Phát triển lực lượng . . .<br />
<br />
Chính trị - Xã hội<br />
<br />
PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP<br />
TỈNH ĐỒNG NAI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ<br />
Cảnh Chí Hoàng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong bài viết này, tác giả khảo sát 309 công nhân lao động trực tiếp và lao động văn phòng<br />
đang làm việc trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá thực<br />
trạng chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng<br />
cao chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu của hội nhập<br />
quốc tế.<br />
Từ khóa: lao động công nghiệp, lực lượng lao động công nghiệp, Đồng Nai<br />
<br />
LABOUR FORCE DEVELOPMENT INDUSTRIAL DONG NAI<br />
INTEGRATION IN INTERNATIONAL<br />
ABSTRACT<br />
In this essay, the authors surveyed 309 manual workers and office employees who are<br />
working in industrial zones and industrial parks in Dong Nai province in order to evaluate the<br />
industrial workforce’s actual quality and then propose some feasible remedies to enhance such<br />
quality in Dong Nai in accordance with the requirements of international integration.<br />
<br />
Keywords: industrial labor, industrial workforce, Dong Nai.<br />
<br />
* Giảng viên khoa QTKD, trường Đại học Tài chính – Marketing TP. HCM - Email: canhchihoang@gmail.com . Điện thoại: 0908807899<br />
<br />
101<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát<br />
triển của xã hội loài người, làm nên các thời<br />
đại kinh tế khác nhau của lịch sử nhân loại như<br />
V.I.Lênin đã nói “Lực lượng sản xuất hàng đầu<br />
của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao<br />
động”1. Đồng Nai là một trung tâm kinh tế công<br />
nghiệp lớn của cả nước; nơi mà các khu công<br />
nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) xuất<br />
hiện ngày càng nhiều với quy mô và tốc độ<br />
lớn, đang rất cần một lực lượng lao động công<br />
nghiệp (LLLĐCN) với số lượng ngày càng tăng,<br />
chất lượng ngày càng cao với cơ cấu hợp lý.<br />
Đồng Nai hiện có 554.038 người làm việc trong<br />
ngành công nghiệp, GDP công nghiệp ngày<br />
càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế,<br />
GDP công nghiệp chiếm 57% trong cơ cấu GDP<br />
toàn tỉnh. Tuy nhiên, tay nghề của LLLĐCN<br />
không cao, vừa yếu và vừa thiếu. Đánh giá đúng<br />
chất lượng của LLLĐCN, xu thế phát triển và<br />
yêu cầu một LLLĐCN đủ về số lượng, mạnh<br />
về chất lượng và phù hợp về cơ cấu cho phát<br />
<br />
triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới, sẽ<br />
giúp các nhà lãnh đạo tỉnh Đồng Nai xác định rõ<br />
những điểm mạnh và điểm yếu về vốn nhân lực<br />
của mình để từ đó đưa ra những biện pháp điều<br />
chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng nguồn<br />
nhân lực và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh trong giai đoạn hội nhập.<br />
2. Thực trạng phát triển lực lượng lao<br />
động công nghiệp tỉnh Đồng Nai<br />
Đồng Nai hiện có 30 KCN, 904 doanh<br />
nghiệp hoạt động với 430.061 lao động, doanh<br />
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm<br />
92%, cơ cấu ngành nghề chủ yếu là các ngành<br />
thâm dụng lao động như dệt may 73.257 lao<br />
động (chiếm 17,03 %); cơ khí 43.501 lao động<br />
(chiếm 10,12%); da giầy 156.262 lao động<br />
(chiếm 36,33%). Quy mô lực lượng lao động<br />
công nghiệp tỉnh Đồng Nai biểu hiện qua số<br />
lượng lao động đang làm việc trong ngành<br />
công nghiệp của tỉnh biểu hiện qua bảng sau:<br />
<br />
Bảng 1. Quy mô lao động trong ngành công nghiệp<br />
Đơn vị: người<br />
Năm<br />
<br />
Dân số<br />
<br />
2002<br />
2003<br />
2004<br />
2005<br />
2006<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
<br />
2.113.937<br />
2.149.614<br />
2.185.694<br />
2.214.380<br />
2.263.787<br />
2.372.648<br />
2.432.745<br />
2.499.656<br />
2.575.063<br />
2.658.030<br />
2.720.820<br />
<br />
LĐ đang làm<br />
việc<br />
989.199<br />
1.029.150<br />
1.084.150<br />
1.149.772<br />
1.181.993<br />
1.221.020<br />
1.263.639<br />
1.337.670<br />
1.435.520<br />
1.532.390<br />
1.593.030<br />
<br />
LĐ công<br />
nghiệp<br />
192.035<br />
232.339<br />
296.162<br />
316.546<br />
363.644<br />
408.120<br />
444.034<br />
449.074<br />
463.607<br />
520.728<br />
554.038<br />
<br />
Tỷ trọng trong công nghiệp (%)<br />
Dân số<br />
LĐ đang làm việc<br />
9,08<br />
19,4<br />
10,8<br />
22,6<br />
13,6<br />
27,3<br />
14,3<br />
27,5<br />
16,1<br />
30,8<br />
17,2<br />
34,4<br />
18,3<br />
35,1<br />
18,0<br />
33,6<br />
18,0<br />
32,3<br />
19,6<br />
34,0<br />
20,4<br />
34,8<br />
Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai<br />
<br />
1. V.I.Lênin Toàn tập (1977), (38), Nxb Tiến bộ, Matxcova, tr.430.<br />
102<br />
<br />
Phát triển lực lượng . . .<br />
<br />
Như vậy, LLLĐCN ở Đồng Nai trong<br />
những năm qua tăng một cách đáng kể, nếu<br />
như năm 2002 có 192.035 người làm việc<br />
trong ngành công nghiệp của tỉnh chiếm<br />
9,08% dân số và 19,4% số lao động đang<br />
làm việc trên địa bàn thì đến năm 2008, số<br />
người lao động trong ngành công nghiệp của<br />
tỉnh là 444.034 người chiếm 18,3% dân số<br />
và 35,1% lao động đang làm việc, đây là giai<br />
đoạn lao động làm việc trong ngành công<br />
nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ năm 2009<br />
đến nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế<br />
toàn cầu, số lượng lao động trong ngành công<br />
nghiệp giảm dần nhưng vẫn duy trì khoảng<br />
33% trong tổng số lao động đang làm việc.<br />
Quy mô của LLLĐCN tỉnh Đồng Nai tăng<br />
lên không ngừng chứng tỏ các ngành công<br />
<br />
nghiệp ngày càng mở rộng và thu hút ngày<br />
càng nhiều lao động vào làm việc. Xu hướng<br />
trên là vấn đề cần quan tâm của các cấp quản<br />
lý, của nhà nước trong việc xây dựng chính<br />
sách phát triển LLLĐCN cho phát triển kinh<br />
tế - xã hội tỉnh.<br />
Cùng với cả nước, Đồng Nai là một<br />
trong những địa phương tiên phong trong<br />
công cuộc CNH, HĐH theo hướng phát triển<br />
công nghiệp hiện đại. KCN là mô hình đã<br />
rất lâu đời trên thế giới nhưng vẫn còn mới<br />
mẻ tại Việt Nam. Thực tế 20 năm hoạt động<br />
các KCN ở Đồng Nai đã thu hút và sử dụng<br />
một LLLĐCN lớn nhưng mới chỉ đáp ứng<br />
khoảng 80%. Số lượng lao động làm việc<br />
trong các KCN tỉnh Đồng Nai biểu hiện cụ<br />
thể qua bảng sau:<br />
<br />
Bảng 2. Quy mô LLLĐ trong các KCN giai đoạn 2006- 2012<br />
Năm<br />
2006<br />
2007<br />
2008<br />
2009<br />
2010<br />
2011<br />
2012<br />
<br />
Số lao động<br />
(người)<br />
240.628<br />
280.176<br />
314.498<br />
338.115<br />
348.473<br />
375.615<br />
430.061<br />
<br />
Quy mô<br />
tăng<br />
33.256<br />
39.548<br />
34.322<br />
23.617<br />
37.500<br />
27.142<br />
27.446<br />
<br />
Tốc độ tăng<br />
%<br />
11,83<br />
11,64<br />
11,23<br />
10,75<br />
10,30<br />
10,78<br />
10,73<br />
<br />
LĐ trong công<br />
nghiệp<br />
363.644<br />
408.120<br />
444.034<br />
449.074<br />
463.607<br />
520.728<br />
535.848<br />
<br />
Đơn vị: người<br />
% so với LĐ trong<br />
công nghiệp<br />
66,17<br />
68,65<br />
70,83<br />
75,29<br />
75,17<br />
72,13<br />
80,26<br />
<br />
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai<br />
Nhìn vào bảng trên ta thấy, cùng với việc<br />
gia tăng thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Đồng Nai,<br />
đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, LLLĐCN<br />
tham gia làm việc trong các KCN trong tỉnh<br />
ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của<br />
các doanh nghiệp công nghiệp. Nếu như năm<br />
2006, LLLĐ trong các KCN chỉ có 240.628<br />
lao động trong tổng số lao động ngành công<br />
<br />
nghiệp thì đến hết 31/12/2012 số lượng lao<br />
động làm việc trong các KCN trong tỉnh đã<br />
là 430.061 lao động, tốc độ tăng lao động<br />
bình quân mỗi năm là 8,98%/năm. Tỷ lệ lao<br />
động trong các KCN trong tổng số lao động<br />
công nghiệp của tỉnh tăng từ 66,17% năm<br />
2006 lên 75,17% năm 2010, giảm nhẹ ở năm<br />
2011 còn 62,13% do khủng hoảng kinh tế<br />
103<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
toàn cầu cũng như sự xuất hiện nhiều KCN ở<br />
các địa phương khác trên cả nước. Số lượng<br />
lao động tăng lên đáng kể vào năm 2012 là<br />
80,26% trong tổng số lao động làm việc trong<br />
ngành công nghiệp của tỉnh. Tỷ lệ phần trăm<br />
lao động trong các KCN luôn cao chứng tỏ,<br />
LLLĐCN ngày càng trở thành nguồn lực<br />
chủ yếu đóng góp cho phát triển ngành công<br />
<br />
nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã<br />
hội của tỉnh nói chung. Trong khoảng 60%<br />
lao động đang làm việc trong các KCN tỉnh<br />
Đồng Nai, thì có đến 50% trong số đó đến từ<br />
các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Điều này<br />
cho thấy vấn đề nhà ở cho đối tượng này là<br />
một vấn đề đáng quan tâm, có thể thấy rõ<br />
hơn qua hình sau:<br />
<br />
Hình 1. Nguồn gốc của lao động di cư<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2012<br />
Số lượng lao động mặc dù tăng nhanh<br />
nhưng vẫn chưa đáp ứng cho các doanh nghiệp,<br />
nguyên nhân sâu xa là do không đáp ứng đủ<br />
tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng. Tình hình<br />
chung hiện nay, tuy với mức độ khác nhau,<br />
các ngành sản xuất đều “đói lao động đúng<br />
chuẩn”. Thực chất là tay nghề tạo ra chưa bao<br />
quát hết nhu cầu, đồng thời kỹ năng được đào<br />
tạo có nhược điểm nổi bật là chưa theo kịp<br />
tiến độ kỹ thuật công nghệ của thế giới và rất<br />
yếu về thực hành. Hay nói cách khác, một số<br />
lao động lớn vừa dôi ra (thừa) nhưng lại thiếu<br />
do chất lượng của lực lượng này đang bộc lộ<br />
nhiều hạn chế nhất định. Chất lượng lao động<br />
là nhân tố mang tính quyết định, đột phá làm<br />
cho lao động có năng suất cao hơn, là đòn bẩy<br />
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bởi<br />
<br />
vì trong nền kinh tế thị trường người ta quan<br />
tâm chủ yếu đến chất lượng chứ không phải là<br />
số lượng lao động.<br />
Thực tế hiện nay chất lượng lao động<br />
công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển<br />
các doanh nghiệp. Các dự án đầu tư thu hút<br />
vào các KCN, CCN ở huyện có nhu cầu lớn<br />
về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, công<br />
nhân có tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt,<br />
song đa số các nơi chưa đáp ứng được. Để<br />
có nhìn nhận đầy đủ về thực trạng này, tác<br />
giả phân tích chất lượng lao động công nghiệp<br />
dưới các tiêu chí sau:<br />
Về trình độ học vấn, chuyên môn<br />
Tính đến hết 31/12/2012, các KCN tỉnh<br />
Đồng Nai đã thu hút 430.061 lao động vào<br />
làm việc. Phần lớn số lao động làm trong các<br />
104<br />
<br />
Phát triển lực lượng . . .<br />
<br />
doanh nghiệp ở KCN có tuổi đời còn rất trẻ.<br />
Theo kết quả khảo sát của tác giả, độ tuổi từ<br />
16 – 29 chiếm 75,1%. Trong đó, nam chiếm<br />
69,9% và nữ chiếm 30,1%. Tỷ lệ công nhân<br />
nữ nhiều hơn nam phản ánh sự phù hợp với<br />
tình hình cơ cấu ngành nghề ở các KCN trong<br />
tỉnh. Bởi lẽ các doanh nghiệp trong KCN tỉnh<br />
Đồng Nai phần lớn là chế biến, chế tạo như:<br />
dệt may, giày da, chế biến nông sản... Những<br />
ngành này thường có xu hướng sử dụng nhiều<br />
công nhân nữ hơn công nhân nam.<br />
Theo báo cáo của Ban quản lý các KCN<br />
tỉnh Đồng Nai, trình độ học vấn và tay<br />
<br />
nghề của người lao động làm việc tại các<br />
KCN đang có chiều hướng nâng lên, từng<br />
bước thích ứng với quá trình công nghiệp<br />
hóa. Tỷ lệ lao động phổ thông có xu hướng<br />
giảm, thay vào đó là trình độ lao động từ<br />
cao đẳng trở lên ngày càng tăng. Nếu như<br />
năm 2006, trình độ của lao động phổ thông<br />
chiếm 85,94%; trình độ trung cấp chuyên<br />
nghiệp và trung cấp nghề chiếm 10,28% và<br />
trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm<br />
3,78% thì đến năm 2012 các chỉ tiêu này<br />
tương ứng là 82,69%; 11,56% và 5,75%,<br />
cụ thể:<br />
<br />
Bảng 3. Trình độ học vấn của lao động công nghiệp<br />
Đơn vị: %<br />
Trình độ học vấn<br />
LĐPT<br />
THCN/CNKT<br />
CĐ/ĐH &SĐH<br />
Tổng<br />
<br />
2006<br />
85,94<br />
10,28<br />
3,78<br />
100<br />
<br />
2007<br />
85,06<br />
10,74<br />
4,20<br />
100<br />
<br />
2008<br />
83,13<br />
12,52<br />
4,35<br />
100<br />
<br />
Năm<br />
2009<br />
84,03<br />
11,34<br />
4,63<br />
100<br />
<br />
2010<br />
83,11<br />
12,08<br />
4,81<br />
100<br />
<br />
2011<br />
83,62<br />
11,13<br />
5,25<br />
100<br />
<br />
2012<br />
82,69<br />
11,56<br />
5,75<br />
100<br />
<br />
Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai<br />
Theo khảo sát của tác giả trong năm 2012<br />
với 309 lao động hiện đang làm việc trong các<br />
KCN tỉnh Đồng Nai, mặc dù là tỉnh có trình<br />
độ dân trí cao, chất lượng nhân lực tốt so với<br />
trung bình của vùng kinh tế trọng điểm phía<br />
Nam, tuy nhiên, xét theo yêu cầu của công<br />
việc thì trình độ chuyên môn của LLLĐCN<br />
trong các KCN của tỉnh còn nhiều hạn chế. Số<br />
công nhân chưa qua đào tạo chiếm 78,6%. Số<br />
công nhân đã qua đào tạo từ trung cấp trở lên<br />
chiếm 21,4%, bộ phận chiếm tỷ lệ ít và chủ<br />
yếu là lao động quản lý, kế toán, văn phòng.<br />
Về tính kỷ luật, ý thức của lao động<br />
Thực tế đại bộ phận người lao động trong<br />
các KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay chưa được<br />
<br />
đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp.<br />
Phần lớn trong số họ là lao động xuất thân<br />
từ nông nghiệp, nông thôn còn mang nặng<br />
tác phong sản xuất của một nền kinh tế tiểu<br />
nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người<br />
lao động hầu như chưa được trang bị các<br />
kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm,<br />
không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi<br />
ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh<br />
nghiệm làm việc.<br />
Ý thức chấp hành kỷ luật lao động kém,<br />
hiểu biết kiến thức về luật pháp chưa cao,<br />
nên trong thực tế đã xảy ra không ít những vụ<br />
tranh chấp lao động, xô xát, hành hung giữa<br />
những người lao động với nhau. Họ luôn xem<br />
105<br />
<br />