Phát triển du lịch kinh tế ban đêm trên thế giới và Việt Nam: Một số gợi ý chính sách cho tỉnh Bình Dương
lượt xem 1
download
Du lịch kinh tế ban đêm từ lâu đã được xem là chiến lược phát triển kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Kinh tế ban đêm đóng góp rất lớn đối với sự phát triển về mặt kinh tế ở các thành phố lớn, đặc biệt phát triển kinh tế ban đêm có sự tác động tích cực tới lĩnh vực du lịch. Bình Dương là tỉnh có nhiều tài nguyên tốt trong việc phát triển ngành du lịch và thu hút du khách. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phát triển du lịch kinh tế ban đêm trên thế giới và Việt Nam: Một số gợi ý chính sách cho tỉnh Bình Dương
- PHÁT TRIỂN DU LỊCH KINH TẾ BAN ĐÊM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM: MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG Phan Trần Tuyên1 1. Trường Đại học Văn Hiến; email: tuyenpt@vhu.edu.vn TÓM TẮT Du lịch kinh tế ban đêm từ lâu đã được xem là chiến lược phát triển kinh tế mũi nhọn của nhiều nước trên thế giới. Kinh tế ban đêm đóng góp rất lớn đối với sự phát triển về mặt kinh tế ở các thành phố lớn, đặc biệt phát triển kinh tế ban đêm có sự tác động tích cực tới lĩnh vực du lịch. Bình Dương là tỉnh có nhiều tài nguyên tốt trong việc phát triển ngành du lịch và thu hút du khách. Tuy vậy, việc phát triển ngành du lịch ở tỉnh Bình Dương vẫn còn những hạn chế nhất định. Việc nghiên cứu phát triển kinh tế ban đêm ở tỉnh Bình Dương sẽ là một chính sách đúng đắn nhằm đa dạng hóa các hoạt động, sản phẩm du lịch. Các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra những chính sách cụ thể và hỗ trợ hơn trong việc phát triển kinh tế ban đêm. Cùng với đó là phối hợp với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh dân để đa dạng hóa sản phẩm nhằm thực hiện thành công chủ trương này. Từ khóa: kinh tế ban đêm, du lịch, tỉnh Bình Dương Abstract NIGHT-TIME ECONOMY DEVELOPMENT IN THE WORLD AND VIETNAM: SOME POLICY IMPLICATIONS FOR BINH DUONG PROVINCE The night-time economy has long been considered a key economic development strategy in many countries around the world. The night-time economy makes a great contribution to the economic development of big cities, especially night-time economy has a positive impact on the tourism sector. Binh Duong is a province with many good resources for developing the tourism industry and attracting tourists. However, the development of tourism in Binh Duong province still has certain limitations. The development of the night-time economy in Binh Duong province will be a good policy to diversify tourism activities and products. Binh Dương Provincial Government needs to come up with clearer policies and actions for developing the night-time economy. Along with that, it is important to coordinate with businesses and household businesses to diversify products to successfully implement this policy. Keywords: night-time economy, tourism, Binh Duong province 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Đặt vấn đề Du lịch kinh tế ban đêm là một trong những hoạt động tạo ra nguồn thu rất lớn cho rất nhiều thành phố phát triển trên thế giới. Kinh tế ban đêm tạo ra guồng quay không ngừng nghỉ để nền kinh tế được vận hành liên tục và có thể nói nó là một nền kinh tế không ngủ. Ngoài đóng góp lớn về mặt kinh tế, kinh tế ban đêm tạo ra những bước chuyển lớn cho các ngành dịch vụ, du lịch trong nước, tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế, đặc biệt sau những thoái trào do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 hiện nay. Lợi thế của kinh tế ban đêm là thu hút khách du lịch và tạo điểm nhấn, màu sắc cho từng địa phương, vùng miền. Do đó, kinh tế ban đêm càng được 378
- đầu tư đa dạng và phong phú, thì càng có khả năng giữ chân được du khách. Từ đó, tạo môi trường thuận lợi cho việc vận hành cách hoạt động, dịch vụ kèm theo, thu hút đầu tư vào các loại hình du lịch “thành phố 24h”. Trên thế giới, kinh tế ban đêm không còn là một mô hình xa lạ, điển hình như ở Vương quốc Anh, kinh tế ban đêm đã đem lại cho nước này khoảng 6% GDP, tương đương với khoảng 66 tỷ bảng và tạo ra khoảng 1,3 triệu việc làm. Tại Nhật Bản, các hoạt động kinh tế về đêm ở Tokyo đã mang về 3,76 tỷ USD mỗi năm hay tại Australia, nước này đã thu được khoảng 100 tỷ USD mỗi năm cùng với 1,1 triệu việc làm. Mô hình kinh tế ban đêm ở các nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan và Singapore đang thu được nguồn lợi lớn. Bình Dương là một tỉnh năng động trong phát triển kinh tế. Với nhiều tài nguyên phong phú về văn hóa, kinh tế và nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng Sự sôi động trong các hoạt động sống của cư dân về đêm là nét đặc sắc vốn có của tỉnh. Tuy nhiên, việc khai thác nét đặc sắc này để biến thành các sản phẩm du lịch chuyên nghiệp phục vụ khách du lịch còn chưa được quan tâm đúng mức. Phần lớn các du khách khi đến tỉnh Bình Dương vẫn không biết cần phải đi đâu để vui chơi giải trí về đêm. Chính sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch đêm làm cho hoạt động du lịch đêm của tỉnh Bình Dương nói riêng và của Việt Nam nói chung kém phát triển hơn hoạt động du lịch đêm tại các thành phố khác trong khu vực. Việc tập trung nghiên cứu việc phát triển kinh tế ban đêm ở Bình Dương là một hoạt động cấp thiết. Phát triển thành công kinh tế ban đêm sẽ đóng góp nhiều cho sự phát triển của xã hội và đồng thời chính là việc cụ thể hóa “ Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” được Thủ tướng chính phủ ký ngày 27/7/2020. 1.2 Cơ sở lý thuyết Trên thế giới, sản phẩm du lịch đêm rất phong phú, đa dạng và mang đặc trưng của vùng miền (Guo Qin và các cộng sự, 2011; Thảo Nguyên, 2016). Trong đó, nổi bật nhất là Hoa Kỳ với khu Disneyland ở bang California – nơi có các hoạt động biểu diễn3D và bắn pháo hoa vào buổi tối; hay New Orleans với con đường Bourbon nổi tiếng chạy ngang qua khu phố Pháp (French quarter). Đây là con đường có nhiều du khách dạo chơi, ban ngày giao thông bình thường, nhưng ban đêm cấm xe cộ lưu thông. Du khách đến đây tham quan, ăn uống, mua đồ lưu niệm, thưởng thức nhạc Jazz đặc trưng của New Orleans. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới Las Vegas với những sòng bạc mở thâu đêm. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2020) nhận định, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế ban đêm một cách bài bản, đồng bộ và vững mạnh, vì hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là du lịch quốc tế; quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh chóng; lực lượng dân số trẻ dồi dào và sự gia tăng nhanh số lượng tầng lớp trung lưu. Lê Đăng Doanh (2020) cho rằng, phát triển du lịch gắn liền với kinh tế ban đêm là một xu thế tất yếu của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Kinh tế ban đêm phát triển ngoài tăng nguồn thu trực tiếp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế, còn là căn cứ đánh giá sức hấp dẫn, tiềm năng lựa của địa phương trong thu hút các nhà đầu tư. Theo Phạm Hồng Long (2020), các sản phẩm du lịch về đêm là “mỏ vàng ” để ngành du lịch khai thác, vì thông thường ban ngày du khách dành thời gian để đi thăm danh lam thắng cảnh, ban đêm mới là khoảng thời gian để họ vui chơi, trải nghiệm dịch vụ và chi tiêu. Đã có một số bài viết về thực trạng và chính sách phát triển kinh tế ban đêm ở tỉnh Bình Dương. Tuy vậy, các bài viết này dừng lại ở mức độ tin tức báo chí, chưa thực sự có những công trình khoa học về phát triển kinh tế ban đêm ở tỉnh Bình Dương. Chính vì vậy, với những hạn chế này cần phải tiếp tục bổ sung các góc độ nghiên cứu khác nhau. 379
- 1.3 Một số khái niệm liên quan 1.3.1 Khái niệm kinh tế ban đêm Khái niệm "kinh tế ban đêm" (Night-time economy) hiện có khá nhiều định nghĩa, nhưng phổ biến nhất là tất cả những hoạt động dịch vụ diễn ra sau 17h tối hôm trước cho đến 6h sáng hôm sau, bao gồm: mua sắm tại các chợ đêm, cửa hàng tiện lợi 24/24, ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, cho tới các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm. Hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đẩy mạnh phát triển hình thức kinh tế này. Đặc biệt là đối với những nước có thế mạnh về du lịch cũng chủ động mở cửa ngành dịch vụ về đêm để tối đa hóa nguồn thu. Khái niệm nền kinh tế ban đêm (Night-time economy) hay ý tưởng về thành phố hoạt động 24 giờ đã được hình thành từ cuối những năm 1970, đặc biệt tại khu vực châu Âu. Chuỗi sự kiện văn hoá buổi tối mùa hè tại Thủ đô Roma (Italia) vào năm 1977 là một trong những sáng kiến đầu tiên về thành phố 24 giờ (Bianchini, 1995). Phần lớn các quốc gia có chung quan điểm, coi kinh tế ban đêm không phải là một bộ phận tách rời của nền kinh tế, mà tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ diễn ra từ 06 giờ tối hôm trước đến 06h sáng hôm sau, cụ thể như: dịch vụ văn hoá, vui chơi, thể thao, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, du lịch, lễ hội, sự kiện gia đình. Thông thường, kinh tế ban đêm được chia thành “kinh tế buổi tối” (từ 06h tối hôm trước đến 0h sáng hôm sau) và “kinh tế đêm muộn” (từ 0h sáng đến 06h sáng). Ngày nay, kinh tế ban đêm không chỉ đơn thuần là các hoạt động dịch vụ phục vụ tầng lớp thanh niên ở khu vực đô thị. Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ mở rộng giờ hoạt động của mình vào buổi tối, kinh tế đêm đã thu hút được nhiều độ tuổi hơn và ngày càng trở nên toàn diện hơn thông qua việc phục vụ nhiều nhóm nhóm đối tượng nhân khẩu học khác nhau. 1.3.2 Lợi ích của phát triển kinh tế ban đêm Kinh tế ban đêm tạo công ăn việc làm mới cho người lao động, đồng thời góp phần duy trì ổn định xã hội. Bởi vậy, các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng của kinh tế ban đêm luôn đòi hỏi số lượng lao động lớn. Nhu cầu nhân lực không chỉ dừng lại là bồi bàn, đầu bếp, phục vụ quán ăn, nhà hàng mà còn cần một số lượng lớn nhân công vận tải, lái xe, kỹ sư, bảo vệ, quản lý, nhân công vệ sinh, kỹ thuật, chuyên gia hỗ trợ công nghệ thông tin, nghệ sĩ biểu diễn, nhân công tổ chức sự kiện và các ngành nghề khác. Văn hoá, giải trí luôn phát triển song hành cùng kinh tế ban đêm. Do vậy, kinh tế ban đêm cũng tạo ra cú hích rất lớn cho sự phát triển của thị trường này, như: âm nhạc, tổ chức sự kiện, lễ hội đường phố và các loại hình giải trí, truyền thông khác. Môi trường và nhu cầu thực tế càng sôi động sẽ tạo ra động lực để nền công nghiệp giải trí phát triển và đóng góp nhiều hơn cho văn hoá xã hội của Việt Nam. Do tính chất hoạt động của kinh tế ban đêm vào khung giờ từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau, đó không phải là khung giờ chính mà mọi người phải làm việc và cũng là khung giờ mát mẻ, các loại hình du lịch, dịch vụ, giải trí, mua sắm, ẩm thực về đêm sẽ tạo nên sự độc đáo dễ dàng thu hút được khách du lịch, khách địa phương. Ví dụ điển hình là các khu chợ đêm, các quán bar, quán ăn, cửa hàng tiện lợi mở 24/24 phục vụ vào khung giờ tối đêm luôn là nơi lui tới của khách du lịch và người địa phương, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, các hoạt động giao thương diễn ra vào giờ tối đêm sẽ mang lại một nguồn thu khổng lồ cho doanh nghiệp và cả những hộ dân kinh doanh tại các địa điểm phục vụ, đóng góp cho nền kinh tế của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. 380
- Sự qua lại của khách du lịch trong nước và quốc tế tới địa phương trong các hoạt động diễn ra về tối đêm mang lại sự đa dạng, phát triển văn hoá, giải trí. Có thể nói, kinh tế ban đêm là một công cụ trợ giúp đắc lực để đẩy mạnh phát triển văn hoá, giải trí của địa phương. Các hoạt động như: âm nhạc, lễ hội, sự kiện sẽ tạo ra được những ấn tượng nổi bật khi nó được tổ chức về đêm. Không chỉ có vậy, những hoạt động về văn hóa giải trí còn là nhân tố thiết yếu giúp quảng bá mạnh mẽ cho ngành du lịch của địa phương, nhờ đó du lịch và các ngành dịch vụ khác cũng được phát triển. 2. KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN ĐÊM VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ TỈNH BÌNH DƯƠNG NÓI RIÊNG 2.1 Thực trạng phát triển du lịch kinh tế ban đêm ở Việt Nam Đối với nước ta, nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế ban đêm, ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân. Đồng thời, hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; hướng tới tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và gắn kết cộng đồng, giao lưu xã hội cho người dân Việt Nam, giữa người Việt Nam và người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch. Đề án này cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 6 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở một số thành phố/trung tâm lớn nơi có đông lượng khách du lịch, như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc. Trên cơ sở đó, đánh giá hiệu quả hoạt động và công tác quản lý hoạt động kinh tế ban đêm ở những nơi đã lựa chọn để xây dựng, hoàn thiện mô hình hoạt động kinh tế ban đêm và sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương khác. Trên thực tế, các loại hình kinh tế ban đêm phổ biến đã được triển khai ở một số thành phố lớn tại Việt Nam, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…, thể hiện ở mô hình các khu chợ đêm, phố ăn đêm, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ hoặc tuyến phố đặc trưng giải trí, như: Tạ Hiện (Hà Nội), Bùi Viện (TP. Hồ Chí Minh), Bà Nà Hills (Đà Nẵng)… Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, cả nước hiện có khoảng 20 chợ đêm phục vụ du lịch và khoảng 1.000 trong tổng số 2.300 cửa hàng tiện lợi hoạt động 24/24 giờ, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, hệ thống cửa hàng Circle K đã có mặt tại Việt Nam vào năm 2008 và từ năm 2013 hoạt động theo mô hình 24/7 (Tô Hà, 2021). 2.2 Thực trạng phát triển du lịch kinh tế ban đêm ở tỉnh Bình Dương Tại Bình Dương, hiện tại các địa phương Bến Cát, Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một đã có tổ chức các hình thức chợ đêm nhưng chủ yếu chỉ để phục vụ người lao động nhiều hơn là phục vụ khách du lịch. Với đặc thù là địa phương có nhiều lao động nhập cư tạo ra sự đa dạng về nhu cầu tiêu dùng, tuy vậy nó đem tới một khiếm khuyết là các chợ đêm này không có tính đặc thù. Mặc dù là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch, tuy nhiên các thế mạnh này vẫn chưa được khai thác hiệu quả; các sản phẩm du lịch trên chưa thực sự nổi trội so với các địa phương ở khu vực phía Nam; phần lớn các điểm tham quan nghề truyền thống, các nhà vườn chưa đầu tư bài bản, còn nhỏ lẻ phân tán; chưa liên kết các điểm tham quan thành chuỗi dịch vụ liên hoàn để công ty lữ hành khai thác hiệu quả các tour, tuyến đặc trưng phục vụ du khách. Việc phát triển chuỗi dịch vụ phụ trợ kèm theo như ăn uống, mua sắm, giải trí còn hạn chế… 381
- Theo Đề án phát triển du lịch tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2823/QĐ-UBND ngày 09/12/2021, trên cơ sở khai thác những yếu tố lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên nhân văn và tự nhiên, ngành du lịch Bình Dương tập trung đầu tư xây dựng, nâng cao chất lượng dịch vụ, quan tâm đến việc đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo sự liên kết giữa các điểm tham quan,… Để du lịch của tỉnh phát triển trở thành ngành kinh tế quan trọng thu hút được du khách trong và ngoài nước, Bình Dương cần xác định điểm nhấn về sản phẩm du lịch đặc trưng và sản phẩm du lịch chính của địa phương, từ đó tập trung các nguồn lực đầu tư và khai thác hiệu quả sản phẩm du lịch. Ngành du lịch Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung đã gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hoạt động, dịch vụ du lịch phải tạm dừng phục vụ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong giai đoạn 2020 – 2022. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động du lịch chung của tỉnh. Cụ thể, tổng lượt khách trong năm 2021 chỉ có 640.000 lượt, đạt 21,3% so với kế hoạch năm; doanh thu đạt khoảng 500 tỷ đồng, đạt 59,5% so với kế hoạch. Trong năm 2022, ngành du lịch tỉnh Bình Dương đã có sự phục hồi nhất định, ước phục vụ 1.800.000 lượt khách (đạt 120% kế hoạch năm, tăng 181,3% so với cùng kỳ năm 2021); doanh thu du lịch ước đạt 1.400/1.200 tỷ đồng (đạt 117% so với kế hoạch năm, tăng 180% so với cùng kỳ năm 2021). Hình 1: Số lượt khách du lịch đến tỉnh Bình Dương giai đoạn 2019 -2022 (Đơn vị: nghìn lượt) 6000000 5150000 5000000 4000000 3000000 1650000 1800000 2000000 640000 1000000 0 2019 2020 2021 2022 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trên địa bàn tỉnh có 35 đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, 4 văn phòng đại diện, trong đó có 11 đơn vị lữ hành quốc tế đang hoạt động. Cùng với đó, các dịch vụ kinh doanh lưu trú cũng không ngừng phát triển với gần 250 đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch hoạt động theo loại hình tổ chức, với khoảng 7.200 phòng. Ngoài ra, tỉnh còn có 530 đơn vị hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh với hơn 6.700 phòng cùng nhiều siêu thị, trung tâm thương mại... đáp ứng tốt nhu cầu tham quan, mua sắm và nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế khi đến Bình Dương. Hiện nay, một số khu chợ đêm tự phát đã hình thành tại Thành phố Dĩ An, Thành phố Thuận An Thuận An và Thị xã Bến Cát. Nhưng các khu chợ đêm này chủ yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của công nhân. Thời gian gần đây, trong quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Dương tầm nhìn đến 2030 việc phát triển và kêu gọi đầu tư các trung tâm thương mại, mua sắm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, trong đó có chợ đêm là vấn đề được tỉnh hết sức quan tâm. Khu chợ đêm-phố đi bộ Bạch Đằng hoạt động vào năm 2014 đến nay đã được đầu tư quy mô lớn với dự án Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng tại phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một và đã khánh thánh vào năm 2022. 382
- Chợ đêm và Phố đi bộ Bạch Đằng được đầu tư đồng bộ tại đường Bạch Đằng nối dài dọc theo sông Sài Gòn thuộc phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, có diện tích 2,4ha, chiều dài đoạn đường là 762m; trong đó tuyến chính dài hơn 732m, mặt đường rộng 15m cùng công viên, lối đi bộ dọc bờ sông... Công trình gồm các phân khu: khu văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí, khu bán hàng tổng hợp, ẩm thực, hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Bình Dương… 2.3 Đánh giá sự thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế ban đêm ở tỉnh Bình Dương 2.3.1 Thuận lợi Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với vị trí cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30km, có các trục lộ huyết mạch như Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, đường Xuyên Á… có thể dễ dàng liên kết với các nước trong khu vực và thế giới qua các cửa ngỏ quan trọng như: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Long Thành (trong tương lai), cảng Vũng Tàu, cảng Sài Gòn, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài,… Tài nguyên du lịch tự nhiên tương đối đa dạng với hệ thống sông ngòi, rừng, núi, hồ… Hiện nay, tỉnh cũng đã thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác hình thành một số khu, điểm du lịch tiêu biểu như: Khu du lịch văn hoá thể thao Đại Nam; Phương Nam Resort; Du lịch Xanh Dìn Ký; An Lâm Sài Gòn River; Sài Gòn Park Resort; Du lịch Thuỷ Châu; Khu giải trí Đọt Chămpa, Làng tre Phú An, Phim trường Windmill, Công viên trung tâm thành phố mới Bình Dương,… Đây là những điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn cho người dân, người lao động và du khách trong tỉnh và các tỉnh thành lân cận trong khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ vào dịp cuối tuần và các ngày nghỉ lễ. Tỉnh Bình Dương có 63 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, trong đó có: 13 di tích cấp quốc gia và 50 di tích cấp tỉnh. Một số di tích thu hút khách tham quan thời gian qua và có tiềm năng để phát triển du lịch gồm: Khu di tích Nhà tù Phú Lợi, Địa đạo Tam giác sắt, Khu di tích chiến khu Vĩnh Lợi, Chiến khu Đ, Căn cứ cách mạng Rừng Kiến An, Chùa Hội Khánh, nhà cổ ông Trần Công Vàng, nhà cổ ông Trần Văn Hổ, Đình Phú Long, Đình Tân An, Núi Châu Thới, Núi Cậu - lòng hồ Dầu Tiếng,… Đây là những điểm tham quan về nguồn lý tưởng cho học sinh, sinh viên, và du khách đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc và những giá trị văn hóa lâu đời của vùng đất, con người Bình Dương. Bên cạnh nét văn hóa - lịch sử lâu đời, Bình Dương còn có các nghề thủ công truyền thống nổi tiếng không chỉ ở trong tỉnh mà cả khu vực Đông Nam Bộ như: nghề làm gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ, đan mây tre lá với các thương hiệu nổi tiếng như: gốm Lái Thiêu, gốm Tân Phước Khánh, gốm Xưa, nghề làm heo đất ở Thuận An, lò lu Đại Hưng, sơn mài Tương Bình Hiệp, chạm khắc gỗ ở phường Chánh Nghĩa, phường Phú Thọ, hợp tác xã mây tre lá Ba Nhất,… 2.3.2 Khó khăn Hiện nay, kinh tế ban đêm của tỉnh Bình Dương nói riêng và cả Việt Nam nói chung vẫn còn nghèo nàn và đơn điệu, chưa phát triển được thương hiệu nổi bật hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động kinh tế ban đêm mới chỉ được khai thác ở quy mô nhỏ, mang tính riêng lẻ, manh mún tại một số khu vực, chưa tạo được dấu ấn. Sự phát triển của kinh tế ban đêm vô tình có thể trở thành môi trường thuận lợi làm gia tăng các loại tội phạm và kéo theo những tệ nạn xã hội phổ biến, như: mại dâm, ma tuý, cờ bạc… gây khó khăn cho các nhà quản lý xã hội. Chẳng hạn, lượng tiêu thụ đồ uống chứa cồn có xu hướng gia tăng khi phát triển kinh tế ban đêm. Các vụ vi phạm về an toàn giao thông và gây rối trật tự công cộng cũng có nguy cơ diễn ra như một hệ luỵ của việc lạm dụng rượu bia và sử dụng các đồ uống có cồn. Những hiện tượng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây phức tạp về tình hình an ninh trật tự và ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. 383
- Không chỉ vậy, hoạt động kinh tế ban đêm còn tạo ra vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, rác thải; rủi ro phòng cháy chữa cháy, tình trạng chiếm dụng trái phép không gian công cộng phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó còn là áp lực về cung cấp hệ thống hạ tầng thiết yếu, như: xử lý chất thải, cung cấp điện, nước… giám sát các vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm soát chất lượng hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, giá cả hàng hóa.. 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BAN ĐÊM TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Để mô hình kinh tế ban đêm được thành công, tỉnh Bình Dương cần tích cực nghiên cứu, tìm ra những thế mạnh, tiềm năng mặt hạn chế trong các lĩnh vực hỗ trợ cho kinh tế ban đêm. Từ đó đề ra những phương án để xây dựng một hệ thống gồm các loại hình phát triển kinh tế ban đêm có quy củ, phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và tình hình của địa phương mình. Thêm vào đó, tỉnh Bình Dương cũng cần có những khuyến khích, nâng cao sự hiểu biết của người dân về kinh tế ban đêm và những lợi ích mà nó đem lại trong việc phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ. Ngoài ra, tỉnh cũng cần chú trọng tính đến những nguy cơ, thách thức tiềm ẩn khi tiến hành phát triển mô hình kinh tế ban đêm như: an ninh, xã hội, môi trường... và những tình huống phát sinh như lượng khách du lịch tới đông dẫn đến quá tải, để có những chính sách quảng bá hình ảnh nhằm thu hút khách tham quan, du lịch tham gia vào các hoạt động về đêm mà vẫn giữ ổn định trật tự trên địa bàn nhờ những biện pháp mạnh bảo đảm an ninh, phục vụ được lượng khách du lịch lớn. Tỉnh cũng nên có những chiến dịch tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn của người dân và khách du lịch. Không chỉ có vậy, các địa phương cần lên kế hoạch để gia tăng việc làm, thu nhập cho người dân để đáp ứng vận hành được kinh tế ban đêm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ,… cũng cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và phối hợp với chính quyền địa phương để đóng góp những đề xuất, sáng kiến về những loại hình du lịch, văn hoá, giải trí,… nhằm giúp mở rộng phát triển mô hình kinh tế ban đêm tại địa phương. Bên cạnh sự phối hợp giữa địa phương và doanh nghiệp, sự tăng cường tham gia của người dân và các hộ kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm. Các hộ kinh doanh trong các ngành dịch vụ, ẩm thực… cần chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, các quy định mà chính quyền địa phương đặt ra đồng thời cũng cần có ý thức, trách nhiệm trung thực trong việc trao đổi, cung cấp dịch vụ với khách hàng. Người dân địa phương nên tích cực hơn tham gia vào các hoạt động du lịch ban đêm. Người dân bản địa nên đóng vai trò là người chỉ dẫn, giúp đỡ khách du lịch tới tham quan những địa điểm khai thác du lịch về đêm, đồng thời cũng phối hợp với chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an ninh trật tự, giữ gìn cảnh quan môi trường. Kinh tế ban đêm vận hành được không chỉ dựa vào du lịch mà còn phải có sự kết hợp, hỗ trợ nhuần nhuyễn của các ngành nghề khác như: vận tải, tài chính, logistic… để đưa kinh tế ban đêm phát triển có chiều sâu, vững chắc. Khi khách du lịch tìm đến các địa điểm phục vụ về đêm, ngoài thưởng thức ẩm thực, tham gia vào sự kiện vui chơi, giải trí, cũng cần dịch vụ vận tải như taxi, xe ôm… để qua lại giữa các địa điểm. Thêm vào đó, các điểm phục vụ về đêm cũng cần đến một hệ thống logistic nhanh gọn để có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách du lịch. Vì thế, để kinh tế ban đêm phát triển mở rộng, cần có một sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành nghề nhằm đảm bảo sự cung cấp dịch vụ được hoạt động một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh việc xác định sản phẩm, thị trường, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch, Bình Dương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch nhằm thu hút du 384
- khách đến tham quan từ đó phát triển kinh tế đêm. Tập trung vào các phân khác thị trường mục tiêu của tỉnh dưới nhiều hình thức như: biên soạn các ấn phẩm tuyên truyền như tập gấp, sách tuyên truyền, bản đồ du lịch, các clip quảng bá, các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện quảng bá chuyên về du lịch trong và ngoài nước, các sự kiện và hội chợ du lịch, ngoài ra các kênh thông tin khác như các văn phòng lữ hành, đại lý du lịch trong và ngoài nước, các trang mạng xã hội Facebook, Twitter, Zalo, Youtube, Instergram, fanpage và website... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ đặt tour, đặt phòng lưu trú, thanh toán, thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch… 4. KẾT LUẬN Tỉnh Bình Dương có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch khi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của cả đất nước. Tuy vậy, đây cũng là một trong những nhược điểm của tỉnh. Việc chưa chú trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch đã khiến cho ngành du lịch của tỉnh chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng của mình. Với sự phát triển về mặt kinh tế, nhu cầu vui chơi, giải trí về ban đêm của người dân là một nhu cầu thiết yếu. Việc phát triển kinh tế ban đêm sẽ mang lại nhiều hiệu quả to lớn trong việc nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, nếu xây dựng được một mô hình kinh tế ban đêm thành công ở đây, những giá trị về văn hóa, lịch sử , truyền thống của tỉnh sẽ được bảo tồn, phát huy và được biết đến một cách rộng rãi hơn. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh cần có nhiều biện pháp để phát triển thành công mô hình kinh tế ban đêm này. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm hỗ trợ chủ trương này, tăng cường khuyến khích doanh nghiệp kết hợp với các hộ kinh doanh xây dựng các sản phẩm độc đáo nhằm thu hút thêm du khách và đa dạng hóa sản phẩm, cơ cấu kinh tế của tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Nhật Quỳnh, Thân Trọng Thụy (2021). Đánh giá sự phát triển của các sản phẩm du lịch đêm tại thành phố hà nội, tạp chí khoa học - Trường ĐHSP TPHCM 2. CIEM (2020). Dự thảo báo cáo Đề án “phát triền kinh tế ban đêm” 3. Guo Qin, Lin Meizhen, Meng Jin-hua, ZhaoJun-lei (2011). The development of urban night tourism based on the nightscape lighting projects-a Case Study of Guangzhou. Energy Procedia 4. Lê Chí Phương (2022). Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.Tạp chí Công Thương 5. Lê Đăng Doanh (2020). Phát triển kinh tế ban đêm: Không cơ hội nào bị bỏ qua. truy cập từ -Phat- trien-kinh-te-ban-dem-Khong-co-hoi-nao-bi-boqua/409386.vgp 6. Nguyen Thanh Tuong (2022). Developing night-time economy: international experience and policy implications for da nang city, Vietnam. Journal of Language and Linguistic Studies. 7. Nguyễn Thị Loan, Ngô Chí Thành (2021). Cơ hội phát triển kinh tê ban đêm trong lĩnh vực du lịch: Nghiên cứu tình huống tại Thanh Hóa. Economy and Forecast Review 8. Nguyễn Thị Thu Trang (2020). Phát triển kinh tế ban đêm: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất đối với Việt Nam. Tạp chí Kinh tế tài chính Việt Nam, số 2, tháng 4/2020 9. Thủ tướng Chính phủ (2020). Quyết định số 1129/QĐ-TTg, ngày 27/7/2020 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam 385
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch
0 p | 193 | 54
-
Đo lường tác động của phát triển du lịch quốc tế đến phát triển kinh tế - Trường hợp các nước Đông Nam Á (ASEAN)
9 p | 154 | 7
-
Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại thành phố Phú Quốc
11 p | 14 | 4
-
Du lịch xanh và du lịch văn hóa - Giải pháp phát triển bền vững kinh tế địa phương (Nghiên cứu trường hợp Di sản văn hóa thế giới Hội An, Quảng Nam)
10 p | 8 | 4
-
Nghiên cứu chính sách và định hướng phát triển du lịch bền vững tại huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
8 p | 16 | 2
-
Biến đổi văn hóa sinh kế trong phát triển du lịch ở Việt Nam hiện nay
7 p | 2 | 2
-
Định hướng phát triển du lịch 4.0 tại Bình Dương từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới
11 p | 2 | 1
-
Kinh nghiệm quốc tế cho phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh ở tỉnh Hải Dương
10 p | 5 | 1
-
Đánh giá khả năng đáp ứng trong phát triển du lịch theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
10 p | 4 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch nông nghiệp huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
8 p | 10 | 1
-
Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch thông minh − Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
14 p | 15 | 1
-
Một số suy nghĩ về khai thác giá trị văn hóa tạo động lực phát triển du lịch
13 p | 6 | 1
-
Sản phẩm du lịch làng ven biển Gò Cỏ (Quảng Ngãi) dưới góc nhìn phát triển du lịch bền vững
12 p | 10 | 1
-
Phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng bền vững từ thực tiễn tỉnh Thái Bình
12 p | 8 | 1
-
Phát triển du lịch bền vững thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 4 | 1
-
Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa trở thành ngành kinh tế quan trọng của kinh tế Việt Nam
7 p | 2 | 1
-
Phát triển du lịch mua sắm tại thành phố Đà Nẵng
10 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn