PHẪU THUẬT TẠO HÌNH ÂM ĐẠO BẰNG CÁC VẠT CÓ CUỐNG<br />
Ở PHỤ NỮ VIỆT NAM<br />
Trần Thiết Sơn*, Nguyễn Thị Minh Tâm**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Dị dạng âm đạo là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ với các biểu hiện khác nhau như không có âm đạo, bít tắc<br />
một phần đường âm đạo, việc chẩn đoán thường muộn và phẫu thuật can thiệp các dạng dị dạng không hiệu quả<br />
là nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng của bệnh nhân.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: (1) Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình âm đạo theo một số kỹ thuật hiện đại, (2)<br />
Bước đầu đưa ra một số nhận xét về chỉ định phẫu thuật tạo hình âm đạo.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 4/2008 đến 1/ 2009, chúng tôi tiến hành phẫu thuật tạo<br />
hình 5 bệnh nhân nữ và 1 bệnh nhân lưỡng giới giả nam, từ lứa tuổi 19 đến 44 có các dạng dị tật âm đạo như<br />
vách ngăn âm đạo, không âm đạo. Các kỹ thuật được áp dụng bao gồm kỹ thuật sử dụng vạt tại chỗ và vạt bẹn<br />
cho các trường hợp vách ngăn âm đạo, vạt da cân Singapore cho những trường hợp không âm đạo.<br />
Kết quả: Trên 6 bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình, các vạt che phủ đủ toàn bộ âm đạo mới, với kỹ thuật<br />
tạo hình chữ Z hay vạt tại chỗ, các vạt sống tốt và cho chất lượng sẹo ổn đinh, Không xuất hiện tình trạng hẹp âm<br />
đạo sau phẫu thuật.<br />
Kết luận: Chỉ định các kỹ thuật tạo hình cho từng loại dị tật âm đạo phải dựa trên các đặc điểm của loại hình<br />
dị tật. Với những dị tật một phần âm đạo, các vạt tại chỗ hay vạt kế cận (vạt bẹn) được coi là biện pháp hiệu quả.<br />
Dị tật không âm đạo được tạo hình bằng các vạt da cân tại chỗ (vạt thẹn) đem lại kết quả khả quan cả về mặt chức<br />
năng và hình thức. Theo dõi sau phẫu thuật là một bước không thể thiếu đối với bất kỳ loại kỹ thuật nào.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
VAGINAL RECONSTRUCTION USING THE FLAPS IN VIETNAMESE PATIENTS<br />
Tran Thiet Son, Nguyen Thi Minh Tam<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 2 - 2009: 24 - 28<br />
Background: The congenital vaginal anormalies (tranverse septa, short vagina, distal vaginal agenesis or<br />
total agenesis) are not rare, but vaginal reconstruction remains a formidable challenge in reconstructive plastic<br />
surgery. Traditional reconstructive surgery is not only the skin graft, but also some modern techniches using the<br />
faciocutaneous flaps.<br />
Our goals were to present some techniques of vaginoplasty with pedicle flaps and to analyze results and<br />
indication in performing this procedure.<br />
Result: from 4/2008 to 1/2009, 6 patient were diagnosed and operated. 5 women with Vaginal agenesis,<br />
tranversal septa and short vagina, one patient is intersex with Vaginal agenesis. The patients' ages ranged from<br />
19 to 44 years. The groin flap, the Singapore flaps were used for vasinal agenesis, Zplasty for the tranversr septa<br />
after dissecting the urethrovesicorectal space. Overall surgical mortality was null. The indication of the<br />
reconstructive techniques depend on the type of anomalies.<br />
In conclusion, the vasinoplasy with pedicle flaps is an efficient method for achieving function in patients<br />
with vaginal anomalies.<br />
*Khoa Phẫu thuật Tạo hình Bệnh viện Saint Paul Hà Nội, Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình, Trường Đại học Y Hà<br />
Nội. **Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
24<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Dị dạng âm đạo chiếm một tỉ lệ 1 trên 5000-7000 phụ nữ, đây là một mối đe dọa nặng nề<br />
về mặt tinh thần và thể chất của bất kỳ người phụ nữ nào muốn có một thiên chức bình<br />
thường như mọi người. Dị dạng âm đạo rất đa dạng về mặt hình thái lâm sàng, tuy nhiên<br />
sự phân loại các dị dạng này cho đến nay hoàn toàn chưa thống nhất. Có thể kể đến các<br />
hình thức dị dạng âm đạo đơn thuần hay kết hợp với các dị dạng khác của cơ quan sinh dục<br />
nữ khác. Từ những dị dạng đơn giản như màng trinh dày, đến các vách ngăn âm đạo, tắc<br />
bán phần âm đạo hay không có âm đạo gặp trong hội chứng Rokitansky-Kuster-Hauser.<br />
Bên cạnh đó, những cá thể nữ hóa tinh hoàn cũng có dị dạng thiếu âm đạo toàn bộ. Cho dù<br />
ở thể bệnh nào, việc chẩn đoán và điều trị phẫu thuật cần được tiến hành kịp thời nhằm trả<br />
lại những chức năng có thể có được của người bệnh. Phẫu thuật tạo hình dị tật âm đạo đã<br />
được tiến hành từ nhiều thập kỷ qua tại những trung tâm sản phụ lớn của Việt Nam. Trong<br />
bài báo này, chúng tôi muốn giới thiệu một số phương pháp tạo hình âm đạo đã được áp<br />
dụng thành công tại Khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh Viện Xanh Pôn Hà Nội, từ đó rút ra<br />
những nhận xét ban đầu về chỉ định của các kỹ thuật này trên lâm sàng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Từ tháng 4/2008 đến tháng 1/2009, chúng tôi tiến hành phẫu thuật cho 6 bệnh nhân có<br />
những biểu hiện khác nhau của dị dạng âm đạo. Việc chẩn đoán dựa trên các bước sau:<br />
Làm xét nghiệm Nhiễm sắc thể đồ để xác định giới tính của bệnh nhân. 5 trong số 6<br />
bệnh nhân có nhiễm sắc thể giới tính XX. Trong số này 1 bệnh nhân bị hội chứng<br />
Rokitansky-Kuster-Hauser (có buồng trứng, nhưng không có tử cung và âm đạo nông).<br />
Một bệnh nhân có nhiễm sắc thể giới tính XY và được chẩn đoán thể bệnh lưỡng giới giả<br />
nam (hội chứng nữ hoá tinh hoàn).<br />
- Siêu âm để xác định hình thái tử cung và buồng trứng.<br />
- Siêu âm trong âm đạo với những trường hợp âm đạo nông nhằm xác định chiều dầy<br />
của vách ngăn.<br />
- Chụp phim CT để xác định hình thái của khng chậu và phần phụ.<br />
Chỉ định phương pháp phẫu thuật tạo hình cho từng loại dị tật khác nhau:<br />
Với vách ngăn ngang phía ngoài âm đạo: rạch màng ngăn theo chu vi, tạo hai vạt chữ Z<br />
ở vị trí 4 và 8 giờ nhằm nới rộng chu vi âm đạo và tránh sẹo co kéo sau này.<br />
Với vách ngăn ngang phía trong của âm đạo: đường vào phần dị dạng âm đạo qua<br />
thành bụng nhưng không vào phúc mạc. Giải phóng hai đầu cụt âm đạo sau khi cắt bỏ toàn<br />
bộ phần xơ dính. Cắt hai đường hình elip hay tạo hai chữ Z ở hai đầu mỏm cụt.<br />
Với âm đạo nông hay không có đường âm đạo ở 1/3 trong, vạt da cân bẹn được thiết kế<br />
ở một bên bẹn, vạt được cấp máu từ động mạch mũ chậu nông. Vạt được chuyển đến đoạn<br />
âm đạo cần tạo hình nhờ một đường hầm dưới da.<br />
Với không có âm đạo toàn bộ: thiết kế hai vạt thẹn có cuống mạch nuôi ở hai bên được<br />
với kích thước 6x12cm. Hai vạt được chuyển một góc 80 độ qua một đường hầm dưới môi<br />
lớn để đến vị trí của đường âm đạo mới. Khâu cố định hai hai đầu vạt vào xương mu và<br />
khâu ráp hai vạt với nhau.<br />
<br />
25<br />
<br />
Đánh giá kết quả dựa trên các tiêu chuẩn: vạt sống tốt (mầu sắc vạt hồng, không có<br />
phần hoại tử, vạt không tách ra khỏi đường âm đạo), chất lượng sẹo của vùng khâu nối<br />
không lồi, không co kéo, chiều rộng của đường âm đạo không bị thu hẹp theo thời gian.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Các hình thái dị tật âm đạo<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Họ tên<br />
Trần thị B.<br />
<br />
Tuổi<br />
Giới<br />
Loại dị dạng<br />
35 Lưỡng giới giả Không có âm ñạo<br />
nam<br />
Đàm Mỹ T.<br />
23<br />
Nữ<br />
Không có âm ñạo<br />
Nguyễn Thị 25<br />
Nữ<br />
Vách ngăn âm<br />
T.<br />
ñạo trong<br />
Nguyễn<br />
22<br />
Nữ<br />
Vách ngăn âm<br />
Hồng T.<br />
ñạo trong<br />
Nguyễn Thị 44<br />
Nữ<br />
Vách ngăn âm<br />
D.<br />
ñạo ngoài<br />
Nguyễn thị H. 19<br />
Nữ<br />
Vách ngăn âm<br />
ñạo ngoài<br />
<br />
2 bệnh nhân không có dấu hiệu kinh nguyệt, trong đó 1 bệnh nhân lưỡng giới giả nam,<br />
1 bệnh nhân có hội chứng Rokitansky-Kuster-Hauser không có tử cung và âm đạo. 4 bệnh<br />
nhân có dấu hiệu có kinh nguyệt, trong đó 2 bệnh nhân có kinh đều từ lúc dậy thì, được<br />
chẩn đoán có vách ngăn âm đạo ngoài, 2 bệnh nhân bị ứ kinh và phải can thiệp trước đó.<br />
Nhiễm săc thể đồ cho thấy 5 bệnh nhân có bộ nhiễm sắc thể giới tính là XX, một bệnh<br />
nhân là XY với các chiệu chứng của lưỡng giới giả nam, phẫu thuật lấy bỏ tinh hoàn và tạo<br />
hình âm đạo được tiến hành đồng thời.<br />
Siêu âm chẩn đoán độ dầy của vách ngăn âm đạo ngoài là 2cm, vách ngăn trong là 4cm.<br />
Hai trường hợp không có toàn bộ đường âm đạo, tuy nhiên các phần như môi lớn và nhỏ<br />
đều xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân.<br />
Bảng 2: Các kỹ thuật tạo hình đã được áp dụng<br />
TT Tên Loại dị<br />
bn<br />
dạng<br />
1<br />
B. Không có<br />
âm ñạo<br />
2<br />
<br />
T.<br />
<br />
3<br />
<br />
T.<br />
<br />
4<br />
<br />
T.<br />
<br />
5<br />
<br />
D.<br />
<br />
6<br />
<br />
H.<br />
<br />
Kỹ thuật<br />
<br />
Kích thước<br />
vạt<br />
Vạt<br />
13x7cm<br />
Singapore<br />
13x7cm<br />
Không có<br />
Vạt<br />
13x6cm<br />
âm ñạo Singapore<br />
12x6cm<br />
Vách ngăn Vạt bẹn<br />
8x14cm<br />
âm ñạo<br />
trong<br />
Vách ngăn Khâu trực<br />
âm ñạo<br />
tiếp<br />
trong<br />
Vách ngăn Vạt Z tại chỗ<br />
3x5cm<br />
âm ñạo<br />
ngoài<br />
Vách ngăn Vạt Z tại chỗ<br />
2x3cm<br />
âm ñạo<br />
2x3cm<br />
ngoài<br />
<br />
Kết quả<br />
Vạt sống<br />
tốt<br />
Vạt sống<br />
tốt<br />
Vạt sống<br />
tốt<br />
Liền sẹo<br />
tốt<br />
Vạt sống<br />
tốt<br />
Vạt sống<br />
tốt<br />
<br />
26<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Dị tật âm đạo là một bệnh lý bẩm sinh không hiếm gặp ở phụ nữ. Những dị tật ở phía<br />
ngoài của đường âm đạo như dị tật của màng trinh, vách âm đạo, hẹp âm đạo hay không có<br />
một phần đường âm đạo là những dị tật không nghiêm trọng, có thể chẩn đoán và can thiệp<br />
bằng những thủ thuật ngoại khoa đơn giản. Các dạng dị tật này nên được điều trị phẫu<br />
thuật can thiệp sau tuổi dậy thì, khi sự phát triển về thể chất và tinh thần khá ổn định. Sự<br />
không đáp ứng được về quan hệ tình dục hay sự bất thường về kinh nguyệt là những<br />
nguyên nhân để bệnh nhân đến khám. Tuy nhiên, phần lớn những bệnh nhân này ít được<br />
hướng dẫn nơi và phương pháp điều trị. Có những bệnh nhân chỉ được can thiệp ở lứa tuổi<br />
muộn, thậm chí ở giai đoạn tiền mãn kinh. Các dị tật đường âm đạo ở thể loại này có thể kết<br />
hợp với dị dạng tử cung (tử cung nhỏ, tử cung đôi, không tử cung...) nhưng buồng trứng<br />
vẫn hoạt động bình thường. Việc chẩn đoán mức độ dị tật chủ yếu dựa vào siêu âm. Ngoài<br />
việc chẩn đoán xác định, siêu âm còn giúp phẫu thuật viên đánh giá mức độ tổn thương,<br />
hình thái dị dạng. Với những dạng vách ngăn ngang phía ngoài của âm đạo. chỉ định cho<br />
phẫu thuật can thiệp thường đơn giản, có thể tiến hành dưới vô cảm tại chỗ. Phương pháp<br />
rạch ngang hay cắt bỏ vách ngang thường dẫn tới chít hẹp âm đạo. Để tránh hiện tượng<br />
này, sử dụng kỹ thuật chữ Z làm kéo dài đường rạch da. Các vách ngang nằm trong sâu,<br />
phẫu thuật phức tạp hơn và mức độ can thiệp phụ thuộc vào mức độ thiếu của đường âm<br />
đạo. Với vách ngăn dưới 4cm, có thể cắt bỏ giải xơ, phẫu tích hai đầu âm đạo, khâu ráp hai<br />
đầu âm đạo với đường rạch hình elip hay chữ Z ở mỗi đầu. Khi vách ngăn lớn hơn 4cm, vạt<br />
da cân từ trên bẹn hay bụng được huy động cho việc tạo hình đường âm đạo. Các vạt da<br />
cân bẹn (cuống mạch mũ chậu nông) với kích thước 6x14 cm đủ để tạo hình đoạn âm đạo<br />
thiếu. Có tác giả sử dụng vạt da cơ thẳng bụng, hay vạt da cân lấy từ nhánh xiên thượng vị<br />
sâu dưới quay 180 độ để tạo âm đạo. Những vạt này có ưu điểm là sức sống cao, cảm giác<br />
tốt, phẫu thuật bóc tách vạt tương đối dễ dàng.<br />
Không có âm đạo có thể kèm theo hội chứng ứ đọng kinh và đau bụng theo chu kỳ<br />
(trong trường hợp nữ) hay không có bất kỳ triệu chứng nào (với hội chứng RokitanskyKuster-Hauser hoặc bệnh nhân lưỡng giới giả nam). Chính vì vậy thời điểm phát hiện và<br />
can thiệp bệnh lý này rất khác nhau tuỳ từng thể loại. Phẫu thuật là biện pháp duy nhất để<br />
giải quyết sự bất thường. Một loạt thủ thuật như thông qua đường bịt âm đạo, đặt dẫn lưu<br />
chỉ giải quyết tạm thời khối máu kinh ứ đọng ở cổ tử cung. Những phương pháp khác có sử<br />
dụng màng ối hay phúc mạc độn vào đường âm đạo không thể thành công do sự dính trở<br />
lại của đường âm đạo. Một số kỹ thuật được coi là có giá trị chỉ khi cung cấp một chất liệu<br />
biểu mô hóa toàn bộ bề mặt đường hầm âm đạo. Tạo hình âm đạo được Abbe thực hiện lần<br />
đầu tiên bằng phương pháp ghép da mỏng năm 1898, sau đó được McIndoe và Banister<br />
hoàn thiện vào những năm 1930. Trong gần một thế kỷ, kỹ thuật ghép da mỏng được áp<br />
dụng phổ biến trong tạo hình dị dạng không âm đạo. Kỹ thuật này được thực hiện bằng<br />
việc đặt mảnh ghép trên một khuôn cứng có hình dạng của âm đạo, cố định khuôn tại vị trí<br />
âm đạo trong thời gian 7-10 ngày. Các chất liệu cũng được thay đổi từ da vùng mặt trong<br />
đùi, vùng bụng dưới đến da đầu. Nhưng nhược điểm của kỹ thuật này xuất phát từ sự biến<br />
dạng của mảnh da ghép tại vị trí nhận mảnh ghép, sự co mảnh ghép là tất yếu dẫn tới co<br />
hẹp hay chít hẹp âm đạo, loét mảnh ghép xảy ra khi nền nhận không được cấp máu tốt,<br />
không có cảm giác tại âm đạo mới tạo hình là một trong những hạn chế lớn cho kỹ thuật<br />
27<br />
<br />
này. Những vạt da cân được nghiên cứu sau đó đã có nhiều ưu điểm và khắc phục nhược<br />
điểm của kỹ thuật ghép da mỏng tự do. Các vạt da cân hay vạt da cơ được nghiên cứu đều<br />
là những chất liệu có nguồn máu nuôi tốt, có thần kinh cảm giác và dễ tạo hình tại vị trí của<br />
âm đạo. Năm 1976, McCraw sử dụng vạt da cơ thon (glacilis myocutaneous flap) để tạo<br />
hình âm đạo với nhiều ưu điểm như ít hẹp âm đạo, cảm giác tốt, kết quả lâu dài khả quan.<br />
Năm 1988, Tobin và Day sử dụng vạt da cơ thẳng bụng cuống dưới để tạo hình âm đạo<br />
cũng như khuyết vùng thành bụng - hố chậu. Kỹ thuật này được cho là dễ thực hiện, khả<br />
năng sống của vạt cao, nguy cơ chảy máu thấp, không ảnh hưởng tới chức năng của nơi cho<br />
vạt. Bề mặt âm đạo mới có chất lượng cao, ít bị co hay chít hẹp. Tuy nhiên do chất liệu tạo<br />
hình bao gồm cả da cơ nên khối lượng vạt lớn và dầy, đường âm đạo phải được phẫu tích<br />
rộng rãi mới có thể đặt được vạt vào trong đường này. Năm 1989, Wee và Joseph mô tả vạt<br />
thẹn (pudendal thigh flap) cho tạo hình âm đạo, sau này được gọi là vạt Singapore. Vạt da<br />
cân dựa trên động mạch môi sau và kèm cả thần kinh. Vạt da cân được thiết kế với kích<br />
thước 15 x 6cm mỗi bên, hai vạt được lấy từ hai bên đủ để che phủ toàn bộ đường âm đạo.<br />
Vạt này dễ phẫu tích, việc chuyển đến vị trí mới bằng cách xoay vạt một góc 70-80 độ qua<br />
một đường hầm dưới môi lớn. Ưu điểm chính của kỹ thuật này là sức sống của vạt cao, kỹ<br />
thuật dễ thực hiện, chiều dày của vạt không lớn và chất lượng da vùng bẹn khá tương<br />
đồng cho vùng âm đạo. Các biến chứng thường gặp như chảy máu, hoại tử vạt, loét vạt<br />
đều ít gặp trong kỹ thuật này. Cho đến nay kỹ thuật Singapore được coi là một kỹ thuật<br />
hoàn hảo trong tạo hình cho những trường hợp thiếu âm đạo toàn bộ.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chỉ định các kỹ thuật tạo hình cho từng loại dị tật âm đạo phải dựa trên các đặc điểm<br />
của loại hình dị tật. Với những dị tật một phần âm đạo, các vạt tại chỗ hay vạt kế cận (vạt<br />
bẹn) được coi là biện pháp hiệu quả. Dị tật không âm đạo được tạo hình bằng các vạt da cân<br />
tại chỗ (vạt thẹn) đem lại kết quả khả quan cả về mặt chức năng và hình thức. Theo dõi sau<br />
phẫu thuật là một bước không thể thiếu đối với bất kỳ loại kỹ thuật nào.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
6.<br />
7.<br />
8.<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
Ashworth MF, Morton KE, Dewhurst J, et al. Vaginoplasty using amnion. Obstet Gynecol. 1986; 67: 443–446.<br />
Benson C, Soisson AP, Carlson J, et al. Neovaginal reconstruction with a rectus abdominis myocutaneous flap. Obstet<br />
Gynecol. 1993; 81: 871– 875.<br />
Buss JG, Lee RA. McIndoe procedure for vaginal agenesis: results and complications. Mayo Clin Proc. 1989; 64: 758–761.<br />
Joseph VT. Pudendal–thigh flap vaginoplasty in the reconstruction of genital anomalies. J Pediatr Surg. 1997; 32: 62–65.<br />
Emiroglu M, Gultan SM, Adanali G, et al. Vaginal reconstruction with free jejunal flap. Ann Plast Surg. 1996; 36: 316–320.<br />
Flack CE, Barraza MA, Stevens PS. Vaginoplasty: combination therapy using labia minora flaps and lucite dilators—<br />
preliminary report. J Urol. 1993;150:654–656.<br />
Hendren WH, Atala A. Use of bowel for vaginal reconstruction. J Urol. 1994;152:752–755.<br />
Hensle TW, Chang DT. Vaginal reconstruction. Urol Clin North Am. 1999;26:39–47.<br />
McCraw JB, Massey FM, Shanklin KD, Horton CE. Vaginal reconstruction with gracilis myocutaneous flaps. Plast Reconstr<br />
Surg. 1976;58: 176–183.<br />
Ratliff CR, Gershenson DM, Morris M, et al. Sexual adjustment of patients undergoing gracilis myocutaneous flap vaginal<br />
reconstruction in conjunction with pelvic exenteration. Cancer. 1996; 78:2229 –2235.<br />
<br />
28<br />
<br />