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/- /asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/ban-tin-dich-covid-19-cua-bo-y-te-toi-23-7-them-3-409- ca-mac-c http://covid.vinhphuc.gov.vn/ContentDetail/NewsDetailView?NewsId=95f2f8c9-40e1- 4596-ae88-94fa66b7b65aovid-19-nang-tong-so-mac-trong-ngay-len-7-307-ca, truy cập ngày 23/7/2021. 2 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 127/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 27/12/2018 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. 3 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 128/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 27/12/2018 quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 4 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, “Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết”, http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vithongtinthitruong/thongkettck/hoatdongdoan hnghiepniemyet?_adf.ctrl-state=12yhq2jo38_21&_afrLoop=9335343215000, truy cập ngày 26/7/2021.
  13. 86 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP triển nhà đất Cotec… hay một số doanh nghiệp đã rút hồ sơ niêm yết như Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Viettourist, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn 1… Bên cạnh đó, việc phải chi trả phí sử dụng dịch vụ tại SGDCK, VSD cũng là một gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp. Khi tham gia vào TTCK, các chi phí thường phát sinh như phí dịch vụ đăng ký niêm yết, dịch vụ quản lý niêm yết, dịch vụ giao dịch, dịch vụ đấu giá chào bán cạnh tranh, dịch vụ đăng ký chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán, dịch vụ chuyển khoản chứng khoán, dịch vụ thực hiện quyền, dịch vụ đấu giá… Đồng thời, các doanh nghiệp niêm yết, thành viên giao dịch của thị trường cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật về công bố thông tin, công bố báo cáo tài chính, báo cáo định kỳ và quản trị doanh nghiệp… Thực hiện những yêu cầu này trong điều kiện nhiều nhân sự bị cắt giảm càng trở nên thách thức hơn đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán. Vốn là yếu tố mà doanh nghiệp cần nhất để tồn tại trong giai đoạn đầy biến động của thị trường. Trong sáu tháng đầu năm 2021, tổng mức huy động vốn thực tế trên TTCK ước đạt 176,745 nghìn tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước; cụ thể, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và cổ phần hóa tới 197%, ước đạt 26,857 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng ước đạt 8,394 nghìn tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái 2. Từ thống kê có thể thấy TTCK đã huy động được một lượng vốn lớn cung cấp cho hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi dịch bệnh có chiều hướng bùng phát tại Việt Nam và trên thế giới, TTCK liên tiếp chứng kiến các phiên giảm điểm mạnh như phiên giao dịch ngày 09/03/2020, 11/03/2020, 12/03/2020, 28/01/2021, 09/7/2021… Trong đợt dịch thứ tư, tuần giao dịch từ 19/7-26/7/2021, sàn giao dịch chứng khoán ngập trong sắc đỏ vì áp lực bán bao phủ thị trường. Đó chính là dấu hiệu của sự thận trọng, dè dặt, lo ngại rủi ro của nhà đầu tư về sự tuột dốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi ảnh hưởng từ dịch COVID -19. Như vậy, nếu TTCK ảm đạm thì nguồn vốn chảy vào thị trường sẽ hạn chế, dẫn đến các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán không thể huy động đủ lượng vốn cần thiết để duy trì hoạt động và phục hồi sau đó. 2. Một số chính sách pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 Ngày 04/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID -19. Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã trực tiếp chỉ đạo các 1 Gia Miêu, “Vietourist rút hồ sơ trên sàn HNX”, https://laodong.vn/kinh-te/vietourist-rut-ho-so- niem-yet-tren-san-hnx-892280.ldo, truy cập ngày 27/7/2021. Khang Di, “Vì sao Lọc hóa dầu Bình Sơn rút hồ sơ niêm yết HNX?”, https://vietstock.vn/2020/11/ vi-sao-loc-hoa-dau-binh-son-rut-ho-so-niem-yet-hnx-741-808590.htm, truy cập ngày 27/7/2021. 2 Văn Giáp, “Thị trường chứng khoán ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm”, https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/thi-truong-chung-khoan-uu-tien-thiet-lap-cac-co-che- giam-sat-canh-bao-som-20210709211955569.htm, truy cập ngày 26/7/2021.
  14. HỘI THẢO KHOA HỌC | 87 đơn vị liên quan rà soát tất cả các dịch vụ chứng khoán do Nhà nước định giá qua công văn số 610/VPCP-KTTH ngày 10/3/2020 của Văn phòng Chính phủ về tình hình thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó, ngày 18/3/2020, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 quy định giá dịch vụ áp dụng tại SGDCK và VSD nhằm hỗ trợ tổ chức, cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID -19. Theo đó, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán được hưởng các ưu đãi sau: (i) giảm 10% đối với 03 dịch vụ là dịch vụ giao dịch trên thị trường cơ sở, thị trường phái sinh; dịch vụ lưu ký chứng khoán; (ii) giảm từ 15- 20% đối với 02 dịch vụ là dịch vụ quản lý vị thế, quản lý tài sản ký quỹ trên TTCK phái sinh; (iii) giảm từ 30-50% đối với 04 dịch vụ là dịch vụ quản lý niêm yết chứng quyền có bảo đảm, dịch vụ thực hiện quyền; dịch vụ chuyển khoản chứng khoán, dịch vụ đấu giá, chào bán cạnh tranh; (iv) không thu đối với 06 dịch vụ gồm dịch vụ đăng ký niêm yết, đăng ký chứng khoán, dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu, dịch vụ vay, cho vay chứng khoán qua hệ thống VSD, đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, đăng ký thành viên bù trừ. Thông tư số 14/2020/TT-BTC hết hiệu lực vào ngày 31/8/2020, sau đó được kéo dài hiệu lực đến ngày 30/6/2021 bởi Thông tư số 70/2020/TT-BTC. Ngày 14/5/2021, một lần nữa Bộ Tài chính kéo dài thời gian miễn, giảm phí dịch vụ đến ngày 31/12/2021 bởi Thông tư số 30/2021/TT-BTC. Việc quyết định tiếp tục áp dụng Thông tư số 14/2020/TT-BTC là hợp lý và cần thiết khi dịch bệnh vẫn đang căng thẳng, qua đó, hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán, góp phần thu hút nhà đầu tư mở tài khoản, gia tăng dòng tiền mới đổ vào thị trường. Ngày 07/05/2020, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 37/2020/TT-BTC quy định mức thu, nộp phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán. Theo đó, kể từ ngày 07/05/2020 đến hết ngày 31/12/2020, có 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán được giảm 50% so với quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán ban hành kèm theo Thông tư số 272/2016/TT-BTC. Bộ Tài chính tiếp tục kéo dài thời hạn có hiệu lực của Thông tư số 37/2020/TT-BTC đến ngày 31/12/2021 bởi Thông tư số 112/2020/TT-BTC và Thông tư số 47/2021/TT-BTC. Điều đó đã góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán, tháo gỡ trở ngại trong sản xuất, kinh doanh. Năm 2020 - năm của những thách thức, các TTCK trên thế giới phải đối mặt với ảnh hưởng của dịch bệnh COVID -19, song TTCK Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng tương đối mạnh, nằm trong top 10 TTCK có sức chống chịu với đại dịch và phục hồi nhanh nhất thế giới. Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020, cả SGDCK Hà Nội (HNX) và SGDCK TP.HCM (HOSE) đều đạt kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ nhờ gia tăng dòng tiền vào thị trường. HNX đạt doanh thu thuần hơn 732 tỉ đồng, tăng 32% so với năm trước; doanh thu thuần năm 2020 của HOSE đạt gần 993 tỉ đồng, tăng hơn 39% so với năm trước. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ chứng khoán đóng góp nhiều nhất, cụ thể: dịch vụ giao dịch chứng khoán chiếm tỉ trọng lớn nhất với hơn 637 tỉ đồng, tăng 37,5%; còn ở HOSE là hơn
  15. 88 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 873 tỉ đồng, tăng gần 45% và chiếm gần 88% tỉ trọng doanh thu 1. Như vậy, việc biện pháp miễn, giảm, miễn phí dịch vụ chứng khoán vừa hỗ trợ, chia sẻ khó khăn doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của SGDCK. Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 14/2020/TT-BTC, trên cơ sở mức giá dịch vụ được giảm, miễn tại SGDCK, VSD, các tổ chức cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán tại Điều 2 Thông tư số 128/2018/TT-BTC ngày 27/12/2018 tiến hành giảm giá dịch vụ để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ chịu ảnh hưởng của dịch COVID -19 phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ, quy định của pháp luật về giá và pháp luật có liên quan. Đối với dịch vụ do tổ chức kinh doanh chứng khoán công ty và ngân hàng thương mại cung cấp, Bộ Tài chính không quy định một mức giá cố định mà chỉ quy định mức giá tối đa, khung giá được phép thu. Tổ chức cung cấp dịch vụ sẽ quyết định mức giá cụ thể phù hợp với thực tế cung ứng dịch vụ tại đơn vị mình và trong giới hạn cho phép theo quy định pháp luật. Các khoản phí được giảm này gồm phí dịch vụ môi giới, dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, lãi vay margin, phí chuyển khoản qua ngân hàng, phí lưu ký… Việc giảm phí dịch vụ sẽ giúp nhà đầu tư giảm bớt gánh nặng tài chính, ổn định tâm lý và tin tưởng vào thị trường hơn, từ đó, TTCK mới ổn định, phát triển và thu hút dòng vốn cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ ngày 12/3/2020, do ảnh hưởng của dịch COVID -19, VSD cũng giảm 30% tiền giá dịch vụ đối với các tổ chức phát hành tham gia sử dụng dịch vụ E-voting của khi tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông năm 2020 2. Đối với tổ chức phát hành, dịch vụ này giúp gia tăng khả năng thành công do số lượng cổ đông tham gia nhiều hơn; kết quả bỏ phiếu nhanh, chính xác và mang tính khách quan hơn; tiết kiệm giấy tờ, chi phí quản lý và gia tăng vị thế của tổ chức phát hành, nhất là ở góc độ quản trị doanh nghiệp; tiết kiệm chi phí cho cổ đông vì không cần đến tham dự trực tiếp. Đặc biệt, trong thời điểm hạn chế đi lại theo các chỉ thị giãn cách xã hội thì dịch vụ này vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, việc giảm giá này chỉ áp dụng đối với họp Đại hội đồng cổ đông của năm 2020, trong khi, dịch bệnh vẫn đang tràn lan, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán vẫn còn nhiều khó khăn, do đó, việc tiếp tục hỗ trợ giảm giá dịch vụ này trong năm 2021 là cần thiết. Bên cạnh đó, VSD còn hỗ trợ trực tiếp cho các thành viên, công ty quản lý quỹ qua hệ thống cổng giao tiếp trực tuyến/cổng giao tiếp điện tử khi có yêu cầu. Những nỗ lực của VSD đã góp phần thiết thực vào giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán. Mặt khác, phạm vi miễn, giảm giá dịch vụ trong Thông tư số 14/2020/TT-BTC còn hẹp khi các dịch vụ được miễn, giảm chủ yếu là các nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham 1 Bông Mai, “Sở giao dịch và các công ty chứng khoán ‘nắm tay nhau’ mừng lợi nhuận bùng nổ”, https://tuoitre.vn/so-giao-dich-va-cac-cong-ty-chung-khoan-nam-tay-nhau-mung-loi-nhuan-tang- bung-no-20210523115639808.htm, truy cập ngày 26/7/2021. 2 Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, “Bảng niêm yết giá dịch vụ giữa VSD và khách hàng ngày 12/3/2020”, https://www.vsd.vn/vi/led/931, truy cập ngày 27/7/2021.
  16. HỘI THẢO KHOA HỌC | 89 gia vào thị trường như: dịch vụ đăng ký niêm yết, giá dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu, dịch vụ đăng ký chứng khoán, dịch vụ đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh, dịch vụ đăng ký thành viên bù trừ. Năm 2020, VSD tổng kết có 20 thành viên bù trừ, trong đó có duy nhất 01 thành viên mới, vậy chỉ có một thành viên này được giảm giá dịch vụ đăng ký thành viên bù trừ. Số lượng thành viên đăng ký dịch vụ kết nối trực tuyến lần đầu, đăng ký thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh cũng không nhiều. Khi dịch bệnh chưa được khống chế, thị trường diễn biến phức tạp thì số lượng doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ trên cũng giảm, do đó, việc hỗ trợ ở các phí dịch vụ này tuy có ý nghĩa nhưng phạm vi tác động hẹp, miễn/giảm chi phí chỉ phát sinh một lần dẫn đến chưa thực sự giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp mà đã tham gia vào TTCK từ trước. Các dịch vụ được doanh nghiệp sử dụng xuyên suốt, thu phí định kỳ, ảnh hưởng hầu hết doanh nghiệp trên TTCK như giá dịch vụ quản lý thành viên giao dịch, dịch vụ quản lý niêm yết (trừ chứng quyền có đảm bảo), dịch vụ sử dụng thiết bị đầu cuối, dịch vụ quản lý thành viên lưu ký, dịch vụ quản lý thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh thì không được giảm giá. Do đó, vì đợt dịch thứ tư nghiêm trọng hơn nhiều so với các đợt dịch trước, việc mạnh tay miễn, giảm giá dịch vụ cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán là cần thiết. Ngoài các biện pháp hỗ trợ nói trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn công bố cắt giảm các thủ tục hành chính, hướng dẫn công ty đại chúng về việc gia hạn thời hạn tổ chức Đại hội đồng cổ đông, đề nghị các Công ty kiểm toán phối hợp trong việc ký báo cáo tài chính kiểm toán đúng hạn… Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng phối hợp với SGDCK, các công ty chứng khoán và cơ quan báo chí, truyền thông chủ động cung cấp thông tin ra thị trường để trấn an nhà đầu tư, đẩy tốc độ xử lý hồ sơ nhanh nhất. Đó là những nỗ lực, tích cực từ cơ quan quản lý đồng hành cũng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán vượt qua đại dịch. 3. Một số đề xuất kiến nghị hoàn thiện Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong hoạt động kiểm soát, ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID -19. Tuy nhiên, bên cạnh việc tập trung mọi nguồn lực để kiểm soát dịch bệnh thì vấn đề phục hồi, phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán nói riêng trong quá trình ứng phó với tác động của đại dịch toàn cầu cũng cần được chú trọng. Để thực hiện được mục tiêu trên, cần phải có những giải pháp hoàn thiện cả về mặt quy định của chính sách, pháp luật lẫn thực tiễn áp dụng, cụ thể: Một là, mở rộng phạm vi các dịch vụ được miễn/giảm giá, đặc biệt là các dịch vụ được sử dụng thường xuyên, trả phí định kỳ như dịch vụ quản lý thành viên giao dịch, dịch vụ quản lý niêm yết (trừ chứng quyền có đảm bảo), dịch vụ sử dụng thiết bị đầu cuối, dịch vụ quản lý thành viên lưu ký, dịch vụ quản lý thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh. Trong đó, dịch vụ E-voting của VSD cần được tiếp tục giảm giá khi tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông trong năm 2021. Các giải pháp này sẽ hỗ trợ nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán hơn và tác dụng cũng là đáng kể hơn.
  17. 90 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Hai là, nghiên cứu, xem xét tăng mức giảm giá dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp, đây là điều cần thiết bởi lẽ do dịch bùng phát liên tiếp, đặc biệt là đợt dịch thứ tư xảy ra trên phạm vi rộng, kéo dài và vẫn chưa được kiểm soát đã gây ra ảnh hưởng nặng nề cho doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán. Đồng thời, việc tiếp tục kéo dài thời gian miễn/giảm giá dịch vụ đến năm 2022 nếu tình hình không khả quan, giãn thời gian đóng phí dịch vụ cho doanh nghiệp cũng là các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chống chịu và phục hồi. Ba là, tuy công ty chứng khoán cũng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID -19 do thị trường chung giảm điểm mạnh, các đợt phát hành, chào bán chứng khoán bị gián đoạn… nhưng TTCK Việt Nam 2020 vẫn tăng trưởng mạnh mẽ nhờ khống chế được dịch tốt. Dòng tiền đổ vào chứng khoán tăng, số lượng nhà đầu tư cá nhân gia nhập thị trường ngày càng đông đảo, tính thanh khoản vẫn duy trì nên các công ty chứng khoán đạt lợi nhuận cao. Tiêu biểu như Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn có doanh thu đạt 5.263 tỉ đồng và lãi trước thuế 1.870 tỉ đồng, tăng 15% và 20% so với năm trước; Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect đạt tổng doanh thu 1.063 tỉ đồng và lãi sau thuế 482 tỉ đồng, lần lượt tăng 133% và 724% so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các công ty chứng khoán vượt qua đại dịch một cách rất tốt, do đó, các chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán nên tập trung vào tổ chức đăng ký niêm yết; tổ chức niêm yết; công ty quản lý quỹ; tổ chức phát hành; tổ chức mở tài khoản trực tiếp tại VSD; tổ chức thực hiện chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của SGDCK nhiều hơn. Bốn là, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo việc thực hiện giảm giá dịch vụ tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán (công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam), ngân hàng thương mại tham gia vào TTCK Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 14/2020/TT-BTC. Nếu tổ chức cung cấp dịch vụ không niêm yết công khai bảng giá đã giảm hoặc không thực hiện thì cần có biện pháp xử lý nghiêm để thực hiện đúng theo tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch. Năm là, tiếp tục nghiên cứu để đơn giản hóa các thủ tục trong quá trình cung cấp dịch vụ, quản lý của SGDCK, VSD; áp dụng công nghệ, điện tử để xây dựng quy trình làm việc trực tuyến, đổi mới sáng tạo trong quá trình cung cấp dịch vụ và các biện pháp khác để tiết kiệm thời gian, chi phí và thuận lợi hơn. Như vậy, việc hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán vượt qua khó khăn bởi sự tác động của đại dịch COVID -19 là điều rất quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chứng khoán đạt được tính thiết thực, hiệu quả thì đòi hỏi cần phải hoàn thiện cả về mặt quy định chính sách, pháp luật lẫn việc áp dụng chúng trên thực tế để qua đó góp phần vào việc phục hồi nhanh chóng nền kinh tế sau đại dịch.
  18. HỘI THẢO KHOA HỌC | 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 30/2021/TT-BTC ngày 14/05/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính kéo dài hiệu lực thi hành Thông tư số 14/2020/TT-BTC ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 127/2018/TT-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên quan chịu ảnh hưởng do dịch COVID -19. 2. Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID -19. 3. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, “Bản tin dịch COVID-19 của Bộ Y tế tối 23/7: Thêm 3.409 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 7.307 ca”, https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/ban-tin- dich-covid-19-cua-bo-y-te-toi-23-7-them-3-409-ca-mac-c http://covid.vinhphuc.gov.vn /ContentDetail/NewsDetailView?NewsId=95f2f8c9- 40e1-4596-ae88-94fa66b7b65 aovid-19-nang-tong-so-mac-trong-ngay-len-7-307-ca, truy cập ngày 23/7/2021. 4. Khang Di, “Vì sao Lọc hóa dầu Bình Sơn rút hồ sơ niêm yết HNX?”, https://vietstock.vn/2020/11/vi-sao-loc-hoa-dau-binh-son-rut-ho-so-niem-yet-hnx-741- 808590.htm, truy cập ngày 27/7/2021. 5. Văn Giáp, “Thị trường chứng khoán ưu tiên thiết lập các cơ chế giám sát, cảnh báo sớm”, https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/thi-truong-chung-khoan-uu-tien-thiet-lap-cac- co-che-giam-sat-canh-bao-som-20210709211955569.htm, truy cập ngày 26/7/2021. 6. Gia Miêu, “Vietourist rút hồ sơ trên sàn HNX”, https://laodong.vn/kinh-te/vietourist-rut- ho-so-niem-yet-tren-san-hnx-892280.ldo, truy cập ngày 27/7/2021. 7. Bông Mai, “Sở giao dịch và các công ty chứng khoán ‘nắm tay nhau’ mừng lợi nhuận bùng nổ”, https://tuoitre.vn/so-giao-dich-va-cac-cong-ty-chung-khoan-nam-tay-nhau- mung-loi-nhuan-tang-bung-no-20210523115639808.htm, truy cập ngày 26/7/2021. 8. Duy Phương, “Cập nhật COVID -19 ngày 23/7: Hàn Quốc gia hạn giãn cách xã hội mức cao nhất; dịch 'căng' ở Tunisia; khoảng cách tốt nhất giữa hai mũi tiêm Pfizer”, https://baoquocte.vn/cap-nhat-covid-19-ngay-237-han-quoc-gia-han-gian-cach-xa-hoi- muc-cao-nhat-dich-cang-o-tunisia-khoang-cach-tot-nhat-giua-hai-mui-tiem-pfizer- 152363.html, truy cập ngày 23/7/2021.
  19. 92 | PHÁP LUẬT VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 9. Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, “Bảng niêm yết giá dịch vụ giữa VSD và khách hàng ngày 12/3/2020”, https://www.vsd.vn/vi/led/931, truy cập ngày 27/7/2021. 10. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, “Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết”, http://www.ssc.gov.vn/ubck/faces/vi/vimenu/vipages_vithongtinthitruong/ thongkettck /hoatdongdoanhnghiepniemyet?_adf.ctrl-state=12yhq2jo38_21&_afrLoop =93353432 15000, truy cập ngày 26/7/2021.
  20. THÁCH THỨC VỀ THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP THUỘC KHỐI TƯ NHÂN TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ThS. Trần Linh Huân Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Hòa giải viên thương mại, Trung tâm Trọng tài Thương mại Phía Nam (STAC) Nguyễn Mậu Thương Chuyên viên pháp lý, Công ty Luật TNHH 1TV Hoàng Thu Tóm tắt: Trong bối cảnh đại dịch COVID–19 đang bùng phát và diễn biến phức tạp tại Việt Nam đã gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, trong đó có nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh nghiệp. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung phân tích đánh giá sự tác động của đại dịch COVID–19 đối với doanh nghiệp thuộc khối tư nhân tại Việt Nam, phân tích làm rõ một số thách thức về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp này, từ đó đưa ra một số đề xuất kiến nghị hoàn thiện về mặt chính sách, pháp luật để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID–19. Từ khóa: Nghĩa vụ, thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc khối tư nhân, đại dịch COVID–19. Đặt vấn đề Đại dịch COVID–19 kéo dài đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp thuộc khối tư nhân là một trong những đối tượng đang bị tác động rất lớn trong bối cảnh hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại, theo thống kê đánh giá chung thì số lượng các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp không thể hoạt động và không có doanh thu trong khi chi phí phải bỏ ra để cầm cự và ứng phó với dịch bệnh khá cao nên điều này đã dẫn đến có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản. Trước bối cảnh đó, việc thực hiện nghĩa vụ thuế đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân hiện nay. Mặc dù, tính đến thời điểm hiện tại Nhà nước ta đã đưa ra một số chính sách và quy định pháp luật cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID–19 đang hoành hành trong đó có sự hỗ trợ về việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quan thì các chính sách, pháp luật hỗ trợ này vẫn chưa thật sự hiệu quả, toàn diện và vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập nhất định. Vì vậy, việc tiếp tục rà soát hoàn thiện các chính sách, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp trong đó có việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp một cách toàn diện hơn nữa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2