Phương pháp phân tích và áp dụng những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
lượt xem 5
download
Ebook Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN - Phương pháp phân tích và áp dụng gồm có 2 phần chính như: Phiên toàn thể; Các lớp chuyên đề. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp phân tích và áp dụng những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN
- Nhiều tác giả Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN Phương pháp phân tích và áp dụng Chủ biên bản tiếng Việt GS.TS. Đỗ Hoài Nam, TS. Stéphane Lagrée Điều phối Irène Salenson Cơ quan Phát triển Pháp, AFD Nhà xuất bản Tri Thức
- Tủ sách Etudes de l’AFD tập hợp các nghiên cứu do Cơ quan Phát triển Pháp AFD hỗ trợ và điều phối, góp phần vào việc truyền bá những tri thức rút ra từ kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu hàn lâm. Mỗi đầu sách đều được duyệt bởi một hội đồng biên tập, có tham khảo ý kiến của các chuyên gia khác. Xem thêm các ẩn phẩm của AFP tại địa chỉ http://librairie.afd.fr/. Lưu ý Những phân tích và kết luận giới thiệu trong tài liệu này thuộc trách nhiệm của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của AFD hoặc của các định chế đối tác của AFD. Giám đốc xuất bản: Anne PAUGAM Giám đốc biên tập: Gaël GIRAUD Thiết kế và thực hiện: Tomorrow Media Co., Ltd. - tomorrowmedia@gmail.com
- Mục lục Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 Lời cảm ơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 Phần 1. Phiên toàn thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21 1.1. Quá trình xây dựng khu vực ASEAN – bối cảnh và thách thức, Hugues Tertrais . . . . . . . . . . 23 1.2. Thách thức trong hội nhập khu vực và các vấn đề về đo lường, Thomas Vallée . . . . . . . . . . 39 1.3. Tiếp cận về lý thuyết và phương pháp luận đối với các hành lang kinh tế tại khu vực Đông Nam Á, Nathalie Fau. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65 1.4. Cơ quan Phát triển Pháp AFD và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Rémi Genevey . . . . 95 1.5. Kiểm soát bệnh dịch trong bối cảnh khu vực, Marc Choisy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111 1.6. Tổng luận các phiên toàn thể, Krisna Uk . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 129 Phần 2. Các lớp chuyên đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 139 2.1. Hội nhập kinh tế, tài chính và logistics trong ASEAN, Ruth Banomyong, Adrian Pop, Diana Pop. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 141 2.2. Nguy cơ dịch bệnh và hội nhập chính sách y tế ở cấp độ khu vực: mô hình hóa để ra quyết định phù hợp, Alexis Drogoul, Marc Choisy, Benoit Gaudou, Nicolas Marilleau, Damien Philippon, Trương Chí Quang, Võ Đức Ân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 173 2.3. Các hành lang phát triển trong ASEAN, Ruth Banomyong, Nathalie Fau, Elsa Lafaye de Micheaux, Hugues Tertrais. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 215 2.4. Đô thị và những thách thức khí hậu, Hypatia Nassopoulos, Charlotte Raymond, Irène Salenson, Clémence Vidal de la Blache, Vũ Mai Hương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 283 Lý lịch giảng viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 319 Ký hiệu và viết tắt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 347 3
- Lời nói đầu Từ năm 2007, Khóa học mùa hè “Những ngày Tam Đảo” (viết tắt tiếng Pháp là JTD) mang đến cho học viên một chương trình đào tạo về phương pháp phân tích trong các ngành khoa học xã hội, địa lý, kinh tế, thông kê, xã hội-nhân học, lịch sử, v.v. – với số lượng mỗi năm gần 100 học viên đến từ các nước Đông Nam Á (sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý, chuyên gia phát triển). Những năm đầu tiên, khóa học được tổ chức tại Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tại Hà Nội, và tại khu nghỉ mát Tam Đảo, nằm cách không xa thủ đô, và các khóa sau này được tổ chức tại một trường đại học của một tỉnh miền Trung hoặc miền Nam. 2010, nâng khóa học lên tầm khu vực Với thành công của ba khóa học đầu tiên, đồng thời cũng để tạo điều kiện cho sự phát triển của Khóa học mùa hè JTD, Học viện Khoa học xã hội (Graduate Academy of Social Sciences - GASS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Trường Viễn Đông Bác Cổ (ÉFEO), Đại học Nantes và Cơ quan Đại học Pháp ngữ (AUF) đã cùng khẳng định cam kết đồng hành cùng khóa học thông qua một thỏa thuận đối tác bốn năm, cho giai đoạn 2010-2013 và sau đó cho giai đoạn 2014 và 2015. Với những kinh nghiệm tích lũy được qua ba năm đầu, khóa học mang tầm khu vực này đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng mới: • Mỗi năm lựa chọn một chủ đề mang tính thách thức đối với khu vực hoặc quốc tế, chủ đề được lựa chọn cho từng năm sẽ được phân tích và thảo luận dưới nhiều cách tiếp cận phương pháp luận và liên ngành; • Hai ngày học tổng thể sẽ kết thúc bằng một phiên tổng luận để mở ra hướng tư duy liên ngành; • Để đảm bảo hiệu quả sư phạm cũng như mức độ kết nối cao giữa các thành viên, học viên của khóa học sẽ được chia vào bốn lớp học chuyên đề với số lượng mỗi lớp khoảng 20 người, và sẽ kéo dài năm ngày. Kết thúc lớp chuyên đề, học viên và giảng viên của mỗi lớp sẽ cùng làm bài tập tổng kết và thu hoạch của lớp mình; • Để nâng tầm quy mô khu vực của khóa học, hàng năm sẽ có học viên từ các nước Đông Nam Á sẽ được lựa chọn để tham gia. Điều này sẽ nâng cao uy tín của khóa học trong khu vực và đồng thời giúp mở rộng mạng lưới kết nối, trao đổi học thuật trong giới nghiên cứu và chuyên gia của các nước. 5
- Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN Khóa học được xây dựng trên nền tảng đối tác Sau các khóa học đầu tiên được tổ chức tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Tam Đảo (từ 2007 đến 2012), việc lựa chọn tổ chức khóa học JTD tại trường Đại học Đà Lạt (năm 2013 và 2014) và Đại học Duy Tân (năm 2015) nhằm mang khóa học đến với đối tượng học viên rộng hơn, đồng thời mở rộng hợp tác với các cơ quan đơn vị thuộc miền Trung và miền Nam. Việc được chọn là một trong các sự kiện của năm kỷ niệm chéo Pháp-Việt, Việt-Pháp 2013-2014 đã tạo đà phát triển mới cả về khoa học và sư phạm đồng thời nhấn mạnh chất lượng và uy tín của khóa học JTD. Năm 2014 cũng đánh dấu sự tham gia của trường Đại học HéSam vào nhóm đối tác đồng hành của khóa học. Các đóng góp tài chính cho khoá học đã giúp thực hiện được toàn bộ các mục tiêu đề ra như hợp tác khoa học liên ngành, đổi mới hình thức đối tác và định hướng hợp tác theo hướng thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo hoặc kết hợp nghiên cứu. “Global Development Network” (GDN) 2015 và 2016: củng cố và mở rộng hợp tác với các mạng lưới quốc tế Quy mô khu vực/quốc tế của khóa học cần phải được củng cố để có thể đạt được mục tiêu mở rộng mạng lưới hợp tác khoa học. Việc Mạng lưới phát triển toàn cầu GDN lựa chọn Khóa học JTD để hợp tác trong khuôn khổ chương trình “Tăng cường năng lực của các nước kém phát triển” đã giúp thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với Trường đại học Luật và Khoa học kinh tế Hoàng gia Campuchia (viết tắt tiếng Pháp là URDSE), đồng thời mở rộng phạm vi ảnh hưởng và hoạt động của khóa học tổ chức tại Việt Nam sang các nước khác: • Tiếp tục củng cố tại Campuchia và Lào; • Mở rộng thêm sang Myanmar và Madagascar; • Khóa học tiếp tục được biết tới nhiều hơn sau khi các nội dung đào tạo được đưa lên mạng vào năm 2015 (đối tác, giảng viên, học viên) cũng như bản ghi âm của các bài tham luận trình bày trong hai ngày tổng thể được đưa lên mạng vào năm 2016 – trên trang web: www.tamdaoconf.com. Điểm cuối cùng, sự đa dạng về nguồn gốc địa lý của ứng viên và số lượng hồ sơ đăng ký ngày càng tăng – gần 600 hồ sơ năm 2015 so với khoảng 100 hồ sơ năm 2009 – cũng cho thấy sự phù hợp về mô hình tổ chức cũng như khả năng của khóa học trong việc đáp ứng sự mong đợi của học viên với thành phần rất đa dạng: giảng viên, chuyên gia phát triển, cơ quan nghiên cứu hỗ trợ xây dựng chính sách. Sau chín năm phát triển, khóa học mùa hè JTD đã tích lũy và khẳng định được kinh nghiệm và năng lực của mình trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu và thiết lập mạng lưới hợp tác khoa học. Sự giúp đỡ cả về tài chính và thủ tục cho khóa học lần thứ chín này cũng khẳng định mong muốn của Đại sứ quán Pháp tại Myanmar trong việc đồng hành cùng khóa học tổ chức tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu nâng tầm khu vực cũng như nhân rộng mô hình này sang các khu vực khác. 6
- Lời nói đầu Kỷ yếu khoa học được xuất bản hàng năm Từ khi bắt đầu được tổ chức cho đến nay, khóa học mùa hè JTD luôn cam kết xuất bản ngay cho từng năm toàn bộ nội dung của khóa học. Kỷ yếu khoa học được xuất bản bằng ba thứ tiếng (tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh) và nằm trong tủ sách xuất bản Conférences et Séminaires của Cơ quan Phát triển Pháp AFD cho giai đoạn 2010-2015 – đồng xuất bản cùng trường Viễn Đông Bác Cổ ÉFEO và Nhà xuất bản Tri Thức. Bản điện tử có thể tải miễn phí trên trang web của khóa học, trang web của AFD và của các cơ quan đối tác. Kỷ yếu khoa học của khóa học bao gồm các bài tham luận của giảng viên đã trình bày tại các phiên tổng thể và bản gỡ băng nội dung của bốn lớp học chuyên đề. Danh sách học viên cũng được in kèm vào kỷ yếu để tạo thuận lợi cho việc kết nối hợp tác khoa học, lý lịch trích ngang của giảng viên cũng được đưa vào ấn phẩm. Ngoài ra, trong kỷ yếu còn có các bài đọc tham khảo bổ sung và làm sâu thêm chủ đề và lĩnh vực nghiên cứu có liên quan. “Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN – Phương pháp phân tích và áp dụng” Chủ đề xuyên suốt của khóa học mùa hè JTD 2015 là tiến trình xây dựng và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dưới lăng kính của các ngành khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế. Theo mô hình tổ chức chung, khóa học lần thứ chín này vẫn được tổ chức thành hai phần bổ trợ cho nhau và bao gồm: • Hai ngày học tổng thể (dịch song song), ngày 17 và 18 tháng 7. Năm bài tham luận được trình bày đã đề cập và phát triển dưới góc độ phương pháp luận và đa ngành các vấn đề liên quan đến thách thức trong phát triển: phương pháp tiếp cận lịch sử, kinh tế, địa lý, thực tiễn phát triển và y tế công cộng. Hai ngày học tổng thể được kết thúc bằng phiên tổng luận; • Bốn lớp học chuyên đề kéo dài năm ngày, từ ngày 20 đến ngày 24 tháng 7 (dịch nối tiếp) với nội dung bao gồm các vấn đề về hội nhập kinh tế, tài chính và logistics (lớp chuyên đề 1), các hành lang phát triển (lớp chuyên đề 2), nguy cơ dịch bệnh và chính sách y tế trên quy mô khu vực (lớp chuyên đề 3), đô thị và thách thức khí hậu (lớp chuyên đề 4). Cuối khóa học, đại diện học viên của từng lớp đã trình bày bài thu hoạch tổng kết vào ngày thứ bảy 25 tháng 7. Trong bài tham luận dẫn nhập, giáo sư sử học đương đại Hugues Tertrais, hiện công tác tại trường Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne đã nhắc đến bối cảnh lịch sử và các giai đoạn trong tiến trình xây dựng ASEAN, cũng như sự chấm dứt của thế giới hai cực: “ngăn trở” trước năm 1990; củng cố “theo kiểu châu Âu” trong những năm 1990; tham gia vào quá trình tăng trưởng của châu Á trong những năm 2000. Tiến trình xây dựng ASEAN là một tiến trình xây dựng khu vực độc đáo ở châu Á. Một “khu vực” mới với quy mô của châu Âu được hình thành nằm giữa hai bên, một bên là Trung Quốc và một bên là Ấn Độ: khu vực này đang và sẽ có vai trò lớn hơn nữa trong xu hướng tái cân bằng của thế giới hiện nay. Nhiều thách thức đang đặt ra cho khu vực này. Trước hết là những thách thức về kinh tế xã hội: tăng trưởng, được kích thích từ toàn cầu hóa, vẫn là con đường chung, mặc dù các nước không vận hành 7
- Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN cùng một nhịp cũng như không có cùng trình độ phát triển. Các dòng di cư lao động chứng minh cho thực tế những gì đang diễn ra. Tiếp theo là các thách thức về chính trị và chiến lược: các nước trước đây vốn không quan tâm, thậm chí là đối đầu nhau, nay phải học cách chung sống, nhiều tương quan cân bằng mới được thiết lập, cả trong và ngoài khu vực, với các nhân tố quốc tế lớn ở gần (Trung Quốc, Ấn Độ) và ở xa (Mỹ, Nga, châu Âu). Thách thức trong tiến trình xây dựng khu vực tác động đến mọi lĩnh vực: việc phối hợp chính sách quy hoạch lãnh thổ được tính toán ở tầm khu vực, điều này sẽ dần đưa một khu vực vốn theo kiểu “Ban-căng hóa” trở thành một không gian kinh tế chung, tạo thuận lợi để phát huy mọi tiềm năng phát triển, đặc biệt thông qua các dự án về giao thông và năng lượng. Tất nhiên cũng không nên xem nhẹ các nguy cơ về môi trường hay quân sự, nhưng công trình “khu vực” đang xây dựng có thể mang lại một khuôn khổ điều tiết thuận lợi cho những thách thức này. Bài tham luận tổng thể thứ hai tập trung vào các thách thức trong hội nhập khu vực cũng như các vấn đề về đo lường. Giảng viên trình bày là chuyên gia nghiên cứu kinh tế Thomas Vallée, hiện đang giảng dạy tại trường Đại học Nantes. Từ khi thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967, ASEAN đã luôn khuyến khích nguyên tắc mở cửa khu vực nhằm đảm bảo mục tiêu tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên và tăng cường hội nhập thương mại và đầu tư, đặc biệt với các nước ngoài khối. Với nguyên tắc kinh tế thị trường mở này, ASEAN đã trở thành một khu vực thương mại năng động và một điểm đến quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bước tiếp theo của quá trình hội nhập này sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn khi “Cộng đồng kinh tế ASEAN” (AEC) chính thức được thành lập vào tháng 12 năm 2015, với mục tiêu chính là sớm thành lập thị trường chung cho toàn khối. Song song với đó, ASEAN cũng quyết định mở trộng khu vực tự do mậu dịch ra các nước ngoài khối. Xu hướng này được hình thành thông qua cơ chế “ASEAN +”, và được xem là cách tốt nhất để tăng cường hợp tác khu vực. ASEAN là khu vực đông dân thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tính về cầu, ASEAN sở hữu một thị trường có tiềm năng lớn, bên cạnh đó còn phải kể đến khả năng cung cấp lao động dồi dào. Lợi thế so sánh giữa các nước cũng sẽ cho phép hình thành các mạng lưới sản xuất bổ trợ ở khu vực Nam Á. Những đặc điểm này đặt ra câu hỏi về việc mở rộng ASEAN sang các nước châu Á khác cũng như đẩy nhanh tốc độ hội nhập giữa các nước trong khu vực. Bài tham luận của Thomas Vallée tập trung vào ba hướng chính: nghiên cứu ưu nhược điểm của việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do; lợi ích nếu theo đuổi tiến trình hội nhập thêm một bước nữa – xây dựng thị trường chung, xây dựng liên minh tiền tệ hay hệ thống tỷ giá cố định –; đo lường tác động của hiện tượng toàn cầu hóa trong tiến trình hội nhập khu vực này. Bài tham luận thứ ba do giảng viên Nathalie Fau, giáo sư chuyên ngành địa lý của trường đại học Paris 7 - Denis Diderot trình bày. Đây là kết quả của một công trình nghiên cứu tập thể, thực hiện từ năm 2008 đến 2012 trong khuôn khổ dự án được Cơ quan Nghiên cứu quốc gia Pháp tài trợ. Một trong các mục tiêu của chương trình nghiên cứu này là so sánh các tiến trình hội nhập khu vực diễn ra ở khu vực các nước Đông Nam Á lục địa và khu vực các nước Đông Nam Á đảo quốc trên cơ sở phân tích các hành lang kinh tế. Các tác giả lựa chọn hai khu vực nghiên cứu: khu vực tiểu vùng sông Mekong (GMS) và khu vực eo biển Malacca. Hành lang kinh tế không phải là công cụ quy hoạch đầu tiên mà ADB đề xướng để phát triển các không gian xuyên quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong những năm 1980, khu vực này chứng 8
- Lời nói đầu kiến sự ra đời của nhiều khu vực hợp tác kinh tế tiểu vùng được biết dưới tên gọi tam giác tăng trưởng hay tứ giác phát triển. Sau thành công về mặt kinh tế của các “tam giác tăng trưởng” SIJORI – đây là khu vực kinh tế xuyên biên giới chạy từ Singapore tới Johor, Malaysia và Riau, Indonesia –, thế hệ các dự án hợp tác xuyên biên giới thứ hai đã nở rộ khắp nơi ở Đông Nam Á nhưng dưới dạng dự án trên giấy. Sự “nhân rộng của mô hình SIJORI” được lý giải bởi vai trò của ADB. Ngân hàng đã đưa mô hình phát triển này lên thành lý thuyết và sau đó nhân rộng ra khắp khu vực châu Á Thái Bình Dương. Vào cuối những năm 1990, các tam giác tăng trưởng và khu vực hợp tác kinh tế xuyên biên giới dần bị thay thế hoặc trở thành các dự án phức tạp hơn với sự hình thành của của các hành lang phát triển (hay còn gọi là hành lang kinh tế) do ADB khởi xướng. Mô hình kinh tế mới này phát triển mạnh nhất ở khu vực tiểu vùng sông Mekong GMS. Mục tiêu ADB đặt ra ban đầu là tái thiết hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ để tạo thuận lợi cho việc nối lại quan hệ kinh tế giữa các nước trong tiểu vùng cũng như xóa bỏ các khoảng cách đứt gãy về không gian để lại từ thời thuộc địa cũng như thời kỳ chiến tranh lạnh. Với những thành công đã đạt được, ADB đã quyết định áp dụng mô hình phát triển mới này cho các nước Đông Nam Á đảo quốc. Sử dụng hành lang kinh tế làm công cụ hội nhập khu vực không phải là thực tế đặc thù riêng của châu Á. Trên thực tế, công cụ này được Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế lớn áp dụng phổ biến trong những năm 2000 và đã được phát triển nhiều ở khu vực Mỹ Latinh, Trung Mỹ và châu Phi. Ban đầu các tổ chức này tập trung vào phát triển các hành lang giao thông và sau đó xuất hiện nhiều tên gọi khác nhau: hành lang phát triển, hành lang thương mại hay hành lang tăng trưởng. Kế hoạch kết nối ASEAN (2010) sử dụng triệt để khái niệm hành lang kinh tế. Kế hoạch này xuất phát từ định đề theo đó có mối liên hệ hiển nhiên giữa việc xây dựng hạ tầng, mở cửa và kết nối các khu vực lãnh thổ và việc phát triển kinh tế và xóa bỏ bất bình đẳng. Định đề này đã được phân tích trên cơ sở nghiên cứu tác động của các hành lang ở nhiều thang độ: địa phương, quốc gia và khu vực. Ngày làm việc tổng thể thứ hai được bắt đầu với tham luận của Rémi Genevey, Giám đốc AFD Việt Nam, với chủ đề chống biến đổi khí hậu. AFD hiện nay đang là trụ cột trong lĩnh vực viện trợ phát triển của Pháp. Là một cơ quan thuộc chính phủ, AFD hoạt động từ hơn 70 năm nay trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ phát triển ở các nước phía Nam cũng như các vùng hải ngoại. Để thực hiện cam kết với các nước đang phát triển trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, AFD đã xây dựng một chiến lược khí hậu với ba trụ cột là cam kết tài chính, đánh giá tác động dự án và tiêu chí lựa chọn dự án. Năm 2014, trong số các dự án đã được đánh giá tác động về mức phát thải các-bon trước khi triển khai dự án, kết luận đánh giá cho thấy các dự án giảm nhẹ mà AFD đồng hỗ trợ sẽ góp phần giảm được lượng phát thải khí hiệu ứng nhà kính ở mức 4,3 triệu tấn tương đương CO2 mỗi năm. AFD coi việc hỗ trợ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một trong những mục tiêu hàng đầu của Khung Hành động quốc gia cho Việt Nam, giai đoạn 2013-2015. Bài tham luận tổng thể cuối cùng do Marc Choisy, nghiên cứu viên của IRD tại Hà Nội, trình bày. Đây là kết quả của các nghiên cứu thực hiện trong lĩnh vực sinh thái và sự phát triển dịch bệnh, nằm trong chương trình nghiên cứu về sự lây lan của dịch sốt xuất huyết ở khu vực Đông Nam Á, thực hiện với sự hợp tác của các trường Đại học Pittsburgh, Oxford và Viện Pasteur Hà Nội. Sốt xuất huyết là bệnh dịch truyền nhiễm hàng đầu trên thế giới, mỗi năm có khoảng 500 000 ca nhiễm bệnh. Đây là một loại bệnh mới, ban đầu chỉ giới hạn tại Thái Lan và khu vực Đông Nam Á 9
- Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN trong những năm 50, nay căn bệnh này đã xuất hiện ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới. Gần ¾ số ca mắc sốt xuất huyết trên thế giới là ở khu khục Đông Nam Á và căn bệnh này hiện là loại bệnh đáng lo ngại nhất đối với sức khỏe cộng đồng ở khu vực này. Ở Thái Lan, sốt xuất huyết là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Người khỏe bị mắc sốt xuất huyết khi bị muỗi cái thuộc họ Aedes đốt, do vậy, căn bệnh này có lây lan hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường và khí hậu tác động vào sự sinh sôi của muỗi. Không giống như các loại bệnh có trung gian truyền bệnh khác như sốt rét, sốt xuất huyết là một loại bệnh đô thị điển hình với tổng số người mắc và số những ca nhiễm mới tăng cùng với tốc độ đô thị hóa. Một đặc tính nữa của bệnh sốt xuất huyết là có bốn loại huyết thanh khác nhau và đều có các tương tác miễn dịch phức tạp với nhau. Đây chính là lý do vì sao hiện nay vắc-xin ngừa sốt xuất huyết vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển mặc dù các nghiên cứu đã được bắt đầu từ hơn 30 năm nay. Vắc-xin Sanofi được thông báo đưa ra thị trường vào năm 2016. Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát duy nhất có hiện nay vẫn là kiểm soát trung gian truyền bệnh. Thường thì các loại dịch bệnh này bùng phát theo mùa, phạm vi lây lan ít nhiều có tính phức tạp. Để phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả các loại bệnh này cần phải dựa vào các mô hình giúp ta nắm bắt được sự phức tạp của hệ thống. Các mô hình này sẽ được hiệu chỉnh hoặc xây dựng thông số từ các dữ liệu thực tế. Nhìn chung, các trường hợp dịch bệnh nhiễm khuẩn này vốn thường được theo dõi sát sao nhờ vào hệ thống giám sát. Các hệ thống giám sát có thể được phát triển ở nhiều cấp độ, từ cấp độ khoa phòng ở bệnh viện tới cấp độ quốc gia và thậm chí cấp độ toàn cầu. Trong mọi trường hợp, các hệ thống giám sát được tổ chức theo mạng lưới có phân cấp chặt chẽ. Ở cấp độ quốc gia, Bộ Y tế sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức công tác giám sát, mạng lưới giám sát cũng được tổ chức phân cấp giống như các cơ quan quản lý hành chính (thôn, xã, huyện, tỉnh). Ở cấp độ liên quốc gia, các cơ quan quốc tế như WHO, US-CDC, ECDC, Uniteddengue chịu trách nhiệm điều phối và đảm bảo sự đồng bộ trong công tác giám sát. Những khó khăn chính liên quan đến các hệ thống giám sát là việc xác định các trường hợp, sự nhất quán của việc giám sát trong thời gian và không gian, cũng như sơ đồ tập hợp dữ liệu trong thời gian và không gian. Hiệu quả của một hệ thống giám sát chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ và độ trung thực của thông tin truyền tải thông qua các mạng phân cấp, cũng như sự khả dụng của các dữ liệu tổng hợp và tập trung phục vụ cho phân tích. Các khó khăn này cũng vẫn tồn tại kể cả khi có công nghệ thông tin hiện đại, Internet và mạng di động. Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan không biên giới. Do vậy, một căn bệnh truyền nhiễm phát hiện ở một địa phương có thể lây lan hay không không chỉ tùy thuộc vào điều kiện địa phương (dân cư, điều kiện khí hậu và môi trường nếu đó là bệnh lây lan qua vật chủ trung gian truyền bệnh như bệnh sốt xuất huyết), mà còn tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh ở các địa phương xa hơn nhưng có kết nối về dân cư. Sẽ vô cùng khó định lượng và tách bạch được đâu là nguồn ảnh hưởng tại chỗ ở địa phương và đâu là các nguồn ảnh hưởng ở khoảng cách xa hơn của một hệ thống bệnh dịch. Tuy nhiên, đây lại là một việc cốt yếu để tầm soát được một cách hiệu quả dịch bệnh truyền nhiễm ở phạm vi rộng hơn. Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở cấp độ khu vực với sự hiện diện của nhiều cộng đồng dân cư có kết nối là vô cùng khó – chính sách địa phương tốt nhưng không có sự điều phối đồng bộ thì chưa chắc đã giúp có một chính sách tổng quát tối ưu. Và việc điều phối đồng bộ các chính sách thì lại khó khăn hơn khi mà các cộng đồng có liên quan lại không đồng nhất cả về chính trị lẫn kinh tế. Có thể sử dụng lý thuyết trò chơi để xem xét xây dựng chiến lược tổng thể tối 10
- Lời nói đầu ưu dù các cộng đồng dân cư có hợp tác hay không. Trong trường hợp bệnh sốt xuất huyết, việc lựa chọn các phương tiện kiểm soát khác nhau (kiểm soát trung gian truyền bệnh và tiêm chủng sau năm 2016) có thể khiến cho quy trình ra quyết định trở nên phức tạp hơn nữa. Các thuật toán tối ưu hóa mới lập trình trên cơ sở trí thông minh nhân tạo như thuật toán điều chỉnh tăng cường (reinforcement learning) có thể sử dụng một mô hình và các dữ liệu giám sát để tối ưu hóa chính sách kiểm soát dịch bệnh gần như trong thời gian thực. Bài tham luận cuối cùng của hai ngày học tổng thể là bài tổng luận do Krisna Uk, chuyên ngành nhân học xã hội, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Khmer - Center for Kmer Studies (CKS) thực hiện. Phần hai của khóa học được tổ chức theo hình thức các lớp học chuyên đề, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 7 tại trường Đại học Duy Tân. Mục tiêu của lớp chuyên đề (1) “Hội nhập kinh tế, tài chính và logistics trong ASEAN” là phân tích sâu hơn các khái niệm đã được Thomas Vallée nhắc tới trong bài tham luận trình bày tại phiên tổng thể – “Các thách thức trong hội nhập khu vực và vấn đề đo lường” –, thông qua việc phân tích các khía cạnh khác nhau của hội nhập kinh tế, tài chính: hài hòa hóa hệ thống quy định đối với các thị trường tài chính, quản trị doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư, phác thảo phạm vi địa lý của một khu vực tiền tệ tối ưu, hội nhập thị trường ngân hàng, tự do hóa dịch vụ logistics, v.v. Vào giữa những năm 1990, tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt kèm theo lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ và các dòng vốn quốc tế đã góp phần tạo ra sự mất cân bằng vĩ mô nghiêm trọng ở nhiều nước Đông Nam Á. Tình trạng mất cân bằng này còn trở nên trầm trọng hơn do chế độ tỉ giá cố định vốn là đặc trưng của các nước trong khu vực, và lên tới mức đỉnh điểm vào năm 1997-1998. Nếu như ban đầu, cuộc khủng hoảng được xem như là sự điều chỉnh tự nhiên, vì chỉ tác động tới Thái Lan, thì sau đó, nó tiếp tục lan rộng với tốc độ nhanh chóng sang nhiều nước Đông Nam Á khác. Cuộc khủng hoảng đã đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ kinh tế giữa các nước ASEAN và khơi lại cuộc tranh luận trước đây về việc có nên tăng cường hợp tác tiền tệ và tài chính trong khu vực. Lớp chuyên đề 1 xoay quanh ba trục chính: • Trục 1 tập trung vào chủ đề hội nhập thị trường tài chính, những quy định chính điều chỉnh hành vi của các chủ thể trên thị trường và tiêu chuẩn trong quản trị doanh nghiệp. Ý tưởng chính ở đây là các doanh nghiệp đóng vai trò cốt yếu trong sự phát triển kinh tế và quản trị doanh nghiệp là một yếu tố then chốt có khả năng cải thiện lòng tin của các nhà đầu tư và hiệu quả cũng như chất lượng của sự phát triển; • Trục 2 tập trung vào chủ đề hội nhập các thị trường ngân hàng và hợp tác tiền tệ trong khu vực Đông Nam Á; • Trục 3 quan tâm đến chính sách phát triển logistics: cơ sở lý thuyết của hệ thống logistics vĩ mô và các chuỗi cung ứng trong khu vực, tự do hóa dịch vụ logistics – được xem là yếu tố tiên quyết để thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN. Trong phần 2, trên cơ sở các mô hình “mô phỏng địa lý”, nhiều kịch bản phát triển khác nhau đã được xem xét để dự báo tác động của ASEAN đến năm 2030. 11
- Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN Biểu diễn một hệ thống thực với đầy đủ tính phức tạp của nó để đo lường những thay đổi có thể xảy ra hoặc đánh giá tác động của các quyết định được đưa ra trong các kịch bản khác nhau là một trong những thách thức hiện nay đối với các nghiên cứu trong lĩnh vực mô hình hóa tin học, đặc biệt là mô hình đa tác tử. Phương pháp này bổ sung cho các phương pháp phân tích truyền thống, giúp thiết kế được các mô hình động, có sự tương tác từ các mô hình con bên trong biểu diễn các thực thể là thành phần của hệ thống (các tác nhân/chủ thể, cơ quan thể chế, môi trường, v.v.). Các mô hình này cũng có thể sử dụng như công cụ hỗ trợ cho phương pháp thí nghiệm “ảo” – qua việc sử dụng mô phỏng – mọi vận động đều có thể được nghiên cứu với mọi chi tiết cần thiết và việc tương tác với người sử dụng cũng được khuyến khích. Đó là nội dung của lớp chuyên đề 2 với tiêu đề “Nguy cơ dịch bệnh và hội nhập các chính sách y tế công ở cấp độ khu vực: mô hình hóa để quyết định tốt hơn”. Nội dung của lớp chuyên đề này xuất phát từ một trường hợp nghiên cứu cụ thể thực hiện trong phạm vi khu vực Đông Nam Á về sự lây lan của dịch sốt xuất huyết theo tuyến đường bộ chạy từ Thái Lan, qua Lào đến Việt Nam với mục đích như sau: • giúp học viên suy nghĩ về sự cần thiết cũng như về các phương tiện có thể sử dụng để hài hòa hóa các chính sách công về y tế nhằm nâng cao hiệu quả trong cuộc chiến chống dịch bệnh, bất chấp các khác biệt về văn hóa trong cách tiếp cận của mỗi nước đối với vấn đề dịch bệnh. • chứng minh cho các học viên thấy tác dụng của việc thiết kế các mô hình có sự kết hợp với việc mô phỏng các rủi ro mang tính thực tiễn và rõ ràng về mặt không gian với các mô hình ra quyết định của các chủ thể nhà nước có liên quan (chính phủ, các tỉnh, các địa phương) trong việc giúp chúng ta thăm dò và so sánh được các kịch bản khác nhau; • cung cấp cho học viên các công cụ về khái niệm và phần mềm cần thiết để có thể áp dụng phương pháp này đối với các nghiên cứu khác, trong đó, lựa chọn về chính sách sức khỏe cộng đồng của mỗi nước phụ thuộc chặt chẽ vào lựa chọn của các nước láng giềng. Lớp học được tổ chức thành hai phần lớn: phần một mang tính lý thuyết nhiều hơn, nội dung chính là các thách thức hiện nay trong việc áp dụng phương pháp mô hình hóa trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, các công cụ và phương pháp hiện có trong xây dựng mô hình đa tác tử trên cơ sở các dữ liệu thực tế (địa lý, kinh tế, xã hội và dịch tễ) cũng như phân tích các mô hình đó. Trong phần hai, lớp tiến hành chia thành năm nhóm (mỗi nhóm gồm bốn học viên và một giảng viên), phần thực hành này có mục tiêu là ứng dụng các mô hình đã được giới thiệu trước đó vào các trường hợp cụ thể, với dữ liệu mới, quy tắc mới, để từ đó nghiên cứu các kịch bản phối hợp khác nhau giữa các cơ quan quản lý của các nước. Mỗi nhóm sẽ tổng kết lại và áp dụng phương pháp đã được các giảng viên trình bày trong hai ngày học đầu tiên. Lớp chuyên đề (3) “Các hành lang phát triển trong ASEAN” có mục tiêu phân tích và đo lường tác động của các hành lang phát triển tới sự phát triển kinh tế và tổ chức không gian lãnh thổ. Đây là lớp học đa ngành, giúp đối chiếu và so sánh các phương pháp tiếp cận khác nhau như địa lý, logistics, kinh tế chính trị và lịch sử. Lớp học gồm năm phần: 12
- Lời nói đầu • Xây dựng khung phân tích để nghiên cứu các hành lang kinh tế. Học viên sẽ đọc và nghiên cứu các bài viết về các hành lang kinh tế hình thành ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới (châu Á, Nam Mỹ, châu Phi và Trung Âu), sau đó đề xuất khung phân tích để nghiên cứu các hành lang kinh tế đó. Sau đó, kết quả phân tích của học viên sẽ được đối chiếu với khung phân tích được dự án ANR Transiter phát triển (Sự vận động xuyên quốc gia và tổ chức lại lãnh thổ). • Tiếp cận các hành lang kinh tế theo góc nhìn địa lý. Giảng viên Nathalie Fau giới thiệu và cùng thảo luận với học viên về một vấn đề rất quen thuộc về quy hoạch, đó là việc có tồn tại (hay không tồn tại) các tác động về cấu trúc lãnh thổ từ các dự án hạ tầng giao thông. Trong phần tiếp theo, giảng viên phụ trách phần này sẽ so sánh các kế hoạch quy hoạch ở nhiều cấp độ khác nhau: dự án kết nối đường sắt của ADB và các dự án do Trung Quốc đưa ra về xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc, hoặc so sánh các dự án của ADB với dự án quốc gia của các nước, để từ đó đánh giá mức độ kết nối giữa các dự án quốc gia với kế hoạch kết nối hành lang đường sắt khu vực. Phần thảo luận nhóm sẽ tập trung vào các tác động ở cấp độ địa phương (nhất là ở các tỉnh thành biên giới) và cùng xác định phương pháp đo lường tác động. • Tiếp cận các hành lang kinh tế theo góc nhìn logistics. Sau khi xác định các loại hình hành lang kinh tế, Ruth Banomyong giới thiệu phương pháp đo lường hiệu năng của các hành lang kinh tế về chi phí, thời gian, và độ tin cậy: gọi là “mô hình Banomyong”. • Tiếp cận các hành lang kinh tế theo góc nhìn kinh tế. Giảng viên Elsa Lafaye de Micheaux sẽ xem xét vai trò của hạ tầng giao thông trong khuôn khổ kinh tế phát triển, đã có nhiều chương trình lớn nhiều tham vọng về phát triển hạ tầng giao thông ở các nước. Trong phần này, giảng viên phụ trách sẽ nhắc đến những tranh luận đã từng có trong lịch sử tư tưởng ngay từ những năm 1950, cũng như trong lĩnh vực viện trợ phát triển, sau đó trình bày bài giảng về các tác giả, lý thuyết và những tranh luận đang diễn ra hiện nay. • Tiếp cận các hành lang kinh tế theo góc nhìn lịch sử và địa chính trị. Trong phần đầu, giảng viên Hugues Tertrais xem xét sự phát triển của các hành lang trong tiến trình thời gian dài. Về phương diện khái niệm, cần phân biệt lịch sử ra đời của thuật ngữ “corridor”, một thuật ngữ mới, với lịch sử của vấn đề giao thông đi lại, cả trong thực tiễn cũng như các yếu tố gây cản trở, ví dụ như “chiến tranh”. Các thành phố thường được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, vì là nguồn phát thải đối với phần lớn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – do các nguồn từ sản xuất công nghiệp, phương tiện giao thông, việc sử dụng điều hòa và các hệ thống sưởi, v.v. Ngoài ra, do mật độ tập trung dân cư đông nên các đô thị cũng dễ bị tác động hơn các vùng khác từ hậu quả của biến đổi khí hậu. Mục tiêu của lớp chuyên đề 4 “Đô thị và khí hậu” là tìm hiểu mối liên hệ giữa đô thị và biến đổi khí hậu dưới góc nhìn học thuật và và dưới góc nhìn của giới chuyên môn, những người làm đô thị. Nội dung của lớp gồm tám phần. Trong phần 1, giảng viên trình bày về các xu hướng nghiên cứu chính và sự đa dạng trong các phương pháp tiếp cận hiện nay. Trong phần 2, giảng viên nhắc đến các mạng lưới và sáng kiến cộng đồng nhằm nâng cao vai trò của của các đô thị trong đàm phán quốc tế cũng như nâng cao 13
- Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN nhận thức về vấn đề khí hậu trong các chính sách đô thị. Phần 3 và phần 4 dựa trên một dự án nghiên cứu đang triển khai có tên là “Adaptatio”, đây là một dự án của Pháp nhằm xây dựng các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp độ địa phương. Sau khi nghe trình bày về các vấn đề nghiên cứu quốc tế, lớp học tập trung vào phương pháp xây dựng dự án và đưa các thách thức khí hậu vào trong các chiến lược đô thị. Đó là phải nắm được các cách tiếp cận có thể có, các nguồn tài chính có thể tiếp cận – đặc biệt là từ nguồn của các cơ quan hợp tác quốc tế –, các loại hình công cụ và hình thức hỗ trợ kỹ thuật có thể huy động. Hai phần tiếp theo sẽ tiếp nối chủ đề về thách thức thực tiễn thông qua phân tích các chiến lược khí hậu ở cấp độ địa phương. Việc phân tích các trường hợp cụ thể giúp học viên cùng thảo luận về các bước xây dựng và triển khai chính sách khí hậu cũng như những vấn đề cần phải tính đến để đảm bảo hiệu quả của chính sách đó, với ví dụ cụ thể là chiến lược khí hậu của thành phố Đà Nẵng. Trong phần cuối cùng, học viên làm bài tập thực hành để áp dụng phương pháp xây dựng dự án đã được trình bày trong nội dung của các phần 3, 5 và 6. Học viên dựa trên tài liệu giới thiệu dự án của một số thành phố của ASEAN và phân tích các yếu tố về thể chế, môi trường, khí hậu và đô thị để từ đó đưa ra các khuyến nghị để xây dựng một dự án khí hậu: xem xét lại chiến lược đô thị, các lĩnh vực đầu tư ưu tiên, hình thức hợp tác kỹ thuật cần áp dụng, v.v. Tổng hợp các lớp chuyên đề - khóa học mùa hè JTD 2015 Thang độ/cấp độ Lớp chuyên đề Chuyên ngành Công cụ / phương pháp phân tích -1- Cơ sở dữ liệu thống kê, Hội nhập kinh tế, tài chính Cấp độ khu vực, thị trường mô hình mô phỏng địa lý, Kinh tế, tài chính, logistics và logistics trong khối tài chính, doanh nghiệp phương pháp “Delphe”, ASEAN nghiên cứu trường hợp -2- Nguy cơ dịch bệnh và Cấp độ khu vực và Mô hình hóa, dịch tễ học, Phần mềm Gama, lý thuyết hội nhập chính sách y tế ở quốc gia, cấp độ hành lang chính sách y tế công trò chơi cấp độ khu vực: mô hình phát triển hóa để quyết định tốt hơn Khung phân tích -3- Cấp độ ASEAN, quốc gia, không gian, sơ đồ/kế hoạch Địa lý, logistics, lịch sử, Các hành lang phát triển khu vực, hành lang quy hoạch, mô hình khoa học chính trị trong khối ASEAN phát triển, đô thị “Banomyong”, nghiên cứu so sánh -4- Khoa học kinh tế và Cơ sở dữ liệu, nghiên cứu Đô thị, địa phương, Đô thị và các thách thức chính trị, môi trường, địa lý, trường hợp và phân tích cộng đồng khí hậu quy hoạch đô thị so sánh Bốn lớp chuyên đề được thiết kế để phù hợp với học viên thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, mục tiêu ưu tiên là làm sao để học viên có thể phát huy và áp dụng được các phương pháp tiếp cận và công cụ mở nhất có thể. Mong muốn đối chiếu và chia sẻ các góc nhìn khác nhau trên cơ sở đa ngành đã được hiện thực hóa bằng kết quả thu hoạch mà các lớp trình bày vào ngày cuối cùng của khóa học, thứ bảy ngày 25 tháng 7. Theo thông lệ, học viên của khóa học được cấp chứng chỉ có chữ ký của đại diện Học viện Khoa học xã hội, AFD, IRD, ÉFEO và trường Đại học Nantes. Chứng chỉ được phát vào cuối buổi tổng kết. 14
- Lời nói đầu Đặc điểm học viên 96 học viên đã được chọn cho khóa học mùa hè lần thứ 9, trong đó có bốn học viên tự do. Trên cơ sở thông tin đăng ký, chúng tôi tổng hợp được các đặc điểm như sau: − Học viên nữ chiếm đa số: 67 % tổng số học viên; − Độ tuổi trung bình : 16 % từ 20-25 tuổi, 34% từ 26-30 tuổi, 26% từ 31-35 tuổi và 24% trên 36 tuổi; − Thành phần và trình độ đa dạng: thạc sĩ, thạc sĩ-giảng viên, thạc sĩ-phát triển, nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh/tiến sĩ-giảng viên, nghiên cứu viên, nghiên cứu viên-giảng viên, chuyên gia phát triển ; − Mức độ đa ngành rất cao: xã hội học, nhân học và xã hội học-nhân học, kinh tế, tài chính, toán/ thống kê, dân số, y tế công cộng, dịch tễ học, địa lý, lịch sử, khoa học chính trị, quản lý, khoa học pháp lý, mô hình hóa, tin học; − Học viên Việt Nam đến từ nhiều tỉnh thành phố khác nhau: Thái Nguyên, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Kon Tum, Nha Trang, Quảng Bình, Quy Nhơn, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ; − Nhiều học viên đến từ các nước trong khu vực và các nước khác: Myanmar, Campuchia, Lào, Madagascar; − Học viên tự do đang công tác tại Việt Nam: Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Đại học Kobe (Nhật Bản), dự án đại học số Đà Nẵng (Campus numérique Francophone de Đà Nẵng), đại học Việt-Đức, Lãnh sự quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh; − Học viên đến từ nhiều cơ quan đơn vị khác nhau: • Việt Nam: các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Viện xã hội học, Viện Dân tộc học, Viện Nghiên cứu Trung Quốc), Học viện Khoa học xã hội, Đại học Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Thủy lợi, Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Đại học Kinh tế và Quản lý Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Dự án đại học số Pháp ngữ - Campus numérique Francophone Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội, Đại học Khoa học Huế, Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ, phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển, Đại học Việt-Đức, Đại học Cần Thơ; • Myanmar: Đại học Ngoại ngữ, Phòng Thương mại, Bộ Kế hoạch; • Campuchia: Đại học Luật và Khoa học kinh tế hoàng gia, Đại học Jean Moulin Lyon 3; Văn phòng luật BNG Legal, Văn phòng Hội đồng bộ trưởng; • Lào: Đại học Quốc gia Lào, Bộ Tư pháp; • Madagascar: Đại học Antananarivo, Viện Pasteur, Viện Thống kê quốc gia, Đại học Vrije Universiteit Amsterdam. 15
- Những thách thức phát triển chung trong khối ASEAN Và cuối cùng một tin vui khi đang viết những dòng này, chúng tôi xin thông báo là một thỏa thuận hợp tác mới đã được ký kết cho giai đoạn 2016-2018 và một đối tác mới sẽ sát cánh với các đối tác truyền thống của khóa học, đó là Trung tâm Nghiên cứu nông học và hợp tác quốc tế vì sự phát triển (CIRAD). Khóa học mùa hè JTD lần thứ 10 sẽ tiếp tục được tổ chức tại Đại học Duy Tân, Đà Nẵng với chủ đề “Những thách thức kinh tế xã hội trong chuyển đổi năng lượng ở Việt Nam và Đông Nam Á”. Stéphane Lagrée Chuyên gia tư vấn – Văn phòng Điều phối hợp tác Pháp ngữ Học viện KHXH – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 16
- Lời cảm ơn Hợp tác và liên kết giữa các cơ quan thông qua một Thỏa thuận đối tác ký kết từ năm 2010 đã mang đến cho Khóa học mùa hè Tam Đảo một uy tín không chỉ dừng lại ở tầm khu vực Đông Nam Á mà còn vươn xa hơn nữa. Chúng tôi xin cảm ơn Học viện Khoa học xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp AFD – Ban nghiên cứu và Tri thức, Mạng lưới Phát triển Toàn cầu GDN, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp ÉFEO, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp IRD – Ban các Chương trình nghiên cứu và Đào tạo phía Nam, Đại học Nantes và Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF và Đại sứ quán Pháp tại Myanmar. Ấn phẩm các quý vị đang cầm trên tay được hoàn thành thông qua sự gửi gắm của Guillaume de Saint Phalle và Ban quản lý và phổ biến tri thức thuộc Cơ quan Phát triển Pháp AFD. Chúng tôi xin cảm ơn về những trao đổi rất hiệu quả. Chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới các giảng viên đã tham gia Khóa học mùa hè Tam Đảo, những người đã mang đến chất lượng khoa học và sư phạm rất cao, không chỉ trong công tác tổ chức và giảng dạy tại khóa học mà cả trong việc quảng bá cho khóa học. Đó là các giảng viên: Ruth Banomyong, Marc Choisy, Alexis Drogoul, Nathalie Fau, Benoit Gaudou, Rémi Genevey, Elsa Lafaye de Micheaux, Nicolas Marilleau, Hypatia Nassopoulos, Damien Philippon, Adrian Pop, Diana Pop, Charlotte Raymond, Irène Salenson, Hugues Tertrais, Trương Chí Quang, Krisna Uk, Thomas Vallée, Clémence Vidal de la Blache, Võ Đức Ân và Vũ Thị Mai Hương. Công việc ghi và gỡ băng phục vụ cho xuất bản ấn phẩm này rất tỉ mỉ và mất nhiều thời gian. Chúng tôi xin cảm ơn công sức và chất lượng công việc của các báo cáo viên: Antoine Drogoul (thạc sỹ Đại học Mc Gill) tại lớp chuyên đề 1; Mathieu Planchard (Đại học Paris II Panthéon – Assas và Đại học Luật và Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) tại lớp chuyên đề 2; Thérèse Quy Thy Truong (Đại học quốc gia về khoa học địa lý Marne-la-Vallée) tại lớp chuyên đề 3; Madeline Worker (Nghiên cứu sinh ngành lịch sử tại Đại học Columbia, New York, USA) tại lớp chuyên đề 4. Chúng tôi gửi lời cảm ơn tới đội ngũ biên, phiên dịch đã thực hiện công việc dịch thuật cho khóa học 2015: Trần Thị Phương Thảo, Đại học Hà Nội; Lê Thanh Mai, Bộ Ngoại giao Việt Nam; Nguyễn Thị Tuyết Lan, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; Ngô Hồng Lan, Đại học Kinh tế quốc dân; Đặng Đức Tuệ, David Smith và Mary Glémot, phiên dịch độc lập. Cuối cùng, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng và Ban giám hiệu trường Đại học Duy Tân, ông Lê Công Cơ (Chủ tịch - Hiệu trưởng nhà trường), đã tạo điều kiện đón tiếp và góp phần quan trọng tạo nên thành công của khóa học 2015. GS. TS. Đỗ Hoài Nam Chủ tịch Hội đồng Học viện Khoa học xã hội 17
- Bản đồ 1. Vị trí VINH ĐÀ NẴNG Nguồn: Tomorrow Media. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các công cụ phân tích và lập kế hoạch của giám đốc bán hàng
18 p | 1037 | 429
-
Chương 1: Các công cụ phân tích và lập kế hoạch của giám đốc bán hàng
18 p | 660 | 412
-
Tài liệu Các công cụ để phân tích và lập kế hoạch của giám đốc bán hàng
17 p | 629 | 286
-
CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH
18 p | 733 | 260
-
Phân tích rủi ro
16 p | 209 | 57
-
So sánh phương pháp ABC và phương pháp tính giá truyền thống – Sự cần thiết áp dụng phương pháp ABC cho các doanh nghiệp Việt Nam
13 p | 512 | 30
-
Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trực tiếp tại tập đoàn Sentec Việt Nam
0 p | 146 | 18
-
Bài giảng Marketing manager - Chương 20: Các công cụ phân tích và lập kế hoạch của giám đốc bán hàng
18 p | 92 | 12
-
Bài giảng Nghiên cứu Marketing - Chương 10: Phương pháp phân tích thống kê suy luận trong xử lý dữ liệu
8 p | 150 | 9
-
Ứng dụng mô hình Mapreduce vào bài toán tìm kiếm những khách hàng có cùng nhu cầu sản phẩm trong thương mại điện tử
7 p | 76 | 8
-
Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các trung tâm giới thiệu việc làm ở thành phố Cần Thơ
6 p | 137 | 8
-
Phân tích chuỗi dịch vụ - lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của công ty: trường hợp Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ robo
14 p | 282 | 7
-
Phân tích hồi qui logistic
23 p | 74 | 4
-
Phương pháp đánh giá hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động cấp doanh nghiệp: Áp dụng phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
9 p | 61 | 4
-
Các độ đo khoảng cách trên chuỗi dữ liệu thời gian ứng dụng trong phân tích và quản trị dữ liệu thông minh (Distance measures for Time series data in Smart Data Analytics and Management)
16 p | 18 | 4
-
Ứng dụng thuật toán SVM trong phân tích cảm xúc của bình luận trên mạng xã hội trong lĩnh vực thương mại điện tử
12 p | 10 | 2
-
Mô hình lựa chọn nhà cung cấp: Ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc mờ
8 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn