Phương pháp giải đề thi Địa lý theo cấu trúc đề thi mới: Phần 1
lượt xem 2
download
Phần 1 cuốn sách cung cấp cho người đọc các nội dung: Giới thiệu cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng của Bộ GDĐT; các kiến thức, kĩ năng cơ bản (theo nội dung cấu trúc đề thì) các em cần phải nắm vững để làm cơ sở cho việc trả lời các câu hỏi trong các đề thi tuyển sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp giải đề thi Địa lý theo cấu trúc đề thi mới: Phần 1
- NGUYỄN TRQNG eữc IN LÂN II ĩ HƯỚNG DẮN iÉ - 25 ^ ĐÉ TM TIHEOXTE? 11? ' ***' TOÁN 11?JK L f ■ilinii liiiliiui^l ịị \l Ể L jI I THEO CẤU TRÚC ĐỂ THI M0I CỦA BỘ GD&ĐT > /D à n h cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp r^HưỚNGDẮN^jZL THPT và tuyển sinh Đại học - Cao đẳng. m 7h 3-------------- |IW - Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài. li CH su CÚ A Bỏ ^ A O o ụ c '/B iê n soạn theo nội dung và định hướng & ĐAO TAO ra đề thi mới của Bộ GD&ĐT. ^ HƯỞNG DÂN ^ G A C A C D Ạ N G BAI TẢP Từ C A C DỀ m ữ u ổ c GIA NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ^
- NGUYỄN TRỌNG ĐỮC GIẢI 25 ĐỀ THI m á n THEO CÂU TRÚC ĐỂ THI M0I CỦA BỘ GD&ĐT / D à n h cho học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Oại học - Cao đẳng. / Ôn tập và nâng cao kĩ năng làm bài. / B i ê n soạn theo nội dung và định hướng ra đề thi mới của Bộ GD&ĐT. H à NC>< NHÀ XUẤT SẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- NIIÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA IIÀ NỘI 16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội ĐT (04) 39714896; (04) 39724770. Fax; (04) 39714899 C h ịu tr á c h n h iệ m x u ấ t bản: Giám đốc PHÙNG QUỐC BẢO Tổng biên tập PHẠM THỊ TRÂM Biên tập nội dung VŨ HUYỀN Sửa bài PHẠM THỊ XUÂN KlỀU Chế bản CÔNG TI AN PHA VN Trình bày bìa SƠN KỲ Đối tác liên kết xuất bản CÔNG TI AN PHA VN GIẢI 25 ĐỀ THI MÔN ĐỊA LÍ M ãsố:2L -i27D H 2011 In 1.000 cuôn, khổ 16 X 24 cin in lại Công li TNIIII In bao hì Hưng Phú Số xuất bản: 359-201 l/CXB/.'18-41/l)HỌGIiN, ngày 14/04/2011 Quyết dinh xuất bản số: 113LR-XH/QĐ - NXHĐIỈỌGHN, ngày 15/04/2011 In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2011.
- LÙI NÚ I Đ Á U Bắt đầu từ năm học 2008 - 2009, chưong trình và sách giáo khoa mới của tất cả các môn học lóp 12 được đvra vào đại trà. Để đáp ứng yêu cầu thi tuyển sirứi cao đẳng và đại học theo chương trìnla và sách giáo khoa mới môn Địa lí, chúng tôi đã tiến hành biên soạn cuôV, sách này. Cuôh sách được biên gồm 4 phần: - Phần I: Giói thiệu cấu tróc đề thi tuyến sinh đại học và cao đẳng của Bộ giáo dục và Đào tạo. - Phần II: Các kiêh thức, kĩ năng co bản (theo nội dung trong câu trúc đề thi) các em cần phải nắm vững đế làm co sở cho việc trả lời các câu hỏi trong các đề thi tuyến sinh. - Phần III: Giói thiệu 25 đề thi tuyển sũih cao đẳng và đại học (có hướng dẫn trả lời). - Phần IV: Một số đê' luyện tập đê' các em "thử sức". Chúng tôi hi vọng, đây sẽ là cuốn tài liệu hữu ích cho học sinh thi đại học và cao đẳng, là tài liệu tham khảo cho giáo viên và phụ huynh học sinh... Trong quá trinh biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía những ai đọc cuốn sách này. Mọi ý kiêh đóng góp xin liên hệ: - Trung tâm Sách giáo dục Anpha 225C Nguyễn Tri Phương, P.9, Q.5, Tp. HCM. - Công ti An Pha VN 50 Nguyễn Văn Săng, Q. Tân Phú, Tp. HCM. ĐT: 08. 62676463, 38547464 . Email: alphabookcenteitS>yahoo.com Xin chân thành cám ơn! Tác giả
- MỤC LỤC PHÀN I: Cấu trúc đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.........................5 PHÀN II: Những kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt.................................. 9 Chủ đề 1 ...................................................................................................... 9 Chủ đề 2......................................................................................................11 Chù đề 3....................... 17 Chủ đề 4.....................................................................................................21 Chủ đề 5..................................................................................................... 26 Chủ đề 6 .................................................................................................... 28 Chủ đề 7..................................................................................................... 36 Chủ đề 8.............................. .. . .......... .... .......... .. ........... .............. 42 Chủ đề 9................................ 45 Chủ đề 10 .......................... . .......... ............. ... ........... .......... 57 Chù đề 11. ........ . 58 PHÀN III: 25 Đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng môn địa lí............ 58 Đề số 1........................................... .......................................!............ ... 58 Đề số 2 Đề số 3 ................... . 70 Đề số 4........................................................................................................74 Đề số 5 ........................................................................................................80 Đề số 6........................................................................................................86 Đề số 7 .................. 92 Đề số 8........................................................................................................98 Để SỐ 9 . ^ ^ 104 Đề số 10....................................................................................................109 Đề số 11 ............................................. 115 Đề sổ Í2. . . ... ............ ..................... 121 Để số 13.............. ............... . ...........................................................126 Đề số 14.. . .. .. ... .. . . .. ... 131 Đề số 1 5 ...................................................................................................137 Đề SỐ Í6 . 141 Đề số 17....................................................................................................147 Đề số 18....................................................................................................152 Đề số 19....................................................................................................158 Đề số 20....................................................................................................163 Đề số 21....................................................................................................169 Đề số 22 ... ........................................................................ 174 Đề số 23. .. . . .... . . .. 179 Đề số 24 . . . . .... .. .. ....... 183 Đề số 25...... 188 PHÀN IV. Một số đề luyện tập........................ 192 PHỤ LỤC ĐỂ THI CỦABộGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO .............................. 199
- PHẦN I: CẤU TRÚC ĐỀ THI M Ô N Đ ỊA ú THI TỐT NGHIỆP THPT ff\!g u ồ n : C ục lú ìà o th n [. PHẦN CHUNG CHO TÁT CẢ THÍ SINH (8 điểm): Câu I (3 điểm) * Địa lí tự nhiên: - Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. - Lịch sừ hình thành và phát triển lãnh thổ. - Đất nước nhiều đồi núi. - Thiên nhiên chịu ảnh hường sâu sắc của biển. - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thiên nhiên phân hóa đa dạng. - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. * Địa ỉ í dân cư: - Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. - Lao động và việc làm. - Đô thị hóa. Câu II (2 điếm) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Địa lí các ngành kinh tế - Một sổ vấn đề phát triển và phân bổ nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp). - Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp). - Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch). Câu III (3 điểm) Địa lí các vùng kinh tế "^^hai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ.
- - vấn đề chuyển dịch cơ cẩu kinh tế theo ngành ở đồng bàng sông Hồng. - Vấn đề phát triển kirứi tế - xã hội ở Bắc Trung bộ. - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung bộ. - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây nguyên. - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ. - Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên đồng bàng sông Cửu Long. - Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đào. - Các vùng kinh tế trọng điểm. Địa lí địa phương (địa lí tinh, thành pho). II. PHÀN RIÊNG (2 điểm): Câu IV.a Theo chương trình chuẩn Nội dung nằm theo chương trình chuẩn, đã nêu ờ trên. Câu IV.b Theo chương trình nâng cao Nội dung nằm trong chương trình nâng cao. Ngoài nội dung đã nêu ở trên, bổ sung các nội dung sau: - Chất lượng cuộc sống (thuộc phần địa lí dân cư). - Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần địa lí kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế). - Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần địa lí kinh tế - một sổ vấn đề phát triển và phân bổ nông nghiệp). - Vấn đề lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long. Lưu ỷ: việc kiêm tra các kĩ năng địa lí được kết họp khi kiểm tra các nội dung trên. Các kĩ năng được kiếm tra gồm: - Kĩ năng về bản đồ: đọc bản đồ ở Atlat địa lí Việt Nam (không vẽ lược đồ). Yêu cầu sử dụng Atlat do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành từ tháng 9.2009. - Kĩ năng vẽ biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích, đọc biểu đồ cho trước. - Kĩ năng về bảng số liệu: tính toán, nhận xét.
- CÁU TRÚC ĐÈ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG Khác với kỳ íhi tổt nghiệp, thí sinh không được mangAlat địa li Việt Nam vào phòng thi. I. Phần chung cho tất cả thí sinh: 8 điểm Câu I (2 điểm) * Địa lí tự nhiên: Vị trí địa lí, phạm V ì lãnh thô: - Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ. - Đất nước nhiều đồi núi. - Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. - Thiên nhiên phân hóa đa dạng. - Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. * Địa lí dân cư - Đặc điểm dân số và phân số dân cư. - Lao động và việc làm. - Đô thị hóa. Câu II (3 điểm) Chuvển dịch cơ cấu kinh tế Địa lí các ngành kinh tể - Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp). - Một sổ vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp). - Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch). Địa lí các vùng kinh tế - Vẩn đề khai thác thế mạnh ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ. - Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sônt? Hồng. - Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ờ Bẳc Trung bộ.
- - vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên Hải Nam Trung bộ. - Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên. - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ. - Vấn đề sừ dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long. - Vấn để phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo. - Các vùng kinh tế trọng điểm. Câu IIL (3 điểm) Kĩ năng - Vẽ lược đồ Việt Nam và điền một số đối tượng địa lí lên lược đồ. - về biểu đồ: vẽ, nhận xét và giải thích. II. PHẦN RIÊNG (2 điểm) Thí sinh chì được làm một trong hai câu. Câu IV.a Theo chưong trình chuẩn Nội dung nằm theo chưong trình chuẩn, đã nêu ở trên. Câu IV.b Theo chương trình nâng cao Nội dung nằm trong chương trình nâng cao. Ngoài nội dung đã nêu ở trên bổ sung các nội dung sau: - Chất lượng cuộc sống (thuộc phần địa lí dân cư). - Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần địa lí kinh tế - chuyển dịch cơ cấu kinh tế). - Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần địa lí kinh tế - một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp). - Vấn đề lương thực thực phẩm ở Đồng bàng sông Cừu Long (thuộc phần Địa lí kinh tế- Địa lí các vùng kinh tế).
- PHẦN II: N H Ũ N G KIẾN THỨC, KĨ N Ả N G cơ BẢN C Ầ N ĐẠT CHỦ Đ É 1: V Ị TR Í Đ |A LÍ V À LỊCH 5 Ủ P H Á T TR IỂ N L Ả N H THỔ I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỒ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam - Vị trí địa lí: + Nước ta nằm ờ rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. + Hệ toạ độ trên đất liền (các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây), trên biển. - Phạm vi lãnh thổ + Vùng đất: Gồm phần đất liền và các đảo, quần đảo. Tổng diện tích. Các nước tiếp giáp, chiều dài đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển. + Vùng biển: Các nước tiếp giáp. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta ở Biển Đông khoảng 1 triệu km^. Vùng biển của nước ta bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hài, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. + Vùng trời: Khoảng không gian không giới hạn độ cao, bao trùm lên lãnh thổ nước ta. 1.2 Phân tích được ỷ nghĩa của vị trí địa lí, phạm vỉ lãnh thồ đối với tự nhiên, kinh tế xã hội và quốc phòng - - Ỷ nghĩa tự nhiên ị + Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. + VỊ trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sir phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật. - Ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng + v ề kinh tế: Vị trí địa lí rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế. + v ề văn hoá - xã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á. + về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. 2. Kĩ năng - Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới.
- - Biết vẽ lược đồ Việt Nam: Vẽ được lược đồ Việt Nam có hình dạng tương đối chính xác với đường biên giới, đường bờ biển, một số sông lón và một số đảo, quần đảo. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN LÃNH THỒ 1. Kiến thức 1.1. Trình bày được đặc điểm ba giai đoạn phát triển của tự nhiên Việt Nam - Giai đoạn Tiền Cambri: Là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ Việt Nam với các đặc điểm ; + Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam, diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm. + Diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay. + Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu. - Giai đoạn cổ kiến tạo: Là giai đoạn tạo địa hình cơ bản, có tính chất quyết định đến lịch sử phát triển của tự nhiên nước ta, với các đặc điểm: + Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm, trải qua hai đại cổ sinh và Trung sinh. + Có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sừ phát triển tự nhiên nước ta (dẫn chứng). + Là giai đoạn lóp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển. + về cơ bản, đại bộ phận lãnh thổ nước ta hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn cổ kiến tạo. - Giai đoạn Tân kiến tạo: Giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. + Diễn ra ngắn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta. Bắt đầu từ cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn đến ngày nay. + Chịu sự tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpơ - Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu. + Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên, làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay. 1.2. Biết được mối quan hệ giữa lịch sử địa chất với các điều kiện địa lí của nước ta Lịch sử địa chất tạo cho thiên nhiên nước ta có diện mạo như ngày nay. 2. Kĩ năng Đọc lược đồ cấu trúc địa chất Việt Nam để xác định sự phân bố của các đá chủ yếu của từng giai đoạn hình thành lãnh thổ nước ta (Tiền Cambri, cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh).
- CHỦ Đ É 2 . Đ Ặ C Đ IỂ M CHUNG CỦA T Ụ NHIÊN 1. Kiến thức 1.1. Phăn tích các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam a) Đất nưó'c nhiều đồi núi - Đặc điểm chung của địa hình + Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. + Cấu trúc địa hình khá đa dạng: phân bậc rõ rệt; thấp dần từ tây bắc xuống đông nam; có 2 hướng chính; hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. + Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. + Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người. - Các khu vực địa hình. + Khu vực đồi núi; Vị trí, đặc điểm của các vùng núi Đông Bắc, Tây Băc, Trường Scm Bắc, Trường Sơn Nam, khu vực bán bình nguyên và đồi trung du. + Khu vực đồng bàng: VỊ trí, đặc điểm của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bàng ven biển miền Trung. - Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội. b) Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển - Khái quát về Biển Đông. + Là biển rộng lón thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương. + Là biển tương đối kín. + Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Ảnh hường của Biển Đông đổi với thiên nhiên Việt Nam. + Khí hậu: nhờ Biển Đông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn. + Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng. + Tài nguyên thiên nhiên vùng biển phong phú (khoáng sản, hải sản...). + Thiên tai: nhiều thiên tai (bão, sạt lở biển, cát bay, cát chảy). c) Thiên nhiên nhiệt đói am gió mùa - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Tính chất nhiệt đới. • Biểu hiện: tổng bức xạ lớn, cân bàng bức xạ dương quanh năm, nhiệt độ trung bình năm cao (trên 20*’c, trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 đến 3000 giờ/năm. • Nguyên nhân: vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được hức^ĩS^Mặị Trời lớn và mọi nơi trong năm đều có 2 lần Mặt Trời lên 11
- + Lượng mưa, độ ẩm lớn. • Biểu hiện: lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm; ở các sườn đón gió biển và các khối núi cao lượng mưa có thể lên đến 3500 - 4000mm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương. • Nguyên nhân: các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có Biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn. + Gió mùa. • Biểu hiện: gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc. Gió mùa mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 10 có 2 luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam. • Nguyên nhân: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa. Sự luân phiên của các khối khí hoạt động theo mùa đã tạo nên sự phân mùa khí hậu. - Tính nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua các thành phần tự nhiên khác. + Địa hình • Biểu hiện: xâm thực mạnh ở miền đồi núi; bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu. Đây là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. • Nguyên nhân: đất nước nhiều đồi núi, lượng mưa lớn... + Sông ngòi • Biểu hiện: mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng phần lớn là sông nhỏ; nhiều nước và giàu phù sa; chế độ nước theo mùa. • Nguyên nhân: đất nước nhiều đồi núi, lượng mưa lớn và theo mùa, xâm thực mạnh... + Đất • Biểu hiện: quá trình íeralít là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới. Quá trìiứi íeralít diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axít, do đó đất íeralít là loại đất chính ờ vùng đồi núi nước ta. • Nguyên nhân; nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. + Sinh vật • Phong phú đa dạng, tiêu biểu là hệ sinh thái nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralít. • Nguyên nhân: do vị trí địa lí, khí hậu, đất... - Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống (thuận lợi, khó khăn). + Đối ^ sản xuất nông nghiệp
- • Thuận lợi: nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. • Khó khăn: thiên tai (mưa bão, hạn hán, rét đậm, rét hại...), dịch bệnh... + Đối với các hoạt động sản xuất khác và đời sống con người • Thuận lợi: phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch... và đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng... nhất là vào mùa khô. • Khó khăn: giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi; độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản; thiên tai hàng năm gây ảnh hưỏrng đến sản xuất, thiệt hại về người và tài sản; môi trường dễ bị suy thoái... d) Thiên nhiên phân hoá đa dạng - Thiên nhiên phân hoá theo Bắc - Nam là do sự phân hóa của khí hậu. + Đặc điểm: Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra): thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh; cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa (có cả các loài động, thực vật nhiệt đới và ôn đới). + Đặc điểm; Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở V c à o ): thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa; cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa. - Thiên nhiên phân hoá theo Đông - Tây. Từ biền vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt: vùng biên và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi. - Thiên nhiên phân hoá theo độ cao (có 3 đai cao). (1) Đai nhiệt đới gió mùa + Độ cao: • Miền Bắc: trung bình dưói bOO - 700m. • Miền Nam lên đến QOư - lOOOm. + Khí hậu: nhiệt dới biểu hiện rõ rệt, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25°C). Độ ấm thay đổi tuỳ nơi, từ khô đến ẩm ướt. + Đất đai có 2 nhóm: • Phù sa chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước, bao gồm đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát... • Đất íeralít vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên của cả nước, phần lớn là đất feralít đỏ vàng, đất íeralít nâu đỏ phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi. 13
- + Sinh vật gồm các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa (rừng thường xanh, rừng nừa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô, rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn...). (2) Đai nhiệt đới gió mùa trên núi + Độ cao: • Miền Bắc có độ cao từ 600 - 700m lên đến 2600m. • Miền Nam từ độ cao 900 —lOOOm lên đến 2600m. + Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25*’c , mưa nhiều hcm, độ ẩm tăng. + Đất đai: • ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m chủ yếu là đất feralít có mùn. • ở độ cao trên 1600 - 1700m hình thành đất mùn. + Sinh vật; • ờ độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, khí hậu mát mẻ, độ ẩm tăng, tạo điều kiện hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt phương Bắc. • ờ độ cao trên 1600 - 1700m, rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới và các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. (3) Đai ôn đới gió mùa trên núi + Độ cao từ 2600m trở lên, chỉ có ở Hoàng Liên Sơn. + Khí hậu có tính chất ôn đới, quanh năm nhiệt độ dưới IS^^C, mùa đông xuống dưới s^^c. + Đất chủ yếu là mùn thô. + Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. 1.2. Phân tích và giải thích được đặc điểm cảnh quan ba miền tự nhiên nước ta - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: + Phạm vi; Ranh giới phía tây - tây nam của miền nằm dọc tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. + Đặc điểm cơ bản về tự nhiên: • Địa chất: cấu trúc địa chất quan hệ với Hoa Nam (Trung Quốc), địa hình tương đối ổn định. Tàn kiến tạo nâng lên yếu. • Địahìnli: Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m. Có nhiều núi đá vôi, hướng núi vòng cung. Hướng nghiêng chung là tây bắc —đông nam. Đồng bằng mở rộng. Địa hình bờ biển đa dạng, nơi thấp phang, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
- • Khoáng sản; Giàu than, sắt, thiếc đồng, apatit, vật liệu xây dựng... Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng. • Khí hậu: Mùa đông lạnh. Mùa hạ nóng, mưa nhiều. Thời tiết có nhiều biến động. • Sông ngòi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung. • Sinh vật; Đai nhiệt đới, chân núi hạ thấp dưới 600m. Thành phần loài có nhiệt đới, á nhiệt đới. Cảnh quan thay đổi theo mùa. + Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên • Thuận lợi: Giàu tài nguyên khoáng sản. Phát triển các loài rau, quả cận nhiệt, ôn đới. Cảnh quan thiên nhiên đẹp có giá trị du lịch. • Khó khăn: mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi thất thường; thời tiết luôn biến động thất thường (lũ lụt, rét đậm, rét hại...). - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: + Phạm vi: nằm từ vùng núi hữu ngạn sông Hồng đến dãy núi Bạch Mã. + Đặc điểm cơ bản về tự nhiên: • Địa chất: cấu trúc địa chất quan hệ với Vân Nam (Trung Quốc). Địa hình chưa ổn định. Tân kiến tạo nâng lên mạnh. • Địa hình cao nhất cả nước, độ dốc lớn. Hướng tây bắc - đông nam, nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng giữa núi. Đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp. • Khoáng sản: có đất hiếm, sắt, crôm, ti tan. • Khí hậu: ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tính chất nhiệt đới tăng dần; mùa mưa chậm dần sang thu đông, mùa hạ có gió phơn tây nam (ở Bắc Trung Bộ). • Sông ngòi: Hướng tây bắc - đông nam, ở Bắc Trung Bộ sông hướng Tây - Đông ngắn và dốc. Có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước. • Sinh vật: Có đầy đủ các đai thực vật theo độ cao: đai nhiệt đới chân núi, đai á nhiệt đới trên đất mùn alít, đai ôn đới. + Thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên: • Thuận lợi: Chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông - lâm kết hợp trên các sơn nguyên, cao nguyên. Nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển thuỷ điện. Du lịch, xây dimg cảng biển... • Khó khăn: nhiều thiên tai: bão, lũ, trượt lờ đất, hạn hán. - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: » t , V fv. từ dãy núi Bạch Mã trờ vào Nam. 15
- + Đặc điểm cơ bản về tự nhiên: • Địa chất; Các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan. • Địa hình; Khối núi cổ Kontum, cao nguyên, sơn nguyên, sườn đông dốc, sườn tây thoải. Đồng bằng Nam Bộ thấp, phẳng mở rộng. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Đường bờ biển Nam Trung Bộ có nhiều vịnh thuận lợi phát triển hải càng, du lịch, nghề cá. • Khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng lớn. Tây Nguyên giàu bôxit. • Khí hậu: cận xích đạo, nhiệt độ trung bình trên 20‘’c. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng 5 - 10, ờ Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 - 12, lũ có hai cực đại vào tháng 6 và tháng 9. • Sông ngòi: Hệ thống sông Đồng Nai và sông Xê Xan có nhiều giá trị thủy điện. Hệ thống sông Cửu Long có nhiều giá trị giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy sản. • Sinh vật: Đai nhiệt đới lên đến độ cao lOOOm. Thành phần loài: nhiệt đới, xích đạo. Rừng ngập mặn ven biển có diện tích lớn. + Thuận lợi và khó khăn trong việc sừ dụng tự nhiên: • Thuận lợi: Khí hậu, đất đai thuận lợi cho sản xuất nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tài nguyên rừng phong phú. Tài nguyên biển đa dạng và có giá trị to lớn (nhất là dầu khí). • Khỏ khăn: xói mòn, rửa trôi ờ vùng đồi núi; ngập lụt ở đồng bằng Nam Bộ vào mùa mưa; thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. 2. Kĩ năng - Sử dụng các bản đồ tự nhiên, khí hậu, đất, thực động vật Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. - Xác định và ghi đúng trên lược đồ : + Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Tnrờng Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. + Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu. + Các cao nguyên badan; Đắk Lắk, Plây Ku, Mơ Nông, Di Linh. + Đỉnh Phanxipăng. + Các sông: Hồng, Thái Bình, Đà, Mã, Cả, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu - Phân tích biểu đồ khí hậu, bảng số liệu về khí hậu của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh). - Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiêj;i (về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vât).
- CHỦ Đ Ề 3 . V Ấ N ĐÉ 5 Ủ DỤNG V À B Ả D VỆ T ự NHIÊN 1. Kiến thức 1.1. Biết được sự suy thoải tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và đẩt; một số nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguvên, môi trường a) Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm - Từ năm 1943 đến 1983, tổng diện tích rừng của nước ta giảm 7,1 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm gần 0,18 triệu ha. Cũng trong thời gian này, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha, trung bình mỗi năm giảm gần 0,19 triệu ha. Độ che phủ rừng năm 1943 là 43%, đến năm 1983 còn 22%. - Trong những năm gần đây, tổng diện tích rừng đang tăng lên dần (năm 2005, độ che phủ rừng là 38%), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể được phục hồi (phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được). 70% diện tích rừng nước ta hiện nay là rừng nghèo và rừng mới phục hồi. - Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng: + Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. + Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. + Đối với rừng sản xuất: bảo đảm duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lưọng đất rừng. + Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân. b) Biểu hiện suy giảm đa dạng sinh học - Siiứi vật tir nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học đang có nguy cơ bị suy giảm. - Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn tài nguyên hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Vùng biển Tây Nam, nơi giàu có về nguồn hải sản, sản lượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể. Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như cá mòi, cá cháy..., nhiều loài đang giảm mức độ tập trung như cá chim, cá gúng, cá hồng... - Sổ hrơng loài động vật và thực vật cũng giảm sút. 17
- + Thực vật giảm 500 loài trên tổng số 14500 loài đã biết, trong đó 100 loài có nguy cơ tuyệt chủng. + Thú giảm 96 loài trên tổng số 300 loài đã biết, trong đó 62 loài có nguy cơ tuyệt chủng. + Chim giảm 57 loài trên tổng số 830 loài đã biết, trong đó 29 loài có nguy cơ tuyệt chủng. - Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học: + Tác động của con người đã làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, từ đó làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. + Khai thác tài nguyên quá mức, ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng ven cửa sông, ven biển. - Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta: + Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên. + Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”. + Quy định khai thác tài nguyên sinh vật... c) Việc sử dụng tài nguyên đất ờ nước ta chưa hợp lí: - Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người hơn 0,1 ha (năm 2005) là thấp so với một đất nước hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. - Đất chưa sử dụng còn nhiều: 5,35 triệu ha, trong đó đồng bằng là 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hoá nặng. - Diện tích đất đai bị thoái hoá còn rất lớn. Hiện cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang hoá (chiếm khoảng 28% diện tích cả nước). - Các biện pháp bảo vệ đất: + Đối với miền núi • Áp dụng tổng hợp các biện pháp thuỷ lợi, canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc. • Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết họp. • Bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng, giữ nguồn nước. + Đối với vùng đồng bằng • Có biện pháp quàn lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích. • Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, canh tác họp lí. • Áp dụng các biện pháp cải tạo đất hợp lí, chống suy thoái đất và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất. d) Sử dụng và bảo vệ các loại tài nguyên khác; Iguyên nước
- + Mặc dù, nước ta có tài nguyên nước phong phú nhưng việc sử dụng còn nhiều bất họp lí. • Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. • Nhiều nơi khai thác nguồn nước ngầm quá mức làm giảm lượng nước cung cấp, hạ thấp mực nước và lún đất đai. • Làm ô nhiễm nước, nhất là các khu đô thị, khu công nghiệp, vùng cừa sông, ven biển. • Lượng nước cung cấp cho đầu người chưa đủ, chưa đảm bảo vệ sinh, nhất là ở những vùng khô hạn, vùng thiếu nước ngọt. + Các biện pháp bảo vệ • Xây đắp hồ chứa, xây cống thoát lũ, cấp nước; trồng cây để tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa, tăng lượng nước thấm vào mùa khô. • Quy hoạch và có kế hoạch phân bố sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả. • Xừ lí nghiêm đổi với các cơ sờ sàn xuất, dịch vụ, dân cư không thực hiện đúng quy định về nước thải, nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước. • Tuyên truyền, giáo dục người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ. - Tài nguyên khoáng sản: + Tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều (khoảng 3500 mỏ), nhưng phần lớn là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lí khai thác. Hiện nay, nhiều nơi khai thác khoáng sản bừa bãi, không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. + Các biện pháp bảo vệ: • Quản lí chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trưòmg từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản. • Xử lí những trường họp vi phạm luật như khai thác trái phép, gây ô nhiễm môi trường. - Tài nguyên du lịch: + Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) nước ta rất phong phú. Tinh trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ờ nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan bị suy thoái. + Việc bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lich khỏi M u nhiễm, phát triển du lịch sinh thái là việc làm cần thiết. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
chuẩn kiến thức phương pháp giải các dạng bài tập kĩ năng Địa lý (tập 1): phần 1 - nxb Đại học quốc gia hà nội
185 p | 72 | 6
-
chuẩn kiến thức phương pháp giải các dạng bài tập kĩ năng Địa lý (tập 2): phần 1 - nxb Đại học quốc gia hà nội
209 p | 99 | 5
-
chuẩn kiến thức phương pháp giải các dạng bài tập kĩ năng Địa lý (tập 3): phần 1 - nxb Đại học quốc gia hà nội
212 p | 61 | 4
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh
3 p | 17 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngọc Lâm, Hà Nội
3 p | 12 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Chu Trinh
2 p | 10 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, Đắk Lắk
3 p | 9 | 3
-
Phương pháp giải đề thi Địa lý theo cấu trúc đề thi mới: Phần 2
111 p | 32 | 3
-
Đề thi HK 2 môn Địa lý lớp 10 năm 2014 - Mã đề 2
3 p | 54 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh
4 p | 8 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, BR-VT
4 p | 8 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 123)
4 p | 8 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 104)
4 p | 4 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lai Thành, Kim Sơn
9 p | 3 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 năm học 2015-2016 – Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh
5 p | 26 | 1
-
Đề thi HK 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2010 - THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Mã đề 004
2 p | 41 | 1
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Âu Cơ, Quảng Nam
3 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn