intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phỏng vấn cho báo hình

Chia sẻ: Hai Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

68
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vônte nói "Hãy đánh giá một con người không phải qua câu trả lời mà qua câu hỏi của anh ta". Khoảng một nửa số câu hỏi của chúng ta không khuyến khích câu trả lời hay; trên thực tế, chúng còn triệt tiêu câu trả lời. Như vậy, cách tiến hành phỏng vấn của chúng ta chưa hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phỏng vấn cho báo hình

  1. Phỏng vấn cho báo hình Vônte nói "Hãy đánh giá một con người không phải qua câu trả lời mà qua câu hỏi của anh ta". Khoảng một nửa số câu hỏi của chúng ta không khuyến khích câu trả lời hay; trên thực tế, chúng còn triệt tiêu câu trả lời. Như vậy, cách tiến hành phỏng vấn của chúng ta chưa hiệu quả. Có thể nêu lên một số lý do như sau: - Câu hỏi của chúng ta khó và đã được trả lời từ trước. - Khi phỏng vấn thất bại, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho người
  2. trả lời phỏng vấn. - Có lỗi chính là ở chúng ta, những người đặt câu hỏi, người tiến hành phỏng vấn. Những câu hỏi dở mang lại những câu trả lời tồi. Phóng viên thường thích những câu hỏi nghe có vẻ "rắn". - Anh là người phân biệt chủng tộc phải không? - Anh có giết người bạn đồng hành của mình không? Đây là những câu hỏi nghe có vẻ rắn. Nhưng chúng hoàn toàn không rắn. Chúng lại rất dễ trả lời. Chúng đã buộc người được hỏi trả lời KHÔNG. Chúng đã triệt tiêu câu trả lời mà chúng ta muốn nghe. Kết quả ngược lại với những gì chúng ta đề ra.
  3. Những câu hỏi khó (thực sự rắn) buộc người ta phải suy tư, động não để tìm câu trả lời. Những câu hỏi đó làm họ phải chững lại, làm họ phải lưỡng lự. Làm họ đổ mồ hôi. Năm thói quen xấu trong phỏng vấn và cách khắc phục Thói xấu 1: ĐẶT CÂU HỎI ĐÓNG - Ví dụ: Anh có phải là người phân biệt chủng tộc không? Anh có giết người bạn đồng hành của mình không? Anh có đồng ý...? - Hậu quả: Đây là một lỗi tồi tệ nhất. Nó gợi câu trả lời có/không, lại rất tuyệt vời với những người tìm cách né tránh câu trả lời. Những câu hỏi này đã giết chết cuộc phỏng vấn.
  4. Những câu hỏi đặc trưng như "...phải không? ...hay không?" đã trao thế chủ động cho người được phỏng vấn. - Cách khắc phục : Hãy đặt các câu hỏi có dạng: Cái gì? Tại sao? Như thế nào?... Vừa đơn giản lại hiệu quả. Thói xấu 2: KHÔNG PHẢI CÂU HỎI - Ví dụ: "Đó là một quyết định cứng rắn" hay "Người ta nói ông là một lãnh đạo khó tính." - Hậu quả: Một phần tư câu hỏi trong nhiều phỏng vấn hoàn toàn không phảo là câu hỏi. Chúng là những câu khẳng định. Lại một
  5. lần nữa chúng ta trao thế chủ động cho người được phỏng vấn. Những "câu hỏi" loại này không đòi hỏi câu trả lời. - Cách khắc phục: Hãy nhớ rằng bạn đang tìm kiếm một phỏng vấn. Bạn không dùng kiến thức của mình để gây ấn tượng với người trả lời phỏng vấn. "Hầu hết các nhà báo đều đặt những câu hỏi khủng khiếp, trong đó bọn họ thường khoe khoang với bạn và các nhà báo khác những gì mà họ biết, hơn là hỏi bạn nghĩ gì". (John Townsend, tác giả cuốn sách hướng dẫn cách cư xử với báo giới). Thói xấu 3: HAI TRONG MỘT - Ví dụ: "Anh có quan hệ thế nào với ngài bộ trưởng và theo anh
  6. ông ta có làm sai không?" - Hậu quả: Câu hỏi lựa chọn - hai cho cái giá của một. Chúng ta để cho người trả lời chọn câu hỏi dễ, họ thường làm vậy. Bạn hỏi hai câu và hầu hết trong mọi trường hợp chỉ nhận được một câu trả lời. - Cách khắc phục: Hãy hỏi từng câu một. Bỏ các liên từ như "và", "hoặc"... Thói xấu 4: KÍCH ĐỘNG - Hậu quả: Những câu hỏi cho chủ thể cơ hội phản ứng với từ dùng trong câu hỏi hơn là đáp lại câu hỏi. Đó có thể là những từ
  7. ngữ kích động hay ngôn ngữ cường điệu hoặc hung hăng. - Cách khắc phục: Hãy dùng ngôn ngữ trực diện.Câu hỏi càng cao giọng, máy móc/hình thức thì câu trả lời càng chừng mực/tẻ nhạt. Thói xấu 5: CÂU HỎI VÔ TẬN (never-ending) - Hậu quả: Những câu hỏi này thường lan man, làm người trả lời phỏng vấn bối rối và cuối cùng đổ vỡ dưới sức nặng của từ ngữ. - Cách khắc phục: Bạn biết mình đang chờ đợi gì ở người được phỏng vấn. Hãy viết trước câu hỏi để nhận câu trả lời thích hợp. Hỏi những câu ngắn và đơn giản.
  8. Hãy làm cho người trả lời phỏng vấn góp phần vào "nội dung" - đừng cho họ biết nội dung. Đừng dự đoán trước câu trả lời. Khi bạn hỏi: "Anh/chị có vui sướng/buồn không?" bạn đã cho họ biết nội dung. Nhưng thay vào đó ta hỏi: "Anh chị cảm thấy thế nào?". Câu hỏi này không gợi ý gì. Quá nhiều phỏng vấn thì chẳng khác những cuộc đi câu cá là bao. Phải có kế hoạch phỏng vấn. Và giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch là xác định mục đích phỏng vấn. Điều chúng ta tìm là : - Sự thật - Cảm xúc - Phân tích
  9. - Câu chuyện của người làm chứng - Trách nhiệm - Nội tâm nhân vật Viên sĩ quan cảnh sát có thể biết sự thật nhưng không trả lời những câu hỏi về cảm xúc; gia đình nạn nhân có thể cho biết cảm xúc nhưng có thể họ không biết về vụ án; cả hai đối tượng này không thể cho biết tổng thể hay phân tích. Đôi khi chúng ta phí phạm thời gian phỏng vấn tìm hiểu những điều mà người trả lời phỏng vấn không thể biết. Nên hãy tính xem ai làm gì, cho mỗi người được phỏng vấn một vai diễn, trong tất cả những người được hỏi ai là người cho biết về sự thật, ai nói về cảm xúc, họ có thể phân tích vấn đề. Rồi bạn có thể xây dựng
  10. câu hỏi cho từng mục đích cụ thế. Đối với các cuộc phỏng vấn tại hiện trường để lấy những đoạn phỏng vấn cho tin bài cần nhớ những điểm chính sau: - Xác định mục đích cần phỏng vấn - Biết mình muốn cái gì - Đặt những câu hỏi đơn giản để đạt mục đích đó - Đặt những câu hỏi mở (tại sao, như thế nào và cái gì...) - Hãy cụ thể. Những câu hỏi mơ hồ sẽ nhận được những câu trả lời mơ hồ. - Viết ra câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn - Hãy lắng nghe câu trả lời (đừng mải chuẩn bị câu hỏi tiếp theo mà bỏ lỡ phần bổ sung quan trọng)
  11. Phỏng vấn trường quay thường dài hơn và có nhiều cơ hội để người phỏng vấn bày tỏ tính cách của mình. Hai người phỏng vấn giỏi nhất của BBC là Jeremy Paxman và David Frost. Họ có phong cách hoàn toàn khác nhau. Jeremay Paxman chuyên phỏng vấn các chính trị gia. Ông giả bộ ông đang bị các chủ thể lừa bịp. Triết lý cơ bản của ông ta là tại sao người này lại nói dối? Ông rất kiên trì. Trong một lần phỏng vấn một cựu bộ trưởng thuộc đảng Bảo thủ, ông đã hỏi một câu đến lần thứ 14. Ông đã không nhận được câu trả lời thẳng thắn, nhưng sau 14 lần né tránh thì câu trả lời đã không còn mấy quan trọng.
  12. David Frost có cách tiếp cận mềm dẻo. Ông ví phỏng vấn với câu chuyện ngụ ngôn của Edốp về cuộc tranh cãi giữa gió và mặt trời xem ai có thể làm người đàn ông cởi áo khoác nhanh hơn. Gió thổi mạnh và người đàn ông cuộn mình chặt hơn trong cái áo khoác và kéo cao cổ áo. Mặt trời chiếu những tia nắng ấm và người đàn ông đã cởi bỏ áo ra. Bốn quy tắc phỏng vấn của David Frost: 1. Không bao giờ đặt câu hỏi đúp để người trả lời không bỏ qua phần này hay phần kia của câu hỏi. 2. Không bao giờ đặt câu hỏi dài để được câu hỏi ngắn hay chỉ đơn thuần là có/không. 3. Tạm ngưng (pause) là công cụ rất hữu hiệu. Dùng nó với cái
  13. gật đầu, nụ cười: thông điệp chuyển đến người trả lời phỏng vấn là – tôi biết còn nữa đấy và anh biết là còn nữa... và hãy nói tiếp đi. 4. Tập nghe chủ động: Đừng bám chặt vào những câu hỏi lập trước và đừng để bị giật mình bởi câu trả lời bất ngờ. Đối với nhiều người, nghe đơn thuần là chờ cơ hội để lại bắt đầu nói. Trong cuốn sách “Đặt câu hỏi” của mình, Paul McLoughin đã đề cập đến nghệ thuật phỏng vấn: “Nếu tôi có thể viết chỉ một chương về cách thức phỏng vấn thì nó sẽ là về cách nghe. Và nếu tôi chỉ được viết một câu thì nó sẽ là câu sau: anh càng chú ý lắng nghe, người nói sẽ càng hùng biện”. Đừng sợ sự im lặng. Đó chính là một trong những cách hữu hiệu
  14. nhất để lấy được nhiều thông tin hơn. Chúng ta nên tránh sự im lặng kéo dài. Để tránh tình huống khó xử, chúng ta can thiệp lấp những những khoảng trống im lặng đó. Các tổ chức đào tạo người phỏng vấn biết điều này. Cuốn sách của một tổ chức có trụ sở ở Ốttawa (Canada) viết: “Nếu tạm ngưng (pause) kéo dài hơn 2 giây, người phỏng vấn phải vào cuộc”. Lần tới bạn hãy thử im lặng một chút. Hãy mỉm cười, gật đầu và bạn có thể nhận ra rằng người trả lời phỏng vấn không thể không thêm một chút vào câu trả lời trước đó. Và rất có thể nó là cái phần thêm nho nhỏ mà bạn đang cần tìm.
  15. Một số phỏng vấn đòi hỏi chúng ta phải qui trách nhiệm. Chúng ta có nhiệm vụ buộc người trả lời phỏng vấn nhận trách nhiệm về hành động hay quyết định của họ. Và nếu người trả lời phỏng vấn đang bị chỉ trích thì chúng ta phải đưa những lời chỉ trích đó tới họ. Người ta có thể né tránh câu hỏi của chúng ta nhưng 2 tháng hay 2 năm sau chúng ta có thể gặp may vì đã có cảnh né tránh đó trong băng của mình. Nếu bạn là phóng viên báo hình thì phỏng vấn là một thách thức thực sự vì phải chịu áp lực về mặt kỹ thuật và biên tập. Về mặt cơ học, bạn phải để mắt đến điểm nét, lộ sáng, tầm nhìn
  16. ngang mắt (eyeline). Về mặt nghệ thuật sẽ là hậu cảnh nào, khuôn hình ra sao? Và rồi cả những vấn đề về biên tập, sẽ là câu hỏi nào. Dưới đây là một vài gợi ý: - Đừng đợi đến phút cuối mới nghĩ tới phỏng vấn. - Khảo sát phải cho bạn biết chủ thể của bạn sẽ nói gì – nhiệm vụ của là giúp họ nói ra rõ ràng. - Viết ra danh sách những câu hỏi - Đặt các câu hỏi mở - Đặt các câu hỏi đơn giản - Phần lớn các câu hỏi phải là: “Tại sao? Cái gì? Như thế nào?” - Lấy khuôn hình rộng hơn bình thường để bạn khỏi phải lo chủ thể chuyển động ra ngoài cảnh.
  17. - Luôn giữ tiếp xúc bằng mắt. - Dùng ngôn ngữ cử chỉ - tay và mắt - để khuyến khích hay dừng người trả lời phỏng vấn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2