Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 - 1997 105<br />
<br />
<br />
<br />
pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia<br />
trong nghiên cứu nông thôn∗<br />
ĐỖ THIÊN KÍNH<br />
<br />
<br />
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA) và đánh giá<br />
nông thôn có nông dân tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA) là hai phương pháp<br />
lúc đầu khác nhau, về sau chúng được kết hợp lại nhằm tăng hiệu quả cho việc nghiên cứu.<br />
Sở dĩ xuất hiện phương pháp RRA là do những hạn chế của cách nghiên cứu truyền thống:<br />
- Thời gian kéo dài, có khi tới vài năm.<br />
- Chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và nhân lực.<br />
- Phạm vi bị hạn chế, thường đề cập một vấn đề phát triển đơn lẻ và trong thực tiễn không có<br />
các mối liên quan rộng rãi.<br />
- Mức độ đa dạng kém, thậm chí ngay cả khi có cán bộ nhiều ngành tham gia đánh<br />
giá.<br />
- Theo cách "nghiên cứu truyền thống": sự chỉ đạo chủ yếu là từ "trên xuống dưới",<br />
tức là làm việc trực tiếp với các cơ quan Nhà nước + một số tổ chức và gián tiếp với nông<br />
dân. Còn dân chúng ở địa bàn nghiên cứu được xem xét như là "thụ động", như một nơi"lưu<br />
trữ thông tin", không có khả năng nghiên cứu tình trạng của chính mình hoặc tìm ra các giải<br />
pháp cho những vấn đề của mình. Như vậy, nghiên cứu là trách nhiệm duy nhất của các<br />
chuyên gia, những người được xem như là chỉ họ mới có khả năng làm rõ vấn đề của dân<br />
chúng trong vùng được nghiên cứu và đưa ra các giải pháp tương ứng. Những kết quả của<br />
việc nghiên cứu như vậy thuộc độc quyền sử dụng của các nhà nghiên cứu và các nhà ra<br />
quyết định, còn dân chúng thì không có hy vọng được thông tin hoặc đặt vấn đề đối với họ.<br />
Hoặc là mức độ tham gia của nông dân địa phương - những người có quyền quyết định ở địa<br />
phương thường thấp. Vì vậy, những khuyến nghị rút ra thường là không thích hợp và lạc hậu,<br />
hoặc là đem lại hiệu quả thấp. Các hoạt động dễ trở nên xung đột với "sự phản ứng" của dân<br />
chúng khi họ phải miễn cưỡng đảm nhận thực hiện một dự án mà ở đó đã không tính đến lợi<br />
ích của dân chúng một cách hợp lý.<br />
Vì vậy, người ta đã phát triển hàng loạt phương pháp dưới tên gọi chung là "đánh giá<br />
nhanh nông thôn - RRA" nhằm nắm vững tình hình nông thôn một cách nhanh chóng hơn.<br />
Thuật ngữ "đánh giá nhanh nông thôn" có thể được dùng để miêu tả bất kỳ phương pháp luận<br />
mới nào sử dụng nhóm nghiên cứu nhiều chuyên ngành cùng làm việc với nông dân và lãnh<br />
đạo của cộng đồng, để phát triển một cách nhanh chóng và có hệ thống một loạt giả thuyết<br />
phục vụ những mục đích sau đây:<br />
1- Đánh giá nhu cầu phát triển nông nghiệp và phát triển chung khác của cộng đồng.<br />
2- Xác định các vấn đề cần ưu tiên để tiếp tục nghiên cứu nhu cầu phát triển đó.<br />
3- Đánh giá khả năng thực hiện (theo cả tiêu chuẩn xã hội lẫn kỹ thuật) những kế<br />
hoạch định sẵn.<br />
<br />
∗<br />
Tổng thuật và phân tích<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
106 Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia ...<br />
<br />
4- Xác định các điểm cần ưu tiên trong hoạt động phát triển. Giúp đỡ dân chúng trong<br />
vùng nghiên cứu nhận thức rõ và phân tích có phê phán các vấn đề và các nhu cầu của mình.<br />
Giúp họ tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề mà chính họ muốn nghiên cứu và giải quyết.<br />
5- Tiến hành các hoạt động phát triển.<br />
6- Giám sát các hoạt động phát triển.<br />
RRA đã hoạt động như trên từ những năm 1970. Chúng được phát triển và hoàn thiện<br />
vào những năm 1980 - 1989. Còn PRA là một trong nhiều phương pháp của Nghiên cứu<br />
tham dự (Participatory Research). Khuynh hướng Nghiên cứu tham dự được bắt đầu từ<br />
những năm 1930 (sớm hơn RRA), nhưng nổi bật là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II.<br />
Phương pháp luận của Nghiên cứu tham dự có thể bắt đầu từ quá trình giải phóng<br />
cộng đồng. Nếu một cộng đồng muốn được tham dự và muốn có khả năng để trở thành<br />
những người cùng tham gia trong các cuộc thảo luận về các quyết định có liên quan đến định<br />
hướng cuộc sống của họ thì các nhà nghiên cứu cần hợp tác với dân chúng: giúp đỡ họ xác<br />
định các ưu tiên, sử dụng hiểu biết và sự từng trải của cộng đồng, lôi cuốn họ vào quá trình ra<br />
quyết định về các chính sách có thể làm thay đổi cuộc sống của họ. Có sự khác biệt giữa<br />
nghiên cứu thông thường và nghiên cứu tham dự. Sự khác biệt quan trọng nhất là trong<br />
nghiên cứu tham dự: Các câu hỏi nghiên cứu và các ưu tiên được dựa trên cơ sở các nhu cầu<br />
của cộng đồng và được hình thành bởi chính cộng đồng.<br />
Phương pháp Nghiên cứu tham dự ở trên cũng được phát triển mạnh từ những năm<br />
1970 (giống như RRA) và người ta đã sắp xếp tới 28 loại phương pháp đều thuộc về Nghiên<br />
cứu tham dự:<br />
AEA Phân tích các hệ thống nông- PRA Đánh giá nông thôn tham dự<br />
sinh thái<br />
DELTA Các nhóm chỉ đạo về giáo dục PRAP Lập kế hoạch và đánh giá<br />
phát triển nông thôn tham dự<br />
DRP Chẩn đoán nông thôn có tham PRM Các phương pháp nghiên cứu<br />
dự tham dự<br />
FRR Nghiên cứu có tham dự của RAAK đánh giá nhanh các hệ thống<br />
người nông dân S kiến thức nông nghiệp<br />
FSR Nghiên cứu các hệ thống nông RAP Các thủ tục đánh giá nhanh<br />
nghiệp<br />
GRAAP Nhóm nghiên cứu và hỗ trợ cho REA Đánh giá nhanh dốn tộc học<br />
sự tự thúc đẩy của nông dân<br />
PALM Phân tích tham dự và các RRA Đánh giá nhanh nông thôn<br />
phương pháp học tập<br />
PAR Nghiên cứu hành động tham dự<br />
Một số (trong 28 loại phương pháp) đã kể trên đều cho ta thấy có cả phương pháp<br />
đánh giá nhanh nói chung (RAAKS, RAP, REA, RRA, . . . ) cũng được xếp vào loại Nghiên<br />
cứu tham dự. Như vậy, hai loại phương pháp này phải kết hợp với nhau và trong phương<br />
pháp nọ có chứa (bao hàm) "một phần" phương pháp kia là điều tất yếu trong quá trình phát<br />
triển của chúng. Chính vì vậy, gần đây (dựa trên kinh nghiệm có được của …n độ) RRA đã<br />
nhanh chóng trở thành một phương pháp tham dự và dẫn đến một khái niệm mới là đánh giá<br />
nông thôn có tham dự (PRA) và thực chất là đánh giá nông thôn nhanh có tham dự. Khái<br />
niệm này mô tả các cách tiếp cận và phương pháp để tạo ra khả năng cho dân chúng địa<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đỗ Thiên Kính 107<br />
<br />
phương được chia sẻ và nâng cao kiến thức của họ về cuộc sống, và để phân tích các điều<br />
kiện nhằm tạo cho họ khả năng lập kế hoạch và hành động.<br />
Vậy, RRA và PRA là gì, chúng tôi đã trình bày ở trên; Còn triết lý của chúng ra sao?<br />
Và kỹ thuật (thủ thuật, cách thức và cũng có nghĩa là những phương pháp cụ thể) đánh giá<br />
của RRA như thế nào? Có những dạng (bước) RRA nào?. . . là tất cả những vấn đề chúng tôi<br />
sẽ trình bày dưới đây. Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung vào những vấn đề chính của RRA.<br />
Còn PRA, chúng tôi sẽ trình bày "lồng ghép" vào cả RRA (do sự phát triển tự thân của<br />
phương pháp là như vậy; thực chất, PRA tạo thành cái lõi và là một nội dung quan trọng của<br />
RRA).<br />
I - Triết lý của RRA<br />
Trọng tâm triết lý của RRA gồm 2 điểm. Thứ nhất là "bỏ qua đến mức tối ưu" những<br />
thông tin gây nhiễu, chỉ lấy những thông tin chính, tức là không điều tra các phương diện<br />
không thích hợp hoặc quan tâm đến những chi tiết không cần thiết. Thứ hai là tính đa dạng<br />
trong phân tích, vì nó dùng đội cán bộ đa ngành hợp lại. Do vậy, vấn đề được đánh giá toàn<br />
diện hơn, tạo nên thông tin chính xác và hoàn chỉnh hơn. Như thế, sẽ đi gần "chân lý" hơn và<br />
rất nhanh. điều này đạt được qua việc sử dụng các nguồn và biện pháp thu thập thông tin<br />
khác nhau. Người ta đạt tới "sự thật" qua việc tập hợp nhanh chóng các thông tin khác nhau,<br />
hơn là qua việc sao chép biểu thống kê. Do đó, RRA thường do một nhóm cán bộ đa chuyên<br />
ngành tiến hành ở địa phương nhằm mục đích thu thập chanh chóng thông tin về cuộc sống ở<br />
nông thôn.<br />
II - Những phương pháp cụ thể (cách thức, kỹ thuật) của RRA<br />
Như đã trình bày ở trên: RRA là một tên gọi chung dùng để chỉ hàng loạt những<br />
phương pháp mà người ta áp dụng nó tùy từng trường hợp cụ thể để đánh giá nông thôn sao<br />
cho hợp lý nhất. điều đó cũng có nghĩa rằng, RRA bao chứa trong nó bất kỳ những phương<br />
pháp nào để cho việc đánh giá nông thôn được nhanh chóng và người ta đã tổng kết được<br />
một số phương pháp sau đây (Tuy nhiên, trong những cuộc RRA xác định, chúng ta không<br />
thể dùng hết những phương pháp đó được, như thế thì sẽ "không nhanh" chút nào):<br />
1/ Xem xét dữ liệu phụ.<br />
Tức là nghiên cứu tài liệu có sẵn về chủ đề này để tiết kiệm thời gian và tránh lặp lại<br />
những gì đã có. Những thông tin và dữ liệu phụ là những số liệu đã hoặc chưa được công bố<br />
mà ta thu thập trước đó, thích hợp với chủ đề và mục tiêu của RRA. Nên xem xét và tóm tắt<br />
nhanh số liệu phụ dưới hình thức bảng đơn giản, biểu đồ, hoặc ghi chép ngắn gọn để chúng<br />
có giá trị trong việc đề ra nhiệm vụ của RRA trong bối cảnh các công việc đã làm từ trước.<br />
đặc biệt nó sẽ giảm thời gian trong việc nghiên cứu lại và bằng cách phát hiện những sai sót<br />
trong những số liệu đã có. Nó cũng có thể gợi ý ra những ý tưởng để tìm hướng cho các nhà<br />
nghiên cứu tiến hành điều tra.<br />
2/ Quan sát trực tiếp.<br />
Sự quan sát trực tiếp tương đối không phức tạp và bao gồm bất cứ sự quan sát nào về<br />
các sự kiện, các quá trình và các mối quan hệ, hoặc những người mà nhóm khảo sát ghi lại<br />
dưới dạng ghi chép hay biểu đồ. Việc quan sát phải gắn liền với việc đặt câu hỏi. Hãy luôn<br />
luôn cố gắng tìm ra nguyên nhân của những gì mà bạn thấy. Hãy sử dụng các câu hỏi: Cái<br />
gì? Khi nào? ở đâu? Ai? Vì sao? và Thế nào?<br />
3/ Phỏng vấn không chính thức<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
108 Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia ...<br />
<br />
Việc phỏng vấn có hướng dẫn, trong đó chỉ có một số câu hỏi và chủ điểm được định<br />
sẵn từ trước. Còn những câu hỏi khác tự phát sinh trong khi phỏng vấn. Các cuộc phỏng vấn<br />
đều là không chính thức, dưới dạng nói chuyện - hỏi chuyện; tức là không có chủ định chọn<br />
mẫu để phỏng vấn từ trước, nhưng thực ra là được hướng dẫn và xây dựng rất cẩn thận.<br />
Thông thường, người ta kết hợp phỏng vấn trong các cuộc thăm trang trại, đồng ruộng, hoặc<br />
làng xóm. Khi phỏng vấn hộ nông dân, không nên chỉ phỏng vấn những thành viên nam của<br />
gia đình. Phụ nữ nhiều khi cũng giữ vai trò quan trọng trong mọi quyết định, kể cả người già<br />
và trẻ em nữa. Cũng có thể tiến hành phỏng vấn theo nhóm tùy thuộc vào mục đích và tập<br />
hợp người được phỏng vấn. Mục đích phỏng vấn có thể là khai thác và phân tích một chủ đề,<br />
tập trung vào những vấn đề và khả năng của cả nhóm, hoặc thảo luận về những "mâu thuẫn"<br />
nội bộ hoặc giữa các nhóm với nhau. Các nhóm hỗn hợp gồm nhiều người với nhiều quan<br />
điểm khác nhau dễ có điều kiện làm sáng tỏ một vấn đề hơn.<br />
Hội khảo sát liên ngành (nhiều bộ môn) sẽ dùng một bản hướng dẫn để đặt những câu<br />
hỏi ngỏ và thử nghiệm các chủ đề khi chúng xuất hiện. Các hướng hỏi khác cũng được dùng<br />
đến trong tiến trình phỏng vấn. Kết quả phỏng vấn thường là dưới dạng giả thuyết và tiền đề,<br />
nhưng cũng có thể dưới dạng số lượng cụ thể.<br />
4/ Xếp mức độ khá giả.<br />
Là một phương pháp xác định một nhóm hoặc một cụm các hộ gia đình theo mức độ<br />
giàu có hoặc khá giả một cách tương đối. Các thông tin viên phân loại các tấm phiếu hoặc<br />
các mảnh giấy, trên đó ghi tên từng hộ gia đình. Người ta yêu cầu những thành viên hiểu biết<br />
của cộng đồng xếp loại các hộ gia đình theo mức giàu có bằng cách xếp các phiếu thành<br />
chồng, mỗi chồng là các hộ có kinh tế như nhau. Trong đó, những người khágiả nhất được<br />
xếp ở một bên và những người nghèo nhất thì xếp vào đầu bên kia. Quá trình này được lặp<br />
lại với ít nhất là 3 thông tin viên. Sau đó tính toán bình quân cho các nhóm hộ. Cuối cùng,<br />
các hộ đó được gộp thành từng lớp theo mức độ giàu có.<br />
Một cách làm nhanh hơn là tiến hành xếp loại trực tiếp lên bản đồ xã hội. Các bản đồ<br />
này còn rất đặc dụng cho việc lập một danh sách đầy đủ các hộ gia đình. Sau đó, đề nghị<br />
những người trong làng chỉ ra mức độ khá giả tương đối của các hộ đó. Có thể tô màu để dễ<br />
xác định hơn. Có thể đánh dấu cả những tài sản cá nhân của từng hộ gia đình, như sở hữu<br />
đất, phương tiện sản xuất, . . .<br />
5/ Hỏi chuyện và mô tả chân dung.<br />
đó là sự miêu tả vắn tắt, sinh động tình hình mà nhóm phỏng vấn thấy trong làng<br />
xóm, hoặc qua câu chuyện của những người gặp ở đấy. Các đoạn mô tả ngắn gọn, nhưng sinh<br />
động về các hoàn cảnh mà đội khảo sát gặp phải, các câu chuyện do dân địa phương kể lại.<br />
Các câu chuyện này cung cấp những thông tin khó đưa vào biểu đồ, nhưng lại giúp ta thể<br />
hiện rất tốt những điều kiện sống của người nông dân, nhất là những khó khăn và thuận lợi<br />
của họ.<br />
6/ Phương pháp lập biểu đồ.<br />
Là việc đánh dấu, vẽ hình và tô màu trên nền đất (hoặc trên giấy) do dân làng thực<br />
hiện với sự chỉ dẫn ít nhiều của những chuyên gia bên ngoài. Khi các bản đồ và mô hình<br />
được vẽ, thì sẽ có nhiều người tham gia hơn, cùng muốn có những đóng góp và thực hiện sửa<br />
đổi hơn. Thường khi nhóm này để lại bản đồ và đi vào thảo luận, thì nhóm dân làng khác sẽ<br />
đến và tiếp tục sửa đổi bản đồ. Chính sự phát triển tuần tự như vậy là rất quan trọng. Việc<br />
tham gia làm bản đồ không phải chỉ có thế, mà cái này sẽ dẫn sang cái khác, rồi cái khác nữa.<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đỗ Thiên Kính 109<br />
<br />
Sự tiến triển như vậy càng khuyến khích việc mọi người tham gia hơn. Có một số loại bản đồ<br />
sau đây:<br />
- Bản đồ về nguồn nước, làng xóm, đồng ruộng, trang trại, vườn nhà.<br />
- Bản đồ xã hội và các khu sinh sống trong một làng.<br />
- Phân loại mức độ khá giả của hộ gia đình trên bản đồ xã hội.<br />
- Bản đồ sức khỏe và các loại bản đồ theo chủ đề khác . . .<br />
đó là phương pháp dùng mô hình khái niệm, đặc biệt là mô hình biểu đồ. Những mô<br />
hình này được coi là những cách đơn giản, trình bày thông tin dưới dạng dễ hiểu. Chúng có 2<br />
tác dụng. Thứ nhất, bản thân việc lên biểu đồ đã là một quá trình phân tích và giúp cho người<br />
xây dựng kế hoạch suy nghĩ kỹ về ý đồ mà họ đang định thể hiện trên giấy. Thứ hai, các biểu<br />
đồ trở thành phương tiện giao tiếp và thảo luận giữa mọi người. Người ta có thể cùng lập<br />
biểu đồ, hoặc một người có thể thử dùng biểu đồ để thông báo cho những người khác biết họ<br />
đã thấy vấn đề như thế nào? Sự giao tiếp này có thể có giữa các chuyên gia liên ngành khác<br />
nhau, hoặc giữa những chuyên gia với nông dân, hoặc giữa nông dân với nhau.<br />
7/ Hội thảo với nông dân.<br />
Hội thảo là cách tập hợp mọi người lại với nhau, kể cả nhóm khảo sát và nông dân, để<br />
họ cùng tham gia tổng kết xem xét và phân tích đánh giá những thông tin đã thu được. Số<br />
người tham gia có thể ít hoặc nhiều và thời gian kéo dài có thể trong một vài giờ, hoặc hàng<br />
ngày. Ngay từ đầu, mục tiêu đề ra phải được rõ ràng, nhưng vẫn cho phép nảy ra những ý<br />
kiến mới và dẫn đến sự hiểu biết sâu sắc. Hội thảo cần vừa có tính chính thức, vừa không<br />
chính thức, để có thể sử dụng thời gian một cách tối ưu mà vẫn có hiệu quả cao. Thông<br />
thường thì các hội thảo làm việc xen kẽ, khi thì tập hợp đầy đủ, khi thì làm việc theo nhóm,<br />
theo từng chủ đề. Các nhóm nhỏ báo cáo lại với toàn hội thảo, sử dụng các phương tiện như<br />
biểu đồ đã lập ở trên, chụp ảnh, đèn chiếu, bảng phấn . . .<br />
Ngoài những phương pháp và kỹ thuật cụ thể ở trên, người ta còn ghi chép lịch sử<br />
địa phương, những thay đổi về giáo dục, dân số, phong tục tập quán, thơ ca hò vè . . . là<br />
những nguồn quý giá để khảo sát lịch sử. Người ta có thể lập biểu đồ thời gian để ghi lại<br />
những sự kiện chính xảy ra trong cộng đồng. điều cần chú ý là người ta khuyên nên nói tiếng<br />
địa phương, dùng từ ngữ địa phương, nó sẽ mở ra rất nhiều các giá trị, lịch sử và tập quán<br />
của làng xã. Nhóm nghiên cứu cũng cần chú ý đến nhịp độ và tương quan tập thể của đội<br />
khảo sát. Cần thay đổi thành phần đội, tổ chức các cuộc thảo luận vào buổi tối và họp hội ý<br />
tìm kiếm ý mới vào buổi sáng. Người ta cũng khuyên nhóm nghiên cứu nên nghỉ đêm tại địa<br />
bàn khảo sát. Mọi tương tác giữa nhóm nghiên cứu và dân làng sẽ dễ dàng hơn nếu họ nghỉ<br />
đêm tại địa phương. Nghỉ đêm cho phép họ thảo luận vào sáng sớm hay buổi tối, là lúc người<br />
ta rảnh hơn cả.<br />
Cuối cùng là nên viết báo cáo tại chỗ. điều này nói dễ hơn làm. Nhưng toàn đội rất<br />
cần phải ghi lại những điều thu nhận được, trước khi các thành viên quay về cơ quan của<br />
mình - nơi có những việc khác phải quan tâm hơn. Có thể viết báo cáo dễ dàng hơn bằng<br />
cách:<br />
- Viết một tóm tắt ngắn gọn cho mỗi biểu đồ.<br />
- Ghi lại toàn bộ tiến trình dưới dạng nhật ký. Cần có sổ nhật ký riêng để ghi lại công<br />
việc lần sau bạn muốn tìm hiểu thêm những điều gì? Vấn đề nằm ở đâu? Liệu ai là người có<br />
khả năng đưa ra các giải pháp?<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
110 Phương pháp đánh giá nhanh và đánh giá có nông dân tham gia ...<br />
<br />
Cuối cùng, cũng nên chú ý tới các tập quán và quan niệm khó giải thích. Cần chú ý<br />
tới điều này trước và trong khi đánh giá nông thôn. Dân làng có thể kể cho đoàn khảo sát rất<br />
nhiều các tập quán địa phương, nhưng chúng không nhất thiết phải phù hợp với cách suy<br />
nghĩ khoa học thông thường. Có thể sẽ không giải thích được chúng, nhưng rất cần ghi chép<br />
lại mà không cần phán xử về chúng. điều đó cũng có nghĩa rằng, đừng vội phê phán dân địa<br />
phương trong sản xuất và cuộc sống của họ. Mọi sinh hoạt và sản xuất đều có đều có những<br />
nhân tố "hợp lý" của nó. Hãy đi sâu tìm hiểu những điều hợp lý đó. Bởi vì người dân địa<br />
phương hiểu họ hơn ai hết. Do vậy, hành động của họ là sự phản ứng và ứng xử thích hợp<br />
một cách hợp lý nhất đối với điều kiện tự nhiên - xã hội của chính họ.<br />
III - Các loại (dạng) RRA theo thứ tự thực hiện (Tức là 4 bước thực hiện của RRA.)<br />
Một cách tổng quát, có 4 loại RRA chính, mà lý tưởng nhất là khi chúng nối tiếp nhau<br />
trong hoạt động phát triển:<br />
1/ RRA thăm dò: dùng để thu thập thông tin ban đầu về một chủ đề mới. Kết quả<br />
thường là một loạt câu hỏi chính và giả thuyết sơ bộ. đây là loại RRA lớn nhất trong 4 loại .<br />
Chúng sử dụng đa số các phương pháp sẵn có của RRA .<br />
2/ RRA theo chủ đề: dùng để nghiên cứu một chủ đề riêng biệt, thường là dưới dạng<br />
câu hỏi chính và giả thuyết do RRA thăm dò đề ra trước. Kết quả thường là một giả thuyết<br />
chi tiết đã mở rộng, có thể dùng làm cơ sở vững chắc cho công việc nghiên cứu hoặc phát<br />
triển. RRA theo chủ đề nhằm trả lời những câu hỏi đặc thù theo một chủ đề, RRA có phạm<br />
vi khảo cứu nhỏ hơn RRA thăm dò. Mặc dù tập trung vào một vấn đề cụ thể, nhưng RRA<br />
theo chủ đề không chỉ giới hạn vào một mặt của vấn đề. Theo tiến trình của RRA này, thì<br />
phạm vi khảo cứu ngày càng thu hẹp, trong khi đó mức độ phân tích ngày càng sâu. Vì vậy,<br />
những câu hỏi chung, đôi khi ngây thơ trong giai đoạn tìm hiểu tài liệu sẽ nhường chỗ cho<br />
những ý kiến có suy xét hơn, tối ưu hơn ở giai đoạn cuối, thông qua những câu hỏi thăm dò<br />
và phân tích.<br />
3/ RRA tham gia (tức đánh giá nhanh nông thôn và có nông dân tham gia): dùng để<br />
thu hút dân làng và cán bộ địa phương tham gia việc quyết định các hoạt động sắp tới dựa<br />
trên cơ sở các giả thuyết do RRA thăm dò, hoặc RRA theo chủ đề nêu lên. Kết quả của bước<br />
đánh giá này là việc thực hiện các thử nghiệm do nông dân chỉ đạo hoặc các hình thức phục<br />
vụ phát triển nông nghiệp, phát triển nông thôn có sự tham gia của dân làng. Chúng gồm<br />
những bước cụ thể sau đây:<br />
a- Kiện toàn tổ chức và phương pháp nghiên cứu tham dự. Thảo luận dự án nghiên<br />
cứu với dân chúng; thành lập tổ chức và các nhóm tham dự; phân công nhiệm vụ và tuyển<br />
chọn người nghiên cứu.<br />
b- Nghiên cứu sơ bộ bước đầu về vùng dự án. Xác định cấu trúc xã hội của dân cư<br />
(phân loại nhu cầu và vấn đề ưu tiên trong cộng đồng, xác định những nhóm xã hội cần được<br />
can thiệp và giúp đỡ . . . ), thu thập những thông tin kinh tế - xã hội cơ bản.<br />
c- Phân tích có phê phán những vấn đề được coi là ưu tiên của cộng đồng và những<br />
vấn đề mà người tham dự muốn nghiên cứu và giải quyết.Vấn đề cần đạt tới là xuất phát từ<br />
hiện tượng để khám phá ra bản chất và những quan hệ trực tiếp hàng ngày. Tức là phải giải<br />
thích chúng và tìm ra những chiến lược hành động có thể được. Lúc này, nhóm nghiên cứu<br />
nên giúp dân chúng thể hiện xem họ nhận thức vấn đề như thế nào, họ giải thích chúng ra<br />
sao, và họ nghĩ đến những kiểu giải pháp gì và những "kiến nghị" suy xét của họ về vấn đề<br />
đạt ra. Những câu hỏi cụ thể như sau: Có vấn đề gì vậy? Chúng ta biết gì về vấn đề đó? Thực<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Đỗ Thiên Kính 111<br />
<br />
tế là gì? Vấn đề nằm ở đâu? Vấn đề đã bắt đầu khi nào? Vấn đề tác động đến những ai?<br />
Những hậu quả của vấn đề? Những nguyên nhân của vấn đề này là gì? đã có những cố gắng<br />
nhằm giải quyết những vấn đề đó, nhưng vẫn thất bại. Tại sao? Chúng ta có thể làm gì để giải<br />
quyết vấn đề đó? Chúng ta có sẵn những nguồn lực nào? Những gì vượt quá khả năng của<br />
chúng ta? . . .<br />
d- Lập chương trình và thực hiện kế hoạch hành động để giải quyết các vấn đề đã<br />
nêu. Xuất phát từ quan điểm quần chúng tham dự, việc phân cấp quyết định giải quyết vấn đề<br />
ở đây cũng được thực hiện giống như những giai đoạn trước.<br />
Quá trình nghiên cứu tham dự ở trên là liên tục và phát triển. Việc phân tích có phê<br />
phán tình hình thực tế và tiến hành các hoạt động theo chương trình đã định, sẽ dẫn đến việc<br />
khám phá những vấn đề mới, những nhu cầu mới, những khía cạnh mới của vấn đề. Những<br />
hoạt động này lại là nguồn tạo ra những kiến thức mới và những giả thuyết mới. đó là quá<br />
trình biến đổi không ngừng của thực tế cuộc sống.<br />
4/ RRA giám sát: Tức là giám sát, đánh giá sự tiến triển của các thử nghiệm và việc<br />
thực hiện các hoạt động phát triển. Kết quả thường là việc sửa đổi các giả thuyết với những<br />
thay đổi tiếp theo trong các thử nghiệm hoặc hoạt động phát triển mà chắc hẳn sẽ mang lại<br />
nhiều lợi ích hơn. đặc điểm chính của RRA giám sát là những cuộc đi thăm khu vực dự án,<br />
bao gồm quan sát trực tiếp những thay đổi đang diễn ra và các cuộc đối thoại với nhân dân<br />
địa phương.<br />
Như vậy, sự xuất hiện của RRA và PRA đã làm tăng thêm rất nhiều các phương pháp<br />
phân tích, đánh giá phục vụ phát triển nông thôn. Các giải pháp do áp dụng RRA và PRA<br />
khuyến nghị đều dựa trên cơ sở bản chất của vấn đề và gắn rất thực tế (chặt chẽ) với tình<br />
hình địa phương, cũng như năng lực sẵn có của cộng đồng trong việc giải quyết chúng. điều<br />
đó dẫn đến sự phát triển, không chỉ sinh lợi mà cái lợi còn bền vững. Việc giới thiệu các<br />
"Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn " ở trên, sẽ góp phần vào việc nghiên cứu tốt hơn<br />
Xã hội học Nông thôn ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, tất cả những phương pháp này đều cần<br />
được áp dụng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo chính:<br />
1. SIDSE (Hợp tác quốc tế vì phát triển và đoàn kết): Giới thiệu phương pháp đánh<br />
giá nông thôn nhanh với sự tham gia của nông dân phục vụ phát triển nông nghiệp. Quyển I<br />
+ II. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội-1992.<br />
2. Marc P. Lammerink / Ivan Wolffers (eds.): Some selected examples of<br />
participatory research (Một số ví dụ chọn lọc về nghiên cứu tham dự). Chương trình nghiên<br />
cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP) dịch và giới thiệu. Hà Nội-1996.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />