intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng trừ sâu bệnh trên cây Bưởi Sâu hại

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

212
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sâu hại 1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) Hình thái và cách gây hại: Thành trùng là loại bướm rất nhỏ, dài khoảng 2mm, cánh rộng 4-5mm, toàn thân có màu vàng nhạt. Trứng rất nhỏ dài khoảng 0.2-0.3mm, thường được đẻ ở mặt dưới gần gân chính của lá, ấu trùng màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0,4mm và đục thành những đường ngoằn ngoèo trên lá tạo nên những ánh bạc rất dễ nhận diện. Vòng đời sâu vẽ bùa khoảng 2 tuần. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng trừ sâu bệnh trên cây Bưởi Sâu hại

  1. Phòng trừ sâu bệnh trên cây Bưởi Sâu hại 1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella) Hình thái và cách gây hại: Thành trùng là loại bướm rất nhỏ, dài khoảng 2mm, cánh rộng 4-5mm, toàn thân có màu vàng nhạt. Trứng rất nhỏ dài khoảng 0.2-0.3mm, thường được đẻ ở mặt dưới gần gân chính của lá, ấu trùng màu xanh nhạt, trong suốt, dài khoảng 0,4mm và đục thành những đường ngoằn ngoèo trên lá tạo nên những ánh bạc rất dễ nhận diện. Vòng đời sâu vẽ bùa khoảng 2 tuần. Lá non bị tấn công sẽ không phát triển và co rúm lại, giảm khả năng quang hợp, do đó cây sinh trưởng và phát triển kém, hoa trái dễ bị rụng, nhất là cây con mới trồng (Hình 19 và 20). phòng trị:
  2. Trong tự nhiên có nhiều loài ong ký sinh thuộc họ Encyrtidae và Enlophidae ký sinh trên nhộng. Nên chú ý phòng trị sâu vẽ bùa ngay trong giai đoạn ra lá non như vào đầu mùa mưa, tỉa cành cho ra lộc tập trung, chóng thành thục để hạn chế sự phá hại của sâu. Phun thuốc ngay khi lá non vừa có triệu chứng đầu tiên như Saliphos 35 EC liều lượng 25 –30 cc/8lít, Sherzol 205 EC liều lượng 25- 30cc/8lít,Confidor 5-10 ml/ bình 8 lít, dầu khoáng DC-Tron Plus 50 ml/ bình 8 lít.Selecron 10-15g/bình 8 lít. 3. Rầy mềm (Toxoptera citricidus) Hình thái và cách gây hại: Rầy mềm màu đen, dài khoảng 2mm thường sống tập trung trên các đọt non. Chúng chích hút nhựa làm các đọt non không phát triển và co rúm lại, phân chúng thải ra nhiều chất đường mật kích thích nấm bồ hóng phát triển trên lá làm giảm khả năng quang hợp. Rầy mềm là môi giới truyền virus gây bệnh Tristeza trên cây bưởi (Hình 23).
  3. Phòng trị: Tỉa cành để cây ra đọt non tập trung Trong tự nhiên có những loài ong ký sinh thiên địch tấn công rầy mềm như: bọ rùa, green lacwing, ruồi ăn rệp (Syrphidae) và ong ký sinh thuộc họ Aphididae. Rầy mềm thường trong giai đoạn ra đọt non của cây nên chú ý phòng trị trong giai đoạn nầy bằng các loạI thuốc như Lancer 75 WP 15g/ 8 lít, Butyl 10 WP 25g/8 lít, Applaud 10WP 10-15g/ 8 lít, Basa 50ND 20ml/8lít. 4. Nhóm Nhện Hình thái và cách gây hại: Chúng thường tập trung tấn công trên lá non hay trái non từ khi đậu trái đến 2 tháng tuổi. Nhóm nhện tập trung trên bề mặt của lá và trái cạp lớp biểu bì tạo thành những chấm nhỏ li ti màu vàng và rụng sớm,trên trái gây da cám da lu . (Hình 24 và 25).
  4. Phòng trị: Phát hiện thật sớm khi vừa đậu trái và phun các loại thuốc trừ nhện cho đến khi trái lớn như Comite 73 EC 5-10cc/8lít, Sulox 80WP 50g/8lít, Pegasus 500DD 10 ml/ 8 lít, Ortus 10-15 ml/ 8 lít. 5.Bù lạch: Hình thái và cách gây hại: Rất phổ biến trên cây họ cam quýt với nhiều loại khác nhau, tuy nhiên có một loại quan trọng là loại có màu vàng nhạt, dài khoảng 1mm. Bù lạch tấn công trên bông cây cam quýt và cũng tấn công trên trái.(Hình 26 và 27). Phòng trị: Dùng bẫy màu vàng đặt khi cây ra hoa để phát hiện . Khi hoa vừa rụng cánh và khi thấy có triệu chứng đầu tiên trên trái, tiến hành phun các loại thuốc như Fenbis 25 EC 30 –35 cc/8lít , Malate 73 EC 25-30cc/8lít, Confidor. 6. Nhóm rệp sáp Hình thái và cách gây hại: Đặc điểm chung của nhóm rệp sáp là cơ thể tiết ra lớp sáp trắng để bảo vệ cơ thể hay tạo ra một lớp vỏ cứng trên
  5. thân còn gọi là rệp dính. Chúng thường trên cành non, trái để chích hút nhựa, ngoài ra chúng còn kích thích nấm bò hóng phát triển trên lá và trái nơi chúng thải phân ra. (Hình 28). Phòng trị: Trong điều kiện tự nhiên cả vùng ĐBSCL nhóm nầy chưa thấy thiệt hại đang kể, tuy nhiên khi mật số cao cần phun thuốc để phòng trị như Pyrinex 20 EC, Fenbis 25 EC, Admire liều lượng theo khuyến cáo, Dầu khoáng DC-Tron Plus 50ml/bình 8lít. B. Bệnh hại 1. Bệnh Tristeza Triệu chứng: Bệnh Tristeza là một bệnh gây hại quan trọng trên cây có múi ở các nước trồng cây cam quýt trên thế giới. ở ĐBSCL bệnh xuất hiện nhiều trên chanh giấy. Bệnh Tristeza do virus làm hỏng mạch dẫn nhựa từ trong thân cây xuống rễ, làm rụng lá, chết đọt, lùn cây và làm cho bộ rễ bị thoái hóa. Bệnh lây lan qua mắt ghép, hoặc do các loài rầy mềm như :rầy mềm nâu (Toxoptera citricidus), rầy mềm đen (Toxoptera aurantii) hoặc rầy mềm trên bông (Aphis gossipii) chích hút nhựa cây và lan truyền bệnh.(Hình 29).
  6. Hinh 29: Triệu chứng bệnh Tristeza trên lá Phòng trị: Trồng giống sạch bệnh và tích cực phòng trừ các loại rầy mềm bằng các loại thuốc trừ sâu đã khuyến cáo vào các đợt ra đọt non, lá non để tránh lan truyền mầm bệnh. 2. Bệnh vàng lá Greening (do vi khuẩn Liberobacter asiaticus) Triệu chứng: Bệnh lan truyền chủ yếu do cây giống đã nhiểm bệnh và qua nhân giống vô tính như chiết, ghép, lấy mắt từ cây bị bệnh và đặc biệt là do rầy chổng cánh (Diaphorina citri) làm môi giới truyền bệnh. Tuy nhiên, mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy và hạt giống. Triệu chứng điển hình là lá bị vàng lốm đốm nhưng gân vẫn còn xanh, gân bị sưng rồi trở nên cứng và uốn cong ra ngoài, lá phía trên ngọn nhỏ và hẹp biểu hiện triệu chứng thiếu kẽm, cây thường cho bông và trái nghịch mùa nhưng dễ rụng, trái nhỏ, méo mó và có nhiều hạt lép đen. Cây bị bệnh hệ thống rễ cũng bị thối nhiều. Thường cây bị bệnh thì trên các lá non thường thấy triệu chứng thiếu kẽm, thiếu Mangan và thiếu Magesium.(Hình 30và 31) Phòng trị:
  7. - Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh để tiêu hủy mầm bệnh, tránh chiết, tháp và lấy mắt trên các cây nghi ngờ có mầm bệnh. - Khử trùng sau mỗi lần sử dụng các dụng cụ cắt tỉa. - Trồng giống sạch bệnh và nên cách ly với vùng nhiểm bệnh, vườn trồng phải có cây chắn gió để hạn chế rầy chổng cánh di chuyển từ nơi khác tới. - Phun thuốc trừ rầy chổng cánh vào các đợt ra lá non. 3.Bệnh loét (do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri) Triệu chứng: Bệnh loét thường gây hại trên lá, trái, cành cây. Dễ thấy nhất là trên lá và trái, vết bệnh lúc đầu nhỏ sũng nước màu xanh đậm, sau đó biến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2