intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẦN 6

Chia sẻ: Nguyen Trinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

553
lượt xem
312
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHƯƠNG VI LOGIC TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. Nghiên cứu khoa học là hoạt động được tổ chức đặc biệt, với một logic gồm trình tự các bước đi nghiêm ngặt. Logic này được thể hiện ở hai mặt: Logic tiến trình nghiên cứu và logic nội dung công trình

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẦN 6

  1. CHƯƠNG VI LOGIC TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nghiên cứu khoa học là hoạt động được tổ chức đặc biệt, với một logic gồm trình tự các bước đi nghiêm ngặt. Logic này được thể hiện ở hai mặt: Logic tiến trình nghiên cứu và logic nội dung công trình. Logic nghiên cứu là một thành phần quan trọng trong phạm trù phương pháp. Ta sẽ nghiên cứu làm rõ cả hai mặt đó. I.Logic tiến trình Hiệu quả của nghiên cứu khoa học phụ thuộc rất nhiều ở phương diện tổ chức hợp lý các bước đi của quá trình nghiên cứu, mà ta gọi là logic tiến trình. Logic tiến hành một công trình khoa học được thực hiện bằng các bước sau đây: 1. Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu một đề tài khoa học bao gồm công việc sau đây: + Xác định đề tài là tìm vấn đề làm đối tượng để nghiên cứu. Vấn đề của khoa học và thực tiễn là vô cùng phong phú, vì vậy, xác định cho mình một vấn đề để nghiên cứu không phải là việc làm đơn giản. Xác định đề tài là một khâu then chốt, bởi vì phát hiện được vấn đề để nghiên cứu nhiêu khi còn khó hơn giải quyết một vấn đề đó. Đề tài nghiên cứu phải có tính cấp thiết đối với thời điểm mà ta định tiến hành nghiên cứu. Vấn đề đang là điểm nóng cần phải giải quyết và giải quyết được nó sẽ đem lại những giá trị thiết thực cho lý luận và thực tiễn đóng góp cho sự phát triền của khoa học và đời sống (trừ có những nghiên cứu khoa học mà hàng vài chục năm sau mới được công nhận và được áp dụng). Đề tài nghiên cứu của cá nhân, thí dụ như: luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, phải phù hợp với xu hướng, khả năng, kinh nghiệm của nghiên cứu sinh, phù hợp với các điều kiện vật chất kĩ thuật và nguồn thông tin, tư liệu khoa học hiện có trong và ngoài cơ quan nghiên cứu. + Xây dựng đề cương nghiên cứu. Một văn bản trình bày cấu trúc nội dung của công trình khoa học tương lai, gồm các chi tiết cụ thể theo yêu cầu của bản luận án khoa học tương lai và các chi tiết cụ thể theo yêu cầu của bản thân luận 82
  2. án khoa học. Xây dựng đề cương nghiên cứu là một thao tác quan trọng phù hợp với logic sáng tạo khoa học (ta sẽ nghiên cứu ở phần sau). + Xây dựng kế hoạch triển khai nghiên cứu. Kế hoạch nghiên cứu là văn bản trình bày kế hoạch dự kiến triển khai đề tài về tất cả các phương diện như: nội dung công việc, ấn định thời gian thực hiện công việc, sản phẩm phải có và phân công trách nhiệm cho các thành viên, cộng tác viên. Kế hoạch nghiên cứu đối với các đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước còn bao gồm cả mục đích nghiên cứu, chỉ rõ cá nhân và cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, kế hoạch về bổ sung nhân lực, nguồn vật lực, tài lực, nguồn thông tin khoa học và các yêu cầu về hợp tác, đào tạo và nghiên cứu trong và ngoài nước… 2. Giai đoạn triển khai nghiên cứu Giai đoạn triển khai thực hiện công trình khoa học là giai đoạn nghiên cứu chủ yếu bao gồm các bước sau đây: + Lập thư mục các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Để lập thư mục được nhanh chóng, ta có thể tham khảo danh mục tài liệu tham khảo của các công trình khoa học khác gần với đề tài nghiên cứu. Thư viện sẽ giúp ta tìm được các tài liệu cần đọc. + Nghiên cứu đầy đủ các tài liệu, các công trình khoa học có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới đề tài để làm tổng quan, hay còn được gọi là lịch sử nghiên cứu của vấn đề. Tổng quan là tổng thuật những gì có liên quan tới vấn đề mà tác giả nghiên cứu. Tổng quan cho bức tranh chung làm cơ sở cho việc phát hiện ra những yếu điểm của các công trình nghiên cứu trước đó hay những kẽ hở của lý luận hay thực tiễn mà đề tài sẽ tìm cách tiếp tục nghiên cứu phát triền. + Xây dựng cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu là công việc phức tạp và khó khăn nhất của bất kỳ công trình khoa học nào. Xây dựng cơ sở lý thuyết là tìm ra chỗ dựa lý thuyết của đề tài. Để có cơ sở lý thuyết nhà khoa học phải phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu và bằng suy luận mà tạo ra lý luận cho đề tài. + Phát hiện thực trạng phát triền của đối tượng bằng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Các tài liệu thu thập được từ các phương pháp quan sát, điều tra, thí nghiệm, thực nghiệm qua xử lý bằng toán học thống kê cho ta những tài liệu khách quan về đối tượng. + Các tài liệu lý thuyết và thực tế thu được từ các phương pháp khác nhau giúp tác giả chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đề xuất ban đầu. 83
  3. + Kiểm tra giả thuyết bằng việc lặp lại các thí nghiệm, thực nghiệm hay dùng các phương pháp khác nhau với phương pháp đã sử dụng ban đầu. Các phương pháp kiểm tra lẫn nhau ta khẳng định tính chân thực của các kết luận. + Tổ chức các hội thảo khoa học, sử dụng trí tuệ chuyên gia đóng góp ý kiến về hướng đi, phương pháp nghiên cứu và đánh giá các sản phẩm nghiên cứu. Ý kiến chuyên gia là cơ sở quan trọng để sửa chữa bổ sung và hoàn thiện công trình. + Trong từng giai đoạn nghiên cứu tác giả phải công bố dần các kết quả, bằng các báo cáo khoa học trình bày ở các cuộc hội thảo, viết các bài báo để đăng trên các + Tạp chí khoa học chuyên nghành. Đây là các bước quan trọng để khẳng định giá trị của công trình. 3- Giai đoạn viết công trình Viết công trình là trình bày tất cả các kết quả nghiên cứu bằng một văn bản hay luận án. Việc viết công trình phải tiến hành nhiều lần. + Viết nháp cho riêng mình, trên cơ sở tổng hợp các tài liệu thu nhập được. + Sửa chữa bản thảo theo đề cương chi tiết, trên cơ sở góp ý của các chuyên gia và người hướng dẫn. + Viết sạch công trình đưa ra thảo luận ở Bộ môn. + Sửa chữa theo sự góp ý của Bộ môn. + Viết sạch để bảo vệ ở Hội đông bảo vệ cấp cơ sở. + Sửa chữa lần cuối sau khi tiếp thu ý kiến của Hội đồng bảo vệ cấp cơ sở. Viết hoàn chỉnh văn bản báo cáo.., luận án, luận văn đồng thời viết tóm tắt các văn bản đó. 4- Giai đoạn nghiệm thu, bảo vệ công trình. Giai đoạn nghiệm thu hay bảo vệ công trình là giai đoạn cuố cùng để xác nhận các kết quả nghiên cứu. Giai đoạn này bao gồm các công việc sau đây: + Hoàn chỉnh toàn bộ công trình, thể hiện bằng văn bản đúng với các yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày luận án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ( xem phần phụ lục). + Lấy nhận xét của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành. 84
  4. + Đưa tới các phản biện đọc và cho nhận xét về kết qủa nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu và hình thức trình bày luận văn. + Đưa ra bảo vệ trước Hội đồng nghiệm thu hay Hội đồng chấm luận án. Bảo vệ luận án Tiến sĩ được thực hiện theo hai cấp: Cấp cơ sở và nhà nước. II. Logic nội dung công trình khoa học. Logíc nội dung công trình khoa học là trật tự các nhu cầu của nội dung bản luận văn. Nội dung của công trình bao gồm các phần sau đây. 1. Những vấn đề chung. Phần này trình bày như trong đề cương nghiên cứu, bao gồm: + Lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài. + Mục đích nghiên cứu. + Khách thể và đối tượng nghiên cứu. + Giải thuyết khoa học. + Các nhiệm vụ nghiên cứu. + Giới hạnd đề tài. + Những luận điểm bảo vệ. + Những đóng góp mới cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án. + Cơ sở phương pháp luanạ và các phương pháp nghiên cứu mà luận văn, luận án sử dụng. 2- Các kết quả nghiên cứu. Phần này trình bày toàn bộ các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của đề tài. Luận án Tiến sĩ khoa học được trình bày ít nhất gồm ba chương. Thí dụ: Nội dung luận văn Tiến sĩ ít nhất là ba chương ngoài phần mở đầu, kết luận. Chương I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu cần trình bày: + Lịch sử nghiên cứu những vấn đề có liên quan tới đề tìa (tổng quan) + Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 85
  5. + Trình bày cac bước tiến hành và kết quả quan sát, điều tra, thí nghiệm. + Những khái quát tài liệu thực tiễn đã sử lý bằng Toán học. Chương 3: Trình bày quá trình thực nghiệm khẳng định giả thuyết khoa học. Những bài học rút ra từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. 3. Kết luận: Phân kết luậnc của luận án trình bày: + Toàn bộ những tư tưởng quan trọng nhất mà luận án đã nghiên cứu, phát hiện, bao gồm cả những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. + Các đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án. + Những kiến nghị cho việc nghiên cứu tiếp theo. 4- Phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. + Cuối luận án trình bày phần phụ lục để làm rõ thêm các kết quả nghiên cứu, mà trong phần chính luận án chưa trình bày. + Cuối cùng là danh mục các tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC họ tên tác giả, tiếp nối là tên tài liệu, nhà xuất bản, nới xuất bản, năm xuất bản và trong tài liệu đã sử dụng trong luận án. 86
  6. Chương VII ĐỀ TÀI KHOA HỌC I. Khái niệm về đề tài khoa học. Đề tài khoa học ( Subject) là một vấn đề khoa học (Problem) có chứa một nội dung thông tin chua biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ. Có thể nói đơn giản đề tài khoa học là một câu hỏi, một vấn đề của khoa học cần phải giải đáp và khi giải đáp được thì làm cho khoa học tiến thêm một bước. Vấn đề khoa học về bản chất là một sự kiện, hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết, là một sự thiếu hụt của lý thuyết hay một mâu thuẫn của thực tiễn đang cản trở bước tiến của con người, với kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ không giải thích được, đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu làm sáng tỏ. Điều dó có nghĩa là một vấn đề trở thành đề tài khoa học phải có các điều kiện sau: - Một là, đó là sự kiện hay hiện tượng mới chưa từng ai biêt, một mâu thuẫn hay vướng mắc cả trở bước tiến cũ khoa học hay thực tiễn. - Hai là, bằng kiến thức cũ không thể giải quyết được, đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu giải quyết. - Ba là, vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho một thông tin mới có giá trị cho khoa học hay làm khai thông các hoạt động của thực tiễn. Ngược lại nếu một sự kiện, một mâu thuẫn của thực tế đã quen biết, bằng kiến thức và kinh nghiệm cũ có thể giải quyết được thì vấn đề này không có giá trị thông tin không thể lấy làm đề tài khoa học. Sự xuất hiện của đề tài là do nhu cầu của thực tiễn cuộc sống hay nhu cầu phát triển khoa học. Giải quyết những yêu cầu đó đòi hỏi phải huy động lực lượng các nhà khoa học nghiên cứu. Do vậy đề tài khoa học phải là vấn đề có tính cấp thiết đối với lý luận hay đối với thực tiễn. Đề tài phải có tính mới mẻ, giải quyết được vấn đề sẽ làm cho khoa học phát triển, sẽ bổ sung cho kho tàng tri thức nhân loại những thông tin mới. Đề tài khoa học được diễn đạt bằng tên đề tài. Tên đề tài là tên gọi của vấn đề khoa học mà ta cần nghiên cứu. Tên gọi là cái vỏ bên ngoài còn vấn đề khoa 87
  7. học là nội dung bên trong. Cái vỏ chứa nội dung, cái vở phải phù hợp với nội dung. Đọc đề tài là ta nắm bắt được ngay nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài. Đề tài cần diễn đạt bằng một câu ngữ pháp trọn vẹn, rõ ràng, một nghĩa, chứa đựng vấn đề cần nghiên cứu. Tên đề tài có thể đặt thẳng vào đối tượng nghiên cứu. Bắt đắc dĩ mới đặt tên có thêm ngoặc đơn để giải thích chủ đề. Không đặt tên đề tài quá dài, thiếu xác định quá xa với nội dung, có thể hiểu theo nhiều cách hoặc dùng mỹ từ bóng bẩy. Thí dụ. - Một số vấn đề về… - Thử tìm hiểu… - Góp phần làm sáng tỏ. II. Các loại đề tài Đề tài khoa học rất đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung và nhiều cấp quản lý. Người ta dựa vào các dấu hiện khác nhau để phân loại đề tài khoa học. 1. Dựa theo trình độ đào tạo ta có. + Luận văn Cử nhân khoa học. Đó là một văn bản trình bày các kết quả tập dượt nghiên cứu của sinh viên trong quá trình đào tạo ở trường đại học để trở thành nhà khoa học. Kết quả đánh giá luận văn là cơ sở để nhà trường công nhận tốt nghiệp. Tuy vậy, cũng có những sinh viên tài năng, luận văn của họ có giá trị thực tiễn và khoa học cao, có thể lên thành luận văn Thạc sĩ hoặc luận án Tiến sĩ khoa học. + Luận văn Thạc sĩ khoa học là một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị thực tiễn. Luận văn thường hướng vào việc tìm tòi các giải pháp cho một vấn đề nào đó của thực tiễn chuyên nghành. Hoàn thành luận văn Thạc sĩ là bước trưởng thành về mặt khoa học của nhà chuyên môn trẻ và là bước chuẩn bị để tiếp tục học ở bậc nghiên cứu sinh. + Luận án Tiến sĩ khoa học là một công trình nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Đề tài luận án có tính cấp thiết, kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới, những phát hiện mới và kiến giải có giá trị trong lĩnh vực khoa học và thực tiễn chuyên ngành. 88
  8. 2- Dựa theo quy trình tổ chức nghiên cứu khoa học tao có: + Đè tài khoa học do cấp trên giao: Loại đề tài này thường là đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ hay một phần của các loai đề tài đó có phạm vi rộng, nghiên cứu các chiếm lược phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia hay chiếm lược phát triển của các nghành. Các cơ sở tiếp nhận một phần theo khẳ năng của chuyên nghành mình để nghiên cứu. + Đề tài phát hiện từ cơ sở thực tiễn. Đây là loại đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với các hoạt động thực tiễn ở cơ sở. Đề tài này do các nhà khoa học đăng ký với cấp trên cơ sở phát hiện được những vấn đề cụ thể trong phạm vi hoạt động chuyên môn của mình. Loại đề tài này có ý nghĩa thực tiễn lớn và khả năng ứng dụng rất cao. 3- Dựa theo cấp quản lý đề tài ta có: + Chương trình khoa học quốc gia nghiên cứu cac chiếm lược phát triển kinh tế,văn hoa, khoa học công nghệ quốc gia. Chương trình này chia thành nhiều nhánh với nhiều đề tài cấp nhà nước, giao cho cac cơ sở, các nhà khoa học từng chuyên ngành thực hiện. + Đề tài cấp Bộ là đề tài nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên nghành nhằm thúc đẩy sự tiến bộ chuyên môn của các ngành phục vụ cho sự tiến bộ chung. + Đề tài cấp cơ sở là đề tài do các cơ sở đăng ký và cấp trên phê duyệt. Đề tài cấp cơ sở giải quyết những vấn đề trực tiếp trong chuyên môn của cơ sở hoặc của ngành. Ba loại đề tài này không chỉ khác nhau về cấp quản lý mà khác nhau về phạm vị nghiên cứu và ứng dụng. Trong ba loại dó thì chương trình khoa học với các đề tài cấp nhà nước có phạm vi ứng dụng. Trong ba loại đó thì chương trình khoa học với các đề tài cấp nhà nước có phạm rộng bao hàm những vấn đề quan trọng ở tầm cỡ chiếm lược quốc gia và chỉ dẫn các đề tài cấp dưới theo một định hướng chung.. 4- Dựa theo các loại hình nghiên cứu khoa học ta có: + Đề tài nghiên cứu cơ bản là đề tài nghiên cứu có mục tiêu phát hiện ra các sự kiện hiện tượng khoa học mới, tìm ra bản chất và các quy luật phát triển của chúng hoặc tìm ra các phương pháp nhận thức mới. 89
  9. + Đề tài nghiên cứu ứng dụng là đề tài tìm ra giải pháp áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tế sản xuất hay quản lý xã hội nhằm tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần, cũng như nhằm cải tiến nội dung và phương pháp hoạt động… + Đề tài nghiên cứu dự báo là loại đề tài hướng vào tìm tòi các xu hướng phát triển của khoa học và thực tiễn trong tương lai. Đề tài khoa học dù là ở dạng nào cũng xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn mà mục đích thật sự của nó hoặc là phát hiện ra các tri thức mới, các quy luật phát triển của thế giới hoặc là các phương pháp nhận thức và cải tạo hiện thực. III. Phát triển vấn đề khoa học. Đề tài khoa học thường bắt nguồn từ những ý tưởng khoa học độc đóa của cá nhân và sau đó là sự đóng góp chung của tập thể. Đề tài được xây dựng trên cơ sở: + Phát hiện ra một hiện tượng lạ chưa từng thấy và chưa có ai nghiên cứu, chưa có tài liệu nào trình bày. + Phát hiện những sai sót, sự không hoàn thiện của lý thuyết hiện có. + Phát hiện mâu thuẫn của các trường phái lý thuyết. Từ các mâu thuẫn này có thể tìm thấy một hướng nghiên cứu mới tốt hơn. + Phát hiện mâu thuẫn giữa lý thuyết với thực tế. Sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn tạo ra khoảng cách không thể chấp nhận được. + Phát hiện sự bế tắc của các phương pháp phát hiện có, bằng cách làm cũ không tạo được hiệu quả công việc, cần phải có các phương pháp hành động mới. + Phát hiện sự phát triển chậm chạp của thực tế. Tức là cuộc sống đang dậm chân tại chỗ do nhiều nguyên nhân, cầm tìm tòi các nguyên nhân đó để đề xuất các giải pháp hành động thích hợp. Các ý tưởng về đề tài của cá nhân thường xuất hiện trong quá trình giải quyết các công việc thực tế, trong khi nghiên cứu tài liệu lý thuyết hay thực tiễn, trong trao đổi, tranh luận, hội thảo và cũng có khi xuất hiện bất ngờ theo cơ chế trực giác. 90
  10. Tổ chức nghiên cứu là huy động nhân lực, vật lựuc thực thi kế hoạch, tạo ra sản phẩm khoa học. Nghiên cứu không còn là hoạt động của một cá nhân mà là một sự phối hợp của nhiều nhà khoa học, nhiều ngành khoa học. Nghiên cứu khoa học trở thành hoạt động của xã hội. Tuy nhiên hoạt động nghiên cứu dù là của tập thể vẫn phải là thực hiện trên cơ sở ý tưởng của một cá nhân và chiếm lược tìm tòi của ý tưởng đó. Thực hiện đề tài được giao từ các cấp bộ và chương trình khoa học nhà nước một dạng phân tầng nghiên cứu theo chiếm lược chung, mà sự phát hiện ra vấn đề nghiên cứu thuộc về cấp chỉ huy chiếm lược bên trên. 91
  11. Chương VIII ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khi bắt tay vào nghiên cứu một đề tài khoa học thì một thao tác rất quan trọng là phải xây dựng một đề cương nghiên cứu. Đề cương nghiên cứu là văn bản dự kiến các bước đi và nội dung của công trình. Đối với một luận văn Thạc sĩ hay luận án Tiến sĩ thì đề cương nghiên cứu bao gồm các mục sau đây. Tên đề tài…. (Được diễn đạt bằng một câu ngữ pháp bao quát được đối tượng và hàm chứa nội dung và phạm vi nghiên cứu). I. Lý do chọn đề tài (Hay còn gọ là tính cấp thiết của đề tài). Phần này yêu cầu người nghiên cứu phải trình bày rõ ràng, tường minh những lý do nào khiến tác giả chọn đề tài để nghiên cứu. Phải làm rõ những lý do này là cấp thiết đối với lý luận, là một đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Nói chung, lý do chọn đề tài các luận văn, luận án thường xuất phát từ những yêu cầu của thực tế công tác mà người nghiên cứu đảm nhiệm hay từ việc phát hiện các thiếu sót trong nghiên cứu lý thuyết chuyên ngành cần phải bổ sung. Việc nghiên cứu này sẽ đem lại ích lợi cho hiện tại và tương lai của khoa học và thực tiễn. II. Mục đích nghiên cứu. Mỗi đề tài tùy theo phạm vi nghiên cứu của mình phải xác định rõ mục đích nghiên cứu. Mục đích sẽ hướng dẫn các bước đi chiếm lược của công trình để đạt tới đích cuối cùng. Mục đích của một luận án khoa học thường là tìm tòi làm rõ bản chất của một sự kiện mới hay tìm một giải pháp nâng cao chất lượng một hoạt động thực tế nào đó. III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. Thế giới khách quan là đối tượng duy nhất của nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên thế giới vô cùng rộng lớn, mỗi lĩnh vực khoa học phải chọn cho mình một bộ phận, một phần nào đó để tập trung khám phá tìm tòi, đó chính là thao tác xác định khách thể nghiên cứu. 92
  12. Trong cá Khách thể rộng lớn đó, mỗi đề tài cụ thể lại phải chọn cho mình một mặt, một thuộc tính, một mối quan hệ của Khách thể để nghiên cứu. Bộ phận đó chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Mỗi đề tài nghiên cứu một vấn đề, cũng có nghĩa là mỗi đề tài có một đối tượng nghiên cứu. Như vậy, xác định đối tượng nghiên cứu là xác định cái trung tâm cần khám phá của đề tài khoa học. Khách thể và đối tượng nghiên cứu là hai khái niệm có mối quan hệ như loài và giống, chúng có thể chuyển hóa cho nhau. Khách thể của đề tài nhỏ có thể là đối tượng của đề tài hơn và ngược lại đối tượng của đề tài lớn có thể là khách thể của đề tài nhỏ hơn. Khách thể đồng nghĩa với môi trường của đối tượng mà ta đang xem xét. Xác định đối tượng là xác định cái trung tâm còn xác định khách thể nghĩa là xác định cái giới hạn chứa đựng cái trung tâm, cái vòng mà đề tài không được phép vượt qua. Do đó xác định khách thể và đối tượng nghiên cứu là thao tác bản chất của quá trình nghiên cứu khoa học IV. Giả thuyết khoa học. Giả thuyết khoa học (Hypothesis) là mô hình giả định, một dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng của mỗi công trình khoa học. Giả thuyết có chức năng tiên đoán bản chất sự kiện, đồng thời là chức năng chỉ đường để khám phá đối tượng. Giả thuyết được xây dựng phải tuân thủ các yêu cầu sau đây: 1- Giả thuyết phải có tính thông tin về sự kiện, nghĩa là có khả năng giải thích được sự kiện cần nghiên cứu. 2- Giả thuyết có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm. V.Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích và giả thuyết khoa học, mỗi đề tài phải xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể. Nhiệm vụ nghiên cứu là mục tiêu cụ thể mà đề tài phải thực hiện. Một luận văn Thạc sĩ hay luận án Tiến sĩ khoa học thường có ba nhiệm vụ; + Nhiệm vụ xây dựng cơ sở lý thuyết. 93
  13. + Nhiệm vụ phân tích làm rõ bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. + Nhiệm vụ đề xuất những giải pháp ứng dụng cải tạo hiện thực. VI. Giới hạn đề tài. Giới hạn đề tài là thao tác logíc xác định phạm vi về thời gian, không gian những mặt, những chỉ số cần điều tra, quan sát, nghiên cứu phát hiện … Hay nói cách khác giới hạn của đề tài là phạm vi mà đề tài phải thực hiện. Giới hạn đề tài là thao tác quan trọng giúp cho việc nghiên cứu đi đúng trọng tâm, không lệch hướng. VII. Những luận điểm bảo vệ. Luận điểm bảo vệ là những luận điểm quan trọng, những tư tưởng cốt lõi của đề tại, nhờ có nó mà công trình khoa học có thể đứng vững và bảo vệ được. Luận điểm bảo vệ được trình bày khái quát, chứa đựng thông tin quan trọng và cô đọng nhất của luận án.VIII. Cái mới của luận án Cái mới của công trình khoa học là những thông tin khoa học mà tác giả của công trình là người đầu tiên tìm ra, chúng có giá trị đối với lý luận và thực tiễn. Cái mới của luận án Tiến sĩ có thể là phát hiện mới, góp phần bổ sung , phát triển lý thuyết hiện có hoặc có thể là những giải pháp lý thuyết vào thực tiễn. Mỗi luận án phải có cái mới, đó chính là giá trị thật sự của công trình khoa học, là tiêu chuẩn để luận án được bảo vệ thành công. VIII. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu + Luận án được tiến hành nghiên cứu phải dựa vào những quan điểm tư tưởng nhất định, nhờ có quan điểm nhất quán mà công trình đi tới chân lý khách quan. Do đó luận án khoa học phải trình bày đầy đủ và rõ ràng phương pháp tiếp cận đối tượng hay cơ sở phương pháp luận mà mình dựa vào để nghiên cứu. + Để tiến hành nghiên cứu một công trình khoa học , tác giả phải sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Các phương pháp được sử dụng hợp lý, phù hợp với đề tài sẽ đảm bảo cho công trình đạt tới kết quả. Cho nên trong đề cương nghiên cứu, tác giả phải trình bày các phương pháp dự kiến sử dụng, ý đồ và kỹ thuật sử dụng chúng. 94
  14. Đọc cơ sở phương pháp và các phương pháp nghiên cứu dự kiến sử dụng trong đề tài. Người ta có thể đánh giá năng lực của tác giả và khả năng thành công của công trình. Lựa chọn các phương pháp và chiến thuật nghiên cứu. IX. Dàn ý nội dung công trình Đề cương nghiên cứu khoa học yêu cầu phải trình bày một dàn ý nội dung dự kiến của luận án. Để làm việc này tác giả phải nghiên cứu công phu nhiều tài liệu tham khảo và đồng thời phải có khả năng tưởng tượng sáng tạo, thiết kế một mô hình cho luận án tương lai. Một luận án Tiến sĩ khoa học phải có ít nhất 3 chương và dàn ý cần được trình bày cụ thể tới từng tiểu mục. X. Tài liệu tham khảo Tác giả phải trình bày rõ các tài liệu tham khảo đã đọc để xây dựng đề cương. Các tài liệu được liệt kê có chọn lọc phù hợp với phạm vi của đề tài nghiên cứu. 95
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2