PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
lượt xem 61
download
Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các nguyên lý cơ bản của phát triển bền vững 2. Hiểu được vai trò của nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc công bằng trong cùng thế hệ và giữa các thế hệ trong việc xây dựng các chính sách, chương trình và quản lý sức khoẻ môi trường 3. Trình bày được một số tiêu chí và chỉ thị (indicators) đánh giá phát triển bền vững 4. Trình bày được những tác động của kỹ thuật hiện đại cũng như kỹ thuật lỗi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- Phát triển bền vững BÀI 3 - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các nguyên lý cơ bản của phát triển bền vững 2. Hiểu được vai trò của nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc công bằng trong cùng thế hệ và giữa các thế hệ trong việc xây dựng các chính sách, chương trình và quản lý sức khoẻ môi trường 3. Trình bày được một số tiêu chí và chỉ thị (indicators) đánh giá phát triển bền vững 4. Trình bày được những tác động của kỹ thuật hiện đại cũng như kỹ thuật lỗi thời lên phát triển bền vững 1. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG 1.1. Khái niệm chung về phát triển bền vững Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát triển của nòi giống, ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ của lịch sử nhân loại, con người đã có những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến thành những vật phẩm cần thiết cho mình, hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo nên môi trường sống thích hợp với mình. Trong lúc tiến hành những hoạt động đó, con người ít nhiều đã biết rằng mọi can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn luôn có hai mặt lợi, hại khác nhau đối với cuộc sống trước mắt và lâu dài của con người. Một số kiến thức và biện pháp thiết thực để ngăn ngừa những tác động thái quá đối với môi trường đã được đúc kết và truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác dưới dạng những tín ngưỡng và phong tục. Trong các xã hội công nghiệp, với sự phát hiện những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới và kỹ thuật sản xuất tiến b ộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên, con người nhiều khi đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới những năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, con người đã chuyển đổi các dòng năng lượ ng tự nhiên, cắt nối các mắt xích thức ăn vốn có của thiên nhiên, đơn điệu hoá các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để duy trì những cân bằng nhân tạo mong manh. Đặc biệt là trong nửa cuối thế kỷ 20, sau những năm hồi phục hậu quả của thế chiến lần thứ hai, hàng loạt nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu vào công nghiệp hoá, nhiều nước mới được giải phóng khỏi chế đ ộ thực dân cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của mình. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học và kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hoá các quốc gia về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác tài 213
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do thừa thãi” tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và: “ô nhiễm do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển về kinh tế. Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trườ ng đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể ngừng tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Đó là qui luật của sự sống, của tạo hoá mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Phát triển đương nhiên sẽ biến đổi môi trường, nhưng làm sao cho môi trườ ng vẫn làm đầy đủ các chức năng: đảm bảo không gian sống với chất lượng tốt cho con người, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần thiết, tái xử lý các phế thải của hoạt động của con người, giảm nhẹ tác động bất lợi của thiên tai, duy trì các giá trị lịch sử văn hoá, khoa học của loài người. Hay nói một cách khác đó là: phát triển bền vững (PTBV). Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là một phương hướng phát triển được các quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới, đó là niềm hy vọng lớn của toàn thể loài người. PTBV có đặc điểm: 1- Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn hại hệ sinh thái và môi trường; 2- Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới; 3- ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương; 4- Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm; 5- Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và chất lượng cuộc sống của ngươì dân đều thay đổi theo hướng tích cực Có khá nhiều mô hình PTBV, đã được đề xuất. Tuy nhiên, sơ đồ kinh điển mô hình PTBV thường được đề cập như là sự dung hoà giữa ba lĩnh vực : Kinh tế - Môi trường - Xã hội (Hình 1) Kinh tế Xã hội Môi trường Hình 1. Mô hình kinh điển về mối quan hệ giữa Kinh tế - Môi trường - Xã hội. 214
- Phát triển bền vững Với chiến lượ c và quy hoạch phát triển kinh tế của đất nước cũng như của các ngành, các địa phương đều nhằm duy trì một tốc độ tăng trưởng hàng năm của GDP ở mức độ cao khoảng 8-10%/năm và trong một thời gian dài sẽ tăng áp lực lên môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu trình độ công nghệ của sản xuất và cơ cấu sản xuất của nền kinh tế không được cải thiện hoặc tốc độ đổi mới công nghệ không theo kịp tốc độ phát triển kinh tế thì sự tăng trưởng GDP ở mức cao cũng đồng nghĩa với việc tăng khối lượ ng tài nguyên khai thác cho sản xuất và tăng lượng chất thải vào môi trường. S ự suy giảm về môi trường sẽ xẩy ra khi năng lực tải của môi trường bị sự tăng trưởng kinh tế vi phạm (Vụ Khoa học Giáo dục Môi trường 2002). Khi các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế không đưa yêu cầu bảo vệ môi trường vào ngay trong quá trình soạn thảo và áp dụng thì sự tăng trưởng kinh tế sẽ là nguy cơ gây suy giảm môi trường. Hơn nữa, với định hướng cơ cấu các ngành sản xuất sẽ chuyển dịch theo hướng tăng nhanh của tỉ lệ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ (thường được xác định khoảng 12-15%/năm), so với sản xuất nông nghiệp (khoảng 4-6%/năm), các vấn đề về môi trường dự kiến sẽ gia tăng. Ngoài ra, định hướ ng phát triển của nền công nghiệp Viêt Nam hiện đang dựa vào các ngành khai thác, sơ chế tài nguyên như công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí, điện năng, chế biến nông-lâm-hải sản. Do đó, công nghi ệp Việt Nam phát triển với tốc độ càng cao thì khả năng gây ô nhiễm môi trường càng lớn. Về mặt xã hội, sự gia tăng dân số với nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm, nhu cầu lương thực, nhu cầ u được đảm bảo về việc làm, vui chơi, giải trí v.v. cũng tạo áp lực lên sự phát triển kinh tế và làm gia tăng suy thoái môi trường. 1.2. Các nguyên tắc của phát triển bền vững Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) trong tác phẩm “Hãy cứu lấy trái đất - chiến lược cho một cuộc sống bền vững”, 1991 đã nêu ra 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững: • Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; • Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người; • Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất; • Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo; • Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất; • Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân; • Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình; • Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ; • Xây dựng khối liên minh toàn cầu. 215
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II Tuy nhiên, các nguyên tắc này thực sự khó áp dụng trong thực t ế của một thế giới đầy các biến động về chính trị, kinh tế và văn hoá. Thực tế đòi hỏi cần thiết lập một hệ thống nguyên tắc khác có tính khả thi và sát thực tế hơn. Luc Hens (1995) đã lựa chọn trong số các nguyên tắc của của Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển để xây dựng một hệ thống các nguyên tắc mới của PTBV. Những nguyên tắc đó là: 1.2.1. Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường ở bất cứ đâu khi xả y ra, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách giải quyết các thiệt hại đó. Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường. 1.2.2. Nguyên tắc phòng ngừa Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo ngược được, thì không thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thoái môi trường. Nguyên tắc phòng ngừa được đề xuất từ các bài học kinh nghiệm của thế giới về phát minh ra thuốc trừ sâu DDT và tác hại của việc khai thác rừng mưa Brazin. Phát minh ra DDT vào những năm 50-60 của thế kỷ 20 được xem là phát minh vĩ đại của loài người, vì nó đã tạo ra cho con người một loại vũ khí mạnh để tiêu diệt bệnh sốt rét và các loại côn trùng phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, việc phát hiện ra tính chất độc hại kéo dài và khả năng tích luỹ của DDT trong các mô mỡ của cơ thể con người và sinh vật về sau đã dẫn tới việc cấm sử dụng chúng. Thí dụ liên quan đ ến rừng mưa Brazin cũng xẩ y ra vào những năm đó, khi chính phủ Brazin được các cố vấn khoa học tư vấn rằng: để phát triển nhanh về kinh t ế, cần phải khai thác khu rừng mưa nhiệt đới, nơi chỉ có những người Indian nguyên thuỷ sinh sống. Chính phủ Brazin đã cho phép mở đường khai thác khu vực rừng mưa. Kết quả là nhiều khu rừng bị phá huỷ, tính đa dạng sinh học của rừng suy giảm, lá phổi hành tinh bị thu hẹp. Bản thân người Indian không phát triển được, mà còn bị tiêu diệt bởi các chứng bệnh của nền văn minh du nhập như: viêm phổi, HIV/AIDS, v.v. Nguyên tắc phòng ngừa có một số lý do để tồn tại: khoa học, kinh tế và xã hội. Lý do khoa học tồn tại nguyên lý phòng ngừa như đã nói trên liên quan đến sự hiểu biết chưa đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm của con người về ảnh hưởng của các phát minh mới, sản phẩm mới, hành động mới, v.v. Lý do kinh tế của nguyên lý phòng ngừa là biện pháp phòng ngừa bao giờ cũng có chi phí thấp hơ n biện pháp khắc phục. Lý do xã hội của nguyên lý phòng ngừa liên quan tới sức khoẻ và sự tồn tại an toàn của con người. 1.2.3. Nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng rằng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ 216
- Phát triển bền vững tương lai thoả mãn nhu cầu của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của PTBV. Tài nguyên và các chức năng môi trường của trái đất đang là các yếu t ố quyết định sự tồn tại của loài người chúng ta. Tài nguyên và các chức năng môi trường của trái đất theo khả năng tái tạo có thể chia thành hai loại: tái tạo và không tái tạo. Loại không tái tạo rõ ràng sẽ mất dần đi trong quá trình khai thác và sử dụng. Loại tái tạo cũng có thể suy thoái, cạn kiệt do khai thác quá mức tái tạo và do ô nhiễm môi trường. Sự phát triển của loài người hiện nay đang phải đối mặt với hàng loạt các khủng hoảng: khủng hoảng năng lượ ng, khủng hoảng lương thực, khung hoảng môi trường và khủng hoảng dân số. Các khủng hoảng này đang làm cạn kiệt các dạng tài nguyên thiên nhiên, suy thoái các dạng tài nguyên xã hội và các chức năng môi trường. Như vậy, các thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ phải đối mặt với một nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt và một không gian môi trường sống có thể bị ô nhiễm. Để thực hiện công bằng giữa các thế hệ chúng ta cần: khai thác tài nguyên tái tạo ở mức thấp hơn khả năng tái tạo, khai thác và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên không tái tạo và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sống của trái đất. 1.2.4. Nguyên tắc công bằng trong cùng một thế hệ Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên và bình đẳng trong việc chung hưở ng một môi trường trong sạch. Nguyên tắc này được áp dụng để xử lý mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đối thoại quốc tế. Tuy nhiên, trong phạm vi một quốc gia, nó cực kỳ nhạy cảm đối với các nguồn lực kinh tế - xã hội và văn hoá. Lịch sử phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, hiện tại đang diễn ra trong bối cảnh sự phân chia và cạnh tranh giai cấp, dân tộc và quốc gia trong việc xác lập quyền lợi khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các chức năng môi trường. Do vậ y đ ể đảm bảo công bằng trong cùng một thế hệ đòi hỏi: (1) Xác lập quyền quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên của các cộng đồng dân cư trong phạm vị một địa bàn lãnh thổ; xác lập quyền quản lý quốc gia đối với mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội trong lãnh thổ quốc gia; phân định quyền quản lý khai thác và sử dụng tài nguyên giữa các quốc gia trên phạm vi phần lãnh thổ ngoài quyền tài phán của các quốc gia. (2) Xác lập quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng và các quốc gia trong việc khai thác và sử dụng các chức năng môi trường của các vùng lãnh thổ và toàn bộ không gian trái đất. (3) Thu hẹp sự chênh lệch kinh tế giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển và kém phát triển. Tăng viện trợ phát triển cho các nước nghèo đồng thời với việc giảm sự lãng phí trong tiêu thụ tài nguyên của dân cư ở các quốc gia phát triển, giảm đói nghèo ở các nướ c đang phát triển. 1.2.5. Nguyên tắc công bằng về quyền tồn tại của con người và sinh vật trái đất 217
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II Con người và sinh vật trái đất là các thành phần hữu sinh trong hệ thống môi trường sống vô cùng phức tạp của hành tinh chúng ta: Tự nhiên - Con người và Xã hội loài người. Các sinh vật là các mắt xích của hệ thống đó, nên sự tồn tại của chúng liên quan đến sự bền vững và ổn định của hệ thống môi trường. Do vậ y, các sinh vật tự nhiên có quyền tồn tại trong không gian trái đất, cho dù nó có giá trị trực tiếp như thế nào đối với loài người. Sự di ệt vong của các loài sinh vật sẽ làm mất đi nguồn gen quý hiếm mà trái đất chỉ có thể tạo ra nó trong nhiều triệu năm phát triển 1.2.6. Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền Các quyết định cần phải được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động hoặc bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Vì vậy, các quyết định quan trọng cần ở mức địa phương hơn là mức quốc gia, mức quốc gia hơ n là mức quốc tế. Như vậ y, cần có sự phân quyền và uỷ quyền về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng của địa phương đối với các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, địa phương chỉ là một bộ phận của quốc gia và là một phầ n nhỏ của các hệ thống quốc tế rộng lớn. Thông thường, các vấn đề môi trường có thể phát sinh ngoài tầm kiểm soát địa phương, ví dụ như sự ô nhiễm nước và không khí không có ranh giới địa phương và quốc gia. Trong trường hợp đó, nguyên tắc uỷ quyền cần được xếp xuống thấp hơn các nguyên tắc khác. 1.2.7. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, người sử dụng môi trường phải trả tiền Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm đối với môi trườ ng, bằng cách tính đầy đủ các chi phí môi trườ ng nảy sinh từ các hoạt động của họ và đưa các chi phí này vào giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng. Người sử dụng các thành phần môi trường, tươ ng tự như vậ y cũng phải trả thêm chi phí về những thành phần môi trường họ đã sử dụng. Các nguyên tắc này là cơ sở quan trọng để tính thuế môi trường, phí môi trường và các khoản tiền phạt trong sử dụng tài nguyên và các chức năng môi trường của doanh nghiệp và cá nhân. 2. CÁC TIÊU CHÍ VÀ CHỈ THỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Phát triển bền vững là mục tiêu phát triển của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, làm thế nào để chúng ta có thể đánh giá được sự phát tri ển của một quốc gia là bền vững hay không bền vững? Độ b ền vững của sự phát triển thường được đánh giá thông qua các tiêu chí và chỉ t hị đo mức bền vững của 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội nhân văn và môi trường. Theo định nghĩa của Ủy ban PTBV Liên hợp quốc thì tiêu chí là “phạm trù các điều kiện hoặc quá trình theo đó việc quản lý bền vững có thể được đánh giá”. Một tiêu chí được đặc trưng bằng một bộ các chỉ thị (indicator) - là chỉ số, chỉ tiêu, hay thông số định lượ ng đặc trưng cho một hoặc một số tính chất môi trường, kinh tế, xã hội nào đó, có thể được mô tả hoặc đo lườ ng một cách định lượng. Các chỉ thị này giúp định hướng quan trắc, giám sát định kỳ đánh giá diễn 218
- Phát triển bền vững biến về PTBV. Không có một tiêu chí hoặc chỉ thị đơn lẻ nào có thể đánh giá được PTBV về một lĩnh vực nào đó mà cần phải có một bộ các tiêu chí và chỉ thị. 2.1. Bền vững về kinh tế Bền vững về kinh tế có thể được đánh giá thông qua giá trị và mức ổn định của các chỉ số tăng trưởng kinh tế truyền thống như: Tổng sản phẩm trong nước GDP, tổng sản phẩm quốc gia GNP, GDP hay GNP bình quân đầu người, mức tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP... GDP hoặc GNP cho biết khả năng sản xuất và dịch vụ của một quốc gia. Chỉ tiêu này cho phép so sánh mức độ phát triển kinh kế của một quốc gia ở những thời điểm khác nhau cũng như so sánh sự phát triển của các quốc gia khác nhau trên thế giới. GDP thường được điều chỉnh bằng sức mua thực của GDP, gọi tắt là PPP (Purchase Parity Power). GDP/đầu người là giá trị trung bình về sản xuất và dịch vụ mà một người dân trong quốc gia đó có thể làm ra. Chỉ thị này thể hiện quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức gia tăng dân số. Căn cứ vào GDP/người mà các t ổ chức quốc t ế thường phân các quốc gia trên thế giới thành các nhóm: thu nhập thấp; thu nhập trung bình thấp; thu nhập trung bình cao; và thu nhập cao (Lê Thạc Cán, 2002). Tăng trưở ng GDP thể hiện lượng tăng của GDP trong một năm cụ thể so với GDP năm trước, tính bằng %. Một quốc gia phát triển bền vững về kinh tế phải bảo đảm tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao. Các nước thu nhập thấp có mức tăng trường GDP vào khoảng 5%. Nếu có mức tăng trưởng GDP cao nhưng GDP bình quân đầu người thấp thì vẫn xem là chưa đạt tới mức bền vững (Nguyễn Đắc Hy, 2003). Ngoài ra, nền kinh tế của một quốc gia thường gồm các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Mỗi một lĩnh vực có khả năng sinh lợi khác nhau, nhưng thông thường thì lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp sinh lợi nhiều hơn nông nghiệp. Do đó, cùng một GDP như nhau nhưng nền kinh tế nào có cơ cấu GDP với tỉ lệ dịch vụ và công nghiệp cao thì có khả năng tăng trưởng nhanh hơn. Chỉ tiêu bền vững mới về kinh tế được thiết lập trên cơ sở điều chỉnh các bất hợp lý trong cách tính truyền thống: Chỉ tiêu t ổng sản phẩm quốc nội điều chỉnh ANP (Anderson, 1991) được tính bằng cách lấy GNP trừ vốn đầu tư, tổn thất tài nguyên thiên nhiên, cộng giá của lao động gia đình và dịch vụ thương mại không trả tiền; Chỉ số phúc lợi kinh tế bền vững ISEW (Daly và Cobb, 1989) được tính bằng thu nhập cá nhân có bổ sung giá trị lao động tại gia đình, giá của các dị ch vụ tập thể công cộng, suy thoái môi trường và suy giảm các giá trị liên quan tới an toàn của con người. Năm 2002, Lê Trình và cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu xây dựng các tiêu chí phát triển bền vững ở Việt Nam, trong đó đã đề xuất hai vấn đề, bốn mục tiêu và 12 chỉ thị PTBV về kinh tế (xem Bảng 1). Các chỉ thị này được đưa ra căn cứ vào các điều kiện của việc xác lập một chỉ thị đánh giá mức độ PTBV, điều kiện thực t ế về số liệu thống kê của Việt Nam và tham khảo bộ chỉ thị của Ủy ban PTBV Liên hợp quốc cũng như của các quốc gia khác. 219
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II Bảng 1. Các chỉ thị đánh giá phát triển bền vững về kinh tế (Nguồn: Lê Trình và cộng sự 2002) Vấ n Mục tiêu Chỉ thị đề Tên chỉ thị Đơn vị đo Cấu Tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm % trúc kinh tế nhanh trong nước GDP kinh tế và bền vững Tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người % nhằm Tỷ lệ GDP từng ngành kinh tế so với % “chuyển dịch GDP quốc gia mạnh cơ cấu Tốc độ lạm phát % kinh tế, cơ Tỉ lệ đầu tư so với GDP % cấu lao động Chênh lệch GDP giữa các vùng % theo hướng Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩ m quốc % công nghiệp gia (GNP) hóa, hiện đại hóa” Mở rộng kinh Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu % tế đối ngoại Đảm bảo nền Cân bằng ngân sách Nhà nước Chênh lệch tài chính thu chi (đồng) mạnh Tỷ lệ nợ nướ c ngoài so với GNP % Đầu tư Đầu tư thích Tỷ lệ ngân sách dành cho công tác % cho đáng cho bảo BVMT so với tổng ngân sách nhà nước BVMT vệ môi Mức giải ngân hỗ trợ phát triển chính Đồng trường thức cho bảo vệ môi trường (BVMT) 2.2. Bền vững về xã hội Tính bền vững xã hội của một quốc gia được đánh giá thông qua các tiêu chí và chỉ thị như: chỉ thị phát tri ển con người (HDI- Human Development Index), chỉ thị bất bình đẳng về thu nhập, tiêu chí về giáo dục, dịch vụ y tế và các hoạt động văn hóa. Chỉ thị phát triển con người HDI là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình của người dân (l), học vấn trung bình của người dân (e), và khả năng về kinh tế t hể hiện qua sức mua tương đương (Purchase Parity Power - PPP/người). HDI = f (PPP/người, l, e) Chỉ số HDI < 0,500 là chậm phát triển, HDI từ 0,501 - 0,799 phát triển trung bình, HDI > 0,800 phát triển cao. Một quốc gia muốn phát triển bền vững thì phải đạt điều kiện HDI tăng trưở ng và HDI đạt trên mức trung bình. 220
- Phát triển bền vững Chỉ số bình đẳng thu nhập (hệ số Gini). Đây được xem là một tiêu chí về tính bền vững xã hội của một quốc gia vì bất công bằng trong phân phối thu nhập là nguyên nhân cơ bản của bất ổn xã hội, gây ảnh hưở ng tới sự phát triển bền vững. Hệ số Gini bằng không trong trường hợp công bằng tuyệt đối trong thu nhập. Hệ số Gini càng lớn chứng tỏ mức mất công bằng càng cao. Tiêu chí về giáo dục đào tạo (thường được cụ thể hóa thành những chỉ thị như tỉ l ệ người biết chữ theo đ ộ tuổi, tỉ lệ trẻ em học tiểu học, trung học, số sinh viên trên 10.000 dân, số học sinh/giáo viên, ngân sách nhả nướ c chi cho giáo dục bằng % tổng ngân sách v.v.) Tiêu chí về dịch vụ y tế xã hội, thường được cụ thể hóa thành các chỉ thị như: s ố bác sĩ trên 1000 dân, số giường bệnh trên 1000 dân, t ỷ lệ % dân được hưởng dịch vụ y tế xã hội, tỷ lệ % dân được sử dụng nướ c sạch, tỉ lệ trẻ em dưới 12 tháng tuổi được tiêm chủng đầy đủ, ngân sách nhà nước chi cho dịch vụ xã hội về y tế bằng % tổng ngân sách, hoặc tổng GDP. Tiêu chí về hoạt động văn hóa thường khó xác định hơn và được cụ thể hóa bằng s ố tờ báo, ấn phẩm được phát hành cho 1000 dân, số thư viện trên 10.000 dân, s ố người trên 1 tivi, số kết nối internet/1000 dân, số thuê bao điện thoại/1000 dân. M ột xã hội phát triển bền vững về giáo dục, y t ế, và văn hóa phải có sự tăng trưở ng của các chỉ số nêu trên. Trên đây là các tiêu thí và chỉ t hị cơ bản. Ngoài ra, Lê Trình và cộng sự (2002) cũng đề xuất 35 chỉ thị cụ thể nhằm đánh giá phát triển bền vững về mặt xã hội của một quốc gia. Các chỉ thị này đo lường tính bền vững của tám vấn đề xã hội: nghèo đói, việc làm, dân số, y tế, giáo dục, nhà ở, an ninh trật tự xã hội và văn hóa. 2.3. Bền vững về môi trường Môi trường sống có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của từng cá thể con người cũng như toàn thể loài người. Theo Lê Thạc Cán (2002), môi trường có ba chức năng chính: là không gian sống của con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, và cũng là nơi chứa đựng và xử lý phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Để bảo đảm bền vững về môi trường trước hết cần phải bảo đảm bền vững về không gian sống cho con người. Muốn vậ y thì dân số phải không được vượt quá khả năng chịu tải của không gian; Chất lượng môi trường được duy trì ở mức tốt hơn hoặc tối thiểu phải bằng tiêu chuẩn cho phép; Lượng xả thải phải không vượt quá khả năng tự xử lý, phân huỷ tự nhiên của môi trường. Sự bền vững về tài nguyên thiên nhiên thể hiện ở chỗ lượng sử dụng phải nhỏ hơn hoặc bằng lượng khôi phục tái tạo được với tài nguyên tái tạo, hoặc lượ ng thay thế với tài nguyên không tái tạo. Để cụ giúp cho việc đánh giá sự phát triển bền vững về mặt môi trường, Lê Trình và cộng sự (2002) xây dựng bộ 27 chỉ thị thuộc 11 mục tiêu và 7 vấn đề (xem Bảng 2). Hệ thống chỉ thị và các phương pháp xác định các chỉ thị này 221
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II cũng như các chỉ thị về mặt kinh tế, xã hội cần được nhiều nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp góp ý để đi đến thống nhất và được Chính phủ phê chuẩn trước khi đưa vào áp dụng đánh giá và so sánh mức độ phát triển bền vững của quôc gia tại các thời kỳ khác nhau cũng như với các quốc gia khác trên thế giới. Bảng 2. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về môi trường (Nguồn: Lê Trình và cộng sự 2002) Vấ n đ ề Mục tiêu Chỉ thị Tên chỉ thị Đơn vị Bảo vệ và sử Tỷ lệ diện tích rừng (không tính cây công % Đấ t dụng hợp lý tài nghiệp) so với diện tích tự nhiên m2 nguyên thực vật Diện tích cây xanh theo đầu người ở thành phố, thị xã Bảo vệ chất lượng Lượng phân bón được sử dụng trên diện Kg/ha đất tích đất nông nghiệp Diện tích đất bị ô nhiễm do chất thải nguy Ha hại Lượng hóa chất BVTV được sử dụng trên Kg/ha diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất bị sa mạc hóa, laterit hóa, Ha mặn hóa, phèn hóa hoặc bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp Bảo vệ và sử dụng Tỷ lệ lưu lượng nướ c sông, suối, hồ, nước % Nước hợp lý nguồn ngầm được khai thác so với tổng trữ lượng nước nguồn nước tương ứng Đảm bảo chất Số dòng sông lớn không đạt TCVN với Số lượng nước phù nguồn loại A theo thông số BOD và tổng dòng hợp cho cuộc Coliform sông sống con người và Tỷ lệ số hồ lớ n có chỉ số chất lượng nước % sinh vật đạt loại tốt so với tổng số hồ lớn Số bãi biển du lịch đạt TCVN về nướ c ven Số bãi bờ Ngăn ngừa ô Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom xử % Chất nhiễm nguồn lý trên tổng số lượ ng chất thải nguy hại thải nước Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom, xử % lý so với tổng khối lượ ng chất thải rắn đô thị Tải lượng ô nhiễm hữu cơ đưa vào nguồn Kg nước trong các lưu vực chính BOD 222
- Phát triển bền vững Tỷ lệ lưu lượng nước thải đô thị và công % nghiệp từng ngành được xử lý đạt tiêu chuẩn Vấ n đ ề Mục tiêu Chỉ thị Tên chỉ thị Đơn vị Không Đảm bảo chất Số ngày có chỉ số chất lượng không khí ở Số lượng không khí các khu dân cư thuộc loại “kém” ngày khí phù hợp cho cuộc sống con người Ngăn ngừa thay Tải lượng phát thải các khí nhà kính Tấn đổi khí hậu Bảo tồn đa dạng Tỉ lệ diện tích vùng bảo tồn thiên nhiên so % Đa sinh học với diện tích đất tự nhiên dạng sinh học Độ p hong phú về số l oài động vật hoang Số loài dã trên cạn Độ phong phú về số loài và mật độ của Số loài động vật thủy sinh Sự cố Phòng tránh sự cố Số vụ tràn dầu lớn được ghi nhận Số vụ và tai môi trường Số vụ ô nhiễm do chất thải gây tác hại đến Số vụ biến con người hoặc sinh vật môi Số vụ cháy rừng có di ện tích bị cháy trên Số vụ trường 10 ha Đáp ứng với thả m Số vụ tai biến thiên nhiên (động đất, sạt Số vụ họa thiên nhiên lở, lũ quét, bão) gây tác hại đến con người (tính theo từng loại thiên tai) Nâng cao năng Số cán bộ chuyên trách quản lý Nhà nước Số cán Năng lực quản lý môi về bảo vệ tài nguyên môi trường/100.000 bộ lực quản lý trường dân môi Tỷ lệ số quận, huyện có đơn vị chuyên % trường trách quản lý môi trường trên tổng s ố quận, huyện Tỷ lệ số vụ khiếu kiện về môi trường được % xử lý trên tổng số vụ khi ếu kiện Tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh đạt Tiêu % chuẩn môi trường trên tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh 3. HÀNH ĐỘNG Ở CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÌ SỰ BỀN VỮNG TOÀN CẦU 3.1. Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam 223
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về môi trường và phát triển đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) với 170 nước tham gia. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Chươ ng trình Nghị sự 21 vạch ra các hành động cho sự phát triển bền vững của toàn thế giới. Hội nghị khuyến nghị các quốc gia và địa phuơng từng bước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của mình mà xây dựng Chương trình Nghị sự 21 cho phù hợp. Nhằm hướng tới sự phát triển bền vững Việt Nam đã xây dựng Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Đây là định hướng hoạt động để đưa đất nước chuyển sang con đường phát triển bền vững. Nhận thức được phát triển là một quá trình tổng thể của tăng trưởng kinh tế, nâng cao công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam nêu lên những thách thức mà quốc gia đang phải đối mặt, đề ra những chủ trương, chính sách và những lĩnh vực hoạt động cầ n được ưu tiên để có thể phát triển bền vững trong thế kỷ 21. Bản dự thảo lần cuối Chương trình nghị sự 21 của Vi ệt Nam đã được trình lên Thủ tướng phê duyệt vào tháng 8 năm 2002. Tài liệu chính thức của Việt Nam có nhan đề “Định hướng chiến lược để tiến tới phát triển bền vững” đã được sử dụng tại Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Nam Phi (Johanesburg 26/8-4/9/2002) như một văn kiện nêu rõ nhận thức, quan điểm chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Những hoạt động cần ưu tiên được đề cập trong Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam là: (1) Tạo những điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, bao gồm: tăng trưởng kinh tế nhanh, thay đổi mô hình tiêu dùng, công nghiệp hóa sạch, phát triển bền vững nông-lâm-ngư nghiệp và phát triển bền vững kinh tế vùng; (2) Tạo điều kiện phát triển bền vững về mặt xã hội: xóa đói giảm nghèo, tiếp tục hạ thấp mức tăng dân số, định hướng quá trình đô thị hóa và di dân, nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh môi trường sống; (3) Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trườ ng, gồm các hoạt động sau: chống suy thoái và sử dụng bền vững tài nguyên đất, sử dụng và quản lý tài nguyên nước, bảo vệ và phát triển rừng, giảm ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp và đô thị, quản lý chất thải rắn, bảo tồn đa dạng sinh học; và (4) Tổ chức quá trình chuyển sang con đường phát triển bền vững, gồm các hoạt động như: huy động toàn dân tham gia thực hiện phát triển bền vững, tăng cườ ng vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện phát triển bền vững và hợp tác vì sự phát triển bền vững. 3.2. Chiến lược môi trường cho phát triển bền vững cấp quốc gia và địa phương Ở Việt Nam, phát triển bền vững đã trở thành quan điểm của Đảng và được khẳng định trong nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ IX, trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 và trong Chiến lượ c môi trường quốc gia. Chiến lược môi trường quốc gia đã được soạn thảo với sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính phủ, các đoàn thể xã hội và đại biểu các tầng lớp 224
- Phát triển bền vững nhân dân. Kế hoạch này bao gồm 3 yếu tố: xác định các vấn đề ưu tiên, xác định các hành động ưu tiên và đảm bảo cho sự thực thi thành công. Để chiến lược môi trường có thể thực thi, các phân tích kinh tế và kỹ thuật cần phải được tổ chức một cách sắc sảo với sự tham gia tích cực và uỷ thác của các đối tác. Việc quản lý môi trường hữu hiệu đòi hỏi các đối tượng chi ến lược phải thực hiện và gắn kết với các yêu cầu xã hội, kinh tế và chính trị rộng rãi hơn. Việc xây dựng khung chiến lược môi trường không nhất thiết phải xuất phát từ con số không, mà có thể được xây dựng trên cơ sở các chính sách và kế hoạch có sẵn của nhà nướ c hoặc các ban ngành địa phương. Chiến lược môi trường không phải là một kế hoạch cứng nhắc, mà cần được liên tục bổ sung, nắn chỉnh khi có những vấn đề mới nả y sinh. Tư vấn cho việc xây dựng chiến lượ c môi trường phải bao gồm những người có chức trách về môi trường, những người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề môi trường, những người kiểm soát các công cụ giải quyết vấn đề, những người nắm được thông tin và có trình độ chuyên môn cao. Các vấn đề ưu tiên được lựa chọn trên cơ sở cân nhắc giữa tính cấp bách của vấn đề, tính minh bạch về chính trị, khả năng tài chính, sự cân bằng các quyền lợi chuyên ngành và địa phương, năng lực của các cơ quan sử dụng đầu tư. Sự thiếu thông tin, thiếu minh bạch chính trị, nguy cơ phức tạp hóa vấn đề khi có sự tham gia của cộng đồng, sức ép của các nhóm quyền lợi hùng mạnh ở địa phương hoặc khu vực, thiếu tôn trọng các ưu tiên môi trường của các cơ quan địa phương... là những trở ngại đáng kể trong sắp xếp các vấn đề ưu tiên. Để đảm bảo triển khai thành công chiến lược môi trường cần thi ết phải lồng ghép các mục tiêu môi trường vào các mục đích phát triển rộng hơn, như các dự án và chính sách phát triển ngành, các chính sách kinh tế mở. Các mục tiêu môi trường trong chiến lược cần mang tính hiện thực, cố gắng gắn kết với việc giảm chi phí hoặc tăng cường sản xuất. Nguồn tài chính cho thực thi chương trình có thể được huy động từ ngân sách, đóng góp của người gây ô nhiễm, phí môi trường do người hưởng dịch vụ môi trường đóng góp, tài trợ của các tổ chức cá nhân; có thể thành lập quỹ môi trường quốc gia và địa phương. 3.3. Chính sách môi trường Chính sách môi trườ ng là các quy định của cơ quan hành chính quốc gia hoặc cộng đồng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trườ ng. Chính sách có thể có dạng văn bản pháp quy (dưới luật) hoặc ở dạng bất thành văn. Chính sách môi trường phải được ban hành và thực hiện hợp hiến, hợp pháp và thống nhất, đảm bảo các nguyên tắc: 1- Người gây ô nhi ễm và hệ quả xấu phải chịu trách nhiệm chi phí xử lý ô nhiễm, khắc phục hậu quả và đền bù thiệt hại; 2- Hợp tác giữa các đối tác và có sự tham gia của cộng đồng; 3- Nguyên tắc phòng ngừa. Thông thường có một chính sách môi trường tốt quan trọng hơn là có nhiều chính sách môi trường. Do đó cần chọn ưu tiên các vấn đề bức xúc để ra quyết định. 225
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II Đối với các nước đang phát triển, các vấn đề cần được ưu tiên là: khắc phục những ảnh hưởng của môi trườ ng đến sức khoẻ và năng suất lao động như ô nhiễm nước, không khí ở đô thị, quản lý đất đai, rừng, tài nguyên nước; xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường theo các vấn đề ưu tiên, ví dụ như kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam (Quyết định 845/TTg ngày 22/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ). Theo Ngân hàng Thế giới, kế hoạch hành động toàn diện về môi trường cho các nước có 5 yêu cầu chính: cơ cấu luật pháp rõ ràng; cơ cấu hành chính thích hợp; có các kỹ năng về chuyên môn; ngân sách tươ ng xứng; phân quyền trách nhiệm tốt đi đôi với chuyển giao tài chính. 3.4. Quản lý môi trường Quản lý môi trường là bộ môn khoa học có mục đích quản lý và điều chỉnh hoạt động của con người; dựa trên sự tiếp cận có hệ thống, có tổ chức, có kế hoạch đối với các vấn đề có liên quan với con người, được thực hiện bằng tập hợp các công cụ kinh tế, xã hội, luật pháp, công nghệ kỹ thuật; hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên. Quản lý môi trườ ng sử dụng các kỹ t huật sau: 1- Giám sát môi trườ ng và ra quyết định; 2- Luật và chính sách môi trường; 3- Hoà giải xung đột môi trường; 4- Báo cáo tổng quan môi trường; 5- Các kỹ thuật hỗ trợ như thông tin viễn thám, mô hình toán lý, đánh giá nhanh...; 6- Các công cụ kinh tế; 7- Truyền thông môi trường. 4. CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT BỀN VỮNG Công nghệ là kiến thức, kinh nghi ệm, quy trình, thiết bị được sử dụng trong hoạt động sản xuất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và cải thiện điều kiện sống của con người. Kỹ thuật là tập hợp các công nghệ để sản xuất ra một loại sả n phẩm hàng hoá nhất định nào đó. Công nghệ, kỹ thuật bền vững bao gồm các loại công nghệ và kỹ thuật cho phép khai thác bền vững các loại tài nguyên thiên nhiên và xã hội, hướng tới việc xây dựng xã hội phát triển bền vững. Tuy chưa có các tiêu chí để đánh giá tính bền vững của công nghệ và kỹ thuật bền vững nhưng một s ố mục tiêu cơ bản của công nghệ và kỹ thuật bền vững có thể liệt kê bao gồm: • Duy trì lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo của trái đất (năng lượng, tài nguyên khoáng sản, gen di truyền, v.v.). • Bảo tồn và duy trì vĩnh hằng các dạng tài nguyên tái tạo của trái đất (nước ngọt, đất, sinh học, rừng, biển, v.v.). • Nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất của con người (quốc gia và vùng lãnh thổ) theo 4 độ đo: độ đo kinh tế, độ đo môi trường, độ đo xã hội và độ đo vă n hoá. 226
- Phát triển bền vững Một số hướ ng áp dụng cụ thể của công nghệ và kỹ thuật bền vững có thể bao gồm: • Công nghệ và kỹ thuật tạo ra các nguồn tài nguyên và năng lượng mới cho loài người (ví dụ như các loại công nghệ khai thác an toàn năng lượng phản ứng phân rã và tổng hợp hạt nhân, công nghệ vật liệu mới: gốm, chất dẻo, sợi tổng hợp từ sợi xenlulô, sợi từ đất đá, sợi thuỷ tinh) • Công nghệ khai thác các nguồn tài nguyên không truyền thống và khó tiếp cận (như công nghệ khai thác năng lượ ng mặt trời, năng lượ ng thủy triều, năng lượng lòng đất, công nghệ khí hóa than...) • Công nghệ khai thác bền vững các nguồn tài nguyên năng lượng sạch (như công nghệ và kỹ thuật khai thác năng lượng gió dùng trong giao thông, sản xuất điện dân dụng, chế biến nguyên vật liệu, công nghệ và kỹ thuật sản xuất thuỷ điện v.v.) • Công nghệ giảm tiêu dùng nguyên liệu và năng lượng (ví dụ công nghệ và kỹ thuật tăng cường hiệu quả đốt củi, than, dầu, giảm tiêu thụ nguyên liệu trong ngành luyện kim, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng v.v.) • Công nghệ và kỹ thuật xanh (ví dụ như kỹ thuật xử lý cuối đường ống nhằm phân tán phế thải, xử lý và tiêu huỷ chất thải, kỹ thuật giảm thiểu chất thải ô nhiễm., công nghệ sạch và sản phẩm sạch • Công nghệ sinh học trong nông nghiệp (như công nghệ và kỹ thuật lai tạo giống cây trồng và vật nuôi, canh tác hoặc nuôi trồng cây và con, chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp) • Công nghệ và kỹ thuật gen, là một dạng đặc biệt của công nghệ sinh học, dựa trên việc nghiên cứu khả năng thay đổi đặc điểm của gen gốc bằng các tác động ngoại lai hoặc cấ y ghép gen từ loài sinh vật này sang loài sinh vật khác. • Công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải, tái quay vòng và tái chế chất thải (ví dụ như công nghệ xử lý nước thải và sử dụng nước thải sinh hoạt để nuôi trồng thuỷ hải sản, công nghệ đốt rác tận dụng năng lượng ở các nước phương Tây, công nghệ chế biến rác thải sinh hoạt nguồn gốc hữu cơ thành phân Compost, công nghệ sản xuất khí Biogas) • Công nghệ và kỹ thuật xử lý, phục hồi môi trường như công nghệ và kỹ thuật thay thế vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường, sản xuất hoá chất bảo vệ thực vật ít gây ô nhiễm môi trường, thay thế các thiết bị gây ô nhiễm môi trường, công nghệ và kỹ thuật xử lý ô nhi ễm dầu, ô nhiễm phóng xạ trong đất và nước, xử lý các hồ bị phú dưỡ ng, bị axít hoá và công nghệ điều chỉnh cân bằng sinh thái của các vùng đất nước và hệ sinh thái. 5. QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN TÁI TẠO VÀ KHÔNG TÁI TẠO 5.1. Cơ sở khoa học của việc quản lý khai thác tài nguyên thiên nhiên 227
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II Tài nguyên thiên nhiên bao gồm các dạng năng lượng, vật chất, thông tin tự nhiên, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, có giá trị tự thân mà con người đã biết hoặc chưa biết và con người có thể sử dụng được trong hiện tại và tương lai để phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người. Hiện trạng sử dụng tài nguyên của con người phụ thuộc vào tri thức, trình độ khoa học, công nghệ, khả năng tài chính, văn hoá truyền thống, thói quen, tôn giáo tín ngưỡng... Tính thống nhất và có quy luật của tự nhiên đòi hỏi các hoạt động khai thác tài nguyên môi trườ ng phải dựa trên cơ sở: 1- Hiểu biết và có thể vận dụng các nguyên lý sinh thái, quy luật tự nhiên để khai thác tối ưu tài nguyên, phòng tránh, hạn chế rủi ro và tai biến thiên nhiên; 2- Hiểu biết đầy đủ nguyên nhân gây nên các vấn đề môi trườ ng để phòng tránh và ứng xử hợp lý, hạn chế và xử lý ô nhiễm môi trường. Cơ sở triết học của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên khẳng định sự phụ thuộc của con người và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội; Nó cũng chứng tỏ vai trò điều khiển có ý thức của con người trong mối quan hệ giữa hệ xã hội và hệ tự nhiên, vai trò và giá trị của đa dạng văn hoá trong phát triển. Các giá trị văn hoá truyền thống, hình thành một cách có chọn lọc trong quá trình hệ xã hội không ngừng tương tác với hệ tự nhiên, tỏ ra có tính thích nghi phù hợp nhất định với điều kiện địa phương, cho phép hệ xã hội khai thác bền vững hệ tự nhiên của mình trong những điều kiện nhất định, đặc biệt là khi dân số hạn chế. Do đó, chúng ta cần bảo vệ và phát huy vai trò của đa dạng văn hoá, phát huy bài học truyền thống về chung sống hoà bình, cùng tồn tại với thiên nhiên và nâng cao hiệu quả của tổ chức xã hội các cấp trong điều chỉnh hành vi để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tài nguyên thiên nhiên được phân thành 3 loại: • Tài nguyên vô tận, bao gồm năng lượng bức xạ mặt trời, thuỷ triều, địa nhiệt, sóng, gió... Đây là dạng tài nguyên có khả năng cung cấp rất lâu dài, đa phần thuộc loại không chứa đựng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nên cần được khai thác tối đa. Tuy nhiên, do cường độ cấp của các loại năng lượng này thường nhỏ, biến trình cấp biến động phức tạp và không trùng pha với nhu cầu, công nghệ khai thác hiện nay chưa hoàn thi ện, tiêu tốn nhiều đất đai, nên chưa được các đối tượng sử dụng lựa chọn. • Tài nguyên có khả năng tự tái tạo, như đất thổ nhưỡng, sinh vật, nước... Khả năng tự tái tạo của các loại tài nguyên này là có giới hạn và có điều kiện, nghĩa là nếu sử dụng quá giới hạn khả năng tái tạo, hay làm t ổn thương các điều kiện cầ n cho khả năng tái tạo thì tài nguyên sẽ bị cạn kiệt; Nguyên tắc sử dụng bền vững tài nguyên này là: Sử dụng trong phạm vi khả năng tái tạo và không làm tổn thương các điều kiện cần cho khả năng tái tạo. • Tài nguyên không có khả năng tự tái tạo, bao gồm các loại tài nguyên khoáng sản có khả năng tái chế (như kim loại) và các khoáng sản không có khả năng tái chế (phi kim, nhiên liệu hoá thạch), là tài nguyên bị giảm dần trong quá trình sử 228
- Phát triển bền vững dụng và có nguy cơ bị cạn kiệt; Nguyên tắc tiếp cận sử dụng bền vững tài nguyên này là: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tận dụng khả năng tái chế và tìm kiếm công nghệ thay thế hợp lí. 5.2. Quy luật tự nhiên định hướng nguyên tắc quản lý tài nguyên nước Tài nguyên nước hình thành theo lưu vực, do vậy quản lý tài nguyên nướ c không đơn thuần là quản lý lượng nướ c có trong sông, mà phải bảo vệ toàn bộ các điều kiện hình thành dòng chảy trên lưu vực, nghĩa là quản lý phát triển, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường theo lưu vực. Tài nguyên nước của một địa phương bao gồm hai loại chính: nguồn nội địa, do mưa rơi trên vùng đó sinh ra và nguồn ngoại lai, theo các sông chả y vào. Chất và lượng nước ngoại lai không chịu sự kiểm soát trực tiếp của địa phương, nên những chính sách dùng nước dựa vào nguồn cấp này không đảm bảo độ an toàn và thành công cao. Tài nguyên nước có khả năng tái tạo về lượng. Chu kỳ tái tạo (đổi mới) càng ngắn giá trị sử dụng của tài nguyên càng cao. Nước trong khí quyển và sông ngòi có tốc độ đổi mới nhanh nhất, nước ngầ m nằm sâu và nước trong băng tuyết vĩnh cửu có tốc độ đổi mới chậm nhất. Mức sử dụng một lần lượng nước, về mặt nguyên tắc, không được vượt quá khả năng tự tái tạo về lượng, tính bằng tổng lượ ng dòng chả y của khu vực trong thời gian đó. Tài nguyên nước biến động mang tính chu kỳ mùa và nhiều năm rõ nét, do vậ y mức trần lượng khai thác theo thời gian biến động theo quy luật tự nhiên; Khả năng điều tiết của kho nướ c giúp điều chỉnh trần mức khai thác ổn định về bằng trung bình (theo chu kỳ trọn vẹn) trần mức khai thác tự nhiên của tài nguyên. Trần mức khai thác nước trong thuỷ vực phải đảm bảo không làm cho mực nước sông xuống dưới mức thấp nhất mà hệ sinh thái nước nói riêng và hệ sinh thái t ự nhiên lưu vực nói chung tồn tại được, có thể lấy bằng mực nước trung bình tháng thấp nhất ứng với những tần suất nhất định. Khả năng tái tạo về chất của tài nguyên nước được thực hiện thông qua các quá trình pha loãng, lắng đọng, phát tán vật chất theo dòng trong chu trình tuần hoàn, phản ứng hoá học tạo chất mới ít độc hơn, biến đổi sinh học và tích luỹ sinh học theo dây chuyền thức ăn. Khả năng tự tái tạo về chất phụ thuộc vào đặc điểm nguồn cấp, tốc độ đổi mới nước, đặc điểm hoá lý, sinh khối nước và các quá trình động lực trong nó. Khai thác t ối ưu khả năng tự làm sạch về chất chỉ thực hiện được khi các điều kiện tự nhiên ổn định và cần thoả mãn các điều kiện: Lượng thải, cường độ thải vào thuỷ vực không vượt quá khả năng tự làm sạch của nó, thành phần chất thải chỉ bao gồm những chất không độc hại cho môi trường, hoặc những chất mà thuỷ vực có thể làm sạch được. 5.3. Công cụ quản lý tài nguyên 5.4.1. Các nguyên tắc đạo đức mới 229
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II Phát triển bền vững là sự phát triển mang tính đạo đức, nó đòi hỏi có những thay đổi quan trọng mang tính định hướng trong quan niệm cũng như hành vi liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường, do vậy cần thiết phải có những nguyên tắc đạo đức mới dựa trên nền tảng khoa học của phát triển bền vững. Như Mục 1.1. đã trình bày, Hội nghị Rio 1992 đã đưa ra 9 nguyên tắc đạo đức mới cơ bản cho phát triển bền vững, còn năm 1995 Luc Hens đưa ra 7 nguyên tắc đạo đức với cho phát triển bền vững. 5.3.2. Công cụ luật pháp Luật pháp quốc tế là các văn kiện quốc tế được ký kết giữa các quốc gia một cách tự nguyện, nhằm ấn định, sửa đổi, hoặc huỷ bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau, có nội dung phù hợp với những nguyên tắc cơ bản được thừa nhận rộng rãi của luật quốc tế hiện đại. Các văn bản luật pháp quốc tế liên quan đến quản lý tài nguyên môi trường hiện nay gồm: Hiến chương, là một loại điều ước quốc tế nhiều bên, ấn định những nguyên tắc lớn trong quan hệ giữa các nước với nhau; Công ướ c là những điều ước quốc tế có tính chuyên môn; Nghị định thư là văn kiện dùng để giải thích bổ sung, sửa đổi một điều ước quốc tế đã được ký kết, hoặc để ấn định những biện pháp cụ thể thực hiện các hiệp ước, hiệp định nào đó; Tuyên bố chung là văn kiện ghi nhận những thoả thuận hai hay nhiều nước về những nguyên tắc hoặc phương hướng hành động chung đối với một vấn đề quốc tế nào đó; Thoả ướ c là điều ước quốc tế có tính chuyên môn trong một khu vực. Hiệp định là loại điều ước quốc tế ấn định những nguyên tắc và những biện pháp hành chính nhằm giải quyết một quan hệ cụ thể nào đó giữa hai hay nhiều nước. Tính đến cuối 1992 đã có 840 văn bản pháp lý quốc tế về môi trường hoặc liên quan đến môi trường được ký kết. Luật và chính sách quản lý tài nguyên, môi trường quốc gia là các qui tắc ứng xử môi trường do các cơ quan Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo ra khuôn mẫu ứng xử thống nhất trong lĩnh vực sử dụng, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nguyên tắc chủ đạo của việc ban hành và thực thi luật và chính sách là: 1- Hợp hiến, hợp pháp và thống nhất; 2- Người gây ô nhiễm phải trả tiền; 3- Phòng bệnh hơn chữa bệnh; 4- Hợp tác giữa các đối tác; 5- Sự tham gia của cộng đồng. Việt Nam có các văn bản luật pháp về tài nguyên và môi trường sau: Luật Bảo vệ Môi trường (1994), Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991), Luật Đất đai (1993), Luật Dầu khí (1993), Luật Khoáng sản (1996), Luật Tài nguyên Nướ c (1998), Pháp lệnh về Thu thuế Tài nguyên (1989), Pháp lệnh Nuôi trồng Thuỷ sản. 5.3.3. Công cụ kinh tế quản lý tài nguyên Quyền sở hữu tài nguyên: Quyền sở hữu là cơ sở quan trọng cho việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên. Khi quyền sở hữu được xác định rõ ràng, mang tính độc chiếm, được đảm bảo, dài hạn, có thể chuyển nhượng và có tính cưỡng chế, thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền khai thác tài nguyên. 230
- Phát triển bền vững Khi tài nguyên không thuộc sở hữu riêng, ví dụ như các ngư trườ ng trên biển, sẽ xả y ra những khả năng sau: Nếu lợi nhuận khai thác tài nguyên lớn, chi phí khai thác thấp trong khi giá bán cao, những người mới sẽ bị cuốn hút vào khai thác, gây khó khăn cho việc kiểm soát khai thác theo quy luật sinh thái và bảo vệ môi trường, dễ gây cạn kiệt tài nguyên (ví dụ như việc bắt voi); Khi lợi ích khai thác tài nguyên không lớn hơn lợi ích trung bình từ các hoạt động kinh tế khác trong khu vực, vi ệc khai thác tài nguyên không những không hấp dẫn thêm được người mới, mà còn khiến một số người từ bỏ khai thác. Rõ ràng, nghèo khó, mặt bằng kinh t ế thấp là những nguy cơ lớn gây cạn kiệt tài nguyên địa phươ ng trong điều kiện mở cửa, tài nguyên không có chủ sở hữu riêng và để bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên, một trong những giải pháp cần là xoá đói giảm nghèo. Thuế tài nguyên: trước đây là loại thuế điều tiết thu nhập trong hoạt động khai thác tài nguyên. Để bảo vệ tài nguyên, có thể sử dụng thuế tài nguyên như một công cụ giúp điều chỉnh mức độ khai thác không vượt quá ngưỡng mong muốn. Một số công cụ kinh tế có vai trò giúp bảo vệ môi trường, nên cũng có ý nghĩa tích cực đối với bảo vệ tài nguyên, đó là: Thuế môi trường: là khoản thu vào ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động bảo vệ môi trường quốc gia, gây quỹ để tài trợ cho hoạt động (thuế ô nhiễm để xử lý hoặc đền bù ô nhiễm), bù đắp các chi phí xã hội phải bỏ ra để giải quyết các vấn đề môi trườ ng như: chi phí y tế, nghỉ chữa bệnh, phục hồi môi trường, phục hồi tài nguyên, xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm... và cũng là hình thức hạ n chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi, thúc đẩy thay đổi mặt hàng, cách sả n xuất (đánh thuế cao vào các hàng hoá gây ô nhiễm trong sản xuất hoặc tiêu dùng), khuyến khích các hoạt động tích cực (giảm thuế cho các sản phẩm tái chế, tăng thuế các hàng hoá tiêu thụ tài nguyên gốc, tài nguyên không tái tạo...). Phí môi trường: là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí thườ ng xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡ ng, tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế, ví dụ như phí xử lý nướ c thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên bãi rác... Phí môi trường có vai trò quan trọng nhất trong kiểm soát ô nhiễm công nghiệp. Phí môi trường có thể được thu dựa vào: lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, mức tiêu thụ nguyên nhiên li ệu gây ô nhi ễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hoá, lợi nhuậ n của doanh nghiệp. Lệ phí môi trường: là khoản thu có tổ chức, bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp, ví dụ lệ phí vệ sinh môi trường, thu gom rác, giám sát thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường... Phạt ô nhiễm: mức phạt hành chính đánh vào các vi phạm môi trường, được quy định cao hơn chi phí ngăn ngừa phát sinh ô nhiễm, nhằm mục tiêu vừa răn đe đối tượng vi phạm, vừa có kinh phí cho khắc phục ô nhiễm. 231
- - Giáo trình Sức khoẻ môi trường II Côta thải (định mức thải cho phép): Mức thải cho phép được xác định trên cơ sở khả năng tiếp nhận chất thải của môi trường, được chia thành các định mức (côta) và phân phối cho các cơ sở được quyền phát thải trong khu vực. Các cơ sở này chỉ được quyền phát xả theo hạn ngạch, nếu vượt quá sẽ bị xử phạt. Trong thực tế, nhu cầu xả thải của các cơ sở là khác nhau và thay đổi theo nhịp độ sản xuất; Một số cơ sở có công nghệ xử lý chất thải sẽ không có nhu cầu xả thải tự do. Từ đó xuất hiện các khả năng thừa hoặc thiếu quyền phát xả theo định mức, dẫn tới hình thành thị trường mua bán quyền được xả thải, tạo ra hiệu quả kinh tế tối ưu cho khu vực. Ký quỹ và hoàn trả: áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng như khai thác tài nguyên khoáng sản. Khoản ký quỹ phải lớn hơ n hoặc xấp xỉ kinh phí cần thiết để xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp rủi ro. Nó sẽ được trả lại khi nguy cơ ô nhiễm không còn. Nhãn sinh thái: Danh hiệu của các tổ chức môi trường dành cho các sản phẩm có sử dụng những công nghệ hoặc giải pháp thân môi trường, nhằm cung cấp thông tin và khuyến cáo người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Trợ cấp môi trường: Cấp phát ngân sách cho nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới, khuyến khích về thuế và lãi suất vay vồn, quản lý môi trườ ng, kiểm soát môi trường, giáo dục môi trường... Trợ cấp tài chính có thể tạo ra các khả năng giảm thiểu ô nhiễm, nhưng không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho môi trường, không tạo ra cạnh tranh bình đẳng và tiêu tốn ngân sách. Quỹ môi trường: được thành lập từ các nguồn kinh phí khác nhau, như ngân sách nhà nước, đóng góp của các cơ sở sản xuất kinh doanh, đóng góp tự nguyện, đóng góp từ các công cụ kinh tế môi trường khác, hỗ trợ phát triển từ nước ngoài...; Dùng chi khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường. Hiện có quỹ môi trường toàn cầu GEF với kinh phí hoạt động hàng năm khoảng 2-3 tỷ USD. Công cụ kỹ thuật quản lý môi trường bao gồm: thiết bị đo đạc kiểm soát môi trường, xử lý chất thải, công nghệ, kỹ thuật bền vững... Quản lý hành chính về môi trường: xây dựng các chính sách môi trường, quy hoạch môi trường, chương trình hành động vì môi trường, đánh giá tác động môi trường, xây dựng bộ tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn ISO 14001, do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) ban hành, là bộ tiêu chuẩn về thực hiện quản lý môi trường trong hoạt động kinh doanh của ISO, đã có những tác động tích cực tới kiểm soát ô nhiễm môi trường. 232
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 9
48 p | 155 | 59
-
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở TỈNH CAO BẰNG
32 p | 366 | 53
-
Đại cương về Mô và Phôi : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ỐNG THẦN KINH part 3
4 p | 130 | 16
-
Xóa đói giảm nghèo bền vững bắt đầu từ trẻ em nghèo
5 p | 116 | 15
-
Phát triển bền vững và chăm sóc sức khỏe ở miền núi: Phần 1
103 p | 99 | 13
-
Phát triển bền vững và chăm sóc sức khỏe ở miền núi: Phần 2
88 p | 89 | 9
-
phát triển bền vững chăm sóc sức khỏe ở miền núi: phần 2
88 p | 54 | 6
-
Phân tích các dạng hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh
4 p | 68 | 6
-
phát triển bền vững chăm sóc sức khỏe ở miền núi: phần 1
103 p | 56 | 6
-
Vai trò của chính sách nhà nước trong việc phát triển thị trường dược liệu quý tự nhiên - nghiên cứu tại Kon Tum
12 p | 34 | 5
-
Giúp trẻ 1-3 tuổi phát triển vốn từ vựng.
5 p | 96 | 5
-
Dinh dưỡng cho bé để vững bước đến trường
5 p | 62 | 5
-
Tai biến nguy hiểm do thoát vị bẹn
4 p | 97 | 5
-
Phát triển du lịch sức khỏe tại Việt Nam: Mô hình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
7 p | 5 | 3
-
Xây dựng mô hình bệnh viện xanh trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam
8 p | 35 | 2
-
Tăng cường khả năng phát quang của vật liệu YVO4:Eu3+ ứng dụng trong y sinh
4 p | 6 | 2
-
Các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến Y tế và sự gắn kết với kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của ngành Y tế
26 p | 66 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn