Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT KHỐI U MŨI XOANG XÂM LẤN SÀN SỌ<br />
TRƯỚC QUA NỘI SOI<br />
Trần Minh Trường**, Trần Phan Chung Thủy*, Nguyễn Hữu Dũng**, Nguyễn Quảng Đại*, Ngô Văn Công*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi để lấy bỏ khối u mũi xoang xâm lấn sàn sọ<br />
trước.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca. Khảo sát các triệu chứng lâm sàng, mô bệnh<br />
học và mô tả kỹ thuật lấy bỏ u qua nội soi mũi.<br />
Kết quả: từ 09/ 2009 – 2/ 2011, có 9 trường hợp được phẫu thuật lấy bỏ u xâm lấn sàn sọ trước qua nội soi<br />
tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Chợ Rẫy. Tình trạng bệnh được cải thiện, không có biến chứng.<br />
Kết luận: phẫu thuật nội soi lấy u mũi xoang xâm lấn vùng sàn sọ trước là phẫu thuật ít xâm lấn, giúp<br />
quan sát rõ phẫu trường, lấy được toàn bộ khối u cũng như giúp bảo tồn các chức năng của mũi xoang.<br />
Từ khóa: sàn sọ trước, u hốc mũi.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE INITIAL ENDOSCOPIC SURGERY FOR SINONASAL TUMORS INVADE INTO ANTERIOR<br />
SKULL BASE<br />
Tran Minh Truong, Tran Phan Chung Thuy, Nguyen Huu Dung, Nguyen Quang Dai, Ngo Van Cong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011:81 - 85<br />
Objectives: Application of endoscopic surgery to remove tumors of the nose and paranasal sinuses invading<br />
the anterior skull base.<br />
Materials and Methods: Case series study. To investigate clinical symptoms, histology and describe the<br />
techniques of endoscopic surgery to remove the anterior skull base tumors.<br />
Results: From Sep, 2009 until Feb, 2011; 9 patients were examined and performed endoscopic surgery to<br />
remove tumors of the anterior skull base at ENT Department of Cho Ray Hospital. Using endoscopic surgery,<br />
totally removal of anterior skull base tumors was performed successfully.<br />
Conclusion: The endoscopic surgery removal of tumors of the nose and paranasal sinuses invading anterior<br />
skull base is a minimal invasive technique, which has clear visualization. In some circumstances, this technique<br />
can preserve the functions of the nose and paranasal sinuses.<br />
Key words: anterior skull base, nose neoplasms.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các khối u mũi xoang xâm lấn sàn sọ trước<br />
là bệnh lý ít phổ biến. Trước đây các khối u mũi<br />
xoang xâm lấn sàn sọ trước thường được phẫu<br />
thuật bởi các phẫu thuật viên tai mũi họng hoặc<br />
kết hợp giữa tai mũi họng và ngoại thần kinh.<br />
Một số đường mổ kinh điển của tai mũi họng để<br />
<br />
lấy khối u mũi xoang xấm lấn sàn sọ như là<br />
đường cạnh mũi, Weber – Furgussion, Facial<br />
Degloving, Cald- Well Luc...<br />
Từ khi phẫu thuật nội soi ra đời ở những<br />
thập niên 70, phẫu thuật nội soi được phát<br />
triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong<br />
đó có ngành tai mũi họng, phát triển mạnh<br />
<br />
* Khoa TMH- Bệnh Viện Chợ Rẫy<br />
** Khoa - Bộ môn TMH – Bệnh Viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Trần Minh Trường, ĐT: 0903726280.<br />
Email: tranminhtruong@choray.vn<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
81<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
nhất là phẫu thuật nội soi mũi xoang. Ngày<br />
nay, với sự phát triển của phương tiện và kỹ<br />
thuật của phẫu thuật nội soi nên đã bắt đầu<br />
ứng dụng phẫu thuật nội soi để điều trị các<br />
bệnh lý vùng sàn sọ, đặc biệt là các bệnh tích<br />
liên quan đến sàn sọ trước.<br />
Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong bệnh viện<br />
lớn, có nhiều chuyên khoa sâu phối hợp, có<br />
tương đối đầy đủ phương tiện nội soi nên chúng<br />
tôi đã tiến hành ứng dụng kỹ thuật nội soi qua<br />
mũi để lấy bỏ khối u mũi xoang xâm lấn vùng<br />
sàn sọ trước có chọn lọc.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán u mũi xoang<br />
xâm lấn vùng sàn sọ trước:<br />
+ Có ranh giới rõ giữa u và màng não.<br />
+ Có ranh giới rõ giữa u và ổ mắt.<br />
<br />
Phương tiện và dụng cụ nghiên cứu<br />
- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang.<br />
- Bộ dụng cụ mở ngách trán và xoang bướm.<br />
<br />
Tiến hành nghiên cứu: (4),(5)<br />
- Phương pháp vô cảm: chúng tôi thực hiện<br />
phẫu thuật dưới gây mê toàn than, hốc mũi<br />
được đặc thuốc co mạch và tiêm Lidocaine 1%<br />
có pha epinephdrine 1/ 100.000.<br />
- Giảm khối khối u ở hốc mũi: sau khi chích<br />
tê, chúng tôi dùng bipolar để đốt xung quanh<br />
khối u, sau đó cắt giảm khối 1 phần khối u trong<br />
hốc mũi để xác định các mốc cấu trúc trong mũi:<br />
cuốn mũi, vách ngăn, khe mũi,…<br />
- Bộc lộ ranh giới của khối u và các mốc giải<br />
phẫu liên quan trong phẫu thuật: ngách trán,<br />
mặt trước xoang bướm, lỗ thông xoang bướm,<br />
xương giấy,….<br />
- Tái tạo sàn sọ trước.<br />
<br />
82<br />
<br />
Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi theo<br />
dõi trường hợp dài nhất 15 tháng, thực hiện<br />
phẫu thuật cho 9 bệnh nhân với khối u mũi<br />
xoang xâm lấn vùng sàn sọ trước và không có<br />
biến chứng sau mổ như: chảy máu, chảy dịch<br />
não tủy; trong đó có 3 nam và 6 nữ.<br />
<br />
Tuổi bệnh nhân<br />
Trung bình là 50 tuổi, nhỏ nhất là 13 tuổi,<br />
lớn nhất là 76 tuổi, hầu hết là bệnh nhân lớn<br />
tuổi.<br />
Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng.<br />
Triệu chứng<br />
Nghẹt mũi<br />
Chảy mũi<br />
Chảy máu mũi<br />
Giảm khứu/ mất khứu<br />
Lồi mắt<br />
Đau đầu<br />
Đau mắt<br />
Chảy nước mắt sống<br />
Rò ra da<br />
Giảm thị lực/ mù<br />
<br />
Số lượng (n)<br />
6<br />
2<br />
3<br />
5<br />
2<br />
7<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
66,7<br />
22,2<br />
33,3<br />
55,6<br />
22,2<br />
77,8<br />
22,2<br />
22,2<br />
11,1<br />
11,1<br />
<br />
Triệu chứng thường gặp là đau đầu (77,8%),<br />
nghẹt mũi (66,7%) và ảnh hưởng đến khứu giác<br />
(55,6%).<br />
Bảng 2: Mô bệnh học.<br />
<br />
- Thu thập số liệu.<br />
<br />
- Phẫu thuật lấy trọn u.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Mô học<br />
Số lượng (n)<br />
Carcinôm tế bào<br />
2<br />
gai<br />
U sợi thần kinh<br />
1<br />
U ác<br />
Sarcom cơ vân<br />
1<br />
U nguyên bào thần<br />
1<br />
kinh khứu<br />
U sợi sinh xương<br />
1<br />
U<br />
Viêm<br />
2<br />
lành<br />
U nhú tế bào gai<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
22,2<br />
11,1<br />
11,1<br />
11,1<br />
11,1<br />
22,2<br />
11,1<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi bao gồm cả<br />
khối u lành tính và ác tính, trong đó carcinôm tế<br />
bào gai chiếm tỉ lệ cao 22,2%.<br />
Bệnh nhân có thời gian theo dõi dài nhất là<br />
15 tháng, ngắn nhất 1 tháng. Một số trường<br />
hợp giải phẫu bệnh với kết quả ác tính, bệnh<br />
nhân sẽ được kết hợp với xạ trị hoặc hóa trị,<br />
cho kết quả tốt.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Kết quả phẫu thuật nội soi<br />
<br />
Tuổi và giới<br />
<br />
Việc ứng dụng phẫu thuật nội soi để điều trị<br />
u mũi xoang xâm lấn sàn sọ trước nhằm ứng<br />
dụng những ưu điểm của phương pháp nội soi<br />
như tránh sẹo mổ vùng mặt, hay tránh tổn<br />
thương các cấu trúc quan trọng (mạch máu, thần<br />
kinh) trong lúc phẫu thuật... đặc biệt, việc dùng<br />
nội soi (ống soi 00, 300) giúp quan sát rõ những<br />
cấu trúc ở trong sâu, “nhìn thấy rõ cấu trúc xung<br />
quanh các góc”(4) và cho phép phẫu thuật viên lấy<br />
đúng và chính xác mô bệnh. Bên cạnh đó, phẫu<br />
thuật viên có thể tránh cắt vào những cấu trúc<br />
quan trọng mà trong phương pháp mổ hở phải<br />
cắt chỉ để bộc lộ khối u, mà việc cắt bỏ các cấu<br />
trúc đó không cần thiết. Trong khi đó, dưới nội<br />
soi vẫn phẫu thuật lấy được hoàn toàn khối u và<br />
bảo tồn được cấu trúc lân cận, như không cắt<br />
xương hệ thống ống lệ tỵ, sẽ tránh được việc<br />
chảy nước mắt sống sau mổ…<br />
<br />
Trong nghiên cứu, các bệnh nhân có độ tuổi<br />
trung bình 50 tuổi, thường gặp ở các bệnh nhân<br />
lớn tuổi, nữ là chủ yếu. Thường bệnh lý hay gặp<br />
ở những bệnh nhân lớn tuổi, phù hợp với các<br />
nghiên cứu đã báo cáo.<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Bệnh nhân vào viện có rất nhiều triệu chứng,<br />
trong đó đau đầu (77,8%), nghẹt mũi (66,7%)<br />
chiếm tỉ lệ cao, giảm khứu (55,6%), các triệu<br />
chứng này xảy ra chủ yếu do tắc nghẽn bởi khối<br />
u chiếm hết toàn bộ hốc mũi và đặc biệt là triệu<br />
chứng chảy máu mũi (33,3%), giảm thị lực và rò<br />
ra da là những triệu chứng ít gặp nhưng gợi ý<br />
đến bệnh lý ác tính. Theo nghiên cứu của Betra<br />
PS(1) thì các triệu chứng thường gặp cũng tương<br />
tự như nghiên cứu của chúng tôi, đó là nghẹt<br />
mũi (68%), chảy máu mũi (40%) và đau đầu<br />
(32%). Qua các triệu chứng và diễn tiến bệnh gợi<br />
ý phần nào cho phẫu thuật viên bệnh lý lành<br />
tính hay ác tính.<br />
<br />
Mô bệnh học<br />
Trong nghiên cứu, chúng tôi gặp cả khối u<br />
lành tính và ác tính, trong đó carcinôm tế bào<br />
vẩy chiếm tỉ lệ cao 22,2%. Do nghiên cứu<br />
chúng tôi với số lượng mẫu còn ít nên các<br />
trường hợp gặp chưa phản ánh hết tỉ lệ bệnh<br />
lý thường gặp trong các khối u lành tính hay<br />
ác tính. Tùy theo từng tác giả nghiên cứu có sự<br />
hoán vị giữa các thứ tự vế mô bệnh học của các<br />
loại u. Theo tác giả Buchmann(2) và cộng sự thì<br />
trong khối u ác tính vùng sàng sọ trước thì<br />
carcinôm tế bào vẩy chiếm tỉ lệ đa số (33%), kế<br />
đến u nguyên bào thần kinh khứu (23%),<br />
carcinôm tuyến (15%), còn các loại khác chiếm<br />
tỉ lệ ít hơn. Đối với các khối u lành tính xấm<br />
lấn sọ theo tác giả Suzuki(3) và công sự thì u<br />
nhú tế bào gai thường gặp nhất.<br />
<br />
Về việc phẫu thuật lấy u, do đặc thù cấu trúc<br />
vùng sàn sọ trước cận các cấu trúc quan trong<br />
như mạch máu, màng não… nên việc phẫu<br />
thuật lấy nguyên khối u (en bloc) hay lấy từng<br />
mảnh trong khối u mũi xoang xâm lấn sàn sọ<br />
không còn quan trọng, mà quan trọng là biên<br />
phẫu thuật không còn tế bào u. Do đó, phẫu<br />
thuật viên trong lúc phẫu thuật cần lấy các mẫu<br />
mô của biên phẫu thuật để thử giải phẫu bệnh.<br />
Chính điều này làm cho phẫu thuật nội soi qua<br />
mũi để điều trị các khối u mũi xoang xấm lấn<br />
vùng sàn sọ trước càng hiệu quả hơn.<br />
Trong thời gian theo dõi, sau phẫu thuật nội<br />
soi qua mũi điều trị các khối mũi xoang xâm lấn<br />
sàn sọ trước cho kết quả tốt 8/ 9 (88,9%), chúng<br />
tôi ghi nhận một trường hợp tái phát sau 3 tháng<br />
chiếm tỉ lệ 11,1%, đó là trường hợp u nguyên<br />
bào thần kinh khứu. Do theo dõi liên tục, nên<br />
chúng tôi đã chẩn đoán sớm và đã phẫu thuật<br />
lại qua nội soi kịp thời, lấy trọn khối u, trường<br />
hợp này hiện tại đang có kết quả tốt.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
83<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh CT Scan bệnh nhân Nguyễn Thị H trước và sau mổ.<br />
<br />
Hình 2: Hình ảnh MRI bệnh nhân Phan Thị H trước và sau mổ.<br />
có giới hạn rõ với màng não, ổ mắt có thể giải<br />
Như vậy, với bước đầu ứng dụng kỹ thuật<br />
quyết tốt bằng phẫu thuật nội soi qua mũi,<br />
nội soi qua mũi để điều trị các khối u mũi xoang<br />
mang lại kết quả khả quan, kiểm soát tốt các cấu<br />
xâm lấn sàn sọ trước mang lại kết quả khả quan.<br />
trúc xung quanh sàn sọ trước, an toàn trong lúc<br />
KẾT LUẬN<br />
phẫu thuật và tiên lượng tốt sau phẫu thuật.<br />
Khối u mũi xoang xâm lấn sàn sọ trước mà<br />
<br />
84<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Batra PS, Citordi MJ, Workey S, Lee J, Lanza DC(2005).<br />
Resection of anterior skull base tumors: comparision of<br />
combined traditional and endoscopic techniques. American<br />
Journal of Rhinology 19:5, 521 – 528.<br />
Buchman L, Larsen C, Pollack A, Tawfik O, Hoover LA(2006).<br />
Endoscopic technique in resection of anterior skull base/<br />
paranasal sinus malignancies. Laryngoscope 106.<br />
Suzuki M, Sakurai H, Seno S, Hoshi J, Ogawa T, Arikata M,<br />
Tojima I, Kitanishi T, Tanaka H, Shimizu T(2005). Endoscopic<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
resection of benign and malignant tumors in the nasal cavity<br />
and paranasal sinus. Nippon Jibiinkoka Gakkai Kaiho. 2005<br />
Jul;108(7):724-33.<br />
Thaler ER, Kotapka M, Lanza DC, Kenedy DW (1999).<br />
Endoscopically asisted anterior cranial skull base resection of<br />
sinonasal tumors. American Journal of Rhinology 13: 4, 303 –<br />
310, 1999.<br />
Zimmer LA, Theodospoulos PV (2009). Anterior skull base<br />
surgery: open vesus endoscopic. Current Opinion in<br />
Otolaryngology & Head and Neck Surgery 17: 75- 78.<br />
<br />
85<br />
<br />