Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC<br />
ĐIỀU TRỊ BỆNH U TRUNG THẤT TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT<br />
Trần Văn Sơn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bệnh u trung thất khá thường gặp, là bệnh lý rât đa dạng. Ngày nay nhờ phát triển kỹ thuật nội soi, một số<br />
bệnh lý trung thất có thể can thiệp phẫu thuật qua nội soi lồng ngực.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét bước đầu về vai trò của nội soi lồng ngực trong điều trị bệnh lý u trung<br />
thất tại Bệnh viện Thống Nhất.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 4 bệnh nhân u trung thất được điều trị bằng phẫu thuật<br />
nội soi lồng ngực từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011. Phân tích các thông số trước mổ, trong và sau<br />
mổ, kết quả GPB.<br />
Kết quả nghiên cứu: 4 bệnh nhân được phẫu thuật lấy u trung thất qua ngã nội soi lồng ngực với 1 nam, 3<br />
nữ, tuổi trung bình 61, triệu chứng lâm sàng khi vào viện là đau ngực, khối u có kích thước trung bình 3 cm, số<br />
ngày nằm viện trung bình 8 ngày, không có biến chứng sau mổ, kết quả giải phẫu bệnh lý 4 lành tính.<br />
Kết luận: Điều trị u trung thất bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp an toàn, hiệu quả.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, u trung thất.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SOME REMARKS ON THE FIRST IN SURGIAL TREATMENT OF MEDIASTINAL TUMORS BY<br />
THORACOSCOPY AT THONG NHAT HOPITAL<br />
Tran Van Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 47 - 50<br />
Background: Mediastinal tumors are common disease. Most of mediastinal tumors are benign. The aim of<br />
study was to assess the feasibility, the safety and the effectveness of VATS for removing the mediastinal tumors at<br />
Thong Nhat hospital.<br />
Method: A Prespective study on 4 patients (1 man and 3 women) with mediastinal tumors. Patients were<br />
on lateral position. The camera port was intrduced in middle axilary line.<br />
Results: There were 4 mediastinal tumors were removed by VATS at Thong Nhat hospital in 2011. the<br />
mean patient age is 61. The mean operation duration was 90 minutes. There were 3 anterior tumors and 1<br />
posterior tumor. 3 tumors were thymomas and the othe was teratoma. There was no mortality.<br />
Conclusion: Removing tumors by VATS are safesty way to treat mediastinal tumors.<br />
Keyword: mediastinal tumors, thoracoscopy<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
U trung thất là một bệnh lý khá thường gặp<br />
và rất đa dạng. Theo Bradley qua nghiên cứu<br />
2.399 trường hợp u trung thất cho thấy u có<br />
nguồn gốc thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 20,7%,<br />
<br />
tiếp đến là u tuyến ức với tỷ lệ 19,1%, các nang<br />
trung thất chiếm tỷ lệ 13,8%, lymphoma, u tế<br />
bào mầm, u nội tiết lần lượt chiếm tỷ lệ 12,5%,<br />
10%, và 6,4% (2).<br />
<br />
* Bệnh viện Thống Nhất.TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Trần Văn Sơn<br />
ĐT: 0913844889<br />
<br />
48<br />
<br />
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy u trung thất chiếm tỷ<br />
<br />
Email: bsson@gmail.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
lệ 18,5% các trường hợp mổ chương trình. Tại<br />
Bệnh viện Thống Nhất u trung thất là bệnh lý<br />
lồng ngực thứ 2 sau ung thư phổi (2).<br />
Điều trị ngoại khoa u trung thất phải mở<br />
rộng lồng ngực, hay chẻ dọc xương ức, tùy vào<br />
vị trí, kích thước u mà lựa chọn đường vào thích<br />
hợp. Ngày nay nhờ phát triển nội soi lồng ngực<br />
với camera và những dụng cụ chuyên dùng,<br />
một số bệnh lý trung thất có thể can thiệp ngoại<br />
khoa qua các lỗ nhỏ.<br />
Nội soi lồng ngực trực tiếp bằng ống soi<br />
cứng được Jacobaeus thực hiện đầu tiên vào<br />
năm 1910 thành công tách màng phổi trong<br />
bệnh lý lao phổi. Tuy nhiên kỹ thuật nội soi<br />
trong giai đoạn này chưa phát triển mạnh mẽ.<br />
Cho đến năm 1985 Charler Filipi và Fred Mall<br />
thực hiện thành công cắt túi mật qua nội soi. Từ<br />
đó phẫu thuật nội soi không ngừng phát triển<br />
và được áp dụng rộng rãi.<br />
Phẫu thuật nội soi lồng ngực được giới thiệu<br />
và áp dụng điều trị bệnh lý lồng ngực bắt đầu tư<br />
năm 1990. Trong đó phẫu thuật nội soi lồng<br />
ngực điều trị bệnh lý trung thất như: Bệnh lý<br />
màng tim, Phẫu thuật thực quản, phẫu thuật cắt<br />
tuyến hung trong điều trị bệnh nhược cơ.<br />
Tại Bệnh viện Thống Nhất, phẫu thuật nội<br />
soi lồng ngực điều trị bệnh u trung thất được<br />
thực hiện vào năm 2011.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Cận lâm sàng<br />
Bảng 2:<br />
Xét ngiệm<br />
XQ qui ước<br />
CT scaner<br />
MRI<br />
Nội soi phế quản<br />
Công năng hô hấp<br />
ECG<br />
Siêu âm tim<br />
<br />
Số trường hợp<br />
4<br />
4<br />
0<br />
4<br />
4<br />
4<br />
4<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
100%<br />
100%<br />
0%<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
100%<br />
<br />
Sinh hóa trong giới hạn bình thường<br />
Huyết học trong giới hạn bình thường<br />
Siêu âm tổng quát bình thường<br />
ECG trong giới hạn bình thường<br />
Siêu âm tim bình thường<br />
Công năng hô hấp bình thường<br />
Nội soi phế quản bình thường<br />
XQ + CT Scaner ngực có cản quang: Hình<br />
ảnh u trung thất.<br />
Không có trường hợp nào làm MRI.<br />
<br />
Vị trí khối u<br />
Bảng 3:<br />
Vị trí<br />
Số lượng<br />
Cộng<br />
<br />
Trước trên<br />
3<br />
3<br />
<br />
Sau<br />
1<br />
1<br />
<br />
Giữa<br />
0<br />
0<br />
<br />
U trung thất trước trên: 03; U trung thất sau:<br />
01; U trung thất giữa: 00.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Bước đầu nghiên cứu áp dụng phẫu thuật<br />
nội soi lồng ngực điều trị bệnh u trung thất tại<br />
Bệnh viện Thống Nhất<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Hồi cứu 4 trường hợp.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Giới và tuổi<br />
Nam: 01; Nữ: 03. Tuổi trung bình: 61<br />
<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
<br />
Hình 1: U nang trung thất trước trên (T)<br />
<br />
Bảng 1:<br />
Triệu chứng LS Đau ngực<br />
Số lượng<br />
2<br />
<br />
Sụp mi<br />
1<br />
<br />
Khó thở<br />
1<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
49<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
Bảng 6: Vị trí đặt Trocar<br />
Trocar<br />
Vị trí<br />
<br />
10mm<br />
5mm<br />
5mm<br />
LS 5-6 đường LS 3-4 đường LS 6-7 đường<br />
nách giữa<br />
nách trước<br />
nách trước<br />
<br />
Trocar<br />
10mm: Liên sườn 5-6 đường nách giữa<br />
5mm: Liên sườn 3-4 đường nách trước<br />
5mm: Liên sườn 6-7 đường nách trước<br />
Cắt trọn bướu: 3<br />
Hình 2: U tuyến ức<br />
<br />
Thới gian phẫu thuật: Trung bình: 90 phút<br />
<br />
Kích thước khối u<br />
Bảng 4:<br />
<br />
Không truyền máu<br />
<br />
Kích thước<br />
Số lượng<br />
Cộng<br />
<br />
< 3cm<br />
1<br />
1<br />
<br />
3 – 5cm<br />
2<br />
2<br />
<br />
> 5cm<br />
1<br />
1<br />
<br />
Kích thước trung bình: 3cm<br />
<br />
Rút ống dẫn lưu ngực sau 24 giờ: 4 trường<br />
hợp<br />
Thời gian nằm viện sau mổ: Trung bình: 08<br />
ngày<br />
<br />
Biến chứng<br />
Qua 04 trường hợp phẫu thuật chưa ghi<br />
nhận biến chứng như: Suy hô hấp, Chảy máu,<br />
Nhược cơ, Nhiểm trùng.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Ngày nay hơn 20% các trường hợp bệnh lý<br />
ngoại khoa lồng ngực được điều trị qua phương<br />
pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực. Biến chứng<br />
kỹ thuật này từ 2 đến 10%, và tử vong khoảng<br />
2%. Qua 4 bệnh nhân phẫu thuật chưa ghi nhận<br />
biến chứng(8).<br />
<br />
Hình 3: U trung thất trước trên<br />
<br />
Bản chất khối u<br />
Bảng 5:<br />
Giải phẫu bệnh U tuyến ức<br />
Số lượng<br />
Cộng<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
U nang phế<br />
quản<br />
1<br />
1<br />
<br />
U thần kinh<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tất cả được gây mê nội khí quản chọn lọc,<br />
xẹp phổi bên phẫu thuật. Tất cả 4 bệnh nhân<br />
được dùng 3 trocat: 1 trocat 10mm ở liên sườn 56 đường nách giữa, 1 trocat 5mm liên sườn 3-4<br />
đường nách giữ, 1 trocar 5mm liên sườn 6-7<br />
đường nách trước, 3 bệnh nhân mổ lấy được<br />
trọn u, 1 bệnh nhân lấy không trọn (u tuyến ức).<br />
Các tác giả nước ngoài khuyến cáo, khi phẫu<br />
tích không được làm vỡ u, phải cắt bỏ trọn u,<br />
phải lấy u ra trong túi, để giảm gieo rắc tế bào<br />
ung thư trong lồng ngực và vào các vết thương<br />
qua lỗ trocar(7).<br />
<br />
Hình 4: Bướu lành tuyến ức<br />
<br />
50<br />
<br />
Về phẫu thuật u tuyến hung, hiện còn nhiều<br />
bàn cãi về đường vào và làm sao lấy trọn u để<br />
tránh tái phát.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Chúng tôi có 1 trường hợp u tuyến hung,<br />
phẫu thuật lấy không trọn, sẽ theo dõi thêm.<br />
Về bản chất khối u. Chúng tôi có 2 trường<br />
hợp u tuyến hung, 01 trường hợp u thần kinh,<br />
và 01 trường hợp u nang phế quản.<br />
Theo các tác giả nước ngoài, u nang chiếm<br />
nhiều nhất 21%, u thần kinh 20%, u tuyến hung<br />
19%, u lympho 13% (7).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
lồng ngực với sự xâm lấn tối thiểu cho thấy có<br />
nhiều ưu điểm hơn các phẫu thuật mở ngực<br />
kinh điển như vết mổ nhỏ, ít đau, thời gian mổ<br />
ngắn, thời gian nằm viện ngắn, giảm chi phí<br />
điều trị, an toàn, hiệu quả.đặc biệt đối với u lành<br />
và u nang.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
Về vị trí khối u: Tác giả Văn Tần và cộng sự<br />
qua nghiên cứu 72 bệnh nhân u trung thất thì u<br />
trung thất trên chiếm 54%, u trung thất sau<br />
chiếm 26%, u trung thất giữa chiếm 20%(8).<br />
<br />
2.<br />
<br />
Cũng như mổ nội soi các bệnh lý khác, khi<br />
kíp mổ được huấn luyện thành thạo và có trang<br />
thiết bị hiện đại thì các bệnh lý ngoại khoa trong<br />
lồng ngực đều có thể thực hiện qua ngã nội soi<br />
lồng ngực. Lợi ích của phẫu thuật này là bệnh<br />
nhân ít đau sau mổ, thời gian điều trị ngắn,<br />
giảm chi phí điều trị.<br />
<br />
4.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
8.<br />
<br />
Vì số lượng bệnh nhân quá ít, chúng tôi chỉ<br />
thực hiện được 4 bệnh nhân. Nên chúng tôi chỉ<br />
đưa ra nhận xét như sau: Phẫu thuật nội soi<br />
<br />
9.<br />
<br />
3.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Decamp MM (1995). The Mediastinum. Gleens Thoracic and<br />
cardiovascular surgery.643 – 660.<br />
Đỗ Kim Quế (2005). Một vài nhận xét về chẩn đoán và điều trị<br />
phẫu thuật u trung thất tại Bệnh Viện Thống Nhất. Y học TP Hồ<br />
Chí Mình 353- 357.<br />
Đồng Lưu Ba, Huỳnh Quang Khánh (2004). U trung thất. Một<br />
số kinh nghiệm chẩn đoán va điều trị phẫu thuật. Hội nghị ngoại<br />
khoa toàn quốc. 375-378.<br />
Hazelrigg SR. (1995). Thoracoscopy Glenns Thoracic and<br />
cardiovascular surgery 207 – 227.<br />
Huỳnh Quang Khánh, Nguyễn Công Minh (2008). Vai trò của<br />
phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị u trung thất nguyên<br />
phát. Hội nghị ngoại khoa và phẫu thuật nội soi Việt Nam.<br />
Nguyễn Sỹ Khánh (2008). Kết quả điều trị u trung thất bằng<br />
phẫu thuật nội soi lồng ngực tại Bệnh viện Việt Đức. Hội nghị<br />
ngoại khoa và phẫu thuật nội soi Việt Nam.<br />
Rege CC (2004). Minimally invasive. Texbook of Surgegy.<br />
Sabiton. 475-470.<br />
Văn Tần (2008). Phẫu thuật bướu trung thất qua nội soi lồng<br />
ngực. Hội nghị ngoại khoa và phẫu thuật nội soi toàn quốc.<br />
Yim APC (1999). VATS thymectomy for myasthenie gravis.<br />
Thorac. Cardiovasc Surg 11. 65.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012<br />
<br />
51<br />
<br />