intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng, chống bạo lực học đường ở cơ sở giáo dục mầm non

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phòng, chống bạo lực học đường ở cơ sở giáo dục mầm non" trình bày về quy trình phòng chống bạo lực học đường với các điều kiện, nguyên tắc và các bước thực hiện cụ thể phù hợp với mức độ của từng tình huống được đề cập trong bài viết sẽ là gợi ý cho các cơ sở Giáo dục Mầm non tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn công tác. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng, chống bạo lực học đường ở cơ sở giáo dục mầm non

  1. PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh, TS. Nguyễn Thị Thu Hà Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Tóm tắt: Bạo lực học học đường (BLHĐ) là yếu tố gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với thể chất, tâm lý, hành vi, các mối quan hệ xã hội của những người tham gia vào môi trường giáo dục (MTGD). Quy trình phòng chống BLHĐ với các điều kiện, nguyên tắc và các bước thực hiện cụ thể phù hợp với mức độ của từng tình huống được đề cập trong bài viết sẽ là gợi ý cho các cơ sở Giáo dục Mầm non (GDMN) tham khảo và ứng dụng vào thực tiễn công tác. Giới thiệu BLHĐ gây nhiều bức xúc và lo lắng cho gia đình, cộng đồng xã hội trong thời gian gần đây, phòng chống BLHĐ đã trở thành vấn đề cấp bách cần được triển khai. Dựa trên các kết quả nghiên cứu đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, kết quả hoạt động nghiên cứu hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu GDMN - Viện KHGD Việt Nam và tổ chức Unicef, bài viết làm rõ các khái niệm có liên quan đến BLHĐ và phòng chống BLHĐ, chỉ ra các hình thức, biểu hiện và nguyên nhân của BLHĐ ở cơ sở GDMN, từ đó, đề xuất quy trình phòng chống BLHĐ ở các cơ sở GDMN. Bài viết sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu thứ cấp, phân tích- tổng hợp lý thuyết; phân loại - hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu; Nghiên cứu kinh nghiệm các quốc gia về phòng chống BLHĐ ở cơ sở GDMN; Kết hợp với nghiên cứu định lượng và định tính để tìm hiểu sâu về thực trạng BLHĐ trong các cơ sở GDMN ở các địa phương được chọn khảo sát. Các nhận định từ nghiên cứu được điều chỉnh trên cơ sở tham vấn ý kiến chuyên gia. 1. Các khái niệm được dùng trong bài báo + Bạo lực trẻ em: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em. (Điều 4, Luật trẻ em). + Bạo lực học đường: là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa hoặc tẩy chay, thờ ơ, bỏ mặc hoặc dùng sức mạnh thể chất để 13
  2. khủng bố người khác để lại thương tích trên cơ thể thậm chí dẫn đến tử vong hoặc gây tổn thương đến tâm lý cho những đối tượng tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục ở cơ sở GDMN. + Phòng, chống BLHĐ ở các cơ sở GDMN: Phòng chống BLHĐ ở cơ sở GDMNlà những biện pháp nhằm ngăn ngừa và xử lý tình huống bạo lực xảy ra với những đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non. 2. Hình thức, biểu hiện của bạo lực học đường và nguyên nhân Qua phân tích kết quả nghiên cứu do tổ chức WHO, Unesco, Plan…công bố và kết quả rà soát các văn bản pháp lý có liên quan: Công ước về Quyền Trẻ em (CRC) và kế hoạch hành động xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em ở Khu vực Đông Nam Á, Luật Trẻ em, 2016 thì BLHĐ ở cơ sở GDMN cho phép rút ra các nhận định: 2.1. Các hình thức và biểu hiện của BLHĐ đối với trẻ mầm non Bạo lực thể chất: là việc một đối tượng/ nhóm đối tượng cố ý sử dụng vũ lực có khả năng làm tổn hại gây ra tử vong hoặc không gây ra tử vong cho người khác. Bạo lực thể chất bao gồm, nhưng không giới hạn, các hình thức: tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt độc ác, phi nhân tính; Các hình thức trừng phạt thân thể, ép buộc người khác vào những tư thế khó chịu, tấn công bằng tay hoặc một đồ vật, ép ăn uống, cho sử dụng những chất kích thích hoặc chất độc hại cho cơ thể (như thuốc mê, chất gây nghiện, chất độc…); Ngăn cản không đáp ứng các nhu cầu cơ bản của cơ thể: ăn, uống, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân; Bị một hay nhóm đối tượng bắt nạt thân thể và ăn hiếp. Bạo lực tình dục bao gồm bất kỳ hành động tình dục hay ý định thực hiện hành động tình dục nào với người khác mà không được sự đồng ý hoặc thực hiện các hành động xúi giục hoặc cưỡng ép, đe dọa hoặc ép buộc trẻ em tham gia vào bất kỳ hành động tình dục nào. Bạo lực tình dục bao gồm, nhưng không giới hạn, các hình thức: Quấy rối, tấn công tình dục, cưỡng hiếp người khác; vuốt ve mơn trớn, cưỡng hiếp và tấn công tình dục trẻ em; sử dụng trẻ em/người khác để lạm dụng và bóc lột tình dục vì mục đích thương mại; tội phạm mạng/Lạm dụng và bóc lột tình dục trực tuyến/qua mạng hoặc bằng công nghệ số. 14
  3. Bạo lực tinh thần là ngược đãi, lạm dụng tinh thần, lạm dụng bằng lời nói, lạm dụng tình cảm hoặc thờ ơ, xao nhãng gây ra những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, lo lắng sợ hãi làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của người khác. Nó bao gồm, nhưng không giới hạn, các hình thức: tác động tổn hại liên tục tới người khác và trẻ em như hạ thấp, xúc phạm, chê bai; tất cả các hình thức vi phạm sự riêng tư và vi phạm sự bảo mật có thể gây ra tác động tâm lý có hại cho người khác; gây sợ hãi, hăm dọa, đe dọa; bóc lột và mua chuộc; hắt hủi và chối bỏ; cô lập, phớt lờ và thiên vị; từ chối phản ứng tình cảm; sao nhãng những nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần, y tế và giáo dục; để trẻ em chứng kiến bạo lực gia đình hoặc đối xử thù địch; đưa vào biệt giam, cô lập hoặc các điều kiện giam giữ nhục nhã hoặc hèn hạ khác; bắt nạt về tâm lý (như bị người khác bắt nạt, uy hiếp trên mạng thông qua điện thoại, internet). Bạo lực sao nhãng hoặc đối xử thờ ơ với trẻ em: là việc không đáp ứng những nhu cầu về thể chất và tâm lý của trẻ em, không bảo vệ trẻ em tránh khỏi nguy hiểm và bảo đảm các dịch vụ y tế, khai sinh và các dịch vụ khác khi những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ em có đủ phương tiện, kiến thức và khả năng tiếp cận các dịch vụ để làm những việc đó. Nó bao gồm, nhưng không giới hạn, các hình thức: Sự sao nhãng về thể chất (như không thể bảo vệ trẻ em tránh khỏi bị xâm hại, trong đó có việc không giám sát thường xuyên, hoặc không cung cấp cho trẻ em những thứ thiết yếu như thức ăn, nơi ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe cơ bản); sự sao nhãng tinh thần hoặc tình cảm, trong đó có việc thiếu sự hỗ trợ tình cảm và yêu thương, thường xuyên lơ là, những người chăm sóc không có khả năng chú ý tới những tín hiệu và dấu hiệu của trẻ nhỏ và để trẻ em chứng kiến hành vi bạo lực hoặc hành vi lạm dụng ma túy và rượu; Không quan tâm tới những nhu cầu xã hội của trẻ em (như từ chối quyền được vui chơi, giải trí và tương tác xã hội); sự sao nhãng việc học tập; bỏ rơi. Trong cơ sở GDMN sự đối xử thờ ơ thể hiện ở việc người lớn không quan tâm, bỏ mặc những cảm xúc, sự mong muốn của trẻ em được hỗ trợ, can thiệp khi cần thiết; không đảm bảo các quyền lợi của trẻ em được hưởng thụ chăm sóc, giáo dục có chất lượng; không bảo vệ trẻ em hoặc lên tiếng để bảo vệ trẻ em khi xảy ra tình trạng mất dân chủ, bất bình đẳng trong đối xử giữa trẻ em này với trẻ em khác, giữa trẻ em trai và trẻ em gái, các trẻ em bị thiệt thòi…trong nhà trường, gia đình và cộng đồng. 15
  4. 2.2. Đối tượng gây bạo lực đối với trẻ em Trẻ em MN là đối tượng non nớt cả về sức khỏe, thể chất lẫn kiến thức, kinh nghiệm và thiếu khả năng tự bảo vệ mình, khi có yếu tố nguy cơ hay rơi vào tình huống bị bạo lực thì trẻ em thường ít có khả năng phòng vệ hay kháng cự lại…do đó đây là nhóm đối tượng dễ bị bạo hành. Những đối tượng tham gia vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở GDMN đều có thể gây bạo hành cho trẻ em gồm: GVMN, Nhân viên (bảo vệ, lao công, đầu bếp, nhân viên văn phòng, y tế), và ngay cả các cán bộ quản lý (CBQL) cũng như các cha, mẹ của trẻ khác. 2.3.Nguyên nhân của BLHĐ đối với trẻ em BLHĐ xảy ra do những nguyên nhân đa dạng, được nhìn nhận từ các góc độ khác nhau. Từ góc độ tâm lý, góc độ sinh học (sự phát triển tự nhiên của cơ thể trẻ với nhu cầu khám phá, vận động cao, mâu thuẫn với chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây kích thích, dư thừa năng lượng); góc độ xã hội (nhận thức về BLHĐ và bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ của các đối tượng liên quan, giá trị đạo đức bị suy yếu trong một bộ phận người dân và cả những người làm giáo dục; ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game; văn hóa nhà trường nhiều nơi mới mang tính hình thức, phong trào); góc độ nghề nghiệp (áp lực công việc nặng nề; thời gian làm việc kéo dài; trách nhiệm cao; cũng như thu nhập thấp, chế độ chính sách cho GVMN còn tồn tại những bất cập); góc độ gia đình (nhiều gia đình có lối sống, thói quen sinh hoạt chưa chuẩn mực tạo ra tấm gương xấu cho con trẻ...). Trong các nguyên nhân nêu trên, nguyên nhân sâu sa và cơ bản cần tác động là ý thức đạo đức, trách nhiệm với trẻ, với nghề của các GVMN, Nhân viên và CBQL - những người trực tiếp làm việc với trẻ em trong nhà trường bởi chính yếu tố này sẽ điều hướng và kiểm soát con người nghĩ đúng, làm đúng. 3. Thực trạng BLHĐ ở các cơ sở GDMN Trong thời gian gần đây, hàng năm đều có các vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại các cơ sở GDMN bị phát hiện và đưa ra công luận, tuy nhiên, có thể đó chỉ mới là phần nổi của tảng băng, phần chìm có lẽ còn rất lớn khi mà qua khảo sát thực trạngtại một số địa phương chúng tôi nhận thấy những nguy cơ và biểu hiện của BLHĐ tồn tại qua các số liệu sau đây: - GV chưa gần gũi, giám sát và kịp thời đáp ứng nhu cầu đang phát triển của trẻ: 46,1% GV tham gia khảo sát có gặp khó khăn trong việc giám sát trẻ ở 16
  5. mức thường xuyên hoặc thỉnh thoảng; Có hiện tượng trẻ bị xao nhãng trong nhóm, lớp đông:6,6% GV phản ánh mình không có thời gian để gần gũi và đáp ứng được các nhu cầu của trẻ hay giao lưu tình cảm với trẻ. Lý do trẻ trong các nhóm /lớp mẫu giáo quá đông, tỷ lệ giáo viên/ nhóm trẻ ít, trong khi GV phải thực hiện quá nhiều công việc/ ngày. Có 27,3% ý kiến GV thừa nhận một bộ phận trẻ mầm non chưa được vệ sinh thân thể một cách kịp thời theo yêu cầu. - GV im lặng hay ngầm đồng tình thậm chí là tiếp tay cho các hiện tượng bắt nạt giữa trẻ em: 7,8 % GV cho biết họ không muốn trẻ trong nhóm, lớp tiếp xúc hay chơi cùng một vài trẻ khác biệt vì sợ lây tính xấu; 17,2% GV cho biết họ phép các trẻ khác chê cười khi trẻ phạm lỗi; 14,4% GV không can thiệp khi trẻ này bị trẻ khác hay nhóm trẻ khác bắt nạt với tần suất khác nhau. Phản ánh của 10,1% Cha, Mẹ cũng khá tương đồng khi họ phản ánh có trường hợp các trẻ bé bị trẻ lớn ở trường bắt nạt, gia đình đã đề nghị cô giáo giải quyết nhưng tình trạng đó vẫn diễn ra. - GV chưa đối xử công bằng, còn định kiến với trẻ:76,7% GV phản ánh khi xảy ra vấn đề gì bất thường, cô giáo và cả lớp sẽ nghĩ ngay trẻ nào hay nhóm trẻ nào đã gây ra, trong đó 32,2% GV xác nhận ở mức thường xuyên. GV cũng chưa quan tâm và tạo cơ hội cho tất cả các cháu trong lớp phát triển đặc biệt trong một số hoạt động như biểu diễn văn nghệ, giờ thi dạy… Ảnh hưởng của tình trạng bị bỏ rơi, thờ ơ trong nhà trường đối với trẻ em có xu hướng trầm trọng hơn khi ngay tại gia đình trẻ em cũng bị bỏ bê hoặc ngược đãi: Có 10,5% GV và 43,6% Cha, Mẹ (trong đó 21,7% thường xuyên) đã xác nhận họ đã đối xử không công bằng với các trẻ trong nhà; việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ chưa được Cha, Mẹ đảm bảo thực hiện đầy đủ và khoa học: 10% Cha, Mẹ xác nhận khi ở nhà, con họ không được vệ sinh thân thể đầy đủhàng ngày; không được ăn đúng và đủ bữa trong ngày (11,7% Cha, Mẹ); khi Con bị ốm, Cha, Mẹ tự chữa trị theo kinh nghiệm, không đưa đi khám (11,7% Cha, Mẹ), 41,7% Cha, Mẹ không hoặc không thường xuyên lưu lại các thông tin về sức khỏe của con. 23,9% Cha, Mẹ phản ánh họ rất bận không có thời gian để gần gũi và đáp ứng được các nhu cầu về giao lưu tình cảm của trẻ. 14,4% Cha, Mẹ xác nhận trẻ đã có chứng kiến xung đột gia đình. Như vậy, thực tế cho thấy tình trạng trẻ mầm non bị sao nhãng, thờ ơ, bỏ mặc ở nhà trường và gia đình là khá phổ biến. Đáng ngại hơn chính là những nguy cơ bạo hành trẻ luôn tiềm ẩn ở những người làm công tác chăm sóc, giáo 17
  6. dục trẻ trong gia đình và nhà trường bởi vì họ chưa nhận thức đầy đủ về BLHĐ, BLHĐ trên cơ sở giới nên có những trường hợp họ không biết mình đã và đang bạo hành trẻ (xao nhãng, so sánh, chế diễu, trách phạt, ép trẻ làm những việc quá sức hoặc trẻ không muốn). Các trường mầm non và cha, mẹ chủ yếu nhận biết và phòng, tránh bạo lực thể chất và bạo lực tình dục mà ít chú ý đến phòng, chống bạo lực tinh thần và đặc biệt bạo lực sao nhãng đối với trẻ em. 4. Phòng, chống BLHĐ ở cơ sở GDMN 4.1.Nguyên tắc phòng chống BLHĐ ở cơ sở GDMN: (+) Khách quan, trung thực: trong nhìn nhận, đánh giá sự việc, hiện tượng. Dám thừa nhận những hạn chế, sai phạm. (+) Đồng bộ, nhất quán: Tính đồng bộ được thể hiện trong các trang bị, tạo thành hệ thống hoàn chỉnh từ quy định, nhân lực, các trang thiết bị phục vụ cho phòng ngừa, xử lý BLHĐ. Các quy định, quy trình thực hiện cần được xây dựng nhất quán tránh tình trạng gây lúng túng cho người thực hiện. (+) Mềm dẻo, tế nhị nhưng kiên quyết: Các tình huống BLHĐ đa phần không công khai và được che giấu do đó khi tìm hiểu về vấn đề cần mềm dẻo và tế nhị. Tuy nhiên, trong giải quyết vấn đề BLHĐ cần có quy trình và thực hiện kiên quyết đến cùng mới có sức răn đe. (+) Cộng đồng trách nhiệm: cần tạo ra sức mạnh tổng lực từ nhiều lực lượng, giúp quá trình phát hiện, xử lý và giám sát được đa chiều và triệt để. 4.2. Các điều kiện để phòng chống BLHĐ: (+) Hành lang pháp lý: Hành lang pháp lý với những quy định rõ ràng, những hướng dẫn cụ thể giúp cho các cơ sở giáo dục, các đối tượng có liên quan nắm được quyền và trách nhiệm của bản thân trong việc phòng chống BLHĐ, những việc được phép và không được phép thực hiện trong MTGD, các tiêu chuẩn cần đạt của MTGD không bạo lực, quy trình xử lý các vi phạm, những mức phạt tương ứng với hình thức vi phạm. Đây là điều kiện tiên quyết làm căn cứ trong triển khai các hoạt động ở các cơ sở GDMN. (+) Nhận thức và kĩ năng: Nhận thức và kĩ năng của các đối tượng có liên quan về BLHĐ là điều kiện cần thiết để giúp cho từng cá nhân tham gia vào MTGD mầm non có thể lường trước nguy cơ, phát hiện vấn đề, biết cách xử lý vấn đề đúng và hiệu quả từ đó có thể xây dựng MTGD không bạo lực, bảo vệ mình, bảo vệ trẻ và người khác. 18
  7. 4.3. Quy trình phòng chống BLHĐ: Khi đảm bảo các điều kiện nêu trên, việc phòng chống BLHĐ tại các cơ sở GDMN diễn ra theo quy trình sau: a. Phát hiện vấn đề có liên quan đến BLHĐ: GVMN, CBQL cần đánh giá thực trạng tại cơ sở GDMN nơi công tác về những nguy cơ có thể xảy ra BLHĐ. Các quan sát, đánh giá để phát hiện vấn đề cần đi theo hệ thống các thành tố của MTGD để tránh bỏ sót,gồm: Về Chương trình giáo dục, tài liệu, học liệu đồ dùng đồ chơi; Về nhân sự; Về các điều kiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ; Về các quy định, quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục; Về kiến thức kĩ năng phòng ngừa và xử lý các trường hợp bạo hành trẻ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; Về việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; Về tuyên truyền và phối hợp các lực lượng trong công tác phòng chống BLHĐ. Các phát hiện cần được lưu lại (ghi chép, hình ảnh,…) để tạo thành nguồn dữ liệu phục vụ cho các bước tiếp sau. b. Ngăn ngừa - xử lý BLHĐ: Tùy tình hình thực tế diễn ra tại MTGD, cơ sở giáo dục sẽ áp dụng mức độ khác nhau: +) Ngăn ngừa BLHĐ: Mức ngăn ngừa hướng tới mục tiêu không để xảy ra BLHĐ, mức độ này luôn cần được các cơ sở giáo dục thực hiện. - Dựa trên những vấn đề phát hiện được từ bước 1 tổ chức trao đổi trong tổ, nhóm GV để có những phân tích, nhận định đầy đủ hơn về thực trạng. Xác định những hạn chế, nguyên nhân. Phân tích điều kiện địa phương, điều kiện của cơ sở, tìm hiểu và tham khảo các hướng dẫn, quy định trong các văn bản hiện hành để tìm ra giải pháp cần cho cơ sở giáo dục của mình. Xuất phát từ tình hình thực tế, cơ sở giáo dục nên lựa chọn ra giải pháp trọng điểm cần chú trọng hơn trong từng giai đoạn. - Lên kế hoạch tổng thể cho cơ sở giáo dục và từng nhóm lớp về phòng chống BLHĐ, các giải pháp được lựa chọn cần tiếp tục được làm chi tiết bằng những biện pháp, hành động cụ thể, phù hợp thực tế mà các đối tượng tham gia đều có thể thực hiện được. Ví dụ: Với giải pháp về tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng về phòng chống BLHĐ cho đội ngũ, cơ sở giáo dục thực hiện các biện pháp: (+) Tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý tìm hiểu và giới thiệu/thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về các kiến thức, kĩ năng muốn trang bị cho mọi thành viên; (+) Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, cán bộ quản lý về các kiến thức, kĩ năng còn yếu; (+) Thiết lập nhóm chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm 19
  8. nghề nghiệp, tài liệu… trên mạng để các thành viên dễ dàng tham gia và tìm kiếm những thông tin hữu ích. Việc triển khai thực hiện các giải pháp cần có thời gian để “ngấm” và tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành vi, thái độ do đó khi đã thống nhất lựa chọn các giải pháp và biện pháp cụ thể để triển khai cần quyết tâm, nhất quán thực hiện tránh tình trạng mới đầu thì làm rầm rộ nhưng sau đó buông lỏng dần và trở về nếp cũ. +) Xử lý các tình huống BLHĐ: Mức xử lý được triển khai khi phát hiện các biểu hiện có nguy cơ xảy ra BLHĐ hoặc đã xảy ra BLHĐ. Tham khảo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị định 80/2017 NĐCP về Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng chống BLHĐ, Điều 48,49 Luật trẻ em khi phát hiện có nguy cơ xảy ra bạo lực hoặc đã xảy ra bạo lực thì cách xử lý ở mức hỗ trợ hoặc can thiệp, cụ thể: * Mức hỗ trợ áp dụng với những đối tượng tham gia vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở GDMN có nguy cơ bị BLHĐ: -Phát hiện kịp thời các hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, - Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; - Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị bạo lực; tư vấn kiến thức, kĩ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ cho trẻ, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; - Tăng cường giám sát để BLHĐ không có cơ hội xảy ra. * Mức can thiệp khi xảy ra BLHĐ với những đối tượng tham gia vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở GDMN: - Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người bị BLHĐ; -Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực; - Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật. 20
  9. - Theo dõi hỗ trợ tư vấn tâm lý, y tế cho cả đối tượng gây ra bạo lực để giúp họ nhìn nhận ra sai phạm và không tái phạm. c. Kiểm tra, giám sát phòng, chống BLHĐ Toàn bộ các điều kiện của phòng chống BLHĐ cũng như các bước trong quy trình phòng tránh từ ngăn ngừa hay xử lý vụ việc đều cần được giám sát đa chiều, thường xuyên để đảm bảo tính nghiêm túc và chất lượng thực hiện. Đồng thời giúp kịp thời phát hiện và có hình thức xử lý phù hợp, hiệu quả. Ban đầu việc bị kiểm tra giám sát có thể khiến các thành viên trong MTGD khó chịu hoặc không thoải mái tuy nhiên khi những hành vi chuẩn mực được diễn ra thường xuyên và có sự giám sát sẽ dần trở thành thói quen, nề nếp và các thành viên trong MTGD sẽ quen và thực hiện các hành vi chuẩn mực một cách tự nhiên, thoải mái hơn. Sơ đồ phản ánh các điều kiện và quy trình phòng chống BLHĐ Hành lang pháp lý của việc Nhận thức và kĩ năng của các phòng chống BLHĐ đối tượng về phòng chống BLHĐ Phát hiện vấn đề liên quan đến BLHĐ Ngăn ngừa Xử lý sự việc theo quy trình Kiểm tra, giám sát 5. Kết luận Phòng chống BLHĐ cần làm ngay nhưng lại không thể nóng vội, cần có sự vào cuộc của nhiều lực lượng một cách nhất quán, quyết liệt. Nguyên nhân gây ra BLHĐ đa dạng do đó các tác động để phòng chống và xóa bỏ BLHĐ cũng phải đồng bộ từ nhiều góc cạnh mà quan trọng nhất là từ tình cảm đạo đức và ý thức của mỗi thành viên tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào MTGD. Vấn đề phòng ngừa không để BLHĐ có cơ hội xảy ra cần luôn được đề cao và thực hiện thường xuyên tại các cơ sở GDMN, điều đó sẽ thiết thực và có giá trị hơn so với việc xử lý các vụ việc khi đã xảy ra. 21
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Unesco, Unicef, Ungei, Plan,UN Women (2016) Bộ công cụ hướng dẫn xây dựng các mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học. 2. UNICEF (2017), Violence against children in schools and educational settings, tr.23. 3. Phòng chống BLHĐ trong bối cảnh hiện nay- Tuyển tập công trình KH Hội thảo Quốc gia 21-22/7/2016, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Phạm Minh Lăng (2000), Sigmund Freud và Phân tâm học, NXB Văn hóa thông tin. 5. Education Policy outlook Finland, November 2013, OECD 6. Education in Finland, Key to the nation's success, Ministry of Education and Culture https://toolbox.finland.fi/wpontent/uploads/sites/16/2017/07/finfo_koulutus_en_lowpdf _vedos-200617.pdf (2017). 7. Ministry of Education Singapore (2006), Curriculum planning & development division: health education syllabus for primary level 2007, Singapore. 8. Ph.D. Rebecca P.Ang, (2006), School Violence: Helping Student Victims, Singapore. 9. Korean Ministry of Education (2015). The results of the 2nd survey on school violence in 2015. 10. Making Schools Safer, U.S. Department of Homeland Security, 2018. 11. Health and Safety standard handbook, Office of Early learning, School Readines. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2