intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng bệnh chuyển mùa

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời tiết cuối năm thất thường là cơ hội cho một số bệnh chuyển mùa tấn công trẻ em. Dưới đây là những bệnh chuyển mùa thường gặp nhất, phụ huynh cần lưu ý để kịp thời ứng phó trong việc giữ gìn sức khỏe cho trẻ: Các bệnh chuyển mùa 1. Nhiễm siêu vi: dân gian gọi nôm na là cảm cúm. Bệnh biểu hiện sốt nhẹ, đôi khi sốt cao, ho, sổ mũi, hắt hơi. Bạn có thể chăm sóc bé tại nhà, dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol, rửa mũi, cho trẻ uống nước nhiều, ăn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng bệnh chuyển mùa

  1. Phòng bệnh chuyển mùa
  2. Thời tiết cuối năm thất thường là cơ hội cho một số bệnh chuyển mùa tấn công trẻ em. Dưới đây là những bệnh chuyển mùa thường gặp nhất, phụ huynh cần lưu ý để kịp thời ứng phó trong việc giữ gìn sức khỏe cho trẻ: Các bệnh chuyển mùa 1. Nhiễm siêu vi: dân gian gọi nôm na là cảm cúm. Bệnh biểu hiện sốt nhẹ, đôi khi sốt cao, ho, sổ mũi, hắt hơi. Bạn có thể chăm sóc bé tại nhà, dùng thuốc hạ sốt như Paracetamol, rửa mũi, cho trẻ uống nước nhiều, ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, xúp, trái cây, sữa chua. Thông thường trẻ sẽ tự khỏi sau vài ngày. Một số ít có biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi. Cần ghi nhớ nhiễm cúm A/H1N1 cũng là một dạng nhiễm siêu vi nên phải theo dõi trẻ cẩn thận. Nếu trẻ sốt cao không hạ, ho nhiều, khó thở nên đưa trẻ đi khám. 2. Viêm họng: Trẻ sốt, đau họng, nuốt khó, buồn nôn, nôn ói. Nếu amiđan sưng to trẻ sẽ ngủ ngáy, thở khò khè, hơi thở hôi. Bệnh viêm họng do vi trùng thường xảy ra ở trẻ 3-15 tuổi, thường do vi trùng Streptococcus bêta tan huyết nhóm A gây ra.
  3. Vi trùng này gây viêm họng, tấn công khớp thoáng qua và gây viêm tim dẫn đến suy tim, nguy hiểm tính mạng. Vi trùng Streptococcus bêta tan huyết nhóm A cũng gây viêm cầu thận cấp. Trẻ tiểu máu, phù và cao huyết áp cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi. Khi trẻ sốt cao, đau họng nên đưa đi bác sĩ khám để điều trị kịp thời. 3. Viêm mũi dị ứng: Trẻ sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi do dị ứng với thời tiết lạnh. Hướng dẫn trẻ rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhiều lần trong ngày, lau mũi bằng khăn giấy, giữ ấm cơ thể. Đưa trẻ đi khám sau một tuần nếu bệnh không tự khỏi, bệnh làm trẻ mất ngủ, ăn uống kém. 4. Viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ: Bệnh do siêu vi trùng VRS gây ra thường vào lúc trời trở lạnh, xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ sốt, ho, sổ mũi, nôn ói, khò khè và một số trẻ nhanh chóng bị tím tái, khó thở do nghẽn tắc đàm nhớt. Đây là một bệnh nặng, cần được bác sĩ khám, theo dõi hằng ngày. Nếu trẻ khó thở thường phải nhập viện. Điều trị chứng viêm tiểu phế quản bao gồm hạ nhiệt, bổ sung nước đầy đủ cho trẻ, trong trường hợp nôn ói trẻ sẽ được truyền dịch, rửa mũi để thông thoáng đường hô hấp. Bác sĩ sẽ khám, chỉ định điều trị bằng khí dung và vật lý trị liệu phổi ở những trẻ ứ đọng nhiều đàm nhớt, tắc nghẽn đường hô hấp. Bệnh có thể có
  4. biến chứng viêm phổi nặng, xẹp phổi và ngưng thở nếu không được chăm sóc tích cực, kịp thời. 5. Viêm thanh quản: Do siêu vi trùng gây ra. Trẻ có sốt nhẹ hoặc không sốt, ho khàn giọng, đôi khi mất giọng. Chứng co thắt thanh quản gây khó thở thường diễn ra trong đêm. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay vì chứng khó thở đột ngột có thể gây nguy hiểm cho trẻ. 6. Hen suyễn: Xảy ra ở trẻ có tiền căn hen suyễn hoặc gia đình có người bị hen suyễn như ba, mẹ, cô, cậu, hoặc ông bà nội ngoại... Một số ít trường hợp trẻ có hen suyễn nhưng gia đình hoàn toàn bình thường. Trẻ có những triệu chứng báo trước như ho, sổ mũi, hắt hơi, sau vài giờ xảy ra khó thở, thở rít. Trẻ cần được bác sĩ khám ngay và điều trị đặc hiệu cắt cơn khó thở. Sau đó phải được theo dõi, điều trị duy trì, điều trị phòng ngừa để bệnh ổn định. Cách phòng bệnh - Thời tiết lúc chuyển mùa thường lạnh về đêm, sáng nhưng lại nóng vào buổi trưa. Do vậy các bậc cha mẹ nên lưu ý cho trẻ mặc quần áo thích hợp: giữ ấm khi trời lạnh, nhưng mặc thoáng khi nhiệt độ nóng để trẻ thoải
  5. mái chạy chơi. Thay quần áo thường xuyên khi trẻ bị đổ mồ hôi, tránh cảm lạnh. - Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để tăng cường sức đề kháng chống bệnh tật. - Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, nghịch bẩn, sau khi xì mũi... - Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mũi khi bị cảm cúm. - Chích ngừa cúm hằng năm cho trẻ. - Nên cho trẻ chơi đùa vận động, tập thể dục ngoài trời vào cuối tuần hay những ngày nghỉ để trẻ được hít thở không khí trong lành. - Khi trẻ bị ốm nên cho nghỉ học để cha mẹ chăm sóc, theo dõi và tránh lây lan trong nhà trường. - Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị ho cảm. - Vệ sinh, lau dọn nhà cửa thường xuyên, giảm thiểu bụi bẩn gây dị ứng cho trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2