Quá trình điều trị của 1 bệnh nhân bị đau khuỷu tay
lượt xem 4
download
Ai đã từng bị đau khuỷu tay do bê vác hay chơi tennis hẳn sẽ hiểu được cảm giác muốn thoát khỏi nó như thế nào.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quá trình điều trị của 1 bệnh nhân bị đau khuỷu tay
- Quá trình điều trị của 1 bệnh nhân bị đau khuỷu tay tennis Ai đã từng bị đau khuỷu tay do bê vác hay chơi tennis hẳn sẽ hiểu được cảm giác muốn thoát khỏi nó như thế nào. Bệnh nhân kể chuyện
- Giống như một ngư dân hay vận động viên đạp xe, tôi luôn có 2 cánh tay chắc khỏe. Nhưng một ngày cuối tháng Tư, tôi bất ngờ phát hiện ra rằng mình không thể nâng bất cứ thứ gì bởi cảm giác đau đớn đến không chịu nổi. Thông thường, việc bê vác là do các robot đảm nhiệm nhưng có vài tuần chúng tôi cũng phải tự bê vác. Mặc dù việc nhẹ nhàng, chỉ là xếp và nâng nhưng chúng cũng làm khuỷu tay trái đau nhức. Trong 2 tuần tiếp đó, bất cứ làm
- việc gì dùng đến tay cũng đều gây đau nhức - Tôi không thể nâng nổi 1 tách trà mà không nhăn nhó. BS gia đình nói rằng đó là hội chứng khuỷu tay tennis mà các khớp ở cổ tay và xương tay bị chệch. BS đã tiêm steriod thẳng vào khớp để giảm viêm nhưng không giúp ngừng đau đớn. Mọi chuyện chỉ tạm lắng khi tôi chìm vào giấc ngủ và đôi khi những cơn đau vẫn đánh thức tôi. Chỉ cần 1 chút vận động là đau đớn. Tôi cầm dĩa bằng tay phải, trong khi đáng lẽ là tay trái, nên khiến bữa ăn kéo
- dài hơn. Tôi phải đề nghị được chuyển sang làm việc nhẹ nhàng hơn. Một tuần sau đó tôi đến gặp lại bác sĩ. BS Bibhas Roy khuyên tôi nên phẫu thuật vì dây chằng có các mô viêm và như vậy sẽ rất khó lành. Ông đã cắt bỏ dây chằng khỏi xương lồi cầu phía ngoài khuỷu tay vì thế nó không thường xuyên bị căng nữa và như thế sẽ nhanh liền hơn. Tay tôi giờ trở lại mạnh mẽ bởi vì đã có dây chằng khác thay thế dây chằng đã bị cắt bỏ.
- Có thể nói ca phẫu thuật này là mấu chốt bởi vì nó giúp giảm đau rất nhanh. Tôi được mổ hồi cuối tháng 11. Khi tôi thức dậy sau ca mổ, một tấm băng quấy kín tay tôi và tôi có thể về nhà chỉ vài tiếng sau đó. Ngày đầu tiên, cánh tay tôi không có cảm giác gì do thuốc gây tê vẫn còn tác dụng. Sau đó có cảm giác đau nhưng không đau đớn như trước mổ. Mỗi ngày tôi tập luyện từng chút một và dần thấy tay mình mạnh lên. Thật tuyệt vời, giờ đây tôi đã có thể đi câu cá và
- có thể nâng cả 1 tảng đá. Tôi đã trở lại là chính mình và chỉ có 1 vết sẹo rất nhỏ nơi cánh tay. Bác sĩ chia sẻ Có khoảng 1-5% trong số chúng ta mắc hội chứng cổ tay tennis ít nhất 1 lần trong đời. Hội chứng khuỷu tay là 1 loại tổn thương do sự căng cơ lặp đi lặp lại mà thường do các hoạt động lặp đi lặp lại gây ra.
- Có 2 loại dây chằng ở dưới tay - hội chứng khuỷu tay tennis là tình trạng viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương lồi cầu phía ngoài khuỷu tay và dẫn tới sự hình thành các mô viêm. Điều này sẽ gây đau đớn dữ dội. Không như hầu hết các dạng viêm khác, sẽ giảm xuống khi được nghỉ ngơi, hội chứng đau khuỷu tay rất khó lành do đây là bộ phận thường xuyên sử dụng. Các bệnh nhân có thể hạn chế làm việc sử dụng đến tay, nguyên nhân gây ra tổn thương. Điềy này sẽ giúp khuỷu tay có cơ hội lành lặn. Vậy lý trị liệu cũng có thể can thiệp
- bằng cách kéo giãn dây chằng để các mô viêm ít va chạm khi vận động. Tiêm steroid cũng rất tốt, giúp giảm viêm. Tuy nhiên, chúng không có tác dụng lâu dài vì vấn đề là ở các mô chứ không phải là tình trạng viêm. Các bệnh nhân cũng có thể mang một đai ở khuỷu tay dành cho người chơi tennis. Đây là một loại băng nhựa đeo ở cẳng tay – để tay luôn thẳng và giảm được sự căng cứng do hoạt động.
- Chúng ta cũng có thể dùng liệu pháp sóng âm thanh để kích thích liền tổn thương - hay tiêm plasma vào máu để hồi phục tổn thương nhanh. Một lựa chọn khác là phẫu thuật cắt dây chằng chính và chuyển nó sang bên cạnh, từ đó sẽ giúp giảm căng và ít bị viêm mô hơn. Do còn 1 dây chằng khác ở cánh tay nên việc cắt chuyển dây chằng nay không gây ảnh hưởng gì tới chức năng hoạt động của cánh tay. Ca phẫu thuật này sẽ mất khoảng 40 phút. Cánh tay bệnh nhân sẽ được garo và vết mổ sẽ rất nhỏ vì thế không gây mất máu hay
- để lại sẹo lớn. Và trong hầu hết các trường hợp đều thành công và người bệnh có thể trở về cuộc sống bình thường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Điều trị lao phổi (Kỳ 1)
6 p | 273 | 85
-
chương III: CƠ CHẾ BỆNH SINH & QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN CỦA BỆNH UNG THƯ
13 p | 316 | 77
-
Vai trò của Kỹ thuật Nội soi trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý khớp gối
8 p | 228 | 30
-
Các phương pháp điều trị sẹo lồi (Kỳ 1)
6 p | 196 | 27
-
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP TRẠNG BẨM SINH
7 p | 220 | 25
-
Bài giảng Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 - Chương 1: Tổng quát - Các triệu chứng và hội chứng
39 p | 123 | 23
-
METHOTREXAT TRONG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH DA LIỄU (Kỳ 1)
5 p | 184 | 22
-
Một số thông tin bệnh nhân điều trị Gout cần biết
8 p | 140 | 16
-
Điều trị ngộ độc thuốc cấp tính (Kỳ 4)
6 p | 126 | 9
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường trong y học p1
11 p | 76 | 6
-
NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ CẢM THỤ CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI THUỐC
23 p | 91 | 4
-
5 nguyên tắc khi điều trị ung thư vú
6 p | 83 | 4
-
Bài giảng Cập nhật điều trị viêm gan siêu vi B và C 2015 - BS. Nguyễn Hữu Chí
48 p | 49 | 3
-
Bài giảng Đánh giá kết quả bước đầu điều trị của Tocilizumab (Actemra) trong bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM từ 05/2014 đến 05/2017 - BS. Huỳnh Phương Nguyệt Anh
18 p | 47 | 3
-
Bài giảng Đánh giá kết quả điều trị u máu trẻ em bằng propranolol - BS. Phạm Thụy Diễm
20 p | 33 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh Kawasaki ở trẻ em tại Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế
6 p | 2 | 0
-
Nghiên cứu rối loạn và hiệu quả điều trị tăng lipid máu trên bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Huế
8 p | 0 | 0
-
Nghiên cứu hiệu quả của estrogen trong điều trị thiểu dưỡng âm đạo ở phụ nữ mãn kinh
6 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn