intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong điều kiện hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn nhân lực giảng viên là nguồn lực cung cấp sức lao động, đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. Trong điều kiện hiện nay, phát triển nguồn nhân lực giảng viên là yêu cầu bức bách của các cơ sở giáo dục đại học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong điều kiện hiện nay

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY NGUYỄN MINH HƯNG*, NGUYỄN VĂN HÒA1,** 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: nmhung2325@gmail.com ** Email : nvhoa55@yahoo.com Tóm tắt: Nguồn nhân lực giảng viên là nguồn lực cung cấp sức lao động, đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. Trong điều kiện hiện nay, phát triển nguồn nhân lực giảng viên là yêu cầu bức bách của các cơ sở giáo dục đại học. Để có lực lượng giảng viên đủ về số lượng, cao về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, các cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Từ khoá: Giảng viên, nguồn nhân lực giảng viên, cơ sở giáo dục đại học. 1. MỞ ĐẦU Để đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong điều kiện hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học phải sử dụng nhiều nguồn lực như: nguồn lực tài chính, nguồn lực cơ sở vật chất, nguồn lực khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực giảng viên. Trong đó, nguồn nhân lực giảng viên là nguồn lực quan trọng nhất, có tính quết định để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Mọi sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học, suy cho cùng, đều bắt nguồn từ hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên. Phát triển nguồn nhân lực giảng viên chính là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác của nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học như đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương thức đánh giá. Do đó, phát triển nguồn nhân lực giảng viên phải được ưu tiên hàng đầu. 2. NỘI DUNG 2.1. Nguồn nhân lực giảng viên Khái niệm “nguồn nhân lực giảng viên” được hình thành trên cơ sở của khái niệm “nguồn nhân lực” và khái niệm “giảng viên”. Vì thế, muốn làm rõ khái niệm “nguồn nhân lực giảng viên” thì chúng ta phải lần lượt làm rõ hai khái niệm tạo thành nó: thứ nhất, khái niệm “nguồn nhân lực”; và thứ hai, khái niệm “giảng viên”. Thứ nhất, khái niệm “nguồn nhân lực”. Cho đến nay, khái niệm nguồn nhân lực được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng tựu chung lại đều hàm chứa những nội dung như sau: nguồn nhân lực là tổng hợp trí lực, năng lực, thể lực và kỹ năng của con người; nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn; sức mạnh của nguồn nhân lực thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu. “Nguồn nhân lực là một bộ phận của nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất của xã hội; tuỳ theo cơ sở phân chia, người ta chia nguồn lực thành các loại khác nhau. Căn cứ vào chức năng nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, người ta chia nguồn lực thành nguồn lực lao động, nguồn lực vốn, nguồn lực khoa học và công nghệ, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực phi kinh tế. Căn cứ vào tính chất nguồn lực, người ta chia nguồn lực thành nguồn lực vật chất và nguồn lực phi vật chất; theo cách phân chia này thì nguồn nhân lực là một bộ phận của nguồn lực mang tính vật chất. Căn cứ vào xuất xứ nguồn lực, người ta chia nguồn lực thành nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài. Như vậy, nguồn lực tham 231
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 gia vào quá trình sản xuất của xã hội là tổng thể các nguồn lực” [3, tr.37]. Điều này giúp cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữa các nguồn lực trong quá trình giáo dục và đào tạo. Mỗi nguồn lực có vai trò và ý nghĩa khác nhau, trong đó nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhất trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nguồn nhân lực là nguồn lực cung cấp sức lao động cho sản xuất của xã hội. Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người và được con người đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó. Như vậy, sức lao động là tổng hợp năng lực thể chất và tinh thần của con người được sử dụng trong quá trình lao động, sản xuất. Sức lao động là khả năng lao động của con người; còn lao động, sản xuất là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Sức lao động chính là dấu hiệu cơ bản khác biệt trong nội hàm của khái niệm nguồn nhân lực. Hay nói cách khác, đây chính là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt nguồn nhân lực với các nguồn lực khác. Trong các nguồn lực cung cấp cho sản xuất thì chỉ có nguồn nhân lực là nguồn lực cung cấp sức lao động cho sản xuất. Điều này giúp chúng ta chẳng những thấy rõ sự khác biệt của nguồn nhân lực với các nguồn lực khác mà còn cho thấy nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất, là yếu tố đầu vào tiên quyết của mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động giáo dục. Đến đây, chúng ta có thể nói rằng, nguồn nhân lực là nguồn lực cung cấp sức lao động, đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Thứ hai, khái niệm “giảng viên”. Khái niệm “giảng viên” và khái niệm “nhà giáo” không phải đồng nhất mà là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, nắm được những nội dung hàm chứa trong khái niệm “nhà giáo” sẽ giúp chúng ta vạch ra những dấu hiệu bản chất trong nội hàm của khái niệm “giảng viên”. Theo Luật Giáo dục năm 2019, “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục… Nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên” [4, tr.59]. Như vậy, không phải bất cứ nhà giáo nào cũng là giảng viên và không phải bất cứ ai có tham gia giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên đều là giảng viên. Ví dụ, những người giảng dạy trong các Viện Hàn lâm không phải là giảng viên. Nhưng đã là giảng viên trước hết phải là nhà giáo, mà đã là nhà giáo thì phải có những dấu hiệu cơ bản - chuẩn mực tương xứng như sau: “Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: 1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt; 2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm; 3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; 4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp” [4, tr.60]. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo ở các cơ sở đào tạo đại học được quy định như sau: có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học ở nước ta, trước yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế thì trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ. Giảng viên không những làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục mà còn phải nghiên cứu, phát triển ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Đây chính là dấu hiệu cơ bản cần phải có trong nội hàm của khái niệm “giảng viên”. Như vậy, so với nội hàm khái niệm nhà giáo thì nội hàm khái niệm giảng viên có nhiều dấu hiệu hơn. Điều này cũng có nghĩa là toàn bộ nội dung hàm chứa trong khái niệm “nhà giáo” đều có trong nội hàm của khái niệm “giảng viên”. Vì vậy, khi định nghĩa, giảng viên là nhà giáo thì toàn bộ tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền lợi của nhà giáo cũng chính là tiêu chuẩn, nhiệm vụ của giảng viên. Nói cách khác, giảng viên chỉ là một bộ phận của nhà giáo. Vấn đề đặt ra là 232
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 làm sao tách biệt bộ phận giảng viên với các bộ phận khác như giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.., trong khái niệm “nhà giáo”. Để giải quyết được vấn đề đó đòi hỏi chúng ta phải chỉ ra dấu hiệu cơ bản khác biệt của bộ phận “giảng viên”. Dấu hiệu đó là: người làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu trong cơ sở giáo dục đại học. Đến đây, chúng ta có thể nêu lên khái niệm “giảng viên” như sau: giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. Từ nội dung khái niệm “nguồn nhân lực” và khái niệm “giảng viên”, chúng ta có thể nói rằng, nguồn nhân lực giảng viên là nguồn lực cung cấp sức lao động, đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động hoạt động giảng dạy và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. 2.2. Vai trò của nguồn nhân lực giảng viên trong điều kiện hiện nay Trong thời đại ngày nay, nguồn lực con người là yếu tố hàng đầu trong sự phát triển kinh tế, xã hội; nó quyết định quy mô, tốc độ tính chất và hiệu quả của sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Triết lý kinh doanh lấy công nghệ làm trung tâm như trước đây không còn phù hợp nữa, mà giờ đây đang chuyển qua một bước ngoặt mới - đó là triết lý kinh doanh coi con người là trung tâm, quyền ưu tiên được dành cho con người. Do vậy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo được coi là đầu tư cho nguồn lực đặc biệt - nguồn lực có ý nghĩa quyết định nhất; đó là đầu tư cơ bản, đầu tư cho tái sản xuất sức lao động, đầu tư cho tương lai. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là yêu cầu tất yếu khách quan hiện nay. Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, trong đó nguồn nhân lực giảng viên đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và đây cũng chính là lực lượng nòng cốt để tiến hành đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học ở nước ta, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu giáo dục đại học ở nước ta hiện nay là: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó có một trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” [1, tr.124]. Giảng viên là nhân tố quyết định quá trình thực hiện mục tiêu đó. Vì thế, phát triển nguồn lực giảng viên là vấn đề then chốt của đổi mới giáo dục và đào tạo đại học trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra nhiều thay đổi chưa từng có so với trước đây và tác động một cách mạnh mẽ đến toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo. Dưới tác động ấy, đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học không những phải đổi mới nội dung, chương trình mà còn phải đổi mới phương pháp dạy và học- tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học và học tập suốt đời có ý nghĩa hết sức quan trọng. “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [1, tr.128-129]. Trong thế giới phẳng, lượng tri thức của loài người tăng rất nhanh chóng và cũng nhanh chóng lỗi thời, cái mới thay thế cái cũ nhưng rồi cái mới này lại bị cái mới khác thay thế, cứ thế tiếp tục mãi mãi và theo tiến trình ngày càng rút ngắn về thời gian một cách khó lường. Vì vậy, 233
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 cái quan trọng của người dạy là phải tạo cho người học khả năng suy nghĩ có hệ thống, khả năng tổng hợp, khả năng liên kết giữa thế giới thực và thế giới ảo, khả năng vận dụng kiến thức; phải truyền được cảm hứng cho người học trong việc tự học, tự nghiên cứu để tìm ra cái mới và cách giải quyết đạt hiệu quả cao nhất mà không bị gò bó, dập khuôn theo những cái đã có. Đổi mới phương pháp dạy và học chỉ thực hiện được thành công khi và chỉ khi có nguồn nhân lực giảng viên mạnh. Giảng viên là người trực tiếp truyền thụ tri thức, triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy là người hướng dẫn quá trình lĩnh hội tri thức của người học. Giáo dục và đào tạo trong các trường đại học không phải chỉ dừng lại truyền đạt tri thức, trau dồi trí tuệ mà còn là nhân tố quan trọng hàng đầu hình thành nhân cách. Cấu trúc của nhân cách bao gồm hai mặt là năng lực và phẩm chất. Hai mặt này có vị trí, vai trò khác nhau nhưng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau trong việc phát triển toàn diện, hài hòa đức, trí, thể, mỹ đối với người học. Giáo dục chất lượng cao là phải đề cập một cách toàn diện trong đó cả trí lực, thể lực và tâm lực. Do đó, nguồn nhân lực giảng viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nên năng lực và phẩm chất của người học. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của nguồn nhân lực giảng viên đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, ta thấy rằng phát triển đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ có tính chất chiến lược và cấp thiết của các cư sở giáo dục đại học. Trong xu thế phát triển của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay, phát triển nguồn nhân lực giảng viên là yêu cầu tất yếu khách quan; phát triển đội ngũ giảng viên phải được ưu tiên hàng đầu, phải đi trước một bước so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội; phát triển nguồn nhân lực giảng viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chất lượng cao. Để đạt được kết quả đó cần phải có các giải pháp hữu hiệu. 2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực giảng viên trong điều kiện hiện nay Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực giảng viên đủ về lượng. Trên cơ sở nhu cầu của xã hội, điều chỉnh cơ cấu đào tạo, bồi dưỡng cả về ngành nghề, đối tượng và trình độ trong giai đoạn mới. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần có dự báo về quy mô đào tạo và bồi dưỡng làm căn cứ để có chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên ngang tầm với yêu cầu của giai đoạn mới. Trong bối cảnh hiện nay, phát triển đội ngũ giảng viên về số lượng vừa là yêu cầu bức bách vừa là yêu cầu lâu dài đối với sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học. Đảm bảo đúng định mức quy chuẩn tỷ lệ giảng viên/sinhviên. Việc định biên số lượng giảng viên ở các khoa/bộ môn và ở các ngành đào tạo phải căn cứ vào định mức giờ chuẩn của giảng viên. Tạo ra sự tương thích giữa quy mô đào tạo và bồi dưỡng với số lượng đội ngũ giảng viên. Tạo lập cơ chế thị trường lao động, bảo đảm sự lưu thông nguồn nhân lực giảng viên theo tín hiệu của thị trường. Thứ hai, phát triển chất lượng nguồn nhân lực giảng viên ngang tầm với yêu cầu của giai đoạn mới. Yêu cầu đối với giai đoạn phát triển hiện nay là nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Đó là quá trình chuyển đổi cách thức phát triển theo chiều sâu. Do đó, phải chú trọng phát triển về chất lượng nguồn nhân lực giảng viên. Nguồn nhân lực giảng viên có chất lượng cao vừa là yêu cầu vừa là điều kiện để phát triển của các cơ sở giáo dục đại học. Chất lượng đội ngũ giảng viên được tạo nên bởi nhiều mặt như: trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ ngoại ngữ, tin học, năng lực nghiên cứu khoa học. Vì vậy, muốn tạo nên sự chuyển biến về chất lượng nguồn nhân lực giảng viên thì cần phải nâng cao chất lượng về mọi mặt. Trong đó, nâng cao trình độ trình độ chuyên môn luôn là điều kiện tiên quyết đối với đội ngũ giảng viên. Giảng viên không chỉ đóng vai trò là người truyền đạt kiến thức, mà còn là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động tìm tòi, tranh luận của người học; gợi mở cho người học có thể vượt qua được mọi khó khăn, thách thức vươn 234
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 lên chiếm lĩnh tri thức. Do đó, muốn tạo nên sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục và đào tạo thì trước hết phải nâng cao trình độ trí tuệ của người giảng viên. Người giảng viên chỉ có thể làm tốt nhiệm vụ của mình khi biết không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, chuẩn hóa nguồn nhân lực giảng viên theo từng loại chức danh chuyên môn hoặc ngạch và họ đang đảm nhiệm; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giảng viên học tập, nghiên cứu. Kết hợp đồng bộ giữa tuyển dụng mới và sàng lọc giảng viên một cách thường xuyên; thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích và thu hút nhân tài. Với đặc trưng nghề nghiệp của mình, người giảng viên phải có nghiệp vụ sư phạm. Giảng viên phải được thường xuyên bồi dưỡng chẳng những những kiến thức mới về lý luận dạy học đại học, về đổi mới phương pháp giảng dạy đại học; mà còn phải bồi dưỡng về mặt thực hành. Các cơ sở giáo dục đại học cần tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giảng viên theo các chương trình tiên tiến; tạo mọi điều kiện thuận lợi và khuyến khích mọi người đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học ở tất cả mọi cấp; cân đối giữa nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học làm cho mọi giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học, đưa nghiên cứu khoa học thành tiêu chuẩn bắt buộc khi bình xét các danh hiệu giảng viên; chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ giảng viên để làm gương cho người học Thứ ba, tạo lập một cơ cấu đồng bộ trong phát triển nguồn nhân lực giảng viên. Phát triển nguồn lực giảng viên không những đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng mà còn đồng bộ về cơ cấu. Cơ cấu nguồn nhân lực giảng viên có thể hiểu đó là cấu trúc bên trong của nguồn nhân lực, là một thể hoàn chỉnh, thống nhất, đó là yêu cầu về đồng bộ hóa - cái góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực. Sự phù hợp về mặt cơ cấu của nguồn nhân lực giảng viên là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học đạt hiệu quả cao. Để có một cơ cấu đồng bộ và hợp lý của nguồn nhân lực giảng viên, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tiến hành công tác rà soát, dự báo và lập kế hoạch để xây dựng một cơ cấu có tính kế thừa, bền vững, cân đối và phù hợp giữa các ngành nghề đào tạo; có tỷ lệ hợp lý giữa số lượng giảng viên cơ hữu với số lượng giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên thỉnh giảng. 3. KẾT LUẬN Nguồn nhân lực giảng viên là biểu hiện tiêu biểu về năng lực đào tạo, nghiên cứu, vị thế và thương hiệu của các cơ sở giáo dục đại học; họ là lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong việc triển khai thắng lợi mọi chủ trương của các cơ sở giáo dục đại học. Trong điều kiện hiện nay, phát triển nguồn nhân lực giảng viên phải là vấn đề được ưu tiên hành đầu và là khâu đột phá trong chiến lược phát triển của các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta. Để có nguồn nhân lực giảng viên ngang tầm với yêu cầu của giai đoạn mới, đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải có có lộ trình và bước đi phù hợp để thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo có nguồn nhân lực giảng viên đủ về số lượng, cao về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. [2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Hòa (2018). Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 9 (328), tr.36-42. 235
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 [4] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019). Luật Giáo dục, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung năm 2013,2014,2015,2018), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Title: TRAINERS HUMAN RESOURCES DEVELOPMENT IN CURRENT CONDITIONS Abstract: Trainers human resources are the labor forces that play an important role in all teaching and research activities in higher education institutions. In the current conditions, developing trainer human resources is an urgent requirement of higher education institutions. In order to have the trainers force which is sufficient in quantity, high in quality and synchronous in structure, higher education institutions must implement the development solutions for quantity, quality and structure synchronously. Keywords: Trainers, trainer human resources, higher education institutions. 236
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2