Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
PHẪU THUẬT NỘI SOI TẮC TÁ TRÀNG BẨM SINH<br />
Hồ Trần Bản*, Chìu Kín Hầu**, Trần Thanh Trí**, Trần Vĩnh Hậu**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích: khảo sát các hình thái lâm sàng và phẫu thuật nội soi tắc tá tràng bẩm sinh<br />
Số liệu và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu các trường hợp tắc tá tràng bẩm sinh được phẫu thuật nội<br />
soi ở bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 10 năm 2010.<br />
Kết quả: có hai bệnh nhân nữ bị tắc tá tràng do màng ngăn. Một trường hợp 15 tháng, trường hợp còn lại<br />
6 tuổi. Không có biến chứng sau phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật (90 &120 phút), thời gian hậu phẫu (4 & 7<br />
ngày), thời gian bắt đầu cho ăn đường miệng một phần (2 & 4 ngày), thời gian bắt đầu cho ăn đường miệng<br />
hoàn toàn (3 & 5 ngày).<br />
Kết luận: phẫu thuật nội soi là kỹ thuật tốt cho đánh giá và điều trị tắc tá tràng bẩm sinh.<br />
Từ khóa: tắc tá tràng, màng ngăn tá tràng, phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
LAPAROSCOPIC TREATMENT OF CONGENITAL DUODENAL OBSTRUCTION<br />
Ho Tran Ban, Chiu Kin Hau, Tran Thanh Tri, Tran Vinh Hau<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 371 - 375<br />
Purpose: to study the clinical features and the laparotomy of congenital duodenal obstruction (CDO).<br />
Materials and methods: from May 2010 to October 2010, two patients of congenital duodenal obstruction<br />
who underwent laparotomy at Children Hospital No2 HCMC were evaluated retrospectively.<br />
Results: there were 2 girls who had CDO due to a web. One was 8 months old, and another was 6 years old.<br />
There weren’t any complications. Operative times (90 & 120 minutes), the length of postoperative hospitalization<br />
(4 & 7 days), time to initial feeding (2 & 4 days), and time to full oral intake (3 & 5 days).<br />
Conclusion: laparoscopy provides an excellent way to evaluate and treat CDO.<br />
Key words: duodenal obstruction, duodenal web, laparoscopy, duodenoduodenostomy.<br />
tràng hình kim cương mô tả bởi Kimura vào<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
năm 1990(5) đã trở thành tiêu chuẩn.<br />
Tắc tá tràng là dị tật bẩm sinh đường tiêu<br />
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu có những đột<br />
hóa với tỉ lệ 1/6000 trẻ sinh ra và thường kết hợp<br />
phá trong trong vòng 20 năm qua đã đưa đến<br />
với dị tật tim, hội chứng Down và các dị tật tiêu<br />
một phương pháp tiếp cận mới trong việc điều<br />
hóa khác(3).<br />
trị các trường hợp tắc tá tràng. Hiện nay đã có<br />
Trong vài thập niên qua, với tiến bộ của gây<br />
những báo cáo riêng lẽ kỹ thuật này ở các<br />
mê, hồi sức sơ sinh, dinh dưỡng và việc điều trị<br />
trung tâm trên thế giới. Tại Việt Nam chưa có<br />
tốt các dị tật bẩm sinh đi kèm nên tỉ lệ tử vong<br />
bất kỳ báo cáo nào hay nghiên cứu nào về<br />
đã giảm xuống còn 5 – 10%. Những trường hợp<br />
phẫu thuật điều trị teo và hẹp tá tràng qua nội<br />
tử vong thường do các bất thường liên quan –<br />
soi ổ bụng dù rằng các bệnh viện nhi lớn trong<br />
chủ yếu là dị tật tim(3,8).<br />
cả nước đã bắt đầu tiến hành kỹ thuật trên<br />
Nhiều kỹ thuật khác nhau đã được thực hiện<br />
trong thời gian gần đây.<br />
để sửa chữa tắc tá tràng, nhưng miệng nối tá tá<br />
* Bộ Môn Ngọai Nhi - ĐHYD TpHCM ** Bệnh viện Nhi Đồng 2<br />
Địa chỉ liên hệ: Bs Trần Thanh Trí<br />
ĐT: (+84-8) 919443454<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Email: tran khon@yahoo.com<br />
<br />
371<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Chính vì lẽ đó, trong bài báo này, chúng tôi<br />
muốn chia sẽ kinh nghiệm phẫu thuật nội soi<br />
trong điều trị tắc tá tràng bẩm sinh ở bệnh viện<br />
Nhi Đồng 2.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Tất cả các trường hợp tắc tá tràng bẩm sinh<br />
được điều trị phẫu thuật nội soi từ tháng 5<br />
năm 2010 đến tháng 10 năm 2010 tại bệnh viện<br />
Nhi Đồng 2.<br />
<br />
Thám sát ruột bên dưới miệng nối. Lưu ống<br />
thông dạ dày.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ 5/2010 đến 10/2010, hai trường hợp tắc tá<br />
tràng được phẫu thuật nội soi.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Tắc tá tràng do nguyên nhân bên ngoài<br />
Tắc tá tràng không do nguyên nhân bẩm<br />
sinh<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
Bệnh nhân được gây mê nội khí quản, nằm<br />
ngữa ở cuối bàn mổ, được thông dạ dày và<br />
thông tiểu.<br />
Sát trùng da bụng.<br />
Phẫu thuật viên chính đứng phía chân bệnh<br />
nhi. Phẫu thuật viên phụ đứng bên trái phẫu<br />
thuật viên chính. Dụng cụ viên đứng bên phải<br />
phẫu thuật viên chính. Màn hình ở phía đầu và<br />
bên phải bệnh nhi.<br />
Đặt một trocar 6 mm tại rốn, bơm CO2 được<br />
làm ấm với lưu lượng 1 lít/phút với áp lực trong<br />
ổ bụng 8-10 mmHg đối với trẻ sơ sinh và 2-4<br />
lít/phút và 10-12 mmHg đối với trẻ nhũ nhi và<br />
trẻ lớn. Đặt thêm 3 trocar tại các vị trí dưới mũi<br />
ức và ngang rốn trái và phải. Sử dụng dụng cụ<br />
2.8mm để tiến hành thám sát, bóc tách và làm<br />
miệng nối.<br />
Trường hợp teo tá tràng: miệng nối tá – tá<br />
tràng bên – bên theo Kimura với các nút chỉ<br />
đuợc thực hiện bên trong cơ thể bằng vicryl 5.0<br />
mũi rời 1 lớp.<br />
<br />
372<br />
<br />
Trường hợp tắc tá tràng do màng ngăn:<br />
mở tá tràng chỗ vị trí tắc nghẽn. Màng ngăn tá<br />
tràng có thể được cắt bỏ qua một đường cắt<br />
dọc băng ngang qua vùng bị tắc. Đường cắt<br />
dọc được khâu ngang bằng vicryl 5.0 mũi rời 1<br />
lớp nhằm làm rộng miệng nối và ngăn ngừa<br />
hẹp miệng nối.<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm các trường hợp lâm sàng<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
<br />
Trường hợp 1<br />
15 tháng<br />
Nữ<br />
<br />
Lý do nhập viện<br />
<br />
Nôn<br />
<br />
Tiền sử<br />
<br />
Không<br />
<br />
Dị tật kết hợp<br />
<br />
Không<br />
<br />
Lâm sàng<br />
<br />
Nôn, khóc cơn<br />
trong 3 ngày<br />
<br />
Siêu âm<br />
<br />
Dạ dày dãn<br />
<br />
X quang bụng không<br />
sửa soạn &<br />
X quang đường tiêu<br />
hóa trên cản quang<br />
Thời gian phẫu thuật<br />
Thời gian bắt đầu<br />
cho ăn đường<br />
miệng một phần<br />
Thời gian bắt đầu<br />
nuôi ăn đường<br />
miệng hoàn toàn<br />
Biến chứng<br />
Thời gian nằm viện<br />
sau phẫu thuật<br />
<br />
Trường hợp 2<br />
6 tuổi<br />
Nữ<br />
Co cứng tay<br />
chân<br />
Nôn kéo dài từ<br />
lúc sinh<br />
Hội chứng<br />
Down<br />
Nôn, bàn tay<br />
đỡ đẻ, duỗi<br />
cứng hai chân<br />
Bán tắc tá tràng<br />
do màng ngăn<br />
có lỗ thong<br />
<br />
Bán tắc tá tràng<br />
do màng ngăn có<br />
lỗ thông<br />
<br />
Bán tắc tá tràng<br />
do màng ngăn<br />
có lỗ thong<br />
<br />
90 phút<br />
<br />
120 phút<br />
<br />
2 ngày<br />
<br />
4 ngày<br />
<br />
3 ngày<br />
<br />
5 ngày<br />
<br />
Không<br />
<br />
Không<br />
<br />
4 ngày<br />
<br />
7 ngày<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Hình 1: X quang đường tiêu hóa trên cản quang cho<br />
thấy hình ảnh dãn dạ dày, phần đầu tá tràng và có ít<br />
thuốc cản quang ở đoạn ruột bên dưới (trường hợp 2)<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Lâm sàng<br />
Hiện nay trong y văn ghi nhận chỉ có<br />
khoảng 100 trường hợp tắc tá tràng do màng<br />
ngăn có lỗ thông. Màng ngăn nằm ở đoạn D2 tá<br />
tràng chiếm 85 - 90% trong dị tật có màng<br />
ngăn(6).<br />
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích<br />
dị tật này. Trong đó giả thuyết về teo ruột của<br />
Tandler được thừa nhận nhiều nhất, giới thiệu<br />
vào năm 1900. Tá tràng nguyên thủy là một ống<br />
rỗng. Từ tuần thứ tư của thai kỳ, các nút liên bào<br />
phát triển mạnh làm tá tràng trở thành ống đặc.<br />
Từ tuần thứ tám đến tuần thứ mười, xảy ra quá<br />
trình không bào hóa. Khi đó, khối liên bào bít nút<br />
hình thành các xoang rỗng dẫn đến các xoang<br />
rỗng này thông nối với nhau, làm tá tràng thông<br />
trở lại. Một khiếm khuyết nào đó, ở thời kỳ này sẽ<br />
gây ra màng ngăn tá tràng(11).<br />
Phần lớn, bệnh nhân không có triệu chứng<br />
hay biểu hiện không đặc hiệu nên trong một số<br />
trường hợp việc chẩn đoán bị hoãn đến tuổi<br />
trưởng thành. Trường hợp đầu của chúng tôi,<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 2: Miệng nối tá tá tràng hoàn thành (trường hợp<br />
1)<br />
<br />
chỉ xuất hiện nôn lúc 1 tuổi với chẩn đoán<br />
nhập viện là lồng ruột. Trường hợp thứ hai,<br />
phát hiện lúc 6 tuổi, nhập viện vì co giật sau<br />
nôn kéo dài. Nôn nhiều làm bệnh nhận bị mất<br />
nước và nhiễm kiềm.<br />
Nôn, trướng bụng thường là lý do nhập<br />
viện. Bệnh nhân thường “khó chịu” vùng<br />
thượng vị, hạ sườn phải và quanh. Tình trạng<br />
này nặng hơn khi ăn uống và dễ chịu hơn sau<br />
khi nôn, ợ hơi hay một tư thế cố định(6,7).<br />
Hình ảnh 2 bóng hơi duy nhất trong ổ bụng<br />
là dấu hiệu đặc thù của teo tá tràng. Những<br />
trường hợp tắc tá tràng không hoàn toàn ngoài<br />
dấu bóng đôi được mô tả ở trên còn có thể thấy<br />
một ít hơi ở các quai ruột bên dưới, chỉ với phim<br />
chụp bụng thẳng không chuẩn bị khó có thể xác<br />
định được chẩn đoán. Lúc này cần đến phim<br />
chụp dạ dày tá tràng có cản quang(2).<br />
<br />
Phẫu thuật nội soi<br />
Trước đây, nhiều nhà lâm sàng cho rằng trẻ<br />
em ổ bụng nhỏ nên khó thao tác. Tuy nhiên, với<br />
sự phát triển của đèn soi và dụng cụ nhỏ và<br />
quan trọng là thao tác nhẹ, khéo léo trong khi<br />
phẫu tích, thực hiện miệng nối làm tăng khả<br />
<br />
373<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
năng quan sát phẫu trường. Các quai ruột<br />
trướng hơi trong các trường hợp tắc nghẽn<br />
đường tiêu hóa làm hạn chế phẫu trường rất<br />
nhiều nhưng không phải là trong trường hợp tắc<br />
tá tràng. Toàn bộ ruột non và ruột già được giải<br />
áp nên có thể quan sát đầu gần của tá tràng(4,9).<br />
Bax là người đầu tiên thực hiện nội soi nối tá<br />
tá tràng theo Kimura trong trường hợp teo tá<br />
tràng vào năm 2001(1).<br />
Vào năm 2002, Rothenberg thực hiện cắt<br />
màng ngăn tá tràng qua nội soi ở một trường<br />
hợp sơ sinh(9).<br />
Phẫu thuật kinh điển là mở bụng đường<br />
dưới hạ sườn phải. Mở tá tràng chỗ vị trí tắc<br />
nghẽn. Màng ngăn tá tràng có thể được cắt bỏ<br />
qua một đường mổ dọc băng ngang qua vùng bị<br />
tắc. Cần phải cẩn thận khi cắt màng ngăn vì<br />
bóng Vater thường đổ vào trên màng ngăn này,<br />
nên phải đảm bảo thấy rõ bóng Vater trong suốt<br />
quá trình phẫu thuật, bằng cách ta ép vào túi<br />
mật sẽ thấy rõ tia mật phun qua bóng Vater.<br />
Đường cắt dọc được đóng ngang với chỉ vicryl<br />
4-0 hoặc 5-0 nhằm làm rộng miệng nối và ngăn<br />
ngừa chít hẹp miệng nối. Nếu nghi ngờ màng<br />
ngăn dạng túi gió, trong trường hợp này niêm<br />
mạc màng ngăn có thể kéo dài hơn vài phân so<br />
với gốc của nó, ta đặt một ống thông dạ dày, đẩy<br />
căng màng ngăn sẽ tạo nên chỗ lõm vào trên<br />
thành tá tràng, đó chính là điểm xuất phát của<br />
màng ngăn. Nhưng phương pháp xén màng<br />
ngăn là một phương pháp tương đối nguy hiểm,<br />
nó có nguy cơ gây tổn thương ống mật hoặc<br />
bóng Vater vốn không bình thường ở những<br />
bệnh nhân này.<br />
Trong phẫu thuật nội soi, do có thể điều<br />
chỉnh đèn soi sát vị trí cần thao tác nên có ba<br />
thuận lợi quan trọng là quan sát tốt vị trí tắc<br />
nghẽn, tránh tốn thương bóng Vater và dễ dàng<br />
thực hiện miệng nối, nhất là mặt sau khó quan<br />
sát trong phẫu thuật mở.<br />
<br />
374<br />
<br />
Ngoài ra, lợi ích của phẫu thuật nội soi bao<br />
gồm thời gian nằm viện ngắn hơn, ít đau hơn,<br />
thẩm mỹ hơn và ít gây dính ruột so với phẫu<br />
thuật mở.<br />
Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi có những hạn<br />
chế là khó kiểm soát tình trạng teo ruột bên dưới<br />
– do khó thực hiện nghiệm pháp Webb như<br />
trong phẫu thuật mở để đánh giá sự thông<br />
thương của ruột. Chúng tôi chỉ có thể quan sát<br />
dọc chiều dài ruột, xem ruột có liên tục hay<br />
chênh lệch khẩu kính không. Nhưng nhiều<br />
nghiên cứu cho rằng tắc nghẽn bên dưới tá tràng<br />
chỉ nhỏ hơn 2% trường hợp.<br />
Mở thông dạ dày nhằm dẫn lưu giảm áp hậu<br />
phẫu đang được thảo luận. Một số phẫu thuật<br />
viên cho rằng nó thật sự cần thiết cho những trẻ<br />
đẻ non, ngược lại một số tác giả khác cho rằng chỉ<br />
cần đặt một thông dạ dày hoặc đặt ống thông dạ<br />
dày rồi luồn qua miệng nối để có thể nuôi ăn sớm<br />
48 giờ sau phẫu thuật(10). Cả hai trường hợp của<br />
chúng tôi chỉ cần đặt thông dạ dày.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Phẫu thuật nội soi là kỹ thuật tốt cho đánh<br />
giá và điều trị tắc tá tràng bẩm sinh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Bax N M (2001), “Laparoscopic duodenoduodenostomy for<br />
duodenal atresia ”, Sug Endosc, 15, pp. 217 - 219.<br />
Daniel von Allmen (2003), “Duodenal atresia”, Surgical<br />
Directives: Pediatric Surgery, Lippincott Williams & Wilkins,<br />
USA, pp 273-275<br />
Grosfeld JL, Rescorla FJ (1993), “Duodenal atresia and<br />
stenosis: reassessment of treatment and outcome based on<br />
antenatal diagnosis, pathologic variance, and long-term<br />
follow-up”, World J Surg, 17, pp 301 - 9.<br />
Kay S, Yoder S, Rothenberg S, (2009), “Laparoscopic<br />
duodenoduodenostomy in the neonate”, J Pediatr Surg, 44 (5),<br />
pp 906 - 8.<br />
Kimura K (1990), ”Diamond-shaped anastomosis for<br />
duodenal atresia: an experience with 44 patients over 15<br />
years”, J Pediatr Surg, 25, pp 977 - 8.<br />
Mahajan SK (2004), ”Duodenal diverticulum: Review of<br />
Literature”, Indian J Surg, 66, pp 1450 - 1453<br />
Melek M, Edirne YE (2008), ”Two cases of duodenal<br />
obstruction due to a congenital web”, World J Gastroenterol,<br />
14(8), pp 1305 - 7.<br />
Murshed R, Nicholls G, Spitz L (1999), ”Intrinsic duodenal<br />
obstruction: trends in management and outcome over 45<br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản Và Bà Mẹ - Trẻ Em<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
years (1951-1995) with relevance to prenatal counselling”, Br J<br />
Obstet Gynecol, pp 1197 - 9.<br />
Rothenberg SS (2002), ”Laparoscopic duodenoduodenostomy<br />
for duodenal obstruction in infants and children”, J Pediatr<br />
Surg, Jul, 37 (7), pp 1088 - 9.<br />
Spilde TL, St Peter SD, Keckler SJ, Holcomb GW 3rd, Snyder<br />
CL, Ostlie DJ (2008), ”Open vs laparoscopic repair of<br />
<br />
Ngọai Nhi<br />
<br />
11.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
congenital duodenal obstructions: a concurrent series”, J<br />
Pediatr Surg, Jun, 43(6), pp 1002 - 5.<br />
Tandler J. Zur Entwicklungsgeschichte des Menschlichen<br />
(1900), ”Duodenums im frühen Embryonal Stadium”,<br />
Gegenhaur Morphol Jahrbuch, 29, pp 187<br />
<br />
375<br />
<br />