intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay" trình bày ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ; từ đó, phát huy tinh thần của chiến thắng nhằm giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ trong giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên hiện nay

  1. PHÁT HUY TINH THẦN CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ ́ ́ ̉ ́ TRONG GIAO DỤC LY TƯƠNG CACH MẠNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY TS. Vũ Trà Giang* - ThS. Tạ Thị Năm Đa ̣i ho ̣c Công đoàn * Email : vutragiang79@gmail.com Tó m tắ t: Ngày 7/5/1954, trên chiến trường Điện Biên Phủ, dân tộc ta đã làm nên một chiến thắng vô cùng oanh liệt “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thắng lợi vẻ vang ấy đã thuộc về Nhân dân Việt Nam. 70 năm qua, mỗi người Việt Nam khi nhớ đến chiến thắng Điện Biên Phủ đều trào dâng niềm cảm xúc và biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha ông đã anh dũng chiến đấu kiên cường vì nền độc lập dân tộc, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân. Vớ i sinh viên – thế hê ̣ trẻ hôm nay, tinh thần chiế n thắ ng Điện Biên Phủ năm xưa là động lực quan trọng giúp họ bồi đắp lý tưởng cách mạng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Bài viế t trì nh bà y ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ; từ đó, phá t huy tinh thầ n củ a chiế n thắ ng nhằ m giá o dục lý tưởng cá ch mạng cho sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ khó a: chiế n thắ ng Điê ̣n Biên Phủ , giá o dục lý tưởng cá ch mạng, sinh viên, hiê ̣n nay. 1. ĐẶT VÂN ĐỀ ́ Chiến tranh đã lùi xa gần hai phần ba thế kỷ, dư âm về cuộc chiến đấu ngoan cường với “Kháng chiến ba nghìn ngày, Không đêm nào vui bằng đêm nay, Đêm lịch sử Điện Biên sáng rực”1 của quân và dân Việt Nam vẫn lắng đọng trong những trang sử vàng hào hùng của dân tộc. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cụm từ “Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ” không chỉ trở thành lời chào mời, tiếp đón, mà còn có ý nghĩa như một “mệnh lệnh” trong cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, nô dịch. Cụm từ “Điện Biên Phủ” đi vào ngôn ngữ các dân tộc, như một động từ “dienbienfuer”, có nghĩa là “tấn công”, “quyết chiến đến cùng để giành thắng lợi”, thể hiện khát vọng về một cuộc sống tươi đẹp, một niềm tin vững chắc mà các dân tộc phải đấu tranh để giành, giữ lấy bằng sức mạnh của chính mình. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã ghi dấu ấn tốt đẹp với những chiến công hiển hách, là “cột mốc vàng” lịch sử, đánh dấu bước tiến thần kỳ của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Đây vừa là chiến thắng của khát vọng độc lập, tự do, của truyền thống yêu nước và ý chí tự lực tự cường, vừa là kết quả của trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Chiến thắng ấy đã, đang tác động mạnh mẽ đến tình hình an ninh, chính trị thế giới và trở thành điểm hẹn của hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh hiện nay. Đã có nhiề u công trình nghiên cứu đề cập đến ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của chiến thắng Điện Biên Phủ. Mỗi công trình nghiên cứu cung cấp thông tin, góc nhìn 1 Trích Bà i thơ “Hoan hô chiế n si ̃ Điên Biên” củ a nhà thơ Tố Hữ u. ̣ 310
  2. với mức độ, phạm vi, khía cạnh khác nhau, là những lát cắt, mảnh ghép giúp chúng ta hiểu thêm về trang sử vàng của dân tộc. Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử Việt Nam và thế giới với những ý nghĩa khác nhau, đã và đang trở thành những bài học quý báu cho thế hệ hôm nay và mai sau, là động lực, tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trên con đường đổi mới, hội nhập, phát triển đất nước hiê ̣n nay. Là nhữ ng sinh viên đang ngồ i trên ghế nhà trường, họ không chỉ cảm nhận sâu sắc chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào, là biểu tượng sáng ngời của ý chí quyết tâm và sức mạnh củ a dân tô ̣c Việt Nam, mà còn ý thức được trách nhiệm to lớn đặt lên vai, luôn cố gắng lập những thành tích để mỗi người thực sự là một chiến sĩ Điện Biên trên lĩnh vực công tá c và ho ̣c tâ ̣p của mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng là lớp người chịu ảnh hưởng từ mặt trái cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Một bộ phận sinh viên ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội, có nhận thức chính trị hời hợt, chưa xác định lý tưởng sống đúng đắn, coi nhẹ giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, phá t huy tinh thầ n chiế n thắ ng Điê ̣n Biên Phủ trong giá o du ̣c lý tưởng cá ch ma ̣ng cho sinh viên hiê ̣n nay thực sự cầ n thiế t, gó p phầ n làm chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức chính trị, củng cố niềm tin vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ́ 2.1. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 – Y nghĩa lịch sử và giá trị thời đại Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến thắng vĩ đại nhất của quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, gian khổ. Nói về chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ba chữ “Điện Biên Phủ” đã làm cho tiếng tăm dân tộc Việt Nam ta lừng lẫy khắp năm châu... Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, một đế quốc hùng mạnh đã bị Nhân dân một nước thuộc địa đánh cho tan tành tả tơi và phải cút về nước”2. Đó là sự đánh dấu chấm hết cho sự ngoan cố, hiếu chiến của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trên bàn Hội nghị, buộc Chính phủ Pháp cùng các bên tham dự phải ngồi vào bàn nghị sự, ký Hiệp định Giơnevơ (trừ Mỹ) đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vào ngày 20/7/1954. Chiến thắng không chỉ ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi nhất ở thế kỷ XX, mà ý nghĩa lịch sử và tầm vóc của sự kiện này vẫn còn nguyên ve ̣n giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giai đoạn hiện nay. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trải qua: “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt; Máu trộn bùn non; Gan không núng; Chí không mòn” 3 là những tháng ngày không thể nào quên của quân và dân ta. Đỉnh cao củ a chiến dich là cuộc tiến công ̣ chiến lược Đông – Xuân năm 1953 -1954, chiến thắng này góp phần đập tan hoàn toàn dã tâm xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới và mở ra giai đoạn cho cách mạng Việt 2 Trích bài viết "Điện Biên Phủ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân Dân ngày 7/5/1958. 3 Trích Bà i thơ “Hoan hô chiế n si ̃ Điê ̣n Biên” củ a nhà thơ Tố Hữ u. 311
  3. Nam tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ivan Cadeau, một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp cho rằ ng “dù nhìn nhận dưới bất kỳ góc độ nào, thì Điện Biên Phủ vẫn là hồi ức đáng trân trọng và tiếp tục được lưu truyền lại”4. Vớ i ý nghĩa lich sử đó, chiến thắng Điện Biên Phủ chinh là sự kết tinh của ̣ ́ nhiều nhân tố, trong đó, quan trọng nhất là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam; của ý chí quyết chiến, quyết thắng và sức mạnh của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đây không chỉ là chiến thắng của tình đoàn kết chiến đấu bền chặt, thủy chung, son sắt giữa quân đội, Nhân dân 3 nước Đông Dương và sự đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ của các nước anh em và bạn bè quốc tế, mà cò n cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng, một dạ chiến đấu kiên cường dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, Nhân dân ta trên khắp mọi miền đã phát huy cao độ tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, tạo thành ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong cuộc chiến đấu đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Vớ i chiế n thắ ng Điện Biên Phủ, quân đội ta đã có sự trưởng thành vượt bậc về tư tưởng chính trị, lực lượng, tổ chức chỉ huy, cũng như trình độ tác chiến. Các trang thiết bị quân sự và hậu cần được chuẩn bị tốt để bảo đảm cho chiến dịch quân sự quy mô lớn chưa từng có. Cù ng vớ i đó là sự chi viện và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, của phong trào đấu tranh vì hòa bình của Nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới; đặc biệt là các nước trên bán đảo Đông Dương cùng chung chiến tuyế n, đã tạo nên sức mạnh thời đại của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chính vì vâ ̣y, chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc củ a thời đại, không chỉ góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại, mà cò n giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Nhiều nhà sử học trên thế giới đã nhìn nhận và đánh giá chân thực, khách quan về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, khi cho rằng “Trận Điện Biên Phủ đã làm thay đổi thế giới”. Giuyn Roa, ký giả kiêm sử gia, nguyên Đại tá quân đội viễn chinh Pháp trong cuốn sách “Trận Điện Biên Phủ” nhận định: “Điện Biên Phủ thất thủ gây ra một sự kinh hoàng ghê gớm. Đó là một trong những thất bại của phương Tây, báo hiệu sự tan rã của các thuộc địa và sự cáo chung của nền cộng hòa. Tiếng sấm của sự kiện vẫn còn âm vang”5. Tờ Bằng chứng cơ đốc của Cộng hòa liên bang Đức gọi Điện Biên Phủ là “Sự thất thủ của Stalingrad của núi rừng”. Với những đánh giá đó đã giúp chúng ta có thêm cái nhìn mới, toàn diện hơn về tầm vóc lịch sử và giá trị thời đại của chiến thắng vĩ đại này. Đồng thời, đó cũng là 4 Trích: Lời kết cuốn sách “Điện Biên Phủ” (13/3 đến 7/5/1954) của tác giả Ivan Cadeau. 5 Giuyn Roa (1963), Trận Điện Biên Phủ, Nxb. Giulia, Paris,Tài liệu dịch Thư viện quân đội, 1984, tr.284. 312
  4. cơ sở quan trọng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những chiến công của quân và dân ta. Chiến thắng Điện Biên Phủ được giới nghiên cứu trong nước, cũng như quốc tế đánh giá là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Tướng Henri Navarre – Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương, trở về Paris sau khi thất trận ở Điện Biên Phủ, ông đã viế t cuốn hồi ký “Đông Dương hấp hối” năm 1956, phải thừa nhận, một trong những nguyên nhân khiến thực dân Pháp không thể hiện thực hóa mục tiêu kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương trong vòng 18 tháng trong danh dự là vì “sự lạc quan quá đáng” và “đánh giá quá thấp những khả năng của đối phương”, đồ ng thờ i, cũ ng thừa nhận sự lãnh đạo tài tình và trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sức mạnh ngàn năm của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ vừa mang ý nghĩa lịch sử to lớn, vừa mang tầm vó c thời đại sâu sắc, làm sáng ngời chân lý: Một nước tuy nhỏ, kinh tế chậm phát triển, nếu có một Đảng Mác-xít chân chính lãnh đạo, có đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc, được Nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ, thì nhất định đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, dù kẻ thù đó mạnh hơn nhiều lần. Tại Lễ kỷ niệm 10 năm chiến thắng “chấn động địa cầu” ngày 07/5/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào Sổ cảm tưởng của Bảo tàng Điện Biên Phủ: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của Nhân dân ta, mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”. Tinh thần của chiến thắng Điện Biên Phủ đã được quân và dân ta tiếp nối, phát huy cao độ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lập lên những chiến công hiển hách, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, khơi dậy và hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phấn đấu đưa nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2.2. Công tá c giá o du ̣c lý tưởng cá ch ma ̣ng cho sinh viên vớ i phá t huy tinh thầ n chiế n thắ ng Điên Biên Phủ trong bố i cả nh hiên nay ̣ ̣ 70 năm trôi qua kể từ ngày quân và dân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn cò n ve ̣n nguyên giá trị trong lòng mỗi người dân đất Việt và bạn bè toàn thế giới; đặc biệt trong cảm nhận của sinh viên – thế hê ̣ trẻ hôm nay đang ngồi trên ghế nhà trường. Cảm nhận về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các thế hệ sinh viên hôm nay đều bày tỏ niềm tự hào, niềm tin sâu sắc về ý chí quyết tâm, sức mạnh của toà n dân tộc, để làm nên chiến thắng ấy, dân tộc ta chiến đấu anh dũng, gian khổ, hy sinh bao máu xương. Tinh thần yêu nước và hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc kháng chiến chống thực 313
  5. dân Pháp đã tạo cho người dân Việt Nam sức mạnh phi thường, lập nên những chiến công hiển hách. Anh hù ng Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn… đã đi vào sử sách của dân tộc. Vớ i gần 20.000 thanh niên xung phong tham gia trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, họ đã trở thành lực lượng quan trọng sát cánh với bộ đội ở những nơi khó khăn, gian khổ nhất, tham gia mở đường, rà phá bom, san lấp hố bom đảm bảo cho giao thông thông suốt; vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí... Những chiến công mà họ lập nên trong chiến dịch trở thành kỳ tích vẻ vang, tô thắm thêm trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước thời đại Hồ Chí Minh. Sinh viên hôm nay không trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, không chứng kiến thời khắc hào hùng của dân tộc; song, qua những di tích lịch sử, những trang sách, bài ca, thước phim tư liệu hay lời kể của nhân chứng lịch sử, ho ̣ luôn coi những chiến thắng hào hùng của dân tộc là một phần quan trọng trong hành trang để xác định rõ tránh nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay “Một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Một số ít thanh niên bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động chống sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp”6. Vì vâ ̣y, công tác tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cá ch ma ̣ng cho sinh viên luôn là việc làm cần thiết, là biện pháp hữu hiệu nhất để khắc phục những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận giớ i trẻ trong bối cảnh hiện nay. Khi đề cập đến vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Ðảng theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “... Cũng phải nhìn thẳng sự thật mà nói, là có không ít thanh niên ngày nay có biểu hiện phai nhạt chủ nghĩa cách mạng, chạy theo lợi ích vật chất, cá nhân. Xu hướng hưởng thụ cũng xuất hiện ở một bộ phận giới trẻ...”7. Trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa, một bộ phận thanh niên, trong đó có sinh viên đã có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.... Vì lẽ đó, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong sinh viên là rấ t quan trọng và cầ n thiế t. Ôn lại vinh quang và niềm tự hào từ chiến thắng Điện Biên Phủ của 70 năm trước, cũng là để định rõ những công việc cần làm cho tương lai, điều đầu tiên chúng ta cần xác định, đó là phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ, sinh viên về tinh thần yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng; biết ơn Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, sự hy sinh của đồng bào, chiến sĩ cả nước vì nền độc 6 Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”. 7 Việt Hưng, Ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ giới trẻ, nguồn: https://cand.com.vn/Chong-dien- bien-hoa-binh/Ngan-chan-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-tu-gioi-tre-i424978/. 314
  6. lập dân tộc; khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, vớ i “Chín năm làm một Điên Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”8. Thiên sử vàng ấy mãi mãi được khắc ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi. Phát huy giá trị lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên là một công việc ý nghĩa đối với sự nghiê ̣p xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đại hội đa ̣i biể u lầ n thứ XIII của Đảng đă ̣t ra yêu cầu rấ t quan tro ̣ng là phải “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên”9. Sinh viên ngày nay cần được thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, nâng cao giác ngộ và nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, cùng những thuận lợi, thách thức trong thời kỳ đổi mới, quá trình hội nhập quốc tế. Xây dựng cho sinh viên một ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗ lực vươn lên làm chủ trên mọi lĩnh vực đời sống, phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”10. Hơn lúc nào hết, sinh viên hôm nay cần được trang bị đầy đủ hành trang về kiến thức, tinh thần cảnh giác cách mạng, bản lĩnh vững vàng, đủ sức “đề kháng” trước những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của kẻ thù, đủ năng lực ứng phó với những thách thức “an ninh phi truyền thống” đã và đang đang phổ biến hiện nay. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, yêu cầu về giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên càng trở nên cấp thiết. Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức cho sinh viên về mức độ nguy hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thấy được việc phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là cuộc đấu tranh hết sức cam go, phức tạp diễn ra ngay trong nội bộ và chính bản thân chúng ta. Mỗi sinh viên cần sống có mục tiêu, lý tưởng, có ước mơ, hoài bão cao đẹp, trung thực, có tinh thần cảnh giác, tuân thủ nghiêm pháp luật, xây dựng hình mẫu thanh niên thời kỳ mới “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”; ra sức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tệ nạn xã hội, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội. Có như vậy, chúng ta mới xây dựng đươc ̣ đấ t nước “dân già u, nước ma ̣nh, dân chủ, công bằng, văn minh và hiện đại”. Công tác thanh niên nói chung, giáo dục lý tưởng cách mạng cho sinh viên nói riêng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, 8 Trích Bà i thơ “Hoan hô chiế n si ̃ Điên Biên” củ a nhà thơ Tố Hữ u. ̣ 9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.168. 10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.216. 315
  7. trong đó, Đoàn Thanh niên đóng vai trò nòng cốt. Cầ n xây dựng tổ chứ c Đoàn vững mạnh, nhằ m phát huy vai trò nòng cốt chính trị đối với Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam. Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, đầy đủ cá c Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong đoàn viên, thanh niên. Đặc biệt, cần gắn việc thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương với tích cực triển khai Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”. Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ là dịp để thế hệ trẻ, nhữ ng sinh viên ôn lại truyền thống hào hùng, chiến công oanh liệt của cha anh; trân trọng biết ơn, tôn vinh sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ đi trước, cùng những cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình có công với cách mạng. Mỗi sinh viên cần kế thừa và phát huy tinh thần chiế n thắ ng Điện Biên Phủ, rèn đức, luyện tài, phấn đấu, góp sức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà. ́ 3. KÊT LUẬN Thờ i gian đã trôi qua, nhưng niềm tự hào và tinh thần chiế n thắ ng Điê ̣n Biên Phủ đã làm nên sự đổi thay kỳ diệu của đất nước và con người Viê ̣t Nam. Điện Biên Phủ hôm nay vẫn còn đó những dấu tích, như Sở chỉ huy chiến dịch, đồi A1, đồi C1; cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam, đồi Độc Lập; sân bay Mường Thanh, hầm chỉ huy của tướng De Castries… nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa bộ đội Việt Nam với quân Pháp trong suốt Chiến dịch Điện Biên Phủ. Giờ đây, những địa điểm này đã trở thành di tích lịch sử, song, lại khoác lên mình mô ̣t chiếc áo mới, một sức sống mới. Chiến trường năm xưa đã nhường chỗ cho những cung đường, triền đồi hoa ban khoe sắc, nhữ ng cánh rừng đặc sản, những cánh đồng lúa tươi tốt và những mái ngói đỏ tươi trù phú. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) từ “điểm hẹn trong chiến tranh” trở thành “điểm hẹn của hòa bình, hữu nghị và hợp tác”, một thành phố năng động, phát triển. Chiến thắng Điện Biên Phủ chính là sự kết tinh vĩ đại, thiêng liêng và kỳ diệu của sức mạnh đại đoàn kết dân tô ̣c. Kế thừa và phát huy tinh thần, sức mạnh đó, sinh viên hôm nay đang nỗ lực ho ̣c tâ ̣p và tạo nên những kỳ tích trên nhiều lĩnh vực và ho ̣ đã, đang thực sự là nhữ ng “Chiến sỹ Điện Biên” trong từng suy nghĩ, hành động tại môi trường ho ̣c tâ ̣p, giá o du ̣c và cuô ̣c sống./. 316
  8. ̉ 4. TÀ I LIỆU THAM KHAO [1] Đảng Cô ̣ng sả n Viêṭ Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.I, II, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [2] Võ Nguyên Giá p (2018), Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (Hồ i ức Hữ u Mai thể hiê ̣n), Nxb. Thông tin và truyề n thông, Hà Nội. [3] Hồ ng Chiế n, Thế hê ̣ trẻ cả m nhận về Chiế n thắ ng Điê ̣n Biên, nguồ n: https://baovinhphuc.com.vn/. [4] Hiền Hạnh, Chiến thắng Điện Biên Phủ - biểu tượng vĩ đại của lòng yêu nước, nguồ n: https://www.vietnamplus.vn/chien-thang-dien-bien-phu-bieu-tuong-vi-dai-cua-long- yeu-nuoc/861076.vnp. [5] Thá i Ho ̣c, Chiế n thắ ng Điê ̣n Biên Phủ mã i khắ c ghi trong tâm trí thế hê ̣ trẻ , Ninh Bì nh online, ngà y 7/5/2021, nguồ n: https://baoninhbinh.org.vn/chien-thang-dien-bien-phu- mai-khac-ghi-trong-tam-tri-the-he/d20210507090649456.htm. [6] Việt Hưng, Ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ giới trẻ, https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Ngan-chan-tu-dien-bien-tu-chuyen-hoa-tu- gioi-tre-i424978/. [7] Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Hoàng Minh Thảo (Chủ biên) (2004), Điện Biên Phủ - Trận thắng thế kỷ, Nxb. Chinh tri quố c gia, Hà Nội. ́ ̣ 317
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2