TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br />
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG VÙNG NÔNG THÔN<br />
MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI<br />
Mai Văn Xuân, Mai Lệ Quyên<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Quảng Ngãi là một trong những tỉnh ở miền Trung có tiềm năng đáng kể về các sản<br />
phẩm nông nghiệp hàng hóa. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định hệ thống thông tin thị<br />
trường vùng nông thôn miền Núi tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm<br />
giúp các hộ gia đình nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện sinh kế của họ. 450<br />
nông hộ ở 15 xã khác nhau cùng với 16 thương lái ở 6 huyện miền núi, và 35 chuyên gia được<br />
điều tra. Các phương pháp nghiên cứu thống kê như thống kê mô tả, ANOVA, Chi bình phương...<br />
được sử dụng để phân tích nguồn số liệu.<br />
Nghiên cứu chỉ ra rằng i) hệ thống thông tin thị trường ở vùng miền núi còn nghèo nàn,<br />
tính cạnh tranh thấp; ii) nông dân thiếu các thông tin về sản xuất và bán sản phẩm, khả năng<br />
nắm bắt thông tin còn rất hạn chế; iii) các dịch vụ về sản xuất và thương mại còn yếu; iv) cán<br />
bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về kĩ thuật sản xuất,<br />
trong khi đó thương lái cung cấp các thông tin thị trường. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số<br />
giải pháp nhằm phát triển hệ thống thông tin thị trường vùng miền núi Quảng Ngãi được đề<br />
xuất như sau i) xây dựng các chợ nông thôn; ii) phát triển các tổ hợp tác; iii) cải thiện điều kiện<br />
giáo dục và tập huấn cho nông dân; iv) nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống<br />
giao thông; v) xây dựng các cơ sở chế biến nông sản.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Hệ thống thông tin thị trường nông thôn đóng vai trò rất quan trọng trong việc<br />
nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Trong những năm qua, hệ thống<br />
thông tin thị trường ở vùng miền Núi tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều biến chuyển tích cực.<br />
Cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là hệ thống đường sá, trường học, y tế đã được cải thiện<br />
đáng kể; dịch vụ viễn thông, Internet và khuyến nông phát triển ngày cành mạnh mẽ...<br />
Tuy nhiên, thông tin thị trường của vùng còn nghèo nàn; người dân còn gặp nhiều khó<br />
khăn trong việc nắm bắt thông tin nên sản xuất mang tính tự phát và chịu nhiều rủi ro.<br />
Vì vậy, nghiên cứu tìm ra những giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường có ý<br />
nghĩa rất quan không những đối với sinh kế của người dân mà còn cho sự phát triển<br />
kinh tế - xã hội nông thôn.<br />
Mục đích nghiên cứu: xác định được hệ thống thông tin thị trường nông thôn<br />
147<br />
<br />
vùng miền núi nhằm đề xuất các giải pháp cải thiện hệ thống thông tin để giúp cho các<br />
nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện sinh kế.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 450 hộ nông dân thuộc<br />
15 xã trong tổng số 57 xã ở 6 huyện vùng miền Núi tỉnh Quảng Ngãi; 16 thương lái; 35<br />
chuyên gia; nghiên cứu 6 chuỗi cung các sản phẩm chủ yếu ở địa phương. Số liệu được<br />
mã hóa và xử lý trên phần mền SPSS, áp dụng các phương pháp phân tích thống kê để<br />
tính toán, so sánh và đánh giá các chỉ tiêu cần thiết.<br />
Vài nét về địa bàn nghiên cứu: Quảng Ngãi là tỉnh nằm ven biển vùng Duyên<br />
hải Nam Trung bộ, tổng diện tích tự nhiên là 5.107,67km2, dân số năm 2007 là<br />
1.306.307 người. Là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đặc biệt là khu<br />
kinh tế Dung Quất - một trong những trung tâm Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ và đầu<br />
mối giao lưu quốc tế quan trọng của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Điều đó tạo<br />
nên một nhu cầu lớn về nông sản hàng hoá. Vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi bao gồm 6<br />
huyện, chiếm 62,9% diện tích tự nhiên và 14,3% dân số toàn tỉnh; có tiềm năng lớn về<br />
phát triển chăn nuôi đại gia súc; cây lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày,<br />
cây lương thực thực phẩm. Cùng với các vùng khác, hình thành nên vành đai nông<br />
nghiệp phục vụ các khu kinh tế, khu đô của tỉnh.<br />
2. Vài nét về hệ thống thông tin thị trường nông thôn<br />
Hầu hết các nghiên cứu về thị trường nông thôn đều cho rằng hệ thống thông tin<br />
thị trường còn nghèo nàn, nông dân rất thiếu thông tin. Kết quả nghiên cứu của VAMIP<br />
cho rằng nông dân tin tưởng vào thông tin của thương lái hơn các nguồn thông tin khác,<br />
trên 80% hộ bán hàng trực tiếp cho thương lái, 10% hộ tiêu thụ thông qua HTX, 8% hộ<br />
bán trực tiếp tại các chợ địa phương. Phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình và<br />
truyền thanh) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển tải thông tin cho nông dân. Một số<br />
nghiên cứu khác cũng cho rằng chợ nông thôn, các điểm sinh hoạt cộng đồng như bưu<br />
điện văn hóa xã... có vai trò đáng kể cung cấp thông tin cho người dân. Người nông dân<br />
không những thiếu thông tin sản phẩm mà còn yếu về khả năng phân tích thông tin. Vì<br />
vậy, họ luôn thiệt thòi khi mua sản phẩm đầu vào (phân bón, máy móc thiết bị...) với giá<br />
tương đối cao và bán nông sản với giá tương đối thấp hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng<br />
để cải thiện hệ thống thông tin thị trường nông thôn cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ<br />
hơn của các cơ quan như tổng cục thống kê; Viettel, Microsft, Quỹ dịch vụ viễn thông<br />
công ích (VTF)... để triển khai chuyển tải thông tin. Mối liên kết giữa người sản xuất và<br />
thương lái qua hình thức tổ nhóm sản xuất - thương mại nên được khuyến khích; các tổ<br />
nhóm vay vốn nông thôn đóng vai trò quan trọng giúp nông dân, đặc biệt ở vùng miền<br />
núi tiếp cận thông tin tốt hơn nhất là nguồn vốn tín dụng. Nhiều nghiên cứu nhận định<br />
rằng nâng cao khả năng thu thập và phân tích thông tin của người sản xuất về là vấn đề<br />
then chốt. Trong những năm gần đây hệ thống thông tin thị trường nông thôn được cải<br />
thiện đáng kể với các tác động của các hoạt động sau:<br />
148<br />
<br />
Mô hình TOT và vai trò của cán bộ khuyến nông, TOT là một mô hình đã được<br />
thừa nhận và áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới trong lĩnh vực khuyến nông<br />
và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, hầu hết hoạt động khuyến nông ở nước ta chủ yếu<br />
tập trung vào khía cạnh của kĩ thuật, chưa thực sự chú trọng đến thông tin thị trường và<br />
các dịch vụ kinh doanh.<br />
Hệ thống siêu thị đang mở rộng về vùng nông thôn, một số nghiên cứu chỉ ra<br />
rằng nhu cầu và sức mua của vùng nông thôn tăng nhanh. Vì vậy, hệ thống thống siêu<br />
thị đang mở rộng đến các tỉnh và vùng nông thôn. Quá trình này tạo ra nhu cầu sản xuất<br />
hàng hóa và giải quyết tốt hơn đầu ra cho hộ nông dân. Góp phần làm cho hệ thống<br />
thông tin thị trường nông thôn phong phú và rõ ràng hơn.<br />
Công nghệ Viễn thông, Thông tin – Internet đanh phát triển nhanh chóng ở vùng<br />
nông thôn. Quá trình này từng bước làm thay đổi hệ thống thông tin thị trường nông<br />
thôn truyền thống, người nông dân có thể tiếp cận được hệ thống thông tin nhanh hơn,<br />
chính xác và hiệu quả hơn. Đó cũng là cánh thức góp phần làm cho hệ thống thông tin<br />
thị trường nông thôn ngày càng trong suốt và hoàn hảo hơn.<br />
3. Thực trạng thông tin thị trường vùng miền núi tỉnh Quảng Ngãi<br />
3.1. Đặc điểm hộ điều tra<br />
Xét theo giới tính, Nữ là chủ hộ hoặc trả lời phỏng vấn chiếm 22,2%; nam chiếm<br />
77,8%. Hầu hết là người dân tộc thiểu số, có trình độ văn hóa khá thấp (trung bình<br />
chung là lớp 4), thuộc loại hộ nghèo. Tuổi đời còn khá trẻ, bình quân chung là 40 tuổi<br />
và khá đồng đều giữa các huyện (tuổi thấp nhất là gần 37 tuổi và lớn nhất là gần 42<br />
tuổi). Mỗi hộ có trên 4,7 người trong đó có trên 2,8 lao động chính. Chủ yếu là lao động<br />
chuyên nông (trên 94%); trình độ văn hóa và chuyên môn rất thấp chủ yếu là lao động<br />
phổ thông. Đây là một trong những khó khăn và trở ngại đáng kể để phát triển thị<br />
trường thông tin, chuyển giao và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất<br />
kinh doanh.<br />
Diện tích đất bình quân/hộ khoảng 13.500m2. Trong đó, chủ yếu là đất trồng cây<br />
hàng năm (trên 3.700m2, trồng lúa và sắn); cây keo trên 5.700m2. Cây công nghiệp ngắn<br />
ngày chiếm diện tích còn rất ít ỏi. Tổng giá trị tư liệu sản xuất bình quân/ hộ gần 11<br />
triệu đồng. Trong đó, trâu bò cày kéo và lợn nái sinh sản là tư liệu sản xuất chủ yếu (gần<br />
6,5 triệu và 3,2 triệu theo mỗi loại). Nhìn chung trang bị tư liệu sản xuất của các nông<br />
hộ còn rất thô sơ. Số hộ có vay vốn bình quân chung là 44%. Mức vay trung bình mỗi<br />
hộ trên 4,6 triệu đồng. Các hộ vay chủ yếu cho chăn nuôi đại gia súc (gần 32% số hộ);<br />
và trồng cây công nghiệp dài ngày (24%); tuy nhiên một bộ phận đáng kể (24%) số hộ<br />
vay sử dụng vào các mục đích khác mà chủ yếu là làm nhà. Nguồn vay chủ yếu là từ<br />
ngân hàng NN&PTNT và ngân hàng CSXH. Thu nhập bình quân/hộ thấp trên 7,5 triệu<br />
đồng, chủ yếu là từ sản xuất trồng trọt (3,5 triệu đồng). Mức sống của các hộ dân khá<br />
thấp, trung bình là 133 nghìn đồng/khẩu/tháng.<br />
149<br />
<br />
3.2. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường<br />
3.2.1. Đường giao thông và chợ nông thôn có vai trò quan trọng trong việc giúp<br />
nông dân trao đổi sản phẩm, các thông tin về sản xuất, mua bán sản phẩm… Số liệu<br />
điều tra cho thấy, người dân miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn trong đi<br />
lại: khoảng cách từ nhà đến đường giao thông chính còn khá xa, trung bình là gần 2km.<br />
Khoảng cách từ nhà đến chợ làng/bản, chợ xã hoặc chợ huyện dù đã có nhiều tiến bộ so<br />
với một số địa phương vùng miền núi khác, song nhìn chung vẫn còn khá xa. Cụ thể<br />
khoảng cách gần nhất từ nhà đến chợ làng/bản là 0,8km, đến chợ xã là 4,9 km, đến chợ<br />
huyện là 15,2km. Điều này gây ra nhiều khó khăn và hạn chế khả năng sản xuất và tiêu<br />
thụ sản phẩm của người nông dân ở đây.<br />
3.2.2. Các nhóm hoạt động, hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọng trong việc<br />
cung cấp các dịch vụ cho người nông dân. Tuy nhiên, ở đây hầu như chưa có hợp tác xã.<br />
Do đó, nhu cầu muốn tham gia vào một nhóm hoạt động hay một tổ chức nào đó cho<br />
nông dân là khá cao và tỷ lệ này khá đồng đều giữa các địa phương (nơi thấp nhất là gần<br />
83%, huyện Ba Tơ và nơi cao nhất là gần 89% như huyện Trà Bồng). Hầu hết mục tiêu<br />
tham gia của người dân là muốn được hỗ trợ về kĩ thuật sản xuất và tiếp cận giống cây<br />
trồng và vật nuôi có năng suất cao (96% và 94% lần lượt theo các nhu cầu trên). Nhu<br />
cầu được các tổ nhóm hoạt động này giúp đỡ về tiếp cận tín dụng, tiêu thụ sản phẩm<br />
cũng khá cao (59,6% và 47,4%).<br />
Bảng 1. Khả năng tiếp cận thông tin và phương tiện truyền thông của các nông hộ<br />
ở vùng miền Núi Quảng Ngãi<br />
Đvt: (% số hộ điều tra)<br />
<br />
Thông tin và phương tiện<br />
truyền thông<br />
<br />
Trà<br />
Bồng<br />
<br />
Sơn<br />
Hà<br />
<br />
Minh<br />
Long<br />
<br />
Ba<br />
Tơ<br />
<br />
B/quân<br />
chung<br />
<br />
Tập huấn kĩ thuật sản xuất<br />
<br />
92,4<br />
<br />
76,4<br />
<br />
85,1<br />
<br />
77,1<br />
<br />
83,7<br />
<br />
Tập huấn tiêu thụ sản phẩm<br />
<br />
38,9<br />
<br />
4,5<br />
<br />
57,5<br />
<br />
24,1<br />
<br />
30,9<br />
<br />
Đánh giá chất lượng sản phẩm<br />
<br />
35,9<br />
<br />
10,9<br />
<br />
31,0<br />
<br />
9,6<br />
<br />
23,2<br />
<br />
Dịch vụ vận chuyển<br />
<br />
43,8<br />
<br />
0,0<br />
<br />
9,2<br />
<br />
15,7<br />
<br />
19,8<br />
<br />
Về nhu cầu của người tiêu dùng<br />
<br />
36,1<br />
<br />
0,0<br />
<br />
12,6<br />
<br />
6,1<br />
<br />
16,1<br />
<br />
Bảo quản sản phẩm<br />
<br />
6,9<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1,1<br />
<br />
6,0<br />
<br />
3,8<br />
<br />
Điện thoại<br />
<br />
40,3<br />
<br />
1,8<br />
<br />
8,0<br />
<br />
47,0<br />
<br />
25,0<br />
<br />
Báo chí hàng ngày<br />
<br />
27,8<br />
<br />
0,0<br />
<br />
3,4<br />
<br />
28,9<br />
<br />
15,8<br />
<br />
Internet<br />
<br />
9,8<br />
<br />
7,3<br />
<br />
1,1<br />
<br />
6,0<br />
<br />
6,6<br />
<br />
Nguồn: số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu, 2009.<br />
150<br />
<br />
3.2.3. Mức độ tiếp cận thông tin của người nông dân, kết quả điều tra cho thấy,<br />
hầu hết người dân có khả năng tiếp cận được các thông tin về sản xuất (có 83,7% tiếp<br />
cận được tập huấn về kĩ thuật sản xuất). Trong khi đó chỉ có 30% người dân tiếp cận<br />
được các thông tin thị trường; 16,1% biết được thông tin nơi tiêu thụ sản phẩm... Khả<br />
năng tiếp cận được các phương tiện thông tin hiện đại còn rất hạn chế: điện thoại, 25%;<br />
báo chí 15,8% đặc biệt Internet chỉ có 6,6%. Như vậy, có thể nói vùng miền núi tỉnh<br />
Quảng Ngãi đang còn đói thông tin trầm trọng.<br />
Không chỉ hạn chế trong năng lực tiếp cận thông tin, mức độ nắm bắt thông tin<br />
của người dân vẫn còn thấp. Theo đánh giá của cán bộ địa phương, người dân có khả<br />
năng nắm bắt được các thông tin phục vụ cho sản xuất (về khía cạnh kỹ thuật) với mức<br />
độ trung bình. Như giống cây trồng vật nuôi từ 51-57%; kỹ thuật sản xuất trên 65%. Đối<br />
với thông tin mang tính chất “kinh doanh” hầu như người dân chưa tiếp cận được. Số<br />
liệu điều tra cho thấy: trên 54% ý kiến cán bộ địa phương cho rằng người dân tiếp cận<br />
rất yếu các thông tin về các yếu tố dịch vụ đầu vào; hầu hết cho rằng người dân tiếp cận<br />
ở mức độ rất thấp các thông tin liên quan đến tiêu thụ sản phẩm: 71% nông dân không<br />
biết nơi tiêu thụ; từ 82-93% không nắm được thông tin liên quan đến vận chuyển, thanh<br />
toán và hợp đồng mua bán; 54% không nắm bắt được giá cả sản phẩm. Vì vậy, sản xuất<br />
ở đây chủ yếu mang tính tự phát, tự cung tự cấp.<br />
3.2.4. Mức độ tiếp cận các dịch vụ sản xuất theo đối tượng và kênh cung cấp,<br />
thông thường các dịch vụ đầu vào của quá trình sản xuất ở các vùng nông thôn được<br />
HTX và các tổ chức tư nhân thực hiện khá tốt. Tuy nhiên, do vùng miền núi Quảng<br />
Ngãi không có HTX nên dịch vụ đầu vào tại địa phương và mức độ tiếp cận, sử dụng<br />
các dịch vụ này của người nông dân là khá nghèo nàn. Nhiều dịch vụ quan trọng phục<br />
vụ cho việc sản xuất và tiêu thụ không có, hoặc là người nông dân không sử dụng đến.<br />
Cụ thể, dịch vụ làm đất: trên 88% người dân cho rằng không có và không sử dụng dịch<br />
vụ này; tương tự dịch vụ thu hoạch là 82,4%; dịch vụ sau thu hoạch là 90,9%. Trong khi<br />
đó, một số dịch vụ khác như dịch vụ cung cấp đầu vào và phòng trừ dịch bệnh được<br />
cung cấp chủ yếu bởi tư nhân như phân bón (trên 68%); giống cây trồng (31,3%); giống<br />
vật nuôi (34,9%) và phòng trừ dịch bệnh (47,8%).<br />
Bảng 2. Mức độ tiếp cận các dịch vụ sản xuất và thông tin thị trường qua các kênh<br />
<br />
Đvt: (% người trả lời)<br />
Không có<br />
và không<br />
sử dụng<br />
<br />
Báo<br />
chí<br />
<br />
Ti vi<br />
<br />
Giống cây trồng<br />
<br />
18.7<br />
<br />
4,0<br />
<br />
4,5<br />
<br />
1,7<br />
<br />
61,6<br />
<br />
0,7<br />
<br />
8,8<br />
<br />
Giống vật nuôi<br />
<br />
17.8<br />
<br />
0,7<br />
<br />
2,8<br />
<br />
0,9<br />
<br />
68,0<br />
<br />
0,7<br />
<br />
9,0<br />
<br />
Kỹ thuật sản xuất<br />
<br />
12.5<br />
<br />
0,2<br />
<br />
3,3<br />
<br />
0,9<br />
<br />
74,9<br />
<br />
0,5<br />
<br />
7,6<br />
<br />
Các dịch vụ<br />
<br />
151<br />
<br />
CB<br />
Thương<br />
Radio khuyến<br />
Khác<br />
lái<br />
nông<br />
<br />