Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI NỐI TÁ TRÀNG -TÁ TRÀNG BÊN-BÊN<br />
Ở TRẺ SƠ SINH<br />
Trần Thanh Trí*, Chìu Kín Hầu*, Lê Tấn Sơn**, Hồ Trần Bản*, Trần Vĩnh Hậu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Teo tá tràng là một dị tật bẩm thông thường cần được mổ hở nối tá tràng - tá tràng bên - bên<br />
theo Kimura. Trong thời gian gần đây, một vài tác giả báo cáo việc ứng dụng phẫu thuật nội soi thành công<br />
trong thực hiện miệng nối này. Từ tháng 02/2011, chúng tôi bắt đầu tiến hành kỹ thuật này trong điều trị teo tá<br />
tràng.<br />
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Tất cả phẫu thuật được tiến hành qua ngã nội soi ổ bụng với dụng<br />
cụ 3 mm.<br />
Kết quả: Có hai bệnh nhân bị teo tá tràng 2 và 3 ngày tuổi được phẫu thuật. Cân nặng bệnh nhi lúc phẫu<br />
thuật: 2,7 kg và 2,3 kg. Cả hai trường hợp đều có dị tật tim bẩm sinh đi kèm. Trường hợp thứ hai có hội chứng<br />
Down. Thời gian phẫu thuật: 110 & 180 phút, thời gian bắt đầu cho ăn đường miệng: 2 và 3 ngày, thời gian bắt<br />
đầu cho ăn đường miệng hoàn toàn: 5 và 7 ngày. Không biến chứng trong và sau mổ.<br />
Kết luận: Phẫu thuật nội soi nối tá tràng-tá tràng bên-bên là kỹ thuật được thực hiện an toàn và thành<br />
công ở trẻ sơ sinh trong điều trị teo tá tràng.<br />
Từ khóa: Teo tá tràng, phẫu thuật nội soi, miệng nối tá tràng - tá tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC DUODENODUODENOSTOMY IN THE NEONATE<br />
Tran Thanh Tri, Chiu Kin Hau, Le Tan Son, Ho Tan Ban, Tran Vinh Hau<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 37 - 39<br />
Objectives: Duodenal atresia, a congenial anomaly, routinely has been corrected by laparotomy and<br />
duodenoduodenostomy. Recently some authors reported on the use of minimally invasive techniques to made this<br />
anastomsis. From 2011 we have approached laparoscopically 2 newborns with duodenal atresia.<br />
Methods: All procedures were done with 3-mm instruments and 5-mm scopes<br />
Results: There were 2 girls with duodeal atresia who were operated. One was 2 days, and another was 3<br />
days. Weight at operation day: 2.7 kg and 2.3 kg. All of them have cardiac anomalies. The second case have Down<br />
symdrom. Operative times: 110 & 180 minutes, time to initial feeding: 2 & 3 days, and time to full oral intake: 5<br />
& 7 days. There weren’t any complication intra and post-op.<br />
Conclusions: Laparoscopic duodenoduodenostomy safely and successfully in the neonate with excelent<br />
short-term outcome<br />
Key words: Duodenal atresia, laparoscopy, duodenoduodenostomy.<br />
bất toàn, ruột đôi, teo thực quản có dò thực<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
quản-khí quản, nhưng rất ít báo cáo về phẫu<br />
Phẫu thuật nội soi ngày càng được ứng<br />
thuật nội soi nối tá tràng-tá tràng bên-bên trong<br />
dụng nhiều ở trẻ em ngay cả ở trẻ sơ sinh trong<br />
điều trị teo tá tràng. Phẫu thuật mở bụng nối<br />
điều trị nhiều dị tật bẩm sinh khác nhau như<br />
tràng tràng-tá tràng bên-bên theo Kimura(6) được<br />
hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, ruột xoay<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 2<br />
**Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: Bs. Trần Thanh Trí ĐT: 0903851889<br />
Email: tran_khon@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
37<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
xem là phẫu thuật chuẩn trong điều trị teo tá<br />
tràng vì kết quả lâu dài rất tốt(1,4). Năm 2001, Bax<br />
N. M. và cộng sự lần đầu tiên báo cáo trường<br />
hợp đầu tiên nối tràng tràng-tá tràng bên-bên ở<br />
trẻ sơ sinh qua ngã nội soi trong điều trị teo tá<br />
tràng(2). Từ năm 2011, chúng tôi bắt đầu thực<br />
hiện kỹ thuật này.<br />
<br />
được xẻ dọc và miệng nối tá tràng-tá tràng bênbên theo Kimura được thực hiện với chỉ Viryl 5.0<br />
mũi rời, một lớp. Phần ruột còn lại được thám<br />
sát nhằm phát hiện bất thường.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Teo tá tràng là một dị tật bẩm thông thường<br />
cần được mổ hở nối tá tràng-tá tràng bên-bên<br />
theo Kimura. Trong thời gian gần đây, một vài<br />
tác giả báo cáo việc ứng dụng phẫu thuật nội soi<br />
thành công trong thực hiện miệng nối này. Từ<br />
tháng 02/ 2011, chúng tôi bắt đầu tiến hành kỹ<br />
thuật này trong điều trị teo tá tràng<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Từ tháng 02 năm 2011 đến tháng 3 năm<br />
2011. Hai trường hợp teo tá tràng ở đoạn D2<br />
được phẫu thuật nội soi nối tá tràng-tá tràng<br />
bên-bên theo Kimura. Cân nặng lúc phẫu thuật<br />
của các trường hợp lần lượt là 2,7 kg và 2,3 kg.<br />
Cả 2 trường hợp đều được chẩn đoán trước sanh<br />
với tiền căn mẹ đa ối và siêu âm trong thai kỳ.<br />
Trường hợp thứ nhất sanh đủ tháng – 40 tuần<br />
thai, trường hợp thứ hai non tháng – 36 tuần<br />
thai. Sau sanh, trường hợp thứ nhất được chẩn<br />
đoán dễ dàng với hình ảnh bóng đôi trên phim<br />
chụp bụng đứng không sửa soạn, trường hợp<br />
thứ hai cần chụp dạ dày tá tràng có cản quang<br />
để xác định chẩn đoán. Cả 2 trường hợp đều có<br />
dị tật tim bẩm sinh đi kèm. Trường hợp thứ hai<br />
có hội chứng Down.<br />
<br />
Thời gian phẫu thuật lần lượt là 110 và 180<br />
phút. Không có tai biến trong lúc mổ. Không<br />
phát hiện tắc ruột bên dưới kèm theo. Thời<br />
gian bắt đầu cho ăn đường miệng là 2 ngày và<br />
3 ngày. Thời gian cho ăn đường miệng hoàn<br />
toàn là 5 ngày và 7 ngày. Không phát hiện biến<br />
chứng sau mổ.<br />
<br />
Bệnh nhân nằm ngửa cuối bàn. Phẫu thuật<br />
viên chính đứng giữa hai chân bệnh nhi. Phẫu<br />
thuật viên phụ đứng bên trái phẫu thuật viên<br />
chính và dụng cụ viên đứng bên phải phẫu<br />
thuật viên chính. Đặt trocar 5 mm cạnh rốn, 3<br />
trocars 3 mm ngang rốn bên phải, dưới sườn trái<br />
và thuợng vị. Áp lực CO2 trong ổ bụng từ 6 đến<br />
8 mmHg. Lưu luợng CO2 từ 1-2 L/phút. Tá<br />
tràng được di động bởi thủ thuật Kocher, nơi tá<br />
tràng teo và túi cùng dưới sẽ dễ dàng tìm thấy.<br />
Túi cùng trên được xẻ ngang, túi cùng dưới<br />
<br />
38<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phẫu thuật nội soi ngày càng đuợc sử dụng<br />
nhiều trong điều trị các bệnh ở trẻ em và cả ở sơ<br />
sinh. Nhiều phẫu thuật viên tin rằng phẫu thuật<br />
nội soi mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân như<br />
nhanh hồi phục, thời gian nằm viện ngắn, ít đau,<br />
ít dính ruột và sẹo mổ đẹp hơn so với mổ hở(3).<br />
Trong phẫu thuật nội soi ổ bụng ở trẻ sơ sinh,<br />
các phẫu thuật viên e ngại những vấn đề như<br />
khoảng không để thao tác bị hạn chế và các cấu<br />
trúc có kích thước nhỏ rất khó quan sát. Tuy<br />
nhiên, trong trường hợp dị tật teo tá tràng<br />
không như vậy. Vị trí tắc ở đoạn D2 của tá tràng<br />
nên tất cả ruột còn lại đều nhỏ và xẹp. Vì vậy,<br />
khoảng không vẫn còn đủ để thực hiện các động<br />
tác cần thiết dù cho trẻ có cân nặng nhỏ hơn<br />
1500g(5,7). Với hệ thống nội soi mới, nhờ sự<br />
phóng đại của ống kính, việc quan sát các cấu<br />
trúc nhỏ trong ổ bụng bệnh nhi trở nên dễ dàng<br />
hơn rất nhiều và tạo điều kiện thuận lợi trong<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
việc thực hiện miệng nối.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Trong phẫu thuật nội soi nối tá tràng-tá<br />
tràng bên-bên, phẫu trường để thực hiện khá rõ<br />
ràng. Vì vậy, hầu như không cần phải chạm vào<br />
phần ruột còn lại như trong trường hợp mổ hở<br />
nên ruột nhanh chóng hoạt động trở lại. Như<br />
vậy, thời gian bắt đầu cho ăn, cho ăn hoàn toàn<br />
và thời gian nằm việc sẽ ngắn hơn so với mổ hở.<br />
Điều này được xác định qua báo cáo của Spilde<br />
T.L. và cộng sự(8).<br />
<br />
Phẫu thuật nội soi nối tá tràng-tá tràng bênbên là kỹ thuật được thực hiện an toàn và thành<br />
công ở trẻ sơ sinh trong điều trị teo tá tràng.<br />
<br />
Việc thực hiện khâu nối tá tràng-tá tràng<br />
bên-bên qua ngả nội soi đòi hỏi phẫu thuật viên<br />
cần khéo léo. Điều này sẽ cải thiện dần theo thời<br />
gian hoặc sử dụng U-clip như trường hợp của<br />
nhóm phẫu thuật viên tại Kansas, Mỹ mà kết<br />
quả vẫn tốt(5,8,9).<br />
Việc thám sát ruột qua ngả nội soi gặp khó<br />
khăn nếu đó là trường hợp teo ruột loại I. Tuy<br />
nhiên, tỷ lệ dị tật phối hợp này < 2% và cân nhắc<br />
những lợi ích mà phẫu thuật nội soi mang đến,<br />
các tác giả đều cho rằng phẫu thuật nội soi nối tá<br />
tràng-tá tràng bên-bên là kỹ thuật được thực<br />
hiện an toàn và hiệu quả ở trẻ sơ sinh trong điều<br />
trị teo tá tràng(7,8,9).<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Nhi<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Bailey VP, Thomas F. et al (1993). “Congenital duodenal<br />
obstruction: A 32 – year review”. Journal of pediatric surgery,<br />
1, pp. 92 – 95.<br />
Bax NM, (2001). “Laparoscopic duodenoduodenostomy for<br />
duodenal atresia”, Sug. Endosc., 15, pp. 217-219.<br />
Bax NM, (2005). “Laparoscopic surgery in infants and<br />
children”, Eur. J. Ped. Surgery, 15, pp. 319-24.<br />
Dalla Vecchia et al, (1998). “Intestinal atresia and stenosis: a<br />
25-year experience of 277 cases”, Arch Surg., 133, pp. 490-496.<br />
Kay S, Yoder S, Rothenberg S, (2009). “Laparoscopic<br />
duodenoduodenostomy in the neonate”, J Pediatric Surg, 44,<br />
pp. 906-908<br />
Kimura K, (1990). “Diamond-shaped anastomosis for<br />
duodenal atresia: an experience with 44 patients over 15<br />
year”, J Pediatric Surg, 25, pp. 977-978.<br />
Rothenberg<br />
SS,<br />
(2002).<br />
“Laparoscopic<br />
duodenoduodenostomy for duodenal obstruction in infant<br />
and children”, J. Pediatric Surg., 7, pp. 1088-1089.<br />
Spilde TL, (2008). “Open vs laparoscopic repair of congenital<br />
duodenal obstructions: a concurrent series”, J. Pediatric Surg.,<br />
pp. 1002-1005<br />
Valusek PA, (2007). “Laparoscopic duodenal atresia repair<br />
using surgical U-clips: a novel technique”, Surg Endosc., 21,<br />
pp. 1023-10<br />
<br />
39<br />
<br />