intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn mô sinh dục trong u buồng trứng lành tính

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành trên những trường hợp u buồng trứng được phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn mô sinh dục từ 5/2010-5/2011 tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Bài viết trình bày kết quả quả của nhóm nghiên cứu trong việc cắt u bảo tồn mô sinh dục trong u buồng trứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn mô sinh dục trong u buồng trứng lành tính

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT U BẢO TỒN MÔ SINH DỤC<br /> TRONG U BUỒNG TRỨNG LÀNH TÍNH<br /> Hồ Trần Bản*, Trần Quốc Việt**, Nguyễn Thanh Trúc**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Trình bày kết quả quả của chúng tôi trong việc cắt u bảo tồn mô sinh dục trong u buồng trứng.<br /> Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu những trường hợp u buồng trứng được phẫu thuật nội soi<br /> cắt u bảo tồn mô sinh dục từ 5/2010 – 5/2011 tại bệnh viện Nhi Đồng 2.<br /> Kết quả: Có 21 trường hợp. Tuổi trung bình: 10,48 tuổi. Kích thước trung bình khối u 8,2 cm (5 – 18 cm). 2<br /> trường hợp có thương tổn 2 bên. Tất cả các trường hợp đều có chất đánh dấu sinh học trong giới hạn bình<br /> thường. Không có trường hợp nào xảy ra biến chứng sau phẫu thuật.<br /> Có 21 bệnh nhân và có 23 buồng trứng đã thực hiện phẫu thuật. Hai bệnh nhân bị tổn thương 2 bên. Tuổi<br /> trung bình: 10,48 tuổi (1 ngày tuổi - 14 tuổi). U buồng trứng thường gặp nhất trong độ tuổi từ 7 đến 14 tuổi. Ba<br /> bệnh nhân xoắn buồng trứng tại thời điểm phẫu thuật cấp cứu. Tất cả các trường hợp đều có chất đánh dấu sinh<br /> học trong giới hạn bình thường. Kích thước trung bình của tổn thương là 10,05 cm (4 – 35 cm). Mô học: 8 u quái<br /> trưởng thành, 13 trường hợp u nang. Không ghi nhận biến chứng sau mổ. Siêu âm theo dõi được thực hiện tất cả<br /> bệnh nhân 2 - 6 tháng sau mổ.<br /> Kết luận: Phẫu thuật bóc u nang lành tính có bảo tồn buồng trứng thì an toàn ở trẻ em. Không có chống chỉ<br /> định trong trường hợp u buồng trứng có biến chứng xoắn.<br /> Từ khóa: mô sinh dục, u buồng trứng, nội soi<br /> <br /> ABSTRACT<br /> LAPAROSCOPIC RESECTION OF BENIGN OVARIAN TUMOURS IN CHILDREN WITH GONADAL<br /> PRESERVATION<br /> Ho Tran Ban, Tran Quoc Viet, Nguyen Thanh Truc<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 263 - 266<br /> Objectives: We wish to report our results of laparoscopic ovarian cystectomy with ovarian preservation.<br /> Methods: We retrospectively reviewed 21cases operated in Children’s Hospital 2 from May 2010 to May<br /> 2011 with laparoscopic ovarian cystectomy with ovarian preservation.<br /> Results: A total of 21 patients and 23 ovaries underwent the procedure. The average age was 10.48 years (1<br /> day – 14 year). Two patients had bilateral lesions. Three patients who presented with acute torsion. All patients<br /> were noted to have normal tumor markers. Average size of the mass was 8.2 cm (5–18).<br /> Ovarian masses histopathology included 13 (61.9%) simple cyst, 8 (38.1 %) mature teratoma. No<br /> complication was noted routine ultrasonography follow-up at 2 – 6 months.<br /> Conclusions: Laparoscopic cystectomy of benign ovarian tumors with gonadal preservation is safe in<br /> children. Acute ovarian torsion is not a contraindication to this technique.<br /> Keywords: tumors, gonadal, laparoscopic<br /> * Bộ Môn Ngoại Nhi - ĐHYD TP Hồ Chí Minh.<br /> ** Bệnh viện Nhi Đồng 2<br /> Tác giả liên lạc: BS. Hồ Trần Bản<br /> ĐT: 0989037074<br /> <br /> Email: tranb81@yahoo.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br /> <br /> 263<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư buồng trứng là một trong những<br /> bệnh lý phụ khoa thường gặp và là nguyên nhân<br /> gây chết đứng hàng thứ tư trong các loại ung thư<br /> ở nữ giới. Tuy nhiên u buồng trứng ở trẻ em<br /> khác với u buồng trứng ở người lớn về triệu<br /> chứng lâm sàng cũng như tiên lượng. Theo y<br /> văn u buồng trứng là một bệnh hiếm gặp ở trẻ<br /> em, đa số là đơn nang và u quái lành tính. Tỉ lệ<br /> này hàng năm vào khoảng 2,6 ca trên 100.000 trẻ<br /> gái dưới 15 tuổi. Hiện nay có nhiều tài liệu<br /> nghiên cứu về u buồng trứng. Tuy nhiên có rất ít<br /> tài liệu nghiên cứu về u buồng trứng trẻ em, đặc<br /> biệt trong vấn đề cắt u bảo tồn mô sinh dục<br /> trong nội soi. Để góp phần vào làm sáng tỏ thêm<br /> nên chúng tôi thực hiện đề tài này.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Trình bày kết quả quả của chúng tôi trong<br /> việc cắt u bảo tồn mô sinh dục trong u buồng<br /> trứng.<br /> <br /> Rạch quanh chu vi vỏ bao buồng trứng bằng<br /> đốt điện – vùng đối diện với bờ mạc treo. Vết<br /> rạch sẽ được mở rộng bằng phẫu tích nhẹ nhàng,<br /> sắc nét để xác định ranh giới giữa thành u và mô<br /> buồng trứng còn lại. Cắt u. Đặt u vào túi nội soi.<br /> Rửa bụng.<br /> Kiểm tra cầm máu và đưa u ra ngoài qua lỗ<br /> trocar rốn.<br /> May vết mổ.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Tuổi trung bình: 10,48 tuổi (1 ngày tuổi - 14<br /> tuổi).<br /> U buồng trứng thường gặp nhất trong độ<br /> tuổi từ 7 đến 14 tuổi.<br /> 3 bệnh nhân xoắn thời điểm phẫu thuật cấp<br /> cứu.<br /> Tổng cộng có 21 bệnh nhân và có 23 buồng<br /> trứng đã thực hiện phẫu thuật. Hai bệnh nhân bị<br /> tổn thương 2 bên.<br /> <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Kích thước trung bình của tổn thương là<br /> 10,05 cm (4 - 35cm).<br /> <br /> Hồi cứu những trường hợp u buồng trứng<br /> được phẫu thuật nội soi cắt u bảo tồn mô sinh<br /> dục từ 9/2010 – 5/2011.<br /> <br /> Mô học: 8 u quái trưởng thành, 13 trường<br /> hợp u nang.<br /> <br /> Tiêu chuẩn nhận bệnh<br /> Ghi nhận u có đặc điểm dạng nang hay u<br /> quái trưởng thành trên siêu âm và cắt lớp điện<br /> toán.<br /> Chất đánh dấu sinh học bình thường.<br /> <br /> Phẫu thuật<br /> Bệnh nhi nằm ngửa. Phẫu thuật viên chính<br /> đứng đối diện bên bệnh lý. Phẫu thuât viên phụ<br /> đứng kế bên phẫu thuật viên chính và về phía<br /> đầu bệnh nhân. Dụng cụ viên đứng đối diện<br /> phẫu thuật viên chính và về phía chân bệnh<br /> nhân.<br /> <br /> Siêu âm theo dõi được thực hiện tất cả bệnh<br /> nhân 2 - 6 tháng sau mổ. Tái khám định kỳ mỗi 2<br /> tháng.<br /> Không ghi nhận biến chứng sau mổ.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Phẫu thuật bảo tồn buồng trứng ở trẻ em có<br /> vai trò quan trọng đối với sự phát triển sinh dục<br /> bình thường của trẻ cũng như duy trì khả năng<br /> sinh sản sau này.<br /> <br /> 2 trocar 5 mm ở hai hố chậu để phẫu tích cắt<br /> <br /> Đối với những nang buồng trứng lớn đơn<br /> thuần hoặc u quái buồng trứng trưởng thành có<br /> ít hoặc không có khả năng hóa ác hoặc bị u 2 bên<br /> thì phẫu thuật bảo tồn tỏ ra hợp lý hơn so với<br /> phẫu thuật cắt buồng trứng và phần phụ qua nội<br /> soi hoặc mổ hở.<br /> <br /> Thám sát ổ bụng để loại trừ bệnh ác tính và<br /> tình trạng buồng trứng đối diện.<br /> <br /> Phương pháp mổ hở bóc u buồng trứng đã<br /> được mô tả rất kỹ và thực hiện an toàn ở những<br /> trẻ gái vị thành niên. Tuy nhiên, trước đây có<br /> <br /> 1 trocar 10 mm ở rốn để đặt đèn soi<br /> u.<br /> <br /> 264<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> một số lo lắng về khả năng kỹ thuật của phẫu<br /> thuật viên trong cắt u vẫn bảo tồn buồng trứng<br /> qua nội soi. Một số vấn đề đặt ra là: sự rơi vãi u,<br /> viêm phúc mạc hóa học, cắt u không hoàn toàn<br /> và có khả năng ác tính(5).<br /> Phẫu thuật cắt u nội soi đã được nghiên<br /> cứu nhiều ở người lớn và ít hơn ở trẻ vị thành<br /> niên. Trong lô nghiên cứu của chúng tôi ghi<br /> nhận tất cả 21 trường hợp cắt u thành công và<br /> an toàn qua nội soi. U buồng trứng 2 bên và<br /> tiền căn có xoắn trước đó ảnh hưởng rất ít đến<br /> khả năng cắt u có bảo tồn buồng trứng, không<br /> làm nặng thêm mức độ bệnh lý, cũng như<br /> tăng thời gian nằm viện.<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như<br /> một số nghiên cứu trước đây không ghi nhận<br /> trường hợp nào có biến chứng viêm phúc mạc<br /> hóa học do rơi vãi bướu. Hơn nữa, tác giả<br /> Campo và Garcea ghi nhận việc sử dụng bao nội<br /> soi làm giảm đáng kể nguy cơ rơi vãi u. Cuối<br /> cùng việc rửa bụng kỹ có thể làm giảm tối thiểu<br /> biến chứng viêm phúc mạc do rơi vãi u(1).<br /> Khả năng tái phát là 3 - 4% sau phẫu thuật<br /> bóc u ở những bệnh nhân < 40 tuổi. Tuy nhiên<br /> theo một nghiên cứu ngẫu nhiên, có kết quả theo<br /> dõi ngắn hạn sau phẫu thuật nội soi thì không<br /> ghi nhận trường hợp nào tái phát(2,3,4).<br /> Một số dấu hiệu trên siêu âm giúp chẩn đoán<br /> nang dạng bì. Khi có chẩn đoán nghi ngờ, chúng<br /> tôi cho làm xét nghiệm AFP, β HCG, CA 125 để<br /> loại trừ khả năng ác tính. Trong quá trình làm<br /> nghiên cứu có 2 bệnh nhân nghi ngờ khả năng ác<br /> tính do có tăng chất đánh dấu sinh học ung thư,<br /> 2 trường hợp này được loại khỏi nhóm phẫu<br /> thuật nội soi và có chỉ định mổ hở thám sát. Kết<br /> quả sau mổ 1 trường hợp này là u quái buồng<br /> trứng không trưởng thành, 1 trường hợp là u<br /> xoang nội bì phôi. Trong lô nghiên cứu của<br /> chúng tôi hoàn toàn không có trường hợp nào ác<br /> tính hoặc u quái không trưởng thành gợi ý các<br /> xét nghiệm trên giúp tầm soát tốt để loại trừ khả<br /> năng ác tính.<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Vấn đề xoắn u không là chống chỉ định đối<br /> với phẫu thuật bóc u bảo tồn buồng trứng. trong<br /> lô nghiên cứu của chúng tôi có 2 bệnh nhân bị<br /> xoắn cấp tính nhưng buồng trứng sau tháo xoắn<br /> còn hồng hào. Trong mẫu báo cáo của tác giả<br /> Jonathan Saul Karpelowsky, có 1 bệnh nhân, khi<br /> mổ buồng trứng gần như hoàn toàn thiếu máu.<br /> Dù vậy, tất cả đều hồi phục bình thường sau mổ<br /> lại lần 2 cắt u thành công lúc 7 - 10 ngày sau.<br /> Cũng theo tác giả này, quyết định trì hoãn việc<br /> phẫu thuật cắt u triệt để cho đến khi hết tình<br /> trạng xung huyết và phù nề sẽ giúp phẫu thuật<br /> dễ dàng hơn. Theo dõi những trường hợp có<br /> buồng trứng bị xoắn sau phẫu thuật thì vẫn<br /> giống với buồng trứng còn lại, và kết quả cũng<br /> giống trong các nghiên cứu khác. Do đó có bằng<br /> chứng có ý nghĩa trong việc ủng hộ tháo xoắn và<br /> bảo tồn buồng trứng mà không phụ thuộc vào<br /> tình trạng của buồng trứng trong lúc phẫu<br /> thuật(3).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Phẫu thuật bóc u nang lành tính có bảo tồn<br /> buồng trứng thì an toàn ở trẻ em. Điều này giúp<br /> trẻ bệnh có khả năng phát triển sinh dục bình<br /> thường và duy trì khả năng sinh sản sau này.<br /> Một số lo lắng trước đây về sự tái phát u, sự rơi<br /> vãi u, và khả năng hóa ác thì không có ý nghĩa<br /> trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng<br /> như trong các y văn trước đây.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> Campo S, Garcea N (1998). Laparoscopic conservative<br /> excision of ovarian dermoid cysts with and without an<br /> endobag. J Am Assoc Gynecol Laparosc; 5(2):165–170.<br /> Chapron C et al (1994). Treatment of ovarian dermoid cysts.<br /> Place and modalities of operative laparoscopy. Surg Endosc.;<br /> 8(9): 1092–1095.<br /> Jonathan SK et al (2009). Laparoscopic resection of benign<br /> ovarian tumours in children with gonadal preservation.<br /> Pediatr Surg Int; 25:251-254.<br /> Mais V et al (2003). No recurrence of mature ovarian<br /> teratomas after laparoscopic cystectomy. BJOG; 110(6): 624–<br /> 626.<br /> Shalev E et al (1998). Laparoscopic resection of ovarian benign<br /> cystic teratomas: experience with 84 cases. Hum Reprod.;13(7):<br /> 1810–1812.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br /> <br /> 265<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2