TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ<br />
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY DIESEL SÔNG CÔNG<br />
Vũ Hồng Vân*<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Trong xu thế phát triển hiện nay, nhân lực ngày càng khẳng định là nguồn lực quan trọng nhất của<br />
mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều bất cập,<br />
ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó phải kể<br />
đến hoạt động tạo động lực cho lao động chưa được các cấp lãnh đạo của doanh nghiệp quan tâm<br />
thích đáng cũng như chưa được thực hiện một cách khoa học. Công tác tạo động lực trong lao<br />
động tại doanh nghiệp cần đạt được mục tiêu không chỉ nâng cao chất lượng sử dụng nguồn nhân<br />
lực đồng thời còn phát triển và duy trì lực lượng lao động tài năng, tâm huyết, năng động sáng tạo,<br />
cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi các giải pháp mang<br />
tính đồng bộ từ các cấp quản lý, đặc biệt là sự tham gia tích cực của cán bộ quản lý nhân lực.<br />
Công ty Diesel Sông Công với 30 năm xây dựng và trưởng thành, bên cạnh những kết quả đã đạt<br />
được đáng khích lệ thì công tác quản trị nhân lực còn chưa phát huy hết vai trò. Tạo động lực cho<br />
người lao động trong công ty sẽ là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.<br />
Từ khóa: Tạo động lực, động lực lao động, quản lý, nguồn nhân lực, quản trị nhân lực<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Quản trị nguồn nhân lực là tất cả các hoạt<br />
động nhằm thu hút, sử dụng, bảo toàn, phát<br />
triển và gìn giữ lực lượng lao động của tổ<br />
chức nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra của<br />
doanh nghiệp. Trong đó hoạt động tạo động<br />
lực cho người lao động đóng vai trò phát huy<br />
sức mạnh của mỗi cá nhân đóng góp cho hiệu<br />
quả hoạt động của tập thể.<br />
Mỗi người lao động là một cá thể độc lập, khác<br />
nhau về tâm sinh lý, nhu cầu, quan điểm về giá<br />
trị, lợi ích, mục tiêu, động cơ hoạt động…Do<br />
đó để tác động vào những đối tượng khác nhau<br />
này đòi hỏi nhà quản lý cần có những cách<br />
thức, biện pháp phù hợp tương ứng.<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN<br />
LỰC TẠI CÔNG TY DIESEL SÔNG CÔNG<br />
Mục tiêu chung của quản lý nguồn nhân lực<br />
là đảm bảo cho tổ chức có được đội ngũ nhân<br />
lực đủ về số lượng, đồng bộ về chất lượng,<br />
tâm huyết, phát huy tài sức lực và trí lực phục<br />
vụ cho các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Tuy<br />
nhiên trong nhiều cơ quan hiện nay tồn tại<br />
tình trạng cán bộ nhân viên làm việc xao<br />
nhãng, thiếu nhiệt tình, kém sáng tạo, hiệu<br />
suất thấp trong công tác; các hoạt động đánh<br />
*<br />
<br />
giá thực hiện công việc, chính sách đãi ngộ<br />
còn mang tính hình thức, chưa phát huy tác<br />
dụng…Những biểu hiện đó thể hiện công tác<br />
quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp còn<br />
kém hiệu quả và chưa được quan tâm đúng<br />
mức của các cấp lãnh đạo.<br />
Bài viết này nghiên cứu thực trạng công tác<br />
quản trị nhân lực tại Công ty Diesel Sông<br />
Công giai đoạn 2005-2009. Đây là công ty đã<br />
30 năm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí,<br />
chuyên sản xuất các động cơ và phụ tùng cơ<br />
khí phục vụ cho các ngành công nghiệp. Bên<br />
cạnh những kết quả đã đạt được, có thể tóm tắt<br />
những hạn chế của công tác quản lý nhân lực<br />
trong công ty Diesel Sông Công như sau:<br />
- Nhận thức chưa đúng đắn về công tác quản<br />
lý nguồn nhân lực.<br />
- Trình độ của cán bộ quản lý, đặc biệt là cán<br />
bộ nhân sự tại công ty còn thấp, không được<br />
đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành.<br />
- Hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự<br />
năng động trong môi trường cạnh tranh, dẫn<br />
đến chưa hiệu quả ảnh hưởng đến sự nhiệt<br />
tình, hiệu quả làm việc của người lao động.<br />
- Chưa chú trọng đầu tư cho người lao động<br />
để gia tăng sức cạnh tranh nguồn lực con<br />
người của doanh nghiệp.<br />
<br />
Tel: 0983004881; Email:vantiu2002@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
|<br />
<br />
8<br />
<br />
- Các hoạt động quản trị nhân lực thực hiện<br />
chưa khoa học và có hiệu quả.<br />
Xuất phát từ công tác phân tích công việc<br />
được coi là công cụ để quản lý nhân lực chưa<br />
được thực hiện tại công ty; cán bộ quản lý gặp<br />
khó khăn trong việc đánh giá thành tích của<br />
nhân viên vì không có tiêu chuẩn, còn mang<br />
nặng tính hình thức; kế hoạch nhân lực chưa<br />
được triển khai thực hiện, tuyển dụng nhân sự<br />
dẫn đến tình trạng thừa về số lượng thiếu về<br />
chất lượng và cơ cấu không đảm bảo; hoạt<br />
động đào tạo còn thụ động, thiếu các nguồn<br />
lực tài chính, thời gian và chuyên gia tư vấn;<br />
công tác thi đua khen thưởng, thực hiện chế<br />
độ đãi ngộ…cũng còn nhiều hạn chế.<br />
Trong giới hạn bài viết này, tác giả đi sâu<br />
nghiên cứu và đề ra các giải pháp tạo động<br />
lực cho người lao động tại Công ty Diesel<br />
Sông Công nhằm nâng cao hiệu quả của công<br />
tác quản lý nhân lực ở doanh nghiệp này.<br />
Động lực là những yếu tố bên trong kích thích<br />
người lao động nỗ lực làm việc. Động lực lao<br />
động xuất phát từ nhu cầu của mỗi cá nhân.<br />
Con người có các nhu cầu rất đa dạng và<br />
phong phú. Việc đáp ứng các nhu cầu này sẽ<br />
khiến cá nhân có được lợi ích tinh thần và lợi<br />
ích vật chất. Lợi ích vừa là nhu cầu, vừa là<br />
động lực, vừa là mục đích của mỗi cá nhân.<br />
Động cơ sẽ thúc đẩy con người hành động<br />
nhằm đáp ứng các nhu cầu đặt ra. Nói cách<br />
khác động cơ phản ánh những mong muốn,<br />
nhu cầu của con người và là lý do để hành<br />
động. Động cơ là nhu cầu mạnh nhất của con<br />
người trong một thời điểm nhất định, quyết<br />
định hành động của con người. Nhu cầu sẽ trở<br />
thành động cơ khi có ba yếu tố: thứ nhất là sự<br />
mong muốn; thứ hai là tính hiện thực của sự<br />
mong muốn; thứ ba là hoàn cảnh cụ thể.<br />
Nhu cầu và động cơ của mỗi con người sẽ chi<br />
phối họ trong quá trình hoạt động trong tổ<br />
chức để đạt được mục tiêu của mình. Có thể<br />
nói động lực là sự khao khát và tự nguyện của<br />
người lao động để tăng cường nỗ lực hướng<br />
tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Do đó<br />
tổ chức cần tác động tới người lao động để<br />
thông qua việc đạt được mục tiêu của tập thể<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
thì các nhu cầu của người lao động cũng được<br />
thỏa mãn, các lợi ích vật chất và tinh thần của<br />
cá nhân được đáp ứng.<br />
Động lực cá nhân là kết quả của rất nhiều<br />
năng lực hoạt động đồng thời trong con người<br />
và trong môi trường sống và làm việc. Hành<br />
vi có động lực hay được thúc đẩy, khuyến<br />
khích là kết quả tổng hợp của sự kết hợp các<br />
tác động của nhiều yếu tố thuộc về công việc,<br />
cá nhân người lao động và các yếu tố thuộc tổ<br />
chức. Để tạo động lực cần làm tốt công tác<br />
tạo động lực cho người lao động chính là phải<br />
thường xuyên chăm lo tới quyền lợi chính<br />
đáng của người lao động, sử dụng đồng bộ<br />
các biện pháp khuyến khích tạo động lực cho<br />
người lao động.<br />
Tạo động lực cho người lao động trong mỗi tổ<br />
chức là hoạt động cần thiết nhằm nâng cao<br />
hiệu quả của việc sử dụng lao động, do đó cần<br />
thực hiện thường xuyên và liên tục các biện<br />
pháp tạo động lực. Các kích thích tạo động<br />
lực đó có vai trò quan trọng trong việc thay<br />
đổi hành vi mang tính tích cực của người lao<br />
động, ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả<br />
thực hiện công việc của các cá nhân. Điều này<br />
không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp ở<br />
nhiều khía cạnh như tăng năng suất lao động,<br />
tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm,<br />
giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng…Chính sách tạo<br />
động lực cho người lao động trong doanh<br />
nghiệp sẽ quyết định những nỗ lực, sáng tạo<br />
và không ngừng hoàn thiện của cá nhân người<br />
lao động, đóng góp cho sự phát triển của<br />
doanh nghiệp.<br />
Dưới góc độ của nhà quản lý doanh nghiệp thì<br />
tạo động lực cho người lao động nhằm vào<br />
việc tạo môi trường làm việc tốt và các chính<br />
sách phù hợp, có khả năng kích thích với từng<br />
đối tượng lao động trong hoạt động. Công ty<br />
Diesel Sông Công với quy mô 1088 lao động<br />
hiện tại, 66% lao động trực tiếp, 78% là công<br />
nhân kỹ thuật. Mẫu khảo sát điều tra gồm 200<br />
cán bộ, công nhân viên của tại công ty với<br />
bốn đối tượng lao động là cán bộ quản lý các<br />
phòng ban, phân xưởng; kỹ sư, cán bộ có<br />
trình độ đại học; lao động có trình độ trung<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
|<br />
<br />
9<br />
<br />
cấp; công nhân kỹ thuật và LĐPT. Trên cơ sở<br />
kết quả điều tra tác giả đưa ra các giải pháp<br />
tăng động lực làm việc cho cán bộ nhân viên<br />
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực tại<br />
Công ty Diesel Sông Công như sau:<br />
Một là, nâng cao nhận thức về vai trò của<br />
công tác quản trị nhân lực và hoàn thiện hệ<br />
thống quản trị nhân lực trong Công ty<br />
Trong công ty, quản trị nhân lực cần được coi<br />
là chức năng quản trị quan trọng, là việc làm<br />
thường nhật của cán bộ quản lý các cấp nhằm<br />
nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của<br />
người lao động tại các bộ phận, quyết định<br />
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.<br />
Đồng thời để công tác quản trị nhân lực thực<br />
hiện được vai trò của mình cần xây dựng bộ<br />
máy thực hiện công tác quản lý có tính thống<br />
nhất từ trên xuống với các cán bộ phụ trách<br />
có chuyên môn và kinh nghiệm. Đó là điều<br />
kiện tiên quyết tạo nên tính chủ động và hiệu<br />
quả của các hoạt động quản lý nhân sự nói<br />
chung trong công ty.<br />
Hai là, bố trí, sắp xếp vị trí công việc phù<br />
hợp với năng lực và xu hướng phát triển<br />
nghề nghiệp của người lao động<br />
Người lao động cảm thấy phấn khởi khi nhận<br />
được một công việc phù hợp với khả năng, sở<br />
trường… sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng<br />
suất lao động, hiệu quả công tác của bản thân.<br />
Vì vậy nhà quản trị cần quan tâm đến nhu<br />
cầu, khả năng của người lao động để vừa tạo<br />
điều kiện cho người lao động phát huy khả<br />
năng vừa tạo ra được sự thoả mãn đối với<br />
người lao động.<br />
Việc bố trí công việc là khâu đầu tiên có thể<br />
tạo động lực cho người lao động gắn bó với<br />
công việc, yên tâm với việc bản thân đang đi<br />
đúng hướng trên con đường phát triển sự<br />
nghiệp mà mình đã lựa chọn. Đặc biệt đối với<br />
lao động trẻ có năng lực là các kỹ sư có trình<br />
độ và tinh thần cầu thị trong công ty, họ đánh<br />
giá được khả năng và cơ hội phát triển của cá<br />
nhân nên việc được nắm giữ những vị trí có<br />
giá trị, quan trọng trong doanh nghiệp sẽ được<br />
đánh giá là cách đối xử của doanh nghiệp với<br />
lao động tài năng của mình. Hiện nay sự cạnh<br />
tranh trong khối doanh nghiệp sản xuất cơ khí<br />
khá lớn, nhân sự có trình độ trong lĩnh vực<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
này cần được doanh nghiệp coi là tài sản, cần<br />
phát triển cũng như sử dụng và gìn giữ để<br />
phát huy năng lực, cống hiến cho sự phát triển<br />
chung của doanh nghiệp.<br />
Tính hấp dẫn của công việc là một khái niệm<br />
khá rộng, đối với người lao động nó không chỉ<br />
là một công việc như mong muốn, có thách<br />
thức, có thể đánh giá giá trị mà nó còn là bao<br />
gồm sự kiểm soát đối với công việc, sự ủng hộ<br />
của cán bộ trong quá trình làm việc, ...Đa số<br />
người lao động đánh giá có tinh thần tư giác<br />
lao động cao, có trách nhiệm trong công việc,<br />
cán bộ bộ phận nhiệt tình, tích cực.<br />
Một công cụ quan trọng để thực hiện bố trí<br />
đúng nhân lực trong công ty Diesel Sông<br />
Công là phân tích tổ chức và phân tích công<br />
việc. Hầu hết các vị trí công việc chưa có bản<br />
mô tả công việc, bản yêu cầu công việc và<br />
bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Người lao<br />
động làm việc chủ yếu theo sự chỉ dẫn của<br />
cán bộ bộ phận và học hỏi qua đồng nghiệp.<br />
Phân tích tổ chức là quá trình đánh giá lại<br />
mức độ phù hợp của cơ cấu tổ chức hiện tại<br />
với mục tiêu, nguồn lực và môi trường của tổ<br />
chức. Phân tích công việc nhằm làm rõ bản<br />
chất công việc với các nhiệm vụ, trách nhiệm,<br />
yêu cầu có thể đảm nhiệm công việc của<br />
người lao động, các mối quan hệ và điều kiện<br />
làm việc khác… Kết qủa của phân tích tổ<br />
chức và phân tích công việc là cơ sở để thực<br />
hiện việc sắp xếp nhân sự hợp lý trong cơ cấu<br />
tổ chức. Có thể khẳng định việc bố trí vị trí<br />
làm việc là khâu đầu tiên của quá trình sử<br />
dụng và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực<br />
trong doanh nghiệp cần được các cấp quản lý<br />
trong công ty thực hiện đúng người, đúng vị<br />
trí, đúng thời điểm.<br />
Thứ ba, đánh giá thành tích công tác của<br />
người lao động chính xác và khách quan<br />
Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác<br />
hiện nay, trong công ty Diesel Sông Công,<br />
khâu đánh giá thành tích công tác vào cuối<br />
năm, chủ yếu dựa trên nguyên tắc và tiêu<br />
chuẩn thi đua với các tiêu chí mang tính<br />
chung chung. Điều đó dẫn đến xu hướng đánh<br />
giá bình quân, không chính xác về quá trình<br />
thực hiện công việc giữa các nhân viên. Để<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
|<br />
<br />
10<br />
<br />
đánh giá và công nhân thành tích của người<br />
lao động chính xác công ty cần xây dựng các<br />
tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng loại lao<br />
động và công việc, xác định chu kỳ đánh giá<br />
thường xuyên, đào tạo kỹ năng đánh giá cho<br />
cán bộ nhân sự chuyên trách, thực hiện quy<br />
trình đánh giá khánh quan. Có như vậy người<br />
lao động sẽ hiểu được mục đích tích cực của<br />
công tác đánh giá và cũng thông qua hoạt<br />
động này có sự điều chỉnh hành vi lao động<br />
để đạt được kết quả và hiệu quả làm việc cao.<br />
Hơn thế nữa kết quả đánh giá thành tích công<br />
tác của người lao động cũng là cơ sở để thực<br />
hiện các công tác nhân sự khác như tuyển<br />
dụng, đào tạo – phát triển, thù lao lao động,<br />
quan hệ lao động trong công ty sao cho đồng<br />
bộ và hiệu quả.<br />
Thứ tư, tạo điều kiện cho cán bộ có cơ hội<br />
thăng tiến trong nghề nghiệp<br />
Nhìn chung công tác đào tạo và phát triển tại<br />
công ty Diesel Sông Công hiện nay mới chỉ<br />
dừng ở việc cử người đi học khi có cơ hội bên<br />
ngoài và xét duyệt các kế hoạch học tập mà cá<br />
nhân tự tìm kiếm cơ hội, ít có các kế hoạch<br />
học tập cho người lao động đáp ứng yêu cầu<br />
của công việc trong tương lai, đón đầu vị trí<br />
mới. Như vậy công ty chưa thực hiện được<br />
quy trình đào tạo và phát triển một cách chủ<br />
động và để phục vụ cho mục tiêu nâng cao<br />
chất lượng đội ngũ nhân sự đáp ứng nhu cầu<br />
phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế nữa<br />
công tác phát triển nhân lực cần thể hiện<br />
chính sách của doanh nghiệp , quan tâm đến<br />
việc thỏa mãn nhu cầu nâng cao trình độ của<br />
người lao động . Phát huy tiềm lực của lao<br />
động trẻ , đặc biệt là các cán bộ kỹ sư có<br />
chuyên môn ở các phòng ban và coi việc giữ<br />
chân lao động giỏi cần được coi là chiến lược<br />
của công ty. Công ty cần có kế hoạch bố trí và<br />
đề bạt cán bộ sau khi đào tạo, đáp ứng được<br />
yêu cầu của vị trí công việc mới. Điều đó sẽ<br />
phát huy và duy trì nguồn nhân lực tài năng<br />
phục vụ sự phát triển nhanh và bền vững của<br />
doanh nghiệp, đem lại lợi ích cho người lao<br />
động, doanh nghiệp và xã hội. Thăng tiến là<br />
quá trình một người lao động được chuyển<br />
lên một vị trí cao hơn trong doanh nghiệp,<br />
việc này thường được đi kèm với việc lợi ích<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
vật chất của người lao động sẽ được tăng lên<br />
đồng thời cái tôi của họ cũng được thăng hoa.<br />
Như vậy cán bộ lãnh đạo trong công ty cần<br />
coi thăng tiến cũng là một nhu cầu thiết thực<br />
của người lao động vì nó tạo cơ hội cho sự<br />
phát triển cá nhân, tăng giá trị, địa vị, uy tín<br />
cũng như quyền lực. Cán bộ trẻ có triển vọng<br />
và có tinh thần cầu thị cần được bồi dưỡng,<br />
phát triển năng lực để có thể giao quyền thực<br />
sự cho họ trong các nhiệm vụ, vị trí công việc<br />
đòi hỏi chuyên môn tốt và trách nhiệm cao.<br />
Giai đoạn 2005-2009 công ty Diesel đã đề bạt<br />
một số vị trí quản đốc, trưởng, phó các phòng<br />
ban chức năng cho cán bộ trẻ có tiềm năng.<br />
Chính sách về cơ hội thăng tiến có ý nghĩa<br />
trong việc hoàn thiện cá nhân người lao động<br />
đồng thời đối với doanh nghiệp, là cơ sở để<br />
giữ gìn và phát huy lao động giỏi và thu hút<br />
nguồn lao động có chất lượng đến với công ty.<br />
Thứ năm, tạo môi trường và điều kiện làm<br />
việc tốt với các chính sách quản lý phù hợp<br />
cho người lao động<br />
Môi trường và điều kiện làm việc tốt chính là<br />
nhu cầu xã hội của người lao động trong quá<br />
trình làm việc. Đó là yếu tố chủ yếu liên quan<br />
đến sự thuận lợi để có thể hoàn thành tốt<br />
nhiệm vụ của họ. Do vậy công ty Diesel Sông<br />
Công cần quan tâm hơn nữa đến việc tạo môi<br />
trường lành mạnh, tích cực cho người lao<br />
động hăng say công tác với kết quả và hiệu<br />
quả cao. Xây dựng văn hóa, tạo niềm tin cho<br />
cán bộ nhân viên vào sự phát triển của công<br />
ty. Xây dựng mối quan hệ với cấp trên và<br />
đồng nghiệp cởi mở và chia sẻ, cán bộ nhân<br />
viên được đối xử công bằng và tôn trọng, được<br />
ghi nhận các thành tích trong công tác…là<br />
những điều kiện quan trọng để người lao động<br />
gắn bó với công việc và công ty hơn nữa.<br />
Chính sách quản lý phù hợp của doanh nghiệp<br />
bao gồm nhiều biện pháp tài chính và phi tài<br />
chính có tác động rất nhiều đến thái độ, hành<br />
vi của người lao động. Giai đoạn 2005-2009<br />
Công ty Diesel Sông Công đã đạt được nhiều<br />
chuyển biến tích cực trong hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh, không ngừng nâng cao đời sống<br />
vật chất và tinh thần cho người lao động. Đây<br />
là kết quả của công tác cải cách các chính<br />
sách quản lý tại công ty. Về công tác thù lao<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
|<br />
<br />
11<br />
<br />
lao động, trong thời gian tới công ty cần tiếp<br />
tục cải tiến, hoàn thiện công tác định mức lao<br />
động, hình thức trả lương, chế độ thưởng…<br />
nhằm tạo động lực cho người lao động trong<br />
công tác, nâng cao chất lượng sử dụng lao<br />
động cũng như duy trì được lực lượng lao<br />
động giỏi, tâm huyết với công ty.<br />
KẾT LUẬN<br />
Để công tác quản trị nhân lực tại các doanh<br />
nghiệp đạt hiệu quả cao thì các hoạt động<br />
tạo động lực cho người lao động đóng vai<br />
trò quan trọng. Nhận thức được điều này,<br />
các cấp lãnh đạo của Công ty Diesel Sông<br />
Công đã và đang tiếp tục thay đổi cách thức<br />
quản lý nhân lực thông qua các hoạt động<br />
phát huy động cơ làm việc của cán bộ công<br />
nhân viên trong doanh nghiệp, xây dựng đội<br />
ngũ cán bô nhân sự có chuyên môn và tính<br />
chuyên nghiệp cao đảm bảo việc thực hiện<br />
các chức năng cơ bản của quản trị nhân lực<br />
<br />
là thu hút, phát triển và duy trì nguồn nhân<br />
lực phù hợp với yêu cầu phát triển của<br />
doanh nghiệp. Đồng thời công ty phải có<br />
tầm nhìn chiến lược về công tác này, chú<br />
trọng nâng cao hiệu quả công việc, tạo mọi<br />
điều kiện cho người lao động phát huy sức<br />
lực, trí lực và tâm lực cống hiến cho tổ chức,<br />
để nguồn nhân lực thực sự là lợi thế cạnh<br />
tranh của công ty trong khối các doanh<br />
nghiệp sản xuất cơ khí chế tạo hiện nay.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. TS. Đoàn Thị Thu Hà và TS Nguyễn Thị<br />
Ngọc Huyền (2006), Giáo trình Quản trị học,<br />
Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.<br />
[2]. PGS.Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn<br />
Vân Điềm (2007): Giáo trình Quản trị nhân lực,<br />
Nxb Thống kê, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
MOATOYEES TO INCREASE EFFICIENCY OF HUMAN RESOURCES<br />
MANAGEMENT IN SONG CONG DIESEL COMPANY<br />
Vu Hong Van* College of Technology – TNU<br />
In the current trend of development, human resources is increasingly asserted the most important<br />
resources of each enterprise in general. However, human resources management in enterprises<br />
remains inadequate, impact to our results and performance efficiency of the organization. Which<br />
must include activities to motivate employees are not leaders at all levels in enterprises proper care<br />
appropriatedly and is not done scientifically. Work motivation of employees in businesses need to<br />
achieve not only improve the quality of using human resources and also develop and maintain<br />
talent, enthusiatic, dynamic and creative workforce, devote to the development of each<br />
organization. To do that requires uniformity solutions from levels of management within the<br />
organization, especially the active participation of human resources managers. Song Cong Diesel<br />
Company with 30 years of construction and growth, beside the results achieved are encouraging,<br />
human resources management not realize its full role. Motivate employees in the company will be<br />
an important solution to improve the effectiveness of this work.<br />
Key words: motivate, work motivation, manage, human resource, human resources managemen<br />
<br />
*<br />
<br />
Tel: 0983004881; Email:vantiu2002@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
|<br />
<br />
12<br />
<br />