Phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo - ThS. Lê Thị Mỹ Hiền
lượt xem 22
download
Phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo trình bày những nội dung cơ bản như sau: Việt Nam thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phương thức phát triển cộng đồng, phương pháp phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển cộng đồng trong việc xóa đói giảm nghèo - ThS. Lê Thị Mỹ Hiền
- Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ThS. Lê Thị Mỹ Hiền Phó Trưởng Khoa Xã Hội học GĐ Trung tâm Thực hành CTXH - ĐH Mở TP Hồ Chí Minh I. VIỆT NAM THỰC HIỆN MỤC TIÊU XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Mục tiêu đầu tiên trong 8 Mục tiên Thiên niên kỷ là Giảm nghèo đói. Từ sau khi ký Tuyên bố Thiên niên kỷ, Việt Nam đã cụ thể hóa bằng các chương trình hành động quốc gia, các chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm. Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam là một “câu chuyện thành công” trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ (MDGs), là một quốc gia xuất sắc trong xóa đói giảm nghèo.Tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm từ 58,1% (năm 1993) xuống còn 24,1% (2004) tương đương 20 triệu người. So với Mục tiêu Thiên niên kỷ là “Giảm ½ tỉ lệ dân có mức thu nhập dưới 1USD/ngày; giảm ½ tỉ lệ người dân thiếu đói”, thì Việt Nam đạt sớm hơn 10 năm so với Liên Hiệp Quốc đề ra1. Tỉ lệ nghèo Việt Nam tiếp tục giảm, năm 2006 còn 16%, năm 2007 còn 14,7%. Theo Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc, tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn; khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo có xu hướng gia tăng… Như vậy, việc giảm nghèo của Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức ở chặng đường phía trước. Bên cạnh nỗ lực không ngừng của nhà nước, các tổ chức quốc tế đã góp phần đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Năm 2007, ngân hàng Thế giới (WB) đã đã phê duyệt khoản tín dụng chính sách phát triển 50 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam thực hiện giai đoạn 2 Chương trình 135, giúp xóa đói giảm nghèo ở các cộng đồng dân tộc ít người và vùng sâu, vùng xa, trong 1.644 xã nghèo nhất và 2.500 làng nghèo nhất2. Đại học Đồng Tháp 18
- Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Tương tự đánh giá của các tổ chức quốc tế khác, Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) cho rằng Việt Nam là một trong những nước có thành tựu về xóa đói giảm nghèo mạnh nhất thế giới. Năm 2009 DFID viện trợ 2 khoản, bao gồm 20 triệu bảng cho Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC) và 17 triệu bảng cho chương trình đảm bảo chất lượng trường học giúp trẻ em đến trường cả ngày (SEQAP)3. II. PHƯƠNG THỨC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Theo Liên Hiệp Quốc, 1956: “Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng và giúp các cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia” Và theo Nguyễn Thị Oanh, cố Thạc sĩ Phát triển cộng đồng, thì “PTCĐ là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức, tiến tới tự lực, phát triển”. Phát triển cộng đồng chính là ứng dụng phương thức công tác xã hội để làm việc với cộng đồng. Với các giá trị: i/ An sinh cho tất cả mọi người; ii/ Công bằng xã hội; và iii/ Tinh thần trách nhiệm, phát triển cộng đồng nhằm đạt được: - Sự tham gia tối đa, bình đẳng của người dân vào suốt tiến trình thay đổi, phát triển của cộng đồng. - Các thiết chế được củng cố cho việc chuyển biến xã hội. - Cả điều kiện vật chất lẫn tinh thần của người dân, của cộng đồng được cải thiện. III. PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG VIỆC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 3.1. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA CỘNG ĐỒNG NGHÈO - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ xã hội thiếu hoặc yếu kém. - Kinh tế không phát triển. - Nhu cầu cơ bản của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ. Đại học Đồng Tháp 19
- Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" - Người dân thiếu cơ hội tiếp cận khoa học, kỹ thuật, những tài nguyên, những nguồn dịch vụ chính thống. - Tâm lý thiếu tự tin, ỷ lại. - Người dân không tham gia ra quyết định. 3.2. NHẬN DIỆN CỘNG ĐỒNG BẰNG ĐÁNH GIÁ NGHÈO CÓ SỰ THAM GIA Để có được bức tranh tổng thể về tình trạng nghèo đói của cả nước, những cuộc đánh giá nghèo đói có sự tham gia của người dân đã được tiến hành. Năm 2003, Nhóm hành động chống đói nghèo hỗ trợ cho các đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Poverty Assessment -PPAs) ở 43 xã thuộc 12 tỉnh của Việt Nam. Các đánh giá nghèo sử dụng khung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu chung để tìm hiểu những vấn đề nghèo đói mà các số liệu định lượng đã không mô tả được hết. Các đánh giá nghèo còn được xem như nhũng công cụ xây dựng năng lực cho các quy trình lập kế hoạch với định hướng vì người nghèo ở các cấp chính quyền địa phương. Các nhóm hộ dân được thành lập như những nhóm cung cấp thông tin, các nhóm đã thảo luận để phân loại mức sống, đưa ra các tiêu chí hộ nghèo : Trong đánh giá nghèo của tỉnh Lào Cai, nhóm cán bộ xã Phong Niên cho biết “ năm 1999, nghèo có nghĩa là lương thực không đủ ăn, nhà không có mà ờ, quần áo, chăn màn thiếu, đẻ nhiều con. Còn nay, năm 2003, người nghèo cũng có nhà, có lương thực tạm đủ ăn, chỉ thiếu vốn, số con giảm, biết khoa học kỹ thuật,…”. Về giáo dục, y tế, nhóm thảo luận của người dân cho thấy nhận thức đã cải thiện nhiều, tình trạng “nghèo vì cố lo chi phí cho con ăn học”, khác những năm trước “không cho con ăn học vì nghèo”. Phương pháp đánh giá có sự tham gia tỏ ra rất hữu ích ở cả nông thôn và thành thị, cả quy mô lớn và nhỏ. Nhiều dự án đã bắt đầu bằng các đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (Participatoty Rapid Appraisal-PRA). Chẳng hạn, dự án 415 – Nâng cấp đô thị và làm sạch kênh Tân Hóa-Lò Gốm tại TP Hồ Chí Minh, nhóm tác viên đã cùng với người dân và chính quyền địa phương thực hiện khảo sát “Xác định vấn đề và đánh giá tiềm năng, nhu cầu của cộng đồng dân cư Phường 11- Quận 6” theo phương pháp đánh Đại học Đồng Tháp 20
- Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" giá nhanh có sự tham gia - PRA. Để thu thập được nhiều ý kiến khác nhau của tất cả các tầng lớp dân cư, đồng thời chú ý nhiều vào các những người nghèo nhất trong cộng đồng, 14 nhóm dân được phân bổ như sau: 4 nhóm rất nghèo, 2 nhóm nghèo, 2 nhóm trung bình, 2 nhóm khá, 2 nhóm thanh niên, 2 nhóm trẻ em. Qua kết quả khảo sát, đánh giá cộng đồng, người dân nhận ra những mặt mạnh, yếu, những vấn đề gì bức xúc trong cộng đồng, những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trước. 3.3. TĂNG NĂNG LỰC CỘNG ĐỒNG Tài sản, nội lực của cộng đồng Theo lối tiếp cận nội lực cộng đồng, bất kỳ cộng đồng nào cũng có tài sản, hoặc “vốn” của cộng đồng, gồm 5 loại “vốn” chính sau: - Con người - Tài nguyên thiên nhiên - Vật chất, hạ tầng kỹ thuật - Tài chính - Mối quan hệ xã hội i. Con người là nguồn vốn đặc biệt, quan trọng của cộng đồng. Con người với sức khỏe, trí tuệ, tính năng động, sáng tạo, kiến thức truyền thống, bản địa, sẽ giúp cho vấn đề của cộng đồng được giải quyết nếu được tổ chức thành những cơ cấu phù hợp. ii. Tài nguyên thiên nhiên như đất đai, hoặc không gian sinh sống, nước, các loại động, thực vật, rừng, biển, ... nếu được sử dụng đúng cách sẽ đảm bảo môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Hiện nay, không ít người dân ở các nông thôn xa xôi đã được tổ chức thành nhóm, được hướng dẫn, huấn luyện về kỹ thuật để có thể khai thác nguồn nhiên liệu thiên nhiên vô tận như sức nước, sức gió, năng lượng mặt trời để giảm đi chi phí cho gia đình. iii. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội như đường xá, cầu cống, các công trình công cộng nếu được bảo quản, sử dụng một cách có trách nhiệm, phát huy hết tác dụng thì sẽ tiết kiệm được tiền của người dân và nhà nước. Một số cộng đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí, vật chất của các tổ chức phát triển, đã tự cải thiện được tình trạng xuống cấp, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, tại Tp Đà Nẵng, dự án phát triển cộng Đại học Đồng Tháp 21
- Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" đồng, đã hỗ trợ vốn vay để người dân cùng nhau sửa chữa, xây dựng mới 590 công trình vệ sinh, 523 giếng nước, 39 bếp Biogas,14 đường kiệt, 95 hộ xây dựng nhà mới, 500 hộ dân khu chung cư làm ống nước thải, lưới chắn rác, nâng cấp cống thoát nước, xây bể chứa nước tập thể 4. iv. Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng người nghèo không có tiền để dành. Nếu biết tổ chức, biết khơi dậy thì sẽ có nguồn vốn tài chính đáng kể từ người dân trong cộng đồng. Đã có những nhóm tiết kiệm-tín dụng, hoặc “ngân hàng khu phố” do chính người dân hình thành, tự tổ chức, điều hành và giúp nhau đồng vốn để tránh tình trạng vay nặng lãi bên ngoài. Ngân hàng khu phố có khi lên tới vài trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng. v. Ngoài giá trị về mặt kinh tế từ các hoạt động cùng nhau phát sinh trong cộng đồng thì mặt xã hội thể hiện rất rõ khi thành viên trong các nhóm quan tâm lẫn nhau, giúp nhau khi ốm đau, hoạn nạn; chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, nuôi dạy con cái, cùng với nhau xây dựng, sử dụng, bảo quản những công trình của cộng đồng… Qua đó, vốn xã hội càng được tăng cường, củng cố, mối quan hệ cộng đồng càng ngày càng chặt chẽ. Tăng năng lực cộng đồng Để có thể phát huy hết nội lực và quản lý tốt tài sản sẵn có trong cộng đồng thì cộng đồng cần được củng cố năng lực thường xuyên. Hình thức tăng năng lực cho cộng đồng hữu hiệu nhất là các tập huấn chính thức, không chính thức, cùng với những hình thức khác như hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm. Hiện nay, việc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác xóa nghèo không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ một làng, xã, hoặc khu phố, phường, mà còn vươn ra các cộng đồng lân cận, xa hơn nữa là các khu vực trong cả nước và đến tận các nước khác trong khu vực. Chính vì thế, các nguồn lực cộng đồng được vận dụng tối đa để phục vụ cho chính cộng đồng của mình và cộng đồng bè bạn khắp nơi. Kỹ năng, năng lực của lãnh đạo cộng đồng, của người dân vì thế tăng lên, các nhóm, các tổ chức trong cộng đồng có thể tham gia lập kế hoạch hành động cộng đồng để giải quyết những vấn đề tồn tại cũng như phát sinh trong cộng đồng. Đại học Đồng Tháp 22
- Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" Việc lập kế hoạch với sự tham gia của người dân, bao gồm phụ nữ và nam giới, ở cấp cơ sở sẽ giúp cho các cấp ra quyết định một cách hiệu quả, đáp ứng đúng nhu cầu ưu tiên của cộng đồng. 3.4. CỘNG ĐỒNG TỰ LỰC Tự lực là tình trạng cộng đồng hoàn toàn chủ động quyết định, giải quyết các vấn đề phát sinh trong cộng đồng. Thông qua việc xây dựng, sử dụng, quản lý những nguồn tài sản, nội lực của chính cộng đồng, người dân tự tin để tự quản và đảm nhận những việc trong cộng đồng mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Một con hẻm hoặc chiếc cầu vừa hư; nguồn nước sạch có nguy cơ bị ô nhiễm; trẻ em có nguy cơ bỏ học; cần vốn hoặc kinh nghiệm mới để làm ăn; cộng đồng cần phục hồi sau cơn bão; hoặc cần phòng ngừa những thiên tai, tệ nạn,... Với những sự việc luôn có thể xảy ra hoặc biến đổi thì một cộng đồng vững mạnh thật sự có thể tự tổ chức, bàn bạc, giải quyết. Có không ít hợp tác xã thành công, mang lại thu nhập, cuộc sống ổn định cho thành viên, hoặc chứng tỏ hiệu quả hoạt động để có thể kêu gọi đầu tư từ các nguồn khác cho sự phát triển tổ chức. Hợp tác xã rác dân lập P11 Q6 TP HCM là một điển hình cho sự giúp nhau vượt nghèo, các thành viên tham gia ngày càng có thêm kinh nghiệm quản lý và phát triển hoạt động do thường xuyên tổ chức họp, chia sẻ ý kiến. Tiết kiệm-tín dụng là hoạt động rất phổ biến và có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và mặt xã hội đối với các cộng đồng nghèo. Hoạt động này cũng minh chứng cho khả năng tự lực của các cộng đồng. Trong báo cáo quý 3/2009 của các cộng đồng thuộc 10 phường tham gia dự án phát triển cộng đồng tại TP Đà Nẵng, có những số liệu như sau: Hoạt động Số người Số tiền (đ) Ghi (từ T1-T9/2009) chú Tín dụng nhận hỗ trợ từ tổ chức tài trợ enda 32 69.600.000 (1) Tiết kiệm của người dân nghèo tại các khu 1.644 1.177.000.000 (2) vực dự án Tổng cộng 1.676 1.246.600.000 Đại học Đồng Tháp 23
- Kỷ yếu Hội thảo ngày CTXH thế giới 2009 - "Nhân viên xã hội - Tác nhân của sự thay đổi" So sánh giữa (1) và (2) cho thấy: Tiền huy động tiết kiệm của người dân gấp 17 lần tiền tín dụng hỗ trợ của dự án; hoặc tiết kiệm của người dân chiếm 94%, trong khi nguồn tín dụng bên ngoài chỉ chiếm 6%. Điều này chứng tỏ một tiềm năng vô cùng to lớn trong cộng đồng, và cộng đồng hoàn toàn có thể tự lực khi không còn nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài nữa. IV. LỜI KẾT Trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, người dân vừa là chủ thể vừa là tác nhân chính trong việc thay đổi hoàn cảnh của chính gia đình và cộng đồng. Được tổ chức tốt, tạo điều kiện, cơ hội tham gia thật sự cho người dân thì tình trạng yếu kém của cộng đồng sẽ được nhận diện, cộng đồng được tăng năng lực, phát huy tối đa nội lực và tiến tới tự lực, chủ động quyết định và giải quyết những vấn đề này sinh trong cộng đồng. Suy ngẫm về phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và lời của Bác Hồ “khó trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, thì phương thức phát triển cộng đồng tỏ ra rất phù hợp để giải quyết vấn đề của các cộng đồng nghèo. Đại học Đồng Tháp 24
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển du lịch cộng đồng với việc bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc thái ở Tây Bắc Việt Nam
11 p | 153 | 16
-
Bài giảng Phát triển cộng đồng - ĐH Lâm Nghiệp
112 p | 68 | 11
-
Cộng đồng và phát triển: Phần 1
85 p | 77 | 8
-
Cộng đồng tôn giáo - Dân tộc tại Kon Tum
12 p | 179 | 8
-
Phát triển bền vững - Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm ở Nam bộ và Việt Nam
14 p | 126 | 7
-
Kinh nghiệm của Singapore và Thái Lan trong phát triển kinh tế số và hàm ý chính sách cho Việt Nam
12 p | 38 | 6
-
Ảnh hưởng của dự án phát triển quy mô nhỏ đến một số thay đổi trong gia đình và cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam - Nguyễn Đức Chiện
0 p | 85 | 5
-
Vai trò của nhà nước và cộng đồng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
6 p | 69 | 4
-
Vận dụng thuyết nhu cầu, thuyết đa trí tuệ và thuyết vùng phát triển tiệm cận trong quản trị hiệu quả trường học
10 p | 79 | 4
-
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch
6 p | 17 | 4
-
Phát triển cộng đồng – kĩ năng cần thiết của giáo viên
11 p | 33 | 3
-
Đầu tư cho phát triển bền vững E-Learning trong giáo dục đại học – chính sách các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
11 p | 76 | 3
-
Văn hóa doanh nghiệp trong tiến trình phát triển cộng đồng nông thôn và việc vận dụng một số lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu
7 p | 40 | 3
-
Xây dựng và phát triển hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
4 p | 11 | 2
-
Phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ trong thời đại Công nghệ số
10 p | 157 | 2
-
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập
22 p | 4 | 2
-
Xây dựng môi trường văn hóa đồng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước hiện nay
7 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn