PHỐ CỔ HỘI AN<br />
Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới tại Kỳ họp thứ<br />
23 từ ngày 29-11 đến ngày 4-12-1999 ở Marrakesh (Morocco)<br />
<br />
Vị trí địa lý và lịch sử hình thành:<br />
Khu đô thị cổ Hội An nằm gần cửa sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam. Hội An<br />
cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Nam.<br />
Hội An có lịch sử rất lâu đời. Trước khi tên “Hội An”, xuất hiện nơi đây từng tồn tại<br />
hai nền văn hóa lớn đó là văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa. Trong khu vực của<br />
thành phố Hội An đã phát hiện được hơn 50 địa điểm là di tích của văn hóa Sa Huỳnh.<br />
Sau nền văn hóa Sa Huỳnh, suốt từ thế kỷ II đến thế kỷ XV, toàn dải đất miền Trung<br />
Việt Nam nằm dưới sự thống trị của Vương quốc Chăm Pa. Những di tích đặc trưng<br />
của văn hóa Chăm Pa là các nhóm điện thờ đạo Hinđu. Nổi bật là các di tích ở Trà<br />
Kiệu và Mỹ Sơn. Những tháp Chăm, giếng nước Chăm, những pho tượng Chăm còn<br />
lại cùng với những di vật của người Đại Việt, Trung Hoa, Trung Đông từ thế kỷ II<br />
đến thế kỷ XIV cho thấy nơi đây đã từng là một khu phố rất phát triển.<br />
Từ thế kỷ XV vùng đất Hội An là lãnh thổ của Đại Việt và sau này nơi đây trở thành<br />
khu thương mại.<br />
Thời kỳ phát triển phồn thịnh vào thế kỷ XVI dưới triều nhà Lê, Hội An trở thành<br />
thương cảng quốc tế sầm uất. Thế kỷ XVII với sự phát triển của hoạt động thương<br />
mại, nhiều khu phố nước ngoài được hình thành ở Hội An, trong đó có phố Nhật Bản.<br />
1<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
<br />
Hội An cũng là nơi người Hoa đến từ rất sớm. Sau này vào khoảng giữa thế kỷ XVII<br />
người Hoa di cư sang Hội An và họ đã xây dựng nên nhiều cộng đồng Minh Hương<br />
xã. Người Hoa cư trú ngày càng nhiều ở Hội An và dần thay thế người Nhật Bản.<br />
Người Việt và người Hoa cùng xây dựng lại thành phố.<br />
Thế kỷ XIXdo chính sách hạn chế quan hệ với nước ngoài, đặc biệt là với các nước<br />
phương Tây, cho nên Hội An dần mất đi vị thế cảng thị quốc tế và suy thoái. Năm<br />
1888 khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp thì hoạt động thương mại của Hội<br />
An dần bị đình trệ. Tuy vậy, phần lớn các kiến trúc nhà ở trong khu phố cổ, các hội<br />
quán còn lại đến ngày nay đều có hình dáng được tạo nên từ giai đoạn này.<br />
Kiến trúc của Phố cổ Hội An<br />
Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông<br />
Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là<br />
những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Giữa những<br />
ngôi nhà phố có xem kẽ những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng. Các hội<br />
quân, đền miếu mang dấu tích của người Hoa bên những ngôi nhà truyền thống của<br />
người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp.<br />
Kiểu nhà phổ biến nhất ở Hội An là những ngôi nhà phố có 1 hoặc 2 tầng với đặc<br />
trưng là chiều ngang hẹp, chiều sâu dài theo kiểu nhà hình ống. Thông thường nhà có<br />
khung gỗ, hai bên có tường gạch.Trung bình mỗi ngôi nhà có chiều ngang từ 4 đến 8<br />
mét, chiều sâu từ 10 đến 40m. Theo chiều sâu các nhà được kết cấu 3 phần: không<br />
gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Kiến trúc này mang tính<br />
văn hóa khu vực. Đây là một đặc trưng rất quan trọng của kiến trúc khu phố cổ Hội<br />
An.<br />
Những địa chỉ quan trọng ở phố cổ<br />
Hội An<br />
Khu phố cổ nằm trọn trong phường<br />
Minh An, có diện tích 2km2.<br />
Chùa Cầu là kiến trúc đặc trưng và<br />
trở thành biểu tượng của Hội An.<br />
Chùa Cầu còn gọi là Lai Viễn Kiều,<br />
2<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
<br />
được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XVII. Ban đầu Chùa Cầu do người Nhật xây dựng.<br />
Qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa, những phong cách Nhật bị dần mất đi mà thay<br />
vào đó là phong cách Việt Nam xưa. Chùa Cầu dài 18m, chùa được xây dựng bằng<br />
gạch, gỗ trạm trổ công phu, mái chùa lợp ngói.<br />
Các hội quán của người Hoa như: Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Triều Châu, Hội<br />
Quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội Quán Quỳnh Phú.<br />
Ba ngôi nhà cổ đặc trưng của Hội An là nhà cổ Quân Thắng, Phùng Hưng và Tấn Ký.<br />
Miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở<br />
Việt Nam.<br />
Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh, Bảo tàng Gốm sứ<br />
Mậu dịch, Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An.<br />
Nét đặc trưng của văn hóa phi vật thể ở Hội An<br />
Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật<br />
thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống của<br />
cư dân phố cổ với những phong tục tập<br />
quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân<br />
gian, lễ hội văn hóa vẫn được bảo tồn và<br />
phát triển. Hàng tháng vào đêm 14 Âm lịch<br />
toàn phố cổ không có ánh đèn điện mà thay<br />
vào đó là ánh sáng của những chiếc đèn<br />
lồng truyền thống được thắp nến trên khắp<br />
các phố. Lồng đèn là nét đặc trưng rất riêng<br />
biệt của Hội An. Ẩm thực đặc trưng của Hội An là cơm gà, món cơm mềm, dẻo được<br />
trộn với thịt gà xé thêm một chút răm rau và hành tây. Cao lầu là món mì đặc trưng ở<br />
Hội An rất ít nước, có thịt, hoành thánh chiên cùng một ít rau sống và giá đỗ, rất<br />
quyến rũ khẩu vị.<br />
Năm 1999, Hội An được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc<br />
(UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới với hai tiêu chí nổi bật.<br />
Một là, Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các<br />
3<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
<br />
thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.<br />
Hai là, Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị Châu Á truyền thống được bảo<br />
tồn một cách hoàn hảo.<br />
<br />
TS Nguyễn Thị Tình (tổng hợp)<br />
<br />
4<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
<br />