TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010<br />
<br />
PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP<br />
TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ<br />
Phan Khoa Cương, Lê Đào Khánh Thu, Lê Tô Minh Tân<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái (PNRRTGHĐ) chiếm một vị trí rất quan trọng trong<br />
hoạt động phòng ngừa rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế<br />
quốc tế; nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh<br />
nghiệp.<br />
Bằng phương pháp khảo sát doanh nghiệp thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi kết hợp<br />
với dữ liệu thứ cấp thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, nghiên cứu làm rõ thực trạng nhận<br />
thức về PNRRTGHĐ và tình hình sử dụng công cụ PNRRTGHĐ của các doanh nghiệp kinh<br />
doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, trên cơ sở thực trạng<br />
khảo sát, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị với các ban ngành liên quan nhằm tăng cường<br />
việc sử dụng các giải pháp PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam từng bước thực hiện<br />
lộ trình tự do hóa kinh tế bao gồm tự do hóa thương mại, tự do hóa đầu tư và tự do hóa<br />
tài chính. Tiến trình tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tự do hóa lãi suất, tự do hóa<br />
tỷ giá hối đoái (TGHĐ). Các bước tự do hóa tài chính này vừa tạo ra thời cơ đồng thời<br />
cũng tạo ra thách thức mới cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng.<br />
Thời gian gần đây, với sự tác động của kinh tế thế giới và tình trạng lạm phát cao của<br />
Việt Nam làm cho TGHĐ biến động mạnh gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp. Do<br />
vậy, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ bên cạnh việc nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có sử<br />
dụng ngoại tệ ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa<br />
Thiên Huế nói riêng, việc sử dụng công cụ PNRRTGHĐ còn rất nhiều hạn chế. Tuy<br />
nhiên, cho đến nay thì chưa có một nghiên cứu thực tế chính thức nào được thực hiện để<br />
đánh giá thực trạng tình hình sử dụng các công cụ PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp ở<br />
Thừa Thiên Huế. Do vậy, nghiên cứu này trở nên cấp thiết khi nền kinh tế Việt Nam<br />
ngày càng bị tác động và phụ thuộc rất nhiều bởi tình hình biến động của kinh tế thế<br />
giới. Mục tiêu của nghiên cứu này là trên cở sở kết quả khảo sát nhận thức, tình hình và<br />
35<br />
<br />
nhu cầu sử dụng để đánh giá thực trạng PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp ở Thừa<br />
Thiên Huế thời gian qua; từ kết quả nghiên cứu này mà các kết luận và khuyến nghị<br />
được đưa ra nhằm đẩy mạnh sử dụng công cụ PNRRTGHĐ tại các doanh nghiệp trên<br />
địa bàn.<br />
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu này được giới hạn là các doanh nghiệp có<br />
hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thừa Thiên Huế vì hoạt động của những đơn vị<br />
này thường xuyên phải sử dụng ngoại tệ. Dựa vào số liệu về các doanh nghiệp xuất<br />
nhập khẩu do Sở Công Thương và Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa Thiên Huế cung cấp,<br />
nghiên cứu được thực hiện trên tổng thể là 39 doanh nghiệp trên địa bàn. Căn cứ theo<br />
địa chỉ của các doanh nghiệp này, phỏng vấn trực tiếp được tiến hành để thu thập số liệu,<br />
bảng câu hỏi điều tra được sử dụng trong quá trình phỏng vấn để thu thập thông tin sơ<br />
cấp. Các câu hỏi chi tiết được nêu ra trong bảng câu hỏi để thu thập thông tin liên quan<br />
đến nhận thức, thực trạng tình hình PNRRTGHĐ và nhu cầu tập huấn, sử dụng cộng cụ<br />
PNRRTGHĐ của doanh nghiệp. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tiến hành phỏng vấn một<br />
số lãnh đạo chi nhánh các ngân hàng thương mại trên địa bàn với tư cách là đơn vị cung<br />
ứng dịch vụ PNRRTGHĐ về các vấn đề liên quan. Số liệu sơ cấp được xử lý bằng phần<br />
mềm thống kê SPSS.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1 Tình hình hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Thừa Thiên Huế<br />
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Thừa Thiên Huế tăng nhanh qua các năm. Giá trị<br />
xuất khẩu năm 2009 tăng 155% so với năm 2005, trong đó chủ yếu là gia tăng từ xuất<br />
khẩu các mặt hàng công nghiệp nhẹ và nông lâm sản. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng<br />
đáng kể trong giai đoạn này.<br />
Bảng 1. Tổng giá trị xuất nhập khẩu trên địa bàn Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2009<br />
Đơn vị tính: Nghìn USD<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
Tăng bình<br />
quân<br />
<br />
145.379<br />
<br />
26,31%<br />
<br />
1. Tổng giá trị xuất khẩu<br />
<br />
57.119 61.233 80.881 107.680<br />
<br />
- Công nghiệp và khoáng sản<br />
<br />
13.039 16.383 14.804<br />
<br />
13.496<br />
<br />
4.674<br />
<br />
-22,62%<br />
<br />
- Công nghiệp nhẹ<br />
<br />
29.446 23.988 37.409<br />
<br />
59.905<br />
<br />
109.795<br />
<br />
38,96%<br />
<br />
- Nông, lâm, thủy sản<br />
<br />
14.634 20.862 28.668<br />
<br />
34.279<br />
<br />
30.910<br />
<br />
20.55%<br />
<br />
2. Tổng giá trị nhập khẩu<br />
<br />
58.653 49.243 54.683<br />
<br />
81.734<br />
<br />
113.365<br />
<br />
17,91%<br />
<br />
- Tư liệu sản xuất<br />
<br />
45.746 33.991 45.402<br />
<br />
81.434<br />
<br />
09.529<br />
<br />
24,39%<br />
<br />
- Hàng tiêu dùng<br />
<br />
12.907 15.252<br />
<br />
300<br />
<br />
3.836<br />
<br />
-26,16%<br />
<br />
Nguồn: Sở Công Thương Thừa Thiên Huế.<br />
36<br />
<br />
9.281<br />
<br />
Giá trị nhập khẩu năm 2009 so với năm 2005 tăng 93%, mức tăng bình quân<br />
17,9 %/năm và mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của tỉnh vẫn là máy móc, thiết bị và<br />
nguyên nhiên vật liệu. Dự kiến trong những năm tiếp theo kim ngạch xuất nhập khẩu<br />
của TTH sẽ tăng nhanh. Số liệu của bảng 1 đã cho thấy nhu cầu sử dụng ngoại tệ của<br />
các doanh nghiệp trên địa bàn là rất lớn và tăng nhanh qua các năm.<br />
3.2. Tình hình sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp<br />
Kết quả điều tra cho thấy, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu sử dụng 2<br />
loại ngoại tệ là USD và Euro, trong đó đồng USD vẫn là loại ngoại tệ phổ biến nhất với<br />
kết quả là 100% doanh nghiệp đều sử dụng. Mục đích sử dụng ngoại tệ của các doanh<br />
nghiệp chủ yếu tập trung cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó có tới<br />
97,4% là hoạt động xuất khẩu, điều này cũng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế<br />
của tỉnh theo hướng xuất khẩu.<br />
Bảng 2. Tình hình sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp<br />
<br />
Lượt<br />
DN trả<br />
lời (lượt)<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
(%)<br />
<br />
- USD<br />
<br />
39<br />
<br />
100,0<br />
<br />
- Euro<br />
<br />
24<br />
<br />
61,5<br />
<br />
- Yên<br />
<br />
5<br />
<br />
12,8<br />
<br />
- Ngoại tệ khác<br />
<br />
7<br />
<br />
17,9<br />
<br />
- Kinh doanh xuất khẩu<br />
<br />
38<br />
<br />
97,4<br />
<br />
- Kinh doanh nhập khẩu<br />
<br />
27<br />
<br />
69,2<br />
<br />
- Dự trữ<br />
<br />
1<br />
<br />
2,6<br />
<br />
- Đầu tư<br />
<br />
2<br />
<br />
5,1<br />
<br />
- Trên 10 hợp đồng<br />
<br />
29<br />
<br />
74,0<br />
<br />
- Từ 5 – 10 hợp đồng<br />
<br />
10<br />
<br />
26,0<br />
<br />
- Trên 3 triệu USD<br />
<br />
20<br />
<br />
51,3<br />
<br />
- Từ 1 – 3 triệu USD<br />
<br />
12<br />
<br />
30,8<br />
<br />
- Dưới 1 triệu USD<br />
<br />
7<br />
<br />
17,9<br />
<br />
Tiêu chí<br />
1. Loại ngoại tệ doanh nghiệp thường sử dụng<br />
<br />
2. Mục đích sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp<br />
<br />
3. Số lượng hợp đồng giao dịch hàng năm<br />
<br />
4. Quy mô ngoại tệ doanh nghiệp sử dụng hàng năm (quy<br />
đổi USD)<br />
<br />
Nguồn: Kết quả điều tra.<br />
37<br />
<br />
Số liệu bảng 2 cũng cho thấy, quy mô ngoại tệ mà các doanh nghiệp cần sử dụng<br />
hàng năm khá lớn, trên 51% doanh nghiệp cần trên 3 triệu USD/năm và 30,8% sử dụng<br />
từ 1-3 triệu USD/năm. Số lượng hợp đồng giao dịch của doanh nghiệp hàng năm cũng<br />
khá nhiều, 74% doanh nghiệp điều tra có trên 10 hợp đồng giao dịch mỗi năm. Tất cả<br />
những điều này đã minh chứng rằng nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp trên<br />
địa bàn là khá lớn và tất yếu rủi ro từ biến động tỷ giá hối đoái là điều khó tránh khỏi.<br />
3.3. Biến động tỷ giá hối đoái USD/VNĐ qua 4 năm 2005-2009 và ước thiệt<br />
hại do tỷ giá thay đổi đối với các doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế<br />
Từ 2005, đặc biệt từ nửa cuối năm 2007 đến 2009, với sự điều chỉnh tỷ giá bình<br />
quân trên thị trường liên ngân hàng và biên độ dao động tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước,<br />
tỷ giá giao dịch đô la Mỹ (USD) của các ngân hàng thương mại không ngừng biến động<br />
theo xu hướng tăng. Cụ thể, số liệu từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương<br />
cho thấy, tỷ giá mua và bán USD ở chi nhánh Huế năm 2009 tăng xấp xỉ 12,3% so với<br />
năm 2005 và mức tăng bình quân cho cả giai đoạn này là khoảng 2,94%/năm (Bảng 3).<br />
Rõ ràng sự biến động này gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp vay ngoại tệ để<br />
nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị. Ước tính ở bảng 3 chỉ rõ: một doanh nghiệp vay<br />
1 triệu USD với thời hạn từ 1 năm trở lên trong giai đoạn 2005 - 2009 đã có thể tổn thất<br />
khoảng 29.387 USD mỗi năm do chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm vay và thời điểm trả<br />
nợ. Mức thiệt hại sẽ lớn hơn gấp nhiều lần con số này nếu doanh nghiệp vay trong năm<br />
2008 và trả nợ vào năm 2009.<br />
Bảng 3. Biến động tỷ giá 2005 – 2009 và ước tính thiệt hại của rủi ro tỷ giá với doanh nghiệp<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
2007<br />
<br />
2008<br />
<br />
2009<br />
<br />
Tăng<br />
bình<br />
quân<br />
<br />
1. Tỷ giá mua bình quân<br />
15.852 15.983 16.083 16.447 17.799 2,94%<br />
(VND/1USD)<br />
2. Tỷ giá bán bình quân<br />
15.856 15.986 16.090 16.474 17.806 2,94%<br />
(VND/1USD)<br />
3. Ước thiệt hại bình quân năm của các doanh nghiệp vay nợ bằng USD (Đơn vị tính:<br />
USD)<br />
- Quy mô 1 triệu USD/năm<br />
<br />
29.387<br />
<br />
- Quy mô 2 triệu USD/năm<br />
<br />
58.775<br />
<br />
- Quy mô 3 triệu USD/năm<br />
<br />
88.162<br />
<br />
Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và tính toán của các tác giả.<br />
<br />
38<br />
<br />
3.4. Nhận thức của doanh nghiệp về phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái<br />
Mức độ nhận thức của doanh nghiệp sẽ có tác động rất quan trọng đến việc sử<br />
dụng các công cụ PNRRTGHĐ. Tình hình nhận thức của doanh nghiệp được thể hiện<br />
qua số liệu bảng 4.<br />
Kết quả điều tra về ý kiến của doanh nghiệp đối với cả 8 tiêu chí cho thấy, trên<br />
82% doanh nghiệp đồng ý với ý kiến cho rằng phòng ngừa rủi ro tỷ giá là rất quan trọng<br />
và giúp hạn chế tổn thất trong giao dịch. Đối với tiêu chí về áp dụng phòng ngừa rủi ro<br />
tỷ giá, có 71,8% ý kiến của doanh nghiệp đều đồng ý với nhận định này. Điều này cho<br />
thấy hầu hết các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địa bàn<br />
Thừa Thiên Huế đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác PNRRTGHĐ.<br />
Bảng 4. Ý kiến của doanh nghiệp về vai trò của phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái<br />
Giá<br />
trị<br />
trung<br />
bình<br />
<br />
Độ<br />
lệch<br />
chuẩn<br />
<br />
17,9<br />
<br />
4,0<br />
<br />
0,607<br />
<br />
59<br />
<br />
25,6<br />
<br />
4,1<br />
<br />
0,641<br />
<br />
17,9<br />
<br />
51,3<br />
<br />
20,5<br />
<br />
3,82<br />
<br />
0,885<br />
<br />
15,4<br />
<br />
30,8<br />
<br />
48,7<br />
<br />
5,1<br />
<br />
3,44<br />
<br />
0,821<br />
<br />
0<br />
<br />
5,1<br />
<br />
51,3<br />
<br />
43,6<br />
<br />
0<br />
<br />
3,38<br />
<br />
0,59<br />
<br />
6. Duy trì năng lực cạnh tranh<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
53,8<br />
<br />
43,6<br />
<br />
2,6<br />
<br />
3,49<br />
<br />
0,556<br />
<br />
7. Giúp ổn định giá trị doanh<br />
nghiệp<br />
<br />
0<br />
<br />
5,1<br />
<br />
53,8<br />
<br />
35,9<br />
<br />
5,1<br />
<br />
3,41<br />
<br />
0,677<br />
<br />
8. Việc áp dụng các công cụ<br />
PNRRTGHĐ là hết sức cần thiết<br />
<br />
0<br />
<br />
25,1<br />
<br />
53,8<br />
<br />
41<br />
<br />
0<br />
<br />
3,46<br />
<br />
0,584<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
(%)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
1. Phòng ngừa rủi ro tỷ giá rất<br />
quan trọng<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
17,9<br />
<br />
64,1<br />
<br />
2. Giúp hạn chế tổn thất trong giao<br />
dịch<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
15,4<br />
<br />
3. Đảm bảo hiệu quả hoạt động<br />
kinh doanh<br />
<br />
0<br />
<br />
10,3<br />
<br />
4. Hỗ trợ cho công tác hoạch định<br />
vốn<br />
<br />
0<br />
<br />
5. Đảm bảo khả năng tự chủ về tài<br />
chính<br />
<br />
Tiêu chí<br />
<br />
Nguồn: Kết quả điều tra.<br />
Ghi chú: Thang đo Likert: 1 (Hoàn toàn không đồng ý); 2 (Không đồng ý); 3 (Bình<br />
thường); 4 (Đồng ý); 5 (Hoàn toàn đồng ý).<br />
<br />
39<br />
<br />