Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI <br />
TRONG ĐIỀU TRỊ TẮC RUỘT DO DÍNH SAU MỔ <br />
Nguyễn Văn Hải**, Nguyễn Trung Tín**, Nguyễn Hoàng Bắc**, Lê Quan Anh Tuấn**, Lê Huy Lưu**, <br />
Nguyễn Hồng Sơn** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Mô tả những kết quả của gỡ dính ruột qua nội soi trong điều trị tắc ruột do dính sau mổ <br />
(TRDDSM) và xác lập những chỉ định áp dụng nó. <br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu ở 2 bệnh viện: Nhân dân Gia định và Đại học Y Dược TP.Hồ Chí <br />
Minh. Chẩn đoán TRDDSM trước mổ dựa trên lâm sàng, hình ảnh và rồi được xác chuẩn bằng những dấu hiệu <br />
trong mổ. Bệnh nhân (BN) được theo dõi đến 30 ngày sau mổ. Kết cục chính của nghiên cứu là tỉ lệ thành công <br />
của gỡ dính ruột nội soi, tỉ lệ tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ. <br />
Kết quả: Có 81 BN trong nghiên cứu. Tuổi trung bình là 42 ± 16 tuổi. 93,8% BN có tiền sử mổ bụng ≤ 2 <br />
lần. 96,2% BN có bụng trướng ít hay vừa. 69,1% BN có đường kính ruột dãn trên X quang ≤ 4cm. Tỉ lệ thành <br />
công của gỡ dính ruột qua nội soi là 88,9% (bao gồm gỡ dính nội soi hoàn hoàn và nội soi hỗ trợ). Chuyển mổ mở <br />
11,1%. Có 8 biến chứng thủng ruột trong mổ (9,9%). Tỉ lệ tử vong là 1,4%. Thời gian mổ trung bình ở nhóm <br />
gỡ dính nội soi hoàn toàn là 80 phút, ở nhóm gỡ dính nội soi hỗ trợ là 134 phút. Thời gian có trung tiện lại trung <br />
bình ở nhóm nội soi hoàn toàn là 33 giờ, ở nhóm nội soi hỗ trợ là 47 giờ. Nằm viện trung bình khoảng 4 ngày. <br />
Kết luận: Gỡ dính ruột qua nội soi tỏ ra an toàn và hiệu quả trong điều trị TRDDSM sau mổ ở những <br />
trường hợp được chọn lựa. <br />
Từ khóa: Tắc ruột do dính, Phẫu thuật nội soi, Gỡ dính ruột. <br />
<br />
ABSTRACT <br />
USING LAPAROSCOPIC SURGERY IN TREATMENT <br />
OF POSTOPERATIVE ADHESIVE INTESTINAL OBSTRUCTION <br />
Nguyen Van Hai, Nguyen Trung Tin, Nguyen Hoang Bac, Le Quan Anh Tuan, Le Huy Luu, <br />
Nguyen Hong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 6 ‐ 2013: 157 ‐ 165 <br />
Aims: To describe the early results of laparoscopic adhesiolysis in treatment of postoperative adhesive <br />
intestinal obstruction and to withdraw the indications for using it. <br />
Methods: This is prospective study performing at Gia đinh’s People hospital and University Medical <br />
hospital beween 3/ 2009 and 6/2012. Diagnosis of adhesive small bowel obstruction (SBO) was preoperatively <br />
based on clinical and imaging features and then was confirmed by operative findings. Patients were followed up <br />
for 30 days after operation.The main outcomes of study were successful rate of laparoscopic adhesiolysis, rate of <br />
intra‐ and post‐operative complications. <br />
Results: There were 81 patients (pts) in the study. The mean age was 42 ± 16 years. 93.8% of pts had <br />
number of previous laparotomies ≤ 2. 96.2% of pts had mild or moderate abdominal distention. Abdominal film <br />
showing dilatation of small bowel ≤ 4cm in 69.1% of pts. The successful rate of laparoscopic adhesiolysis was <br />
88.9% (including total laparoscopic and laparoscopic‐assisted). Conversion rate to open procedure was 11.1%. <br />
* Khoa Ngoại Tiêu hóa ‐ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định <br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Văn Hải ĐT : 0903.602.989 <br />
<br />
Email : bsvanhai@yahoo.com <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
157<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
There was 8 (9.9%) intraoperative bowel perforations. Mortality was 1.4%. The mean time of operation were 80 <br />
minutes for total laparoscopic group and 134 minutes for laparoscopic‐assisted group. The mean time to have first <br />
bowel movement were 33 hours for total laparoscopic group and 47 hours for laparoscopic‐assisted group. The <br />
mean hospital stay was 4 days. <br />
Conclusion: Laparoscopic adhesiolysis is safe and effective in treatment of postoperative adhesive intestinal <br />
obstruction provided that the patients are selected carefully. <br />
Keywords: Adhesive intestinal obstruction, Laparoscopic surgery, Adhesiolysis. <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
Dính ruột sau mổ là nguyên nhân của 60%‐<br />
80% trường hợp tắc ruột cơ học(3,7,10). Điều trị <br />
kinh điển tắc ruột do dính sau mổ (TRDDSM) là <br />
mổ mở sau khi điều trị bảo tồn không cải thiện <br />
hay có diễn tiến viêm phúc mạc hay hoại tử <br />
ruột. Điều đáng nói là càng mổ lại, nguy cơ tắc <br />
ruột do dính về sau càng tăng, ước đoán có <br />
khoảng 30% trường hợp TRDDSM phải mổ lại <br />
trong tương lai vì tắc ruột tái phát. <br />
Năm 1991, Bastug lần đầu tiên phẫu thuật <br />
nội soi (PTNS) điều trị thành công một trường <br />
hợp tắc ruột do dây dính. Về sau, với những tiến <br />
bộ của trang thiết bị và sự thuần thục trong kỹ <br />
thuật mổ qua nội soi, đã có nhiều công trình <br />
nghiên cứu trên thế giới chứng minh những lợi <br />
ích của điều trị TRDDSM bằng PTNS như: hồi <br />
phục nhanh, nằm viện ngắn, ít biến chứng sau <br />
mổ...Tuy vậy, PTNS điều trị TRDDSM luôn có <br />
những thử thách và khó khăn nhất định nên tỉ lệ <br />
thành công rất thay đổi, tùy thuộc cách chọn <br />
bệnh, mức độ tổn thương và tay nghề của phẫu <br />
thuật viên. <br />
Ở nước ta, gỡ dính ruột qua nội soi để điều <br />
trị TRDDSM cũng đã được áp dụng ở một số <br />
bệnh viện có trang bị và phẫu thuật viên nội soi. <br />
Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ thành công, <br />
tai biến, biến chứng của PTNS trong điều trị <br />
TRDDSM và xác lập các tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
TRDDSM để áp dụng gỡ dính ruột qua nội soi. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Bệnh nhân (BN) bị TRDDSM có chỉ định mổ. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu tiến cứu mô tả, đa trung tâm. <br />
<br />
158<br />
<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu <br />
Từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2012, tại Bệnh <br />
viện Nhân dân Gia định và Bệnh viện Đại học Y‐<br />
Dược TP.Hồ Chí Minh. <br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh bước đầu <br />
‐ Tất cả các trường hợp (t.h) TRDDSM được <br />
chẩn đoán căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, X <br />
quang và/hoặc CT bụng. <br />
‐ Tiền sử mổ bụng: ưu tiên chọn những bệnh <br />
nhân có tiền sử mổ bụng từ 2 lần trở lại, không <br />
kể loại phẫu thuật trước đó. <br />
‐ Tình trạng bụng: ưu tiên chọn những bệnh <br />
nhân TRDDSM có bụng trướng ít hay vừa, <br />
không có dấu hiệu viêm phúc mạc. <br />
‐ Không có các chống chỉ định của phẫu <br />
thuật nội soi ổ bụng: suy hô hấp, bệnh tim phổi <br />
nặng, tụt huyết áp, rối loạn đông máu.... <br />
‐ Đồng ý ký cam kết mổ sau khi nghe bác sĩ <br />
giải thích. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
‐ Các trường hợp TRDDSM của bệnh viện <br />
mà lần mổ trước đó ghi nhận dính chặt, phức <br />
tạp. <br />
‐ Tiền sử mổ bụng > 4 lần. <br />
<br />
Phương pháp thực hiện gỡ dính ruột qua nội <br />
soi <br />
‐ Chuẩn bị trước mổ giống như cho mổ mở <br />
gỡ dính ruột. Tất cả bệnh nhân được mổ với <br />
phương pháp vô cảm là gây mê toàn thân. <br />
‐ Vào trocar đầu tiên 10mm theo kiểu hở, vị <br />
trí ở xa vết mổ cũ. Vị trí trocar này cũng thường <br />
là vị trí của ống soi. Sau khi đặt được trocar cho <br />
ống soi, bơm CO2 để tạo phẫu trường, quan sát <br />
đánh giá sơ bộ tổn thương dính và chọn vị trí để <br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ BV. Nhân Dân Gia Định năm 2013 <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 6 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đặt tiếp 2 trocar 5mm dưới sự quan sát trực tiếp. <br />
<br />
chỉ 1 quai, màng dính lỏng lẻo, dễ gỡ. <br />
<br />
‐ Tìm góc hồi manh tràng trước, từ đó thám <br />
sát ngược từ ruột xẹp đến ruột dãn, xác định vị <br />
trí tắc, kiểu tắc (bít hay thắt) và đánh giá tưới <br />
máu của ruột tắc. Nếu thấy ruột tắc đã hoại tử <br />
hay thủng thì chuyển mổ mở ngay. Nếu ruột <br />
chưa hoại tử, thực hiện gỡ dính ruột qua nội soi. <br />
Gọi là gỡ được chỗ dính gây tắc khi thấy dịch và <br />
hơi phía trên chỗ tắc bắt đầu lưu thông lại dễ <br />
dàng qua ruột xẹp dưới chỗ tắc. <br />
<br />
‐ Dính nhiều nhưng lỏng lẻo khi dính ruột <br />
lên thành bụng hơn 1 chỗ hay dính ruột với <br />
nhau hơn 1 quai, màng dính mỏng hay dày <br />
nhưng còn khoảng lỏng lẻo để cắt gỡ dính. <br />
<br />
‐ Kiểm tra lại các chỗ gỡ dính ruột. Nếu có <br />
tổn thương ruột nhỏ, gọn, có thể khâu qua nội <br />
soi. Nếu thủng ruột có nguy cơ dây nhiễm nhiều <br />
thì chuyển mổ mở. <br />
<br />
Trong đánh giá kết quả sớm sau mổ, chúng <br />
tôi chia làm 3 nhóm để dễ thống kê và so sánh <br />
kết quả: <br />
<br />
‐ Sau mổ, tiếp tục bồi hoàn nước – điện giải, <br />
khám hàng ngày đánh giá tình trạng toàn thân <br />
và tại chỗ, có thể cho thuốc tăng nhu động ruột <br />
(Primperan, Neostigmin) ngay từ sau mổ, cho <br />
bệnh nhân xoay trở vận động sớm ngay trong <br />
ngày hậu phẫu 1. Ống Levin được rút khi bụng <br />
bớt trướng, nghe có nhu động ruột lại nhiều cho <br />
dù chưa có trung tiện. Tùy theo tình trạng bụng, <br />
cho uống lại trước hay sau khi có trung tiện. Cho <br />
BN ra viện khi không có biến chứng sớm và đã <br />
hoàn toàn hồi phục lưu thông ruột. Hẹn tái <br />
khám 1 tuần, 2 tuần và 4 tuần sau ra viện. Sau <br />
thời gian đó, hẹn tái khám bất cứ lúc nào đau <br />
bụng lại. <br />
<br />
Thu thập và xử lý số liệu <br />
Số liệu được thu thập theo biểu mẫu chung, <br />
tập trung vào các yếu tố sau: số lần và loại mổ <br />
bụng trước (cả mổ mở và nội soi), đặc điểm lâm <br />
sàng (đau bụng, bí trung đại tiện, nôn ói, thời <br />
gian từ lúc có triệu chứng ban đầu đến lúc mổ), <br />
dấu hiệu X quang hay CT, số trocar sử dụng, <br />
đặc điểm thương tổn trong mổ, tai biến trong <br />
mổ, biến chứng sau mổ, diễn tiến hồi phục sau <br />
mổ (gồm thời gian có trung tiện lại, mang Levin <br />
sau mổ, ăn uống lại, nằm viện sau mổ). <br />
Về mức độ dính, chúng tôi chia làm 3 mức <br />
độ để dễ thống kê: <br />
‐ Dính ít khi dây dính đơn độc, dính ruột <br />
lên thành bụng chỉ 1 chỗ hay dính ruột với nhau <br />
<br />
‐ Dính nhiều và chặt khi dính ruột lên <br />
thành bụng hơn 1 chỗ hay dính ruột với nhau <br />
hơn 1 quai, màng dính dày, chặt, không còn <br />
khoảng lỏng lẻo giữa ruột và thành bụng hay <br />
giữa các thành ruột với nhau để cắt gỡ dính. <br />
<br />
‐ Gỡ dính ruột qua nội soi hoàn toàn khi <br />
thực hiện được gỡ dính cũng như xử trí các tai <br />
biến, biến chứng trong mổ hoàn toàn qua nội <br />
soi. <br />
‐ Gỡ dính ruột qua nội soi hỗ trợ khi phải <br />
phối hợp mổ mở nhỏ (đường mổ 4cm. <br />
<br />
Thương tổn trong mổ <br />
Thương tổn gây tắc dạng dây dính gặp ở 33 <br />
t.h (40,7%), dạng dính lên vết mổ hay thành <br />
bụng ngoài vết mổ gặp ở 29 t.h (35,8%), dạng <br />
dính các quai ruột với nhau gặp ở 19 t.h (23,5%). <br />
Về mức độ dính, 37 t.h (45,7%) dính ít, 37 t.h <br />
(45%) dính nhiều nhưng lỏng lẻo, 10 t.h (12,3%) <br />
dính nhiều và chặt. <br />
<br />
Thời gian mổ <br />
Thời gian mổ trung bình ở nhóm gỡ dính <br />
qua nội soi hoàn toàn là 79,9 43,3 phút, ở nhóm <br />
gỡ dính qua nội soi hỗ trợ là 134,2 ± 40,5 phút, ở <br />
nhóm chuyển mổ mở là 136,7 ± 58,1 phút. <br />
<br />
Thành công và biến chứng, tử vong <br />
Bảng 6. Khảo sát liên quan một số yếu tố đến thành <br />
công của gỡ dính ruột nội soi <br />
Thất bại Thành công<br />
p<br />
Tiền sử<br />
≤ 2 lần<br />
8<br />
68<br />
0,4539<br />
mổ bụng<br />
> 2 lần<br />
1<br />
4<br />
Trướng<br />
không hay ít<br />
8<br />
52<br />
0,4339<br />
bụng<br />
vừa hay nhiều<br />
1<br />
20<br />
Đường<br />
≤ 4cm<br />
5<br />
51<br />
0,4471<br />
kính ruột<br />
> 4cm<br />
4<br />
21<br />
Kiểu dính<br />
0,0753<br />
dây dính<br />
1<br />
32<br />
dính thành bụng hay<br />
các quai ruột với nhau<br />
Mức độ dính :<br />
dính ít hay dính nhiều<br />
nhưng lỏng lẻo<br />
dính nhiều và chặt<br />
<br />
8<br />
<br />
40<br />
<br />
5<br />
<br />
66<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
0,0115<br />
<br />
Trong 81 t.h, gỡ dính ruột được thực hiện <br />
hoàn toàn qua nội soi ở 66 t.h (81,5%). Có 6 t.h <br />
(7,4%) phải kết hợp mổ mở nhỏ