intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển dịch vụ logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

8
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phát triển dịch vụ logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam" tập trung vào nghiên cứu tổng thể các tài liệu, công trình nghiên cứu, các thông tin, báo cáo dữ liệu có liên quan đến dịch vụ Logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển dịch vụ logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam

  1. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO VẬN TẢI HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Tranh Em*, Lê Chu Bắc Giang, Lê Thành Khang, Hoàng Thị Nhất Tảo Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Thị Thu Hương TÓM TẮT Trên thế giới việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phát triển nhanh chóng, giúp vận chuyển hàng hóa tiết kiệm được nhiều thời gian. Trong làn sóng phát triển như hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một thị trường logistics hàng không có tiềm năng, trong nhiều năm qua Việt Nam đã đưa ra các quyết định nhanh chóng góp phần thúc đẩy sự vận chuyển hàng hóa hàng không, nhờ vậy mà sản lượng vận chuyển và luân chuyển tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên việc vận chuyển hàng hóa còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng vận chuyển của các sân bay. Như vậy, để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đạt hiệu quả thì cần có những kế hoạch gắn liền với thực tiễn trong nước và trên thế giới. Từ đó, bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào nghiên cứu tổng thể các tài liệu, công trình nghiên cứu, các thông tin, báo cáo dữ liệu có liên quan đến dịch vụ Logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và phân tích, nhóm tác giả tổng hợp đưa ra một số giải pháp của Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Theo Kế hoạch hành động với mục đích phát triển Logistics Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam cũng đưa ra giải pháp nhằm phát triển vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam. Từ khóa: Vận tải hàng không, thị trường Logistics, vận chuyển hàng hóa 1. TỔNG QUAN Theo Luật Minh Khuê (2021), Việt Nam là một thị trường Logistics hàng không năng động và phát triển nhanh trên thế giới. Đặc biệt, với việc các nhà đầu tư tham gia sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam, lượng hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không đã gia tăng rất nhanh trong thời gian qua. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ về khối lượng vận chuyển, nhưng trị giá hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không lại khá lớn. Hiện nay có 21 cảng hàng không sân bay đang có hoạt động khai thác hàng không dân dụng, trong đó có 7 cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cần Thơ), còn lại là 14 cảng hàng không nội địa. Theo Phạm Kim Anh (2016), nghiên cứu về “Quản lý vận tải hàng hóa bằng đường hàng không” cho biết vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những môn học kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến, hiện đại. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tuy chỉ chiếm khoảng 1% tổng khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế nhưng lại chiếm 20% đến 30% tổng kim ngạch buôn bán quốc tế. Điều này chứng tỏ vai trò lớn của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong hoạt động chuyên chở hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa có giá trị cao. Tuy nhiên, trong tình 825
  2. hình cạnh tranh trên thị trường hàng không thế giới ngày một gay gắt, cơ sở vật chất cũng như công nghệ, kỹ thuật của hàng không Việt Nam mặc dù có nhiều nỗ lực cải tiến song vẫn còn chậm hơn so với các nước trong khu vực và chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng và lợi thế của ngành nên hiệu quả kinh tế xã hội chưa cao và sức cạnh tranh còn hạn chế chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Hiệp hội hàng không quốc tế (IATA) cho biết “Logistics hàng không “chớp” cơ hội trong đại dịch”. Trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu, logistics hàng không đã không ngừng tăng trưởng qua từng năm. Đến năm 2019, tổng doanh thu vận tải đã đạt trên 116 tỷ USD. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, do tác động của COVID-19, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sụt giảm mạnh. Do vậy, các chuyên gia đã đưa ra các giải pháp tình thế như dỡ ghế chở khách để tăng thêm không gian chở hàng vẫn cần tiếp tục được tận dụng. Theo công ty nghiên cứu thị trường Research and Markets, trong 5 năm tới dự kiến khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu phục hồi hậu COVID- 19, cùng với đó cơ hội xuất khẩu hàng hoá của nước ta cũng sẽ mở rộng nhờ các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo thêm nhiều tiềm năng tăng trưởng cho lĩnh vực Logistics hàng không của Việt Nam (Theo VTV Digital, 03/2021). Bên cạnh các bài nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu, bài báo, thì Chính Phủ còn ban hành các quyết định, nghị quyết sau: Quyết định số 236/QĐ-TTg, ngày 23/02/2018 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, Việt Nam sẽ khai thác tổng cộng 28 sân bay gồm 15 sân bay quốc nội và 13 sân bay quốc tế. Trong đó, các sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành được xem là các cửa ngõ quốc tế quan trọng. Nghị định số 67/2020/NĐ-CP, ngày 16/06/2020 sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/ NĐ-CP, ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan. Theo đó, bổ sung nhiều nội dung mới có thể thúc đẩy sự phát triển dịch vụ logistics nói chung và dịch vụ logistics cho vận tải hàng hóa hàng không nói riêng. Quyết định số 283/QĐ-TTg, ngày 19/02/2020 về Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020 định hướng đến năm 2025. Theo đó, xác định mục tiêu đối với dịch vụ logistics và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không: Phát triển hạ tầng ngành hàng không có vai trò quan trọng và chiến lược đối với phát triển dịch vụ logistics; Tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đến năm 2025 đạt 8% đến 10%; Tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15% đến 20%; Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50% đến 60%; Chi phí logistics giảm xuống tương đương 10% đến 15% GDP; Xếp hạng theo Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Theo Ngô Đức Phước (2021), nghiên cứu về “Phát triển dịch vụ Logistics cho vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam” đã cho rằng vận tải hàng hóa hàng không được hiểu là việc sử dụng phương tiện vận tải bằng máy bay để vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Trong đó, hàng hóa được đóng gói 826
  3. và chất xếp theo tiêu chuẩn của ngành hàng không. Việc vận chuyển được thực hiện bằng máy bay chở hàng chuyên dụng hoặc buồng chứa hàng của máy bay vận tải hành khách. Còn dịch vụ Logistics trong ngành hàng hóa hàng không được hiểu là một chuỗi các dịch vụ, bao gồm: Nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa hàng không. Khi mới ra đời, vận tải hàng không chỉ phục vụ nhu cầu trong lĩnh vực quân sự, nhưng cho đến ngày nay hoạt động này đã phát triển gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, nó đã trở thành một ngành quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và đối với kinh doanh vận tải quốc tế nói riêng (Ngô Đức Phước, 2021). Logistics chính là khâu trung gian đưa hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Lĩnh vực này bao gồm cả hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập (Als Aviation Logistics, Logistics Việt Nam, 2022). Logistics hàng không hay còn được biết đến là hậu cần hàng không, chúng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, đây cũng là một nhánh nhỏ của thuật ngữ Logistics. Nói một cách đơn giản, hậu cần hàng không là phần không thể thiếu trong việc lập kế hoạch, thực hiện, vận hành và kiểm soát của mọi doanh nghiệp (Als Aviation Logistics, Logistics Việt Nam, 2022). Vận tải hàng hóa là quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển hàng hóa trong không gian, từ nơi gửi hàng ở một địa điểm nào đó đến nơi nhận hàng ở địa điểm khác với nhiều hình thức, nhiều phương tiện chuyên chở khác nhau như: Xe tải, tàu, thuyền, máy bay, … trên các loại hình giao thông khác nhau như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không (Als Aviation Logistics, Logistics Việt Nam, 2022). Vận tải hàng hóa hàng không: Theo nghĩa rộng: Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là sự tập hợp của các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Theo nghĩa hẹp: Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay. Như vậy, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên không mà chủ yếu là các loại máy bay (Phạm Kim Anh, 2016). 2.2 Phương pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp có sẵn từ các bài nghiên cứu khoa học, tạp chí, các bài báo khoa học, ... Tổng hợp dữ liệu thu thập được, nghiên cứu phân tích các thông tin, thảo luận và đưa ra một hệ thống hóa các vấn đề Logistics trong vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Theo Cục Hàng không Việt Nam, cho đến nay tuyến vận chuyển hàng không chủ yếu của Việt Nam là châu Á - Thái Bình Dương, EU và Bắc Mỹ, với 25% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không chủ yếu từ các thị trường quan trọng là Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Các mặt hàng vận chuyển chủ yếu là các sản phẩm điện thoại, linh kiện điện tử, các thiết bị công nghệ cao có khối lượng 827
  4. và giá trị lớn. Trong giai đoạn 2014 - 2018, thị trường vận tải hàng hóa hàng không của Việt Nam (gồm 3 hãng: Vietnam Airline, Vietjet Air và Pacific Airlines) có sự tăng trưởng cao với mức độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn này là 13,2%. Năm 2019, thị trường hàng không Việt Nam đón nhận thêm hãng hàng không mới Bamboo Airway đi vào khai thác từ ngày 16/01/2019. Sự gia nhập của Bamboo Airway dẫn đến tốc độ tăng trưởng của thị trường năm 2019 cao hơn 3% so với năm 2018, vận chuyển được hơn 1,25 triệu tấn hàng hóa. Năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa hàng không là 1,4 triệu tấn tăng 12% so với năm 2019. Năm 2021, vận chuyển hàng hóa tăng đột biến (tăng 21,3%), đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn hàng hóa so với năm 2020. Năm 2022, dự kiến thị trường vận tải hàng không sẽ đạt sản lượng 1,25 triệu tấn, bằng 95% so với năm 2021 và tương đương với năm 2019. Trong năm 2020, IATA dự kiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ giảm 11,5% và hành khách sẽ giảm 66% so với năm 2019, nhưng mức chênh lệch về sản lượng hàng hóa giữa các năm đang thu hẹp dần theo từng tháng. Sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không hiện đang bằng trung bình 4 năm trước, và dự kiến sẽ bằng với sản lượng năm 2019 trong quý đầu của năm 2021. Trong khi đó, lượng hành khách dự kiến vẫn thấp hơn năm ngoái đến 50%. Trong tương lai, với sự phát triển của thương mại điện tử, sản lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không sẽ gia tăng. Cơ cấu hàng hóa với các mặt hàng chủ lực như: thủy sản, trái cây, động vật sống là những mặt hàng chính được vận tải bằng đường hàng không. Năng lực vận chuyển hàng hóa bằng được hàng không được tổng hợp theo Hình 1 dưới đây. Hình 1: Năng lực vận chuyển hàng không (Tính theo tấn hàng trên Km) (Nguồn: IATA, 2020) Mặc dù nhu cầu tăng mạnh nhưng khả năng cung ứng dịch vụ vận tải hàng không tại một số khu vực chưa đáp ứng kịp thời, đặc biệt là Châu Á - Thái Bình Dương. Hàng hóa quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thế giới thế nhưng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không lại chưa phát triển tương xứng. Báo cáo của IATA cho biết các hãng hàng không tại Châu Á - Thái Bình Dương phải vật lộn với tình trạng thiếu công suất, giảm 17,1% so với năm 2019 - thời điểm trước khi dịch bùng phát. 828
  5. Hình 2: Thị phần hàng hóa quốc tế tại từng khu vực (Nguồn: IATA, 2020) Ngay tại Việt Nam, năm 2021, vận chuyển hành khách quốc tế giảm 93% so với năm 2020, thế nhưng vận chuyển hàng hóa tăng 21,3% so với cùng kỳ, đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn hàng hóa. Bộ GTVT cũng nhận định thị trường vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, xuất phát từ năm 1991, tổng thị trường hàng hóa Việt Nam đạt 18.384 tấn. Sau hơn 30 năm phát triển, thị trường vận tải hàng hoá Việt Nam đã có bước tăng trưởng nhảy vọt với sản lượng năm 2021 đạt 1,3 triệu tấn và dự kiến đạt hơn 1,52 triệu tấn vào năm 2022, tăng gần 83 lần so với năm 1991 và 21,2% so với năm 2019; Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trung bình cả thời kỳ 1991- 2022 là 15,3%/năm. Đây chính là điều kiện tạo cơ hội cho các hãng hàng không mở đường bay vận tải hàng hoá, khi mà xuất khẩu trong khu vực cùng với nhu cầu vận tải hàng không đang tăng cao. Tuy là một lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cho đến thời điểm hiện nay, các hoạt động vận chuyển hàng hóa hàng không chủ yếu vẫn tập trung khai thác bụng máy bay hành khách, mà chưa có đầu tư vào máy bay chuyên chở hàng hóa, khó hiệu quả về lâu dài bởi chở hàng dưới khoang bụng, nên khối lượng hàng hóa không lớn. Cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng được yêu cầu về khối lượng, tốc độ xử lý hàng hóa cũng như mô hình vận tải đa phương thức nhằm kết nối sân bay với các tuyến đường sắt, đường bộ, đường biển vẫn còn rất hạn chế. Chính vì vậy, hiện nay các hãng hàng không của Việt Nam chỉ chiếm 12% thị phần, 88% còn lại nằm trong tay 64 hãng hàng không nước ngoài có đường bay đến Việt Nam. Về hạ tầng mặt đất, hiện chỉ có sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất là có nhà ga hàng hóa chuyên biệt. Các nhà ga hàng hóa ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang khai thác hết công suất, trong khi việc tìm thêm diện tích để mở rộng lại không hề dễ dàng. Tại các sân bay khác, khu vực chuyên biệt dành cho xử lý hàng hóa hầu như không có, chưa nói gì đến trung tâm Logistics hàng không. Sự thiếu hụt một đội bay vận tải hàng hóa chuyên dụng còn đang khiến phần lớn thị phần vận chuyển hàng hóa Việt Nam rơi vào tay các công ty nước ngoài. Vận tải hàng không là một ngành hết sức đặc thù, do đó đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm. Nhân lực được đào tạo bài bản trong lĩnh vực này hiện vẫn còn rất hiếm, do vậy các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào phương thức tự đào tạo, đồng thời cũng ráo riết săn tìm các nhân lực có trình độ, kinh nghiệm về đầu quân cho hãng của mình. 4. GIẢI PHÁP Để phát triển lĩnh vực Logistics trong vận tải hàng không tại Việt Nam, thời gian tới cần tiếp tục triển khai Quyết định số 21/QĐ-TTg, ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 829
  6. 200/QĐ-TTg, ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025. Bên cạnh đó, cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, Các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành, bổ sung để hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động vận tải hàng không và các dịch vụ Logistics có liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa hàng không, phát triển mạng đường bay theo mô hình “Trục - Nan với tần suất khai thác cao. Hai là, Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài cảng hàng không, sân bay tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, bảo đảm sự kết nối, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Ba là, Đào tạo cần cung cấp các kiến thức về: Vận chuyển hàng không, marketing hàng không, bảo hiểm hàng không, kỹ năng bán, quan hệ khách hàng, kỹ năng quản lý và chăm sóc khách hàng, kỹ năng đàm phán, quy trình, thủ tục xuất - nhập khẩu, thủ tục hải quan, .... Các hãng hàng không cần xây dựng các kế hoạch cụ thể để bảo đảm việc bay đúng giờ, bao gồm: Bảo đảm nguồn lực, tàu bay, công tác sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm soát chặt chẽ việc lập kế hoạch khai thác của các hãng hàng không trên cơ sở phù hợp với thực tế về kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Bốn là, Hợp lý hóa, đơn giản hóa các thủ tục liên quan tới vận chuyển, lưu giữ và giao nhận hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không. Ngoài ra, trên cơ sở Quy hoạch phát triển GTVT hàng không Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất một số giải pháp như sau: Một là, Phát triển đội tàu bay theo hướng sử dụng các thế hệ tàu bay áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường. Tiếp tục mở rộng khai thác, phát triển vận tải hàng không trở thành phương thức vận tải an toàn và thuận tiện gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới. Hai là, Các hãng hàng không tiếp tục giảm chi phí và giá thành, đặc biệt là chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả vận tải hàng không. Tăng thị phần vận chuyển của loại hình vận chuyển hàng không chi phí thấp. Ba là, Nghiên cứu, phát triển vận tải đa phương thức, trong đó có vận tải hàng không, tăng cường vai trò của vận tải hàng không trong dây chuyền Logistics Việt Nam. 5. KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, nhóm chúng tôi nhận thấy dịch vụ Logistics trong vận tải hàng hóa hàng không vẫn còn nhiều khó khăn, chưa thực sự phát triển như kỳ vọng. Thực tiễn cho thấy, sự tham gia của ngành Hàng không vào hệ thống Logistics còn yếu và mới chỉ tập trung vào khâu vận chuyển, các khâu khác còn đang bỏ ngỏ. Ngay trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, khối lượng hàng hóa do ngành Hàng không vận chuyển tuy có tăng, thậm chí tăng khá nhanh nhưng hiện còn khá khiêm tốn, năm cao nhất cũng chưa tới 0,7 triệu tấn chiếm chưa tới 0,5% tổng lượng hàng hóa luân chuyển bằng tất cả các loại phương tiện ở Việt Nam. Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, tỷ trọng hàng hóa vận chuyển bởi các hãng hàng không Việt Nam còn thấp, có phân khúc vận chuyển chưa tới 10% tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường 830
  7. hàng không. Khối lượng luân chuyển hàng hóa qua đường hàng không ở Việt Nam trong 20 năm qua có xu hướng tăng nhưng hàng năm tăng giảm không đều, đặc biệt giảm sút mạnh mẽ trong đại dịch COVID- 19. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, vận chuyển hàng hóa chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng khối lượng luân chuyển hàng hóa qua các phương tiện giao thông ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực Logistics hàng không Việt Nam đang được xem là một trong những vấn đề nan giải nhất của nước ta hiện nay. Vì vận tải hàng hóa hàng không ngày càng phát triển mạnh nhưng nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm lại không đủ đáp ứng. Để giải quyết vấn đề này, các trường Đại học không ngừng nâng cao chất lượng dạy cũng như tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi thực tế tại các hãng hàng không thông qua các chuyến đi tham quan. Ngoài đào tạo nguồn nhân lực trên giảng đường, các doanh nghiệp cũng đào tạo nâng cao cho nhân viên cũ đồng thời ráo riết, săn tìm những nhân lực có trình độ, kinh nghiệm về đầu quân cho mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Logistics Việt Nam qua các năm 2019, 2020, 2021, 2022. 2. Chính phủ (2020). Nghị định số 67/2020/NĐ-CP, ngày ỉ5/6/2020 bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan. 3. NCS., ThS Đinh Mai Thanh, ThS. Nguyễn Vân Dung, 25/01/2021, Phát triển ngành dịch vụ Logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 12/2020. 4. Nhóm phóng viên (2021). Vận tải hàng hóa - khoảng trống của hàng không Việt, báo Lao động, Kinh doanh, 23/06/2021. 5. Lan Nhi (2022). Sản lượng vận tải hàng không tăng vọt trong tháng 111. Báo Lao Động, Xã hội, 20/11/2022. 6. Lan Vũ (2021). Cơ hội để Logistics hàng không phát triển, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, Kinh tế, 25/12/2021. 7. Logistics Việt Nam (2022). Logistics hàng không là gì? truy cập ngày 04/04/2023, từ https://alslogistics.vn/logistics-hang-khong-la-gi/ 8. Luật Minh Khuê (2021). Ngành Logistics hàng không Việt Nam có những thông tin gì đáng lưu ý? truy cập ngày 04/04/2023, từ https://luatminhkhue.vn/nganh-logistics-hang-khong-viet-nam-co- nhung-thong-tin-gi-dang-luu-y.aspx. 9. Ngô Đức Phước (2021). Phát triển dịch vụ Logistics cho vận tải hàng hóa hàng không tại Việt Nam, Bài báo khoa học. 10. Phaata (2020). Ngành vận tải hàng không hướng tới phục hồi trong năm 2021, truy cập ngày 08/04/2023, từ https://phaata.com/thi-truong-logistics/nganh-van-tai-hang-khong-huong-toi-phuc-hoi- trong-nam-2021-645.html. 11. Phạm Kim Anh (2016). Quản lý vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Khoa Kinh tế chính trị, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 831
  8. 12. Tạp chí Tài chính in số kỳ 1 tháng 12/2022. 13. Thủ tướng Chính Phủ (2018). Quyết định số 236/QĐ-TTg, ngày 23/02/2018 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 14. Thủ tướng chính phủ (2020). Quyết định số 657/QĐ-TTg, ngày 19/5/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất 4. Bộ Giao thông vận tải (2020). Thông tư số 21/2020/TT-BGTVT, ngày 28/9/2020 bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2014/TT-BGTVT, Thông tư số 14/2015/TT-BGTVT, Thông tư 33/2016/ TT-BGTVT quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không. 15. Tin tức chung ALS. Nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics hàng không Việt Nam, truy cập ngày04/04/2023, từ https://als.com.vn/nang-cao-chat-luong-dich-vu-logistics-hang-khong-viet-nam. 16. Tuệ Linh (2022). Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không cất cánh, truy cập ngày 08/04/2023, từ trang web https://cafef.vn/van-tai-hang-hoa-bang-duong-hang-khong-cat-canh- 20220228002807522.chn. 17. VTV Digital (2021). Logistics hàng không "chớp" cơ hội trong đại dịch, VTV báo điện tử, Kinh doanh, 02/03/2021. 832
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1