Phối hợp các phương tiện truyền thông
lượt xem 17
download
Một chuyên gia marketing luôn phải đối mặt với thách thức trong giao tiếp với khách hàng để làm mọi cách đưa khách hàng đến quyết định mua hàng. Sau đây là nguyên tắc sáu M mà những người làm công tác marketing cần lưu ý:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phối hợp các phương tiện truyền thông
- Phối hợp các phương tiện truyền thông
- Một chuyên gia marketing luôn phải đối mặt với thách thức trong giao tiếp với khách hàng để làm mọi cách đưa khách hàng đến quyết định mua hàng. Sau đây là nguyên tắc sáu M mà những người làm công tác marketing cần lưu ý: 1. Market (Thị trường). Việc giao tiếp nhắm đến đối tượng nào? Hãy nhớ rằng thị trường có thể bao gồm người sử dụng, người bán lẻ hoặc bán sỉ. 2. Mission (Nhiệm vụ). Mục tiêu giao tiếp là gì? 3. Message (Thông điệp). Những đặc điểm cụ thể nào cần phải truyền đạt? Khách hàng sử dụng có thể chỉ quan tâm đến các đặc tính và lợi ích của sản phẩm. Trong khi đó, những khách hàng trung gian sẽ quan tâm đến các điều khoản thương mại, thời gian giao hàng, chiết khấu khi mua số lượng nhiều và những nỗ lực của công ty để phát sinh nhu cầu thông qua quảng cáo. 4. Media (Phương tiện thông tin đại chúng). Phương tiện truyền thông nào công ty nên dùng để chuyển tải thông điệp? Thông thường, cần phải kết hợp nhiều phương tiện thông tin đại chúng mới có thể có được kết quả như mong muốn. 5. Money (Tiền). Hoạt động này sẽ được cấp bao nhiêu ngân sách? 6. Measurement (Phương pháp đánh giá kết quả). Những tác động giao tiếp sẽ được đánh giá như thế nào? Cấp quản lý luôn có xu hướng thoải mái, hào phóng về mặt ngân sách hơn khi bạn có một kế hoạch vững chắc để đánh giá kết quả. Cần thảo luận thêm một chút về điểm thứ tư (phương tiện thông tin đại chúng). Trong nhiều trường hợp, việc giao tiếp của công ty sẽ nhắm vào nhiều thị trường và sẽ phải dùng nhiều phương tiện truyền thông. Trong thực tế, công ty có thể cần sử dụng các thông điệp khác nhau, cũng như các phương tiện khác nhau để nhắm đến đối tượng lĩnh hội đang ở những bước khác nhau trong quy trình mua hàng. Hãy xem ví dụ sau:
- Công ty Kẹo Dearie Bear đã sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, gửi thư trực tiếp, nhóm đại diện bán hàng trên toàn quốc và một website để giao tiếp với thị trường khách hàng của mình. Phòng quan hệ công chúng cũng tham gia hành động. Dearie Bear cho đăng một chương trình quảng cáo trên truyền hình trong những tuần có nhiều lễ hội và các dịp đặc biệt để mọi người mua kẹo, chủ yếu là lễ Phục sinh, ngày của Mẹ, lễ Halloween, và Giáng sinh. Những quảng cáo này kích thích nhu cầu bằng cách ca ngợi các đặc tính của kẹo Dearie Bear và nói với khán giả rằng họ có thể mua chúng ở "bất cứ nơi nào bày bán kẹo hảo hạng". Một thời gian dài trước khi thực hiện các chương trình quảng cáo này, đội ngũ bán hàng hưởng hoa hồng của công ty rất bận rộn với việc thăm khách hàng tại siêu thị và các chuỗi cửa hàng tiện dụng, các nhà bán lẻ ở chợ và những cửa hàng bánh kẹo lớn. Họ muốn chắc chắn rằng người bán lẻ đã dự trữ đủ hàng để đáp ứng nhu cầu được tạo ra qua các quảng cáo trên truyền hình. Như vậy, quảng cáo và bán hàng cá nhân đã làm việc kết hợp hài hòa với nhau. Mỗi công việc lại nhắm đến một đối tượng khác nhau. Một nhóm bán hàng khác ở trụ sở công ty làm việc với các tổ chức phi lợi nhuận để kẹo Dearie Bear góp phần vào các chiến dịch gây quỹ cho cộng đồng. Dearie Bear cũng gửi 100.000 catalog và quảng cáo qua thư trực tiếp đến những khách hàng nằm trong danh sách mua hàng của năm vừa qua. Các mẩu quảng cáo này khuyến khích các nhà bán lẻ tiếp tục đặt hàng thông qua số điện thoại 800 của công ty, hoặc qua website đẹp mắt của Dearie Bear. Không bỏ sót bất kỳ cơ hội nào, phòng PR của công ty định kỳ gửi các thông cáo báo chí để thông báo tin tài trợ các sản phẩm Dearie Bear cho các bệnh viện cựu chiến binh và các tổ chức từ thiện khắp đất nước. Điều này góp phần xây dựng danh tiếng và hình ảnh tích cực về Dearie Bear cũng như các sản phẩm của công ty trong lòng công chúng.
- Trong ví dụ này, công ty đang dùng chính sách quảng cáo ra thị trường đại chúng để tạo sự nhận thức, giúp cho kẹo Dearie Bear trở thành chọn lựa được ưu tiên, và kích thích khách hàng đến cửa hàng. Nhưng công ty sử dụng hình thức giao tiếp hai chiều và nhắm đến khách hàng mục tiêu để đảm bảo rằng các cửa hàng sẽ dự trữ đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thách thức trong công tác quản lý Những người làm công tác truyền thông marketing tích hợp luôn đối mặt với hai thách thức quan trọng: (1) tìm cách tốt nhất để phân bổ nguồn tài chính hỗ trợ các nhãn hiệu của họ và (2) điều phối chi tiêu để tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng đều nhận được những thông điệp phù hợp. Các nhà quản lý nhãn hiệu có thể phân bổ một phần lớn ngân sách của họ cho việc quảng cáo và chi phần còn lại cho hoạt động quảng bá được kiểm soát nội bộ. Ngày nay, do các kênh phân phối và truyền thông quá nhiều và đa dạng, nên các nhà quản lý phải tối ưu hóa việc phân bổ tài chính giữa tất cả các hoạt động tiếp xúc với khách hàng: đóng gói bao bì, trưng bày sản phẩm và khuyến mãi, bán hàng qua mạng và tiếp xúc với hãng quảng cáo. Họ có thể thấy mình đang phải giằng co trong nhiều phương án chọn lựa khác nhau từ lời khuyên của các nhà tư vấn nhãn hiệu, các hãng marketing trực tiếp đến các cố vấn thương mại điện tử cũng như công tác hỗ trợ hậu mãi. Các nhà quản lý cũng phải đảm bảo rằng từng hoạt động này sẽ giới thiệu sản phẩm đến khách hàng theo cách phù hợp. Điều tệ nhất có thể xảy ra là có một chương trình quảng cáo trên truyền hình nói rằng sản phẩm ngũ cốc điểm tâm mới của công ty là lựa chọn tốt cho sức khỏe của người lớn, trong khi người thiết kế của hãng đó lại tạo một hộp ngũ cốc khiến sản phẩm trông như một loại thức ăn vui nhộn dành cho trẻ em. Những điều bất nhất như vậy sẽ làm khách hàng lúng túng và làm suy yếu nhãn hiệu.
- Cách đơn giản để tránh sự bất nhất đó là tự đặt mình vào vị trí của khách hàng khi xem xét một chương trình truyền thông marketing tích hợp. Thông điệp nhắm vào khách hàng có tạo ra một hình ảnh sản phẩm rõ ràng, phù hợp và thu hút không? Những đặc điểm lý tính của sản phẩm, việc thuyết minh sản phẩm, diện mạo của quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng và gửi thư trực tiếp có nhất quán không? Chúng có bổ sung cho nhau không? Công ty Máy tính Apple đã thể hiện sự xuất sắc của mình trong lĩnh vực này bằng một cuộc thăm dò ý kiến về nhãn hiệu mạnh nhất ở Bắc Mỹ. Hình dạng và cảm nhận về sản phẩm của công ty, logo của công ty và mọi phần trong mẫu quảng cáo đều thể hiện rằng: "Đó chính l à Apple". Không có gì nhầm lẫn về điều đó. Đó là những gì công ty cần đạt được trong việc truyền thông marketing của mình. Tóm tắt + Truyền thông marketing tích hợp là một quy trình chiến lược để tạo ra một thông điệp thương hiệu phù hợp tại mỗi điểm tiếp xúc khách hàng. Mục tiêu của truyền thông tích hợp là dùng nhiều phương tiện giao tiếp để tăng cường sự nhận thức về sản phẩm hay dịch vụ của côn g ty, thông báo cho khách hàng về các đặc tính và ích lợi, đồng thời thôi thúc khách hàng mua sắm. + Truyền thông marketing tích hợp hiệu quả đem lại những thông điệp ph ù hợp và trọn vẹn. + Truyền thông marketing nhằm mục đích tạo ra sự nhận thức, cung cấp kiến thức, tạo ấn tượng tích cực, có được vị thế thuận lợi trong tâm trí khách hàng, tạo được sự quan tâm mua hàng, và thực hiện giao dịch mua bán. + Các phương tiện truyền thông được phân loại theo hai phương diện: tập trung vào một mục tiêu so với rải rác, và một chiều so với hai chiều.
- + Khi chọn phương tiện truyền thông, hãy xem khách hàng đang ở đâu trong quy trình mua hàng. Sau đó hãy dùng phương tiện nào có thể nhắm đến mục tiêu cao nhất mà bạn mong muốn. + Các nhà quản lý marketing nên (1) tìm cách tối ưu nhất để phân bổ các nguồn tài chính hỗ trợ cho các nhãn hiệu sản phẩm, và (2) điều phối chi tiêu để tất cả các điểm tiếp xúc khách hàng đều nhận được thông điệp phù hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phối hợp hiệu quả các phương tiện truyền thông
5 p | 400 | 169
-
CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP 1
12 p | 617 | 164
-
Chương 6: Quản trị xúc tiến thương mại điện tử
62 p | 235 | 72
-
Chương 1: Giới thiệu Luật thương mại điện tử
16 p | 292 | 68
-
Thiết kế Brochure thế nào để đạt hiệu quả cao?
7 p | 171 | 64
-
Chiến lược Marketting Ngô Quang Thuật
5 p | 159 | 39
-
Xây Dựng Chiến Lược Quảng Cáo - P26
8 p | 147 | 36
-
Lợi ích kinh tế của bản sắc nhận diện thương hiệu
3 p | 161 | 35
-
Nhà phân phối quảng cáo thông minh
3 p | 114 | 18
-
Phối hợp các phương tiện truyền thông để tăng hiệu quả chiến dịch
7 p | 116 | 14
-
Chọn đúng dịch vụ quảng cáo
3 p | 103 | 13
-
Bài giảng Marketing địa phương: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
38 p | 69 | 9
-
Thế giới tiếp thị thay đổi từng ngày đòi hỏi các nhà lãnh đạo kiểu mới
8 p | 79 | 8
-
Marketing qua Brochure: Đẹp, hiệu quả mà ít tốn kém
6 p | 99 | 7
-
Giáo trình môn Marketing căn bản: Phần 2
34 p | 34 | 7
-
Khái niệm cũ và những hành động mới
4 p | 120 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn