Quá trình hình thành và phát triển khoa: Lý luận chính trị và xã hội - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (1956-2011)
lượt xem 7
download
Quá trình hình thành các bộ môn Mác-Lênin và khoa Mác-Lênin từ khi thành lập trường đến trước thời kỳ đổi mới 1956-1985 xây dựng và phát triển khoa Mác-Lênin, khoa lý luận chính trị và xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện 1986-2011 là những nội dung chính trong tài liệu quá trình hình thành và phát triển khoa "Lý luận chính trị và xã hội - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội". Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quá trình hình thành và phát triển khoa: Lý luận chính trị và xã hội - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (1956-2011)
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 1956 – 2011 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC BỘ MÔN MÁC – LÊNIN VÀ KHOA MÁC – LÊNIN TỪ KHI THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1956 – 1985). 1.1. Sự hình thành Bộ môn Mác – Lênin trong Trường Đại học Nông Lâm (1956 – 1958) Ngày 12 tháng 10 năm 1956, trường Đại học Nông Lâm được thành lập theo Nghị định số 53 – NLQT/NĐ của Bộ Nông Lâm. Trường có nhiệm vụ đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông lâm nghiệp. Cùng với sự thành lập Trường Đại học Nông Lâm, Bộ môn Mác – Lênin cũng được xây dựng. Bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu Nhà trường. Bộ môn có nhiệm vụ giảng dạy hai môn học lý luận gồm môn Triết học Mác – Lênin và môn Kinh tế chính trị học Mác – Lênin cho sinh viên của trường. Khi thành lập, Bộ môn Mác Lênin có ba cán bộ giảng dạy: Thầy Lê Ngọc Cấn, thầy Phạm Văn Thích và thầy Đặng Văn Bá. Thầy Lê Ngọc Cấn là 1 trong 27 giáo viên đầu tiên về nhận công tác ở trường, trực tiếp tham dự Lễ khai giảng khóa học đầu tiên của Trường. Thầy Phạm Văn Thích được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Mác Lênin. Các giáo viên của Bộ môn Mác – Lênin đều là những cán bộ đảng viên, có trình độ học vấn, được thử thách và rèn luyện trong kháng chiến chống Pháp. Trước khi về công tác ở Bộ môn, mỗi thầy giữ cương vị công tác ở các cơ quan đơn vị khác nhau. Cụ thể: thầy Lê Ngọc Cấn nguyên là Chánh văn phòng Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Thanh Hóa; thầy Phạm Văn Thích đã theo học và tốt nghiệp trường Lý luận chính trị Mác – Lênin ở Trung Quốc; thầy Đặng Văn Bá nguyên là Trưởng ty giáo dục tỉnh Cần Thơ, tập kết ra ở miền Bắc. Hoạt động giảng dạy của Bộ môn Mác – Lênin trong những năm Nhà trường vừa mới thành lập có nhiều khó khăn. Bộ môn có ba người nhưng thầy Cấn và thầy Bá chưa qua đào tạo giảng viên lý luận Mác – Lênin, chỉ có thầy Thích trực tiếp lên lớp giảng dạy, còn hai thầy có nhiệm vụ hướng dẫn thảo luận cho sinh viên. Do lực lượng còn mỏng, bộ 1
- môn chưa triển khai giảng dạy hết chương trình của hai môn học, sinh viên chỉ được trang bị kiến thức Triết học phần duy vật biện chứng và Kinh tế chính trị phần tư bản chủ nghĩa. Bộ môn được Đảng bộ và Giám hiệu Nhà trường hết sức coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, mặt khác, với tinh thần trách nhiệm của người đảng viên, với lòng nhiệt tình, các thầy giáo trong Bộ môn rất phấn khởi, làm việc hăng say, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Bộ môn. Trong Đảng bộ trường, thầy Thích tham gia công tác lãnh đạo với cương vị Đảng ủy viên phụ trách công tác tuyên huấn của Trường. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy lâu dài và đảm bảo hoạt động giảng dạy của Bộ môn, năm 1957 thầy Bá được lãnh đạo Nhà trường cử đi học lớp Lý luận khóa I, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. 1.2. Bộ môn Mác – Lênin trong Học viện Nông Lâm (1958 – 1963) Tháng 12 năm 1958, Trường Đại học Nông Lâm, Viện Khảo cứu trồng trọt, Viện Khảo cứu chăn nuôi và một số phòng trực thuộc Bộ Nông Lâm được sáp nhập thành Học viện Nông Lâm. Học viện Nông Lâm có chức năng chủ yếu của một trường đại học đào tạo cán bộ đại học ngành nông lâm nghiệp của nước ta. Bộ môn Mác – Lênin vẫn đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy hai môn học lý luận Mác – Lênin trong chương trình học tập của sinh viên của Học viện. Các giáo viên của Bộ môn sinh hoạt Đảng trong Chi bộ Phòng Giáo vụ của Học viện. Do có sự cố gắng từ nhiều phía, những khó khăn của Bộ môn từng bước được khắc phục. Năm 1959, thầy Đặng Văn Bá đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, trở lại Bộ môn công tác, nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin. Cũng vào năm 1959, thầy Đào Trọng Côn, nguyên là Phó giám đốc Sở giáo dục Liên khu III, sau khi tốt nghiệp lớp học lý luận chính trị khóa I, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, được phân công về Bộ môn công tác, giảng dạy môn học Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Thầy Côn được lãnh đạo Học viện bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Bộ môn. Thày Thích được lãnh đạo Học viện điều động sang công tác ở Khoa Thủy sản và được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ nhiệm Khoa Thủy sản của Học viện Nông Lâm. Hè năm 1960, thầy Trương Văn Hồng và thầy Huân là sinh viên năm thứ nhất, khóa 4, ngành Thủy sản được lãnh đạo Học viện cử đi học cấp tốc ở trường Đảng để về làm cán bộ giảng dạy của Bộ môn Mác – Lênin. 2
- Đến năm 1963, thầy Hồng và thầy Huân chuyển sang công tác khác. Bộ môn Mác – Lênin chỉ còn thầy Côn và thầy Bá lên lớp giảng dạy. Với tinh thần trách nhiệm cao trước Nhà trường, các thầy đã không quản ngại khó khăn vất vả, hoàn thành vượt mức giờ giảng, lên lớp giảng dạy đúng chương trình giảng dạy của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Năm 1962, thầy Cấn hoàn thành nhiệm vụ học tập, trở lại Bộ môn công tác, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Năm 1962, thầy Đậu Hồng Sâm và thầy Nguyễn Trúc Quỳnh về Bộ môn công tác, giảng dạy môn học Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam, một môn học mới được đưa vào chương trình học của sinh viên đại học. Bộ môn Mác – Lênin thực hiện ngày một tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy trong các môn học lý luận trong Học viện Nông Lâm. Các môn học Lý luận Mác – Lênin và Lịch sử Đảng được các giáo viên của Bộ môn Mác Lênin lên lớp trang bị cho sinh viên những kiến thức về những nguyên lý cơ bản, thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, các thầy trong bộ môn còn tham gia tích cực công tác chính trị tư tưởng trong Học viện, truyền đạt Nghị quyết của Đảng đến cán bộ công nhân viên và sinh viên. Thầy Côn còn tham gia hoạt động công tác trong Đảng bộ Học viện, là Đảng ủy viên phụ trách công tác tuyên huấn. Để bổ sung kiến thức thực tiễn vào bài giảng cho sinh động, các thầy trong Bộ môn đã tổ chức các đợt đi thực tiễn, xuống các cơ sở sản xuất ở một số địa phương để tìm hiểu tình hình. Tuy Bộ môn Mác – Lênin trong những năm đầu được thành lập còn có nhiều hạn chế, nhưng các giáo viên trong Bộ môn đã vượt qua những khó khăn, phấn đấu không ngừng để đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Với sự cố gắng của mọi người, vị trí của Bộ môn trong Học viện Nông Lâm ngày càng được nâng cao. Hoạt động của các thầy trong Bộ môn đã gây được cảm tình sâu sắc của cán bộ công nhân viên và sinh viên trong Học viện. 2.3. Các Bộ môn Mác – Lênin trong Trường Đại học Nông nghiệp (1963 – 1967) Đầu năm 1963, Học viện Nông Lâm được chia tách thành Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Khoa học nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp vẫn giữ nhiệm vụ đào tạo 3
- cán bộ đại học cho ngành nông nghiệp. Bộ môn Mác – Lênin tiếp tục hoạt động trong Trường Đại học Nông nghiệp với nhiệm vụ giảng dạy các môn học Lý luận Mác – Lênin. Bộ môn trực thuộc Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy giáo của Bộ môn sinh hoạt Đảng trong chi bộ Phòng Giáo vụ. Bộ môn được lãnh đạo Nhà trường chú trọng mở rộng và mang tên gọi mới: Các bộ môn Mác – Lênin. Các bộ môn Mác – Lênin được tăng cường về lực lượng cán bộ giảng dạy. Các thầy giáo từ Trường Quản lý hợp tác xã Trung ương và Trường Chính trị quân đội về công tác, trong đó các thầy Trần Trường, Trần Hữu Độ và Nguyễn Hy Niên về nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Triết học Mác – Lê nin; các thầy Lê Thế Hùng, Lê Chí Năng và Nguyễn Bá Phú về nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin; các thầy Hồ Sỹ Nhụy, Trịnh Ngọc Ấn và Lưu Đình Hoàng về nhận nhiệm vụ giảng dạy môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam. Các bộ môn Mác – Lênin có 14 cán bộ giảng dạy và ba tổ bộ môn: Tổ bộ môn Triết học Mác – Lênin, Tổ bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin và Tổ bộ môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam. Thầy Đào Trọng Côn được lãnh đạo Nhà trường điều động sang công tác tại Phòng Giáo vụ, giữ chức vụ Trưởng phòng Giáo vụ. Thầy Lê Thế Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Các bộ môn Mác – Lênin, thầy Đặng Văn Bá giữ chức vụ Tổ trưởng Tổ bộ môn Triết học Mác Lênin, thầy Lê Ngọc Cấn giữ chức vụ Tổ trưởng Tổ bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lênin, thầy Đậu Hồng Sâm giữ chức vụ Tổ trưởng tổ Bộ môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Các bộ môn Mác – Lênin là lên lớp giảng dạy các môn học lý luận Mác – Lênin và Lịch sử Đảng cho sinh viên hệ chính quy và hệ tại chức của trường Đại học Nông nghiệp. Các tổ bộ môn đã chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học. Dựa trên giáo trình của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, các tổ bộ môn đã xây dựng đề cương bài giảng cho từng môn học. Từng tổ bộ môn đã nghiên cứu chọn lọc những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin và những văn kiện Đảng cần thiết để Nhà trường in thành tài liệu cho sinh viên tham khảo trong quá trình học tập. Một số giáo viên trong các tổ bộ môn được mời tham gia biên soạn và chỉnh lý giáo trình lý luận Mác – Lênin trong những tổ tu thư của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, nhiều giáo viên trong Các bộ môn Mác – Lênin còn tích cực tham gia làm công tác chính trị tư tưởng và tuyên huấn của Nhà trường. Trong thời gian diễn ra chiến tranh phá hoại lần thứ nhất 4
- của đế quốc Mỹ trên miền Bắc nước ta, để đảm bảo an toàn cho công tác giảng dạy và học tập của thầy và trò, Trường được sơ tán về Cao Bằng. Trong điều kiện đến vùng núi cao, chỗ ở của sinh viên không tập trung, Trường gặp nhiều khó khăn trong quản lý, cho nên ngoài nhiệm vụ chuyên môn, các thầy trong Tổ bộ môn Triết còn được Nhà trường giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý sinh viên của Khoa Kinh tế Nông nghiệp. 2.4. Các bộ môn Mác – Lênin; Khoa Mác – Lênin trong Trường Đại học Nông nghiệp I (1967 – 1975) Năm 1967, Trường Đại học Nông nghiệp mang tên mới là Trường Đại học Nông nghiệp I để phân biệt với trường đại học nông nghiệp mới được thành lập là Trường Đại học Nông nghiệp II. Các bộ môn Mác – Lênin của Trường Đại học Nông nghiệp I có có 16 cán bộ giảng dạy, là bộ môn của Khoa các môn học chung. Các thầy giáo là lãnh đạo của bộ môn và các tổ bộ môn vẫn giữ nguyên như thời kỳ trước. Một số thầy được chuyển công tác sang các khoa khác của trường, một số thầy được chuyển công tác đi các địa phương khác. Năm 1965, thấy Nhụy và thầy Ấn chuyển công tác đến cơ quan khác. Năm 1966, thầy Lê Chí Năng chuyển sang công tác ở Khoa Trồng trọt, thầy Nguyễn Trúc Quỳnh về công tác ở Khoa Chăn nuôi Thú y, thầy Hằng về công tác ở Khoa Thủy sản. Trong thời gian 1966 – 1969, lãnh đạo Nhà trường tăng cường tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho Các bộ môn Mác – Lênin. Các thầy giáo được tuyển dụng về bộ môn công tác là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế Nông nghiệp của Trường Đại học Nông nghiệp I, là đảng viên đã qua quá trình công tác và có nhiều thành tích trong học tập. Năm 1966, về nhận công tác ở Tổ bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lênin có các thầy Đoàn Phú Hưng, Vũ Đình Khôi, Lê Trần Khải, Bùi Văn Thanh; về công tác ở Tổ bộ môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam có thầy Nguyễn Thanh Doãn. Năm 1967, về nhận công tác ở Tổ bộ môn Triết học Mác Lênin có thầy Nguyễn Thúc Thủy và thầy Nguyễn Xuân Thái; về Tổ bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lênin có thầy Nguyễn Văn Công và thầy Nguyễn Anh Cam; về Tổ bộ môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam có thầy Phạm Viết Đạm và thầy Đỗ Dương Minh. Năm 1968, về nhận công tác ở tổ bộ môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam có thầy Nguyễn Minh Điệp. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 5
- giảng dạy các môn học của Bộ môn, các thầy giáo mới lần lượt được cử đi đào tạo về chuyên môn tại các trường Đảng. Nét nổi bật trong hoạt động chuyên môn của Các bộ môn Mác – Lênin là các thầy giáo trong từng tổ bộ môn đã thực hiện phương châm “ba nhất”: cơ bản nhất, hiện đại nhất, Việt Nam nhất; “bốn tính”: tính tư tưởng, tính khoa học, tính thực tiễn và tính sư phạm trong giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy của các môn học. Các tài liệu đã được các tổ bộ môn nghiên cứu biên soạn để Nhà trường in thành sách để sinh viên tham khảo trong học tập các môn lý luận Mác – Lê nin và Lịch sử Đảng. Chất lượng học tập các môn lý luận của sinh viên từng bước được nâng cao. Các thầy giáo trong Bộ môn thường xuyên xuống nơi ăn ở, học tập của sinh viên để làm công tác chính trị tư tưởng, động viên, giúp đỡ sinh viên học tập trong điều kiện sơ tán có nhiều khó khăn. Mối quan hệ thầy trò ngày càng trở nên gần gũi và gắn bó. Thầy Lê Thế Hùng còn tham gia vào công tác lãnh đạo của Đảng bộ trường. Nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ trường, thầy Hùng được bầu là Đảng ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ trường. Nhiệm kỳ Đại hội khóa X (tháng 1/1968), thầy Hùng được bầu làm Phó Bí thư thường trực Đảng ủy. Năm 1970, Nhà trường kiện toàn một bước bộ máy tổ chức. Nhận rõ vị trí ngày càng quan trọng của các môn học lý luận, Nhà trường quyết định tách Các bộ môn lý luận Mác – Lênin ra khỏi Khoa các môn học chung, thành lập Khoa Mác – Lênin trong Trường Đại học Nông nghiệp I. Khoa Mác Lênin có ba bộ môn gồm Bộ môn Triết học Mác – Lênin, Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin và Bộ môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam. Nhà trường quyết định bổ nhiệm thầy Lê Thế Hùng giữ chức vụ Chủ nhiệm khoa, thầy Đặng Văn Bá giữ chức vụ Trưởng bộ môn Triết học Mác – Lênin, thầy Lê Ngọc Cấn giữ chức vụ Trưởng bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, thầy Đậu Hồng Sâm giữ chức vụ Trưởng bộ môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam. Trong khoa thành lập một Chi bộ Đảng và tổ chức Công đoàn bộ phận. Khoa có đồng chí Phan Trọng Đằng làm trợ lý văn phòng. Sau khi Khoa được thành lập, Phòng Tổ chức cán bộ Trường đã chọn một số sinh viên đang theo học tại trường là đảng viên, đã qua quá trình công tác và có kết quả học tập tốt cử đi đào tạo lý luận tại Trường Chính trị (Trường Nguyễn Ái Quốc V) của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp để tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy cho Khoa Mác – Lênin. Thầy Nguyễn Như Bảo, Nguyễn Văn Tường và cô Đào Thị Kim Thanh 6
- về nhận công tác ở Bộ môn Triết học Mác – Lênin, giảng dạy môn Triết học Mác Lênin; thày Đặng Hữu Hiền và cô Trần Thị Quy về nhận công tác ở Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin; các thầy Bùi Nguyên Khiết, Nguyễn Văn Yển và cô Nguyễn Thị Hợi về nhận công tác tại Bộ môn Lịch sử Đảng, giảng day môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam. Chi bộ và Chủ nhiệm Khoa đã lãnh đạo toàn khoa hướng vào nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập trong Nhà trường. Mặt khác phải từng bước nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Vấn đề cử giáo viên đi học nâng cao trình độ phải dựa trên cơ sở phải đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy các môn học trong khoa. Thời kỳ này, một số thầy cô đã được cử đi học các lớp nghiên cứu sinh của Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, các thầy cô giáo trong Khoa Mác – Lênin còn tham gia làm nhiệm vụ phổ biến đường lối, nghị quyết của Đảng cho cán bộ công nhân viên chức và sinh viên trong toàn trường. 2.5. Khoa Mác – Lênin trong Trường Đại học Nông nghiệp I từ khi đất nước thống nhất đến trước thời kỳ đổi mới toàn diện (1975 – 1985) Sau ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, cả nước được độc lập, thống nhất và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bước vào giai đoạn cách mạng mới, Trường Đại học Nông nghiệp I giữ vai trò là trường trọng điểm quốc gia trong ngành nông nghiệp của cả nước. Khoa Mác – Lênin của trường gồm ba bộ môn vẫn giữ nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy các môn lý luận chính trị cho sinh viên các hệ đào tạo của toàn trường. Nhiều thầy cô trong Khoa được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp mời vào giảng dạy các môn học lý luận chính trị cho các trường đại học ở các tỉnh của miền Nam sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Tháng 12/1976, diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội quyết định lấy tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội là xác định đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của cả nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau Đại hội lần thứ IV của Đảng, Bộ môn Lịch sử Đảng Lao động Việt Nam được lấy tên là Bộ môn Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1977, trên cả nước đã diễn ra đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, học 7
- tập Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng. Các thầy cô giáo của Khoa Mác – Lênin giữ vai trò nòng cốt trong việc lĩnh hội và phổ biến sâu rộng đường lối của Đảng đến cán bộ công nhân viên chức và sinh viên của Trường Đại học Nông nghiệp I. Các thầy cô giáo miệt mài, hăng say nghiên cứu, đưa nội dung đường lối của Đảng vào từng môn học, đồng thời tổ chức tốt các kỳ thi tốt nghiệp môn Lý luận chính trị cho sinh viên theo quy chế của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, một số thầy cô giáo được điều động chuyển đi công tác ở miền Nam, một số thầy cô giáo chuyển đơn vị công tác, một số thầy nghỉ chế độ hưu trí. Phòng Tổ chức cán bộ trường cùng với Khoa tùng bước tuyển dụng bổ sung đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các bộ môn. Nguồn cán bộ được tuyển dụng lấy từ những sinh viên đã tốt nghiệp đại học trong các ngành học của trường, có những năm tháng tham gia quân đội, là đảng viên và có nhiều thành tích trong học tập. Từ năm học 1980 – 1981 nguồn cán bộ còn được tuyển dụng từ những cán bộ, đảng viên học ở các trường Đảng, những cán bộ đã công tác ở nơi khác, hoặc những sinh viên đã tốt nghiệp đại học lý luận ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh về công tác ở các bộ môn của Khoa. Tháng 01/1976, thầy Vũ Công Minh (nguyên là sinh viên Kinh tế nông nghiệp khóa 12, đi bộ đội về học lớp Kinh tế nông nghiệp khóa 15) về công tác tại Bộ môn Triết học Mác – Lênin, thầy Nguyễn Văn Luân về nhận công tác tại Bộ môn Lịch sử Đảng. Tháng 01/1976, thầy Nguyễn Đình Ninh đã tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế nông nghiệp khóa 16 về nhận công tác tại bộ môn Triết học Mác – Lênin. Năm 1978, thầy Lê Văn Thai và thầy Nguyễn Xuân Thiêm đã tốt nghiệp đại học ngành Chăn nuôi khóa 18 (sinh viên khóa 13 đi bộ đội) về nhận công tác tại bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; thầy Nguyễn Văn Nghĩa đã tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế nông nghiệp khóa 18 (sinh viên khóa 13 đi bộ đội) về nhân công tác tại Bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lênin. Năm 1980, cô Nguyễn Thị Thư, tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế chính trị Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lênin. 8
- Năm 1981, cô Bùi Thị Thạnh, tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử Đảng tại Trường Tuyên huấn Trung ương và thầy Hoàng Văn Bình tôt nghiệp đại học ngành Quản lý đất đai Trường Đại học Nông nghiệp I (sinh viên khóa 15 đi bộ đội) về công tác tại Bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt nam; thầy Lương Đức Thăng tốt nghiệp đại học ngành lý luận Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh về nhận công tác tại bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Năm 1982, thầy Nguyễn Văn Yến, tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế Nông nghiệp khóa 21 về nhận công tác tại bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; thầy Nguyễn Quốc Ân chuyển công tác từ Ban Tuyên huấn Trung ương về nhận công tác tại Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin; thầy Nguyễn Thanh Thế tốt nghiệp đại học lý luận Trường Tuyên huấn Trung ương về nhận công tác tại bộ môn Triết học Mác – Lênin. Trong thời kỳ 1975 – 1985, tình hình kinh tế xã hội của đất nước không ổn định, cuộc sống sinh hoạt của các thầy cô giáo và cán bộ công nhân viên trong trường Đại học Nông nghiệp I gặp phải những khó khăn lớn. Cuộc sống của các thầy cô giáo trong Khoa Mác – Lênin nói riêng lại càng chật vật hơn. Chi bộ cùng lãnh đạo của Khoa đã xác định cho toàn thể giáo viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, dù có khó khăn cũng phải phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Trong bối cảnh đó, các thầy cô giáo trong khoa vẫn vững vàng, không bi quan dao động, tập trung công tác, giữ vững phẩm chất đạo đức, luôn gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trường. Nhiều thầy cô giáo mới vẫn hăng hái đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức công đoàn khoa đã động viên mọi đoàn viên công đoàn tích cực tăng gia sản xuất để có thêm thu nhập, góp phần cải thiện đời sống, khắc phục khó khăn. Từ năm 1979 trở đi, Bộ môn Triết học Mác – Lê nin nhận thêm nhiệm vụ giảng dạy chương trình Triết học nâng cao cho khối nghiên cứu sinh và sau đại học của Trường Đai học Nông nghiệp I. Năm học 1981 – 1982, theo quyết định của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học được đưa vào giảng dạy cho sinh viên các trường đại học. Môn học được giao cho Bộ môn Triết học Mác – Lênin đảm nhận. Thầy Vũ Công Minh và thầy Nguyễn Đình Ninh được giao nhiệm vụ giảng dạy môn học mới. Năm học 1982 – 1983, môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học được triển khai giảng dạy trong Trường Đại học 9
- Nông nghiệp I. Bộ môn Triết học Mác – Lênin mang tên gọi mới là Bộ môn Triết học Chủ nghĩa xã hội khoa học. Năm 1984, thầy Lê Thế Hùng, Chủ nhiệm khoa nghỉ chế độ hưu trí, thầy Phạm Viết Đạm được lãnh đạo Nhà trường bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ nhiệm Khoa Mác – Lênin. 2. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHOA MÁC – LÊNIN; KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN (1986 – 2011) 2.1 Khoa Mác Lênin trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2001) Trong nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nước ta lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân, nhất là đời sống của cán bộ công nhân viên chức có rất nhiều khó khăn. Khoa Mác – Lênin đứng trước những khó khăn thách thức về nhiều mặt. Lòng tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước bị giảm sút, giữa lý luận và thực tiễn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Tháng 12/1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đưa ra đường lối đổi mới toàn diện sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhằm khắc phục khó khăn, đưa đất nước từng bước ra khỏi khủng kinh tế xã hội để phát triển. Nhưng vào những năm cuối của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lần lượt sụp đổ, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã. Tình hình đó đã tác động rất lớn đến mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhiều người dao động hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính vì vậy, việc giảng dạy các môn học lý luận Mác – Lênin và Lịch sử Đảng có nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Khoa Mác – Lênin với ba bộ môn gồm 22 thầy cô giáo vẫn giữ nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy bốn môn học lý luận cho sinh viên chính quy và tại chức, giảng dạy chương trình triết học nâng cao cho các khóa nghiên cứu sinh và cao học của Trường Đại học Nông nghiệp I. Các thầy cô giáo trong khoa đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững phẩm chất chính trị, đẩy mạnh hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập chuyên môn, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của bộ môn và của khoa trước Nhà trường. Đường lối đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI hướng vào việc đổi mới tư duy nhận thức và vận dụng hệ thống quy luật khách quan vào 10
- sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng đổi mới của Đảng đặt ra đòi hỏi bức xúc phải đổi mới trong nghiên cứu và giảng dạy các môn học lý luận chính trị trong các trường đại học của cả nước. Nắm bắt tư tưởng của Đại hội Đảng lần thứ VI, được sự lãnh đạo của cấp trên, Chi bộ và Ban Chủ nhiệm Khoa Mác – Lênin đã lãnh đạo các thầy cô giáo trong khoa nghiên cứu, và triển khai thực hiện đổi mới chương trình, nội dung các môn học. Với tinh thần trách nhiệm cao, các thầy cô đã không quản ngại khó khăn, tập trung nghiên cứu tiếp thu đường lối đổi mới của Đảng, từng bước đổi mới nội dung, chương trình các môn học lý luận Mác – Lênin và Lịch sử Đảng. Từng nội dung cụ thể trong chương trình các môn học đã được rà soát lại để có sự sửa đổi bổ sung và điều chỉnh phù hợp với tư tưởng đổi mới của Đảng, đảm bảo tính khoa học, tính cách mạng và phải làm cho bài giảng được sinh động, phong phú. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, những vấn đề lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được các Hội nghị Trung ương và các kỳ Đại hội Đảng từng bước làm rõ để bổ sung, phát triển. Các thầy cô giáo trong khoa luôn bám sát các Nghị quyết của Đảng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, học tập về lý luận nhằm tiếp tục đổi mới nội dung chương trình các môn học lý luận cho phù hợp. Đến năm học 1991 – 1992, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đổi mới về cơ bản toàn bộ chương trình, nội dung các môn học Lý luận Mác – Lênin và Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Nhờ có quá trình nghiên cứu, chuẩn bị trong nhiều năm, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng, các bộ môn trong Khoa Mác – Lênin đã triển khai kịp thời đưa chương trình các môn học đã được đổi mới vào giảng dạy. Cũng bắt đầu từ năm học 1991 – 1992, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, các thầy cô giáo trong khoa đã triển khai thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Tính đến năm 2001, đội ngũ giáo viên trong khoa đã trưởng thành nhanh chóng. Chất lượng, hiệu quả giảng dạy cũng từng bước được nâng cao. Trong 10 năm (1991 – 2001), các cán bộ trong khoa đã thực hiên 2 đề tài NCKH cấp bộ, hàng chục đề tài NCKH cấp trường, đã được các hội đồng nghiệm thu đánh giá cao. Trong quá trình đổi mới, được sự lãnh đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu trường, tổ chức của khoa cũng từng bước được kiện toàn về nhiều mặt. Một số thầy cô giáo đến tuổi nghỉ hưu, Một số thầy cô chuyển công 11
- tác đi nơi khác. Phòng Tổ chức cán bộ trường cùng với khoa tiếp tục tuyển dụng bổ sung cán bộ giảng dạy cho Khoa Mác – Lênin. Trong thời kỳ 1986 – 2000, Khoa Mác – Lênin tiếp tục nhận tiếp tục nhận một số thầy cô giáo đã qua quá trình giảng dạy ở các trường đại học và hai sinh viên tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về công tác: Năm 1986, thầy Lê Diệp Đĩnh, chuyển công tác từ Trường Đại học Xây dựng về Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Triết học Mác Lênin; năm 1987 cô Lê Thị Ngân tốt nghiệp đại học ngành Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học tại Liên Xô (cũ) về nhận công tác Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học và cô Phạm Hồng Hạnh tốt nghiệp đại học ngành KInh tế chính trị tại Liên Xô (cũ) về nhận công tác Bộ môn Kinh tế chính trị, giảng dạy môn Kinh tế chính trị. Năm 1987, thầy Nguyễn Ngọc Diệp chuyển công tác từ Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên về Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Năm 1990, thầy Nguyễn Văn Công chuyển công tác về Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Năm 1991, cô Phạm Hồng Hạnh chuyển công tác về Trường Đại học Pháp lý (nay là Trường Đại học Luật Hà Nội); thầy Nguyễn Xuân Thiêm chuyển công tác về Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tháng 3/1989, Trường Đại học Nông nghiệp I cơ cấu lại tổ chức các phòng ban, trong đó giải thể Phòng Tuyên huấn, nhiệm vụ tuyên truyền được trường giao cho Khoa Mác – Lênin đảm nhận. Khoa tiếp nhận 3 đồng chí: Nguyễn Xuân Mùi, Nguyễn Ngọc Can, Cao Thị Ngọc Thúy là cán bộ từ Tổ tuyên truyền của phòng Tuyên huấn về công tác và thành lập Tổ Tuyên truyền thuộc Khoa Mác Lênin. Đồng chí Nguyễn Ngọc Can giữ chức vụ Tổ trưởng Tổ Tuyên truyền. Tổ Tuyên truyền có nhiệm vụ viết bài đưa tin các hoạt động diễn ra trong Nhà trường, phụ trách đài truyền thanh phát tin nội bộ của Nhà trường. Về hoạt động của công tác Đảng, nếu như trước đây, các thầy cô giáo được tuyển dụng về công tác tại Khoa Mác – Lênin đều là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, cho nên chi Bộ Khoa Mác – Lênin không có hoạt động về công tác phát triển Đảng. Bắt đầu từ năm 1980 trở đi, nhiều các thầy cô giáo về Khoa nhận công tác chưa phải là đảng viên, cho nên công tác phát triển đảng trở thành một nhiệm vụ của Chi bộ Khoa 12
- Mác – Lênin và được chi bộ coi trọng. Với sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện tích cực của cá nhân, năm 1991 cô Nguyễn Thị Thư, năm 1992 cô Lê thị Ngân được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Trong năm 1992, bước vào nhiệm kỳ Hiệu trưởng 1992 – 1996, Ban Giám hiệu và phòng Tổ chức cán bộ trường tổ chức cho các thầy cô giáo trong khoa trực tiếp bầu ban lãnh đạo khoa và trưởng các bộ môn. Dựa trên kết quả bầu cử lãnh đạo khoa và các bộ môn, lãnh đạo Nhà trường ra quyết định bổ nhiệm thầy Nguyễn Quốc Ân giữ chức vụ Trưởng khoa Mác – Lênin, thầy Vũ Công Minh giữ chức vụ Phó trưởng khoa; thầy Lê Diệp Đĩnh giữ chức vụ Trưởng bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, thầy Đặng Hữu Hiền giữ chức vụ Trưởng bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, thầy Lê Văn Thai giữ chức vụ Trưởng bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1992, thầy Bùi Văn Thanh về nghỉ chế độ hưu; năm 1993, thầy Phạm Viết Đạm về nghỉ chế độ hưu; năm 1995, thầy Nguyễn Thúc Thủy về nghỉ chế độ hưu. Từ năm học 1991 – 1992 trở đi, Phòng Tổ chức cán bộ trường kết hợp với Khoa Mác – Lênin tuyển dụng cán bộ giảng dạy mới về khoa công tác. Đầu năm 1994, thầy Trần Lê Thanh tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, giảng dạy môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; cô Nguyễn Thị Thọ tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế chính trị Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Cuối năm 1994, thầy Phạm Quang Vượng tốt nghiệp đại học ngành Triết học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học giảng dạy môn Tâm lý học đại cương; cô Nguyễn Thị Diễn tốt nghiệp đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Kinh tế chính trị giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Năm 1995, cô Phan Thị Thu Thủy tốt nghiệp đại học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành; cô Nguyễn Thị Hoài Hương được tuyển dụng làm công tác Văn phòng khoa. Bắt đầu từ năm học 1993 – 1994, các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn được dưa vào chương trình học tập của sinh viên, 13
- Khoa Mác – Lênin nhận thêm nhiệm vụ giảng dạy các môn học mới: Tâm lý học đại cương, Tiếng Việt thực hành, Lịch sử các học thuyết kinh tế, Xã hội học đại cương, Dân số học, Pháp luật đại cương,… Tuy chưa được đào tạo có hệ thống về chuyên môn, nhưng các thầy cô giáo đã cố gắng tự nghiên cứu, tìm hiểu để xây dựng chương trình, viết giáo án và lên lớp giảng dạy các môn học này. Năm 1991 trở đi, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô giáo của Khoa Mác – Lênin được đi tập huấn về lý luận tại lớp tập huấn do Bộ Giảo dục và Đào tạo đứng ra tổ chức vào dịp nghỉ hè của năm học. Mục đích của tập huấn nhằm giúp cho giảng viên giảng dạy các môn học lý luận chính trị tiếp thu đường lối đổi mới của Đảng và nắm bắt kịp thời tình hình kinh tế xã hội của đất nước phục vụ cho công tác giảng dạy. Từ đó trở đi, vào dịp nghỉ hè của mỗi năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các thầy cô giáo giảng dạy lý luận chính trị của các trường đại học trong cả nước. Khoa thường xuyên tổ chức cho tất cả các thầy cô giáo giảng dạy các môn học lý luận Mác – Lênin đi dự lớp tập huấn của Bộ hang năm. Cũng từ năm học 1991 1992, hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh trong nước về lý luận cũng được mở ra trong hệ thống các trường đào tạo cán bộ về lý luận. Nhiều thầy cô trong Khoa đã được cử đi đào tạo để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. Các thầy cô giáo đã có nhiều cố gắng vừa phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, vừa tham gia công tác giảng dạy. Trong số đó có nhiều thầy cô đã hoàn thành chương trình đào tạo cao học như thầy Lê Văn Thai, Lương Đức Thăng; cô Nguyễn Thị Thư, Lê Thị Ngân. Cuối năm học 1995 – 1996, Khoa Mác – Lênin kết thúc nhiệm kỳ quản lý 1992 – 1996, trên cơ sở lấy thư thăm dò ý kiến của cán bộ giảng dạy trong khoa, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp I nhiệm kỳ 1996 – 2001 quyết định bổ nhiệm Trưởng phó khoa và các Trưởng phó các bộ môn của Khoa Mác – Lê nin. Thầy Vũ Công Minh được cử giữ chức vụ Trưởng khoa, thầy Lê Văn Thai giữ chức vụ Phó trưởng khoa, thầy Lê Diệp Đĩnh giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, thầy Đặng Hữu Hiền giữ chức vụ Trưởng bộ môn Kinh tế chính trị Mác Lênin, thầy Hoàng Văn Bình giữ chức vụ Trưởng bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 14
- Tháng 3/1997, Trường quyết định thành lập Phòng Công tác chính trị, vì vậy lãnh đạo Nhà trường quyết định điều động Tổ tuyên truyền của Khoa Mác – Lê nin về về làm việc tại Phòng công tác chính trị. Để tăng cường cho lực lượng cán bộ giảng dạy các môn học, Phòng Tổ chức cán bộ trường kết hợp với lãnh đạo khoa tiếp tục tuyển dụng thêm giáo viên mới. Năm 1997, các cô Nguyễn Thị Kim Chung, Nguyễn Thị Thanh Minh tốt nghiệp đại học ngành lý luận Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin; cô Trương Thị Hoa và Đặng Thị Thanh Vân tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học giảng dạy môn Tâm lý học. Năm 1999, thầy Nguyễn Đắc Dũng tốt nghiệp đại học ngành Triết học tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về nhận công tác ở Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin, cô Trương Thị Thu Hạnh tốt nghiệp đại học ngành triết học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận công tác ở Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học; cô Lê Thị Kim Thanh tốt nghiệp đại học ngành kinh tế chính trị tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận công tác ở Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Xuất phát từ nhiệm vụ và tình hình giảng dạy các môn học pháp luật ở trong trường, Ban Giám hiệu trường đã quyết định giao cho Khoa Mác – Lênin nhận nhiệm vụ giảng dạy các môn học pháp luật cho sinh viên trong toàn trường. Ngày 7 tháng 9 năm 1999, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp I ký Quyết định thành lập Bộ môn Pháp luật thuộc Khoa Mác – Lênin, có nhiệm vụ giảng dạy các môn học Pháp luật. Về nhận công tác ở Bộ môn Pháp luật gồm có các thầy cô đã được tuyển dụng về dạy luật ở Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa Quản lý đất đai và tuyển dụng mới. Chuyển công tác từ Khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn về có các thầy cô Thái Anh Hùng, Vũ Văn Tuấn, Nguyễn Thị Ngân; chuyển công tác từ Khoa Quản lý đất đai về có thầy Lê Văn Bình. Tháng 9 năm 1999, Cô Trịnh Thị Ngọc Anh tốt nghiệp đại học ngành luật Trường Đại học Luật về Bộ môn Pháp luật nhận công tác, giảng dạy các môn học về pháp luật. Đa phần giáo viên của Bộ môn Pháp luật đang còn trong thời gian tập sự về chuyên môn, cho nên công tác 15
- của Bộ môn lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của Chi bộ, lãnh đạo Khoa và một số thầy cô giảng dạy lâu năm, hoạt động giảng dạy của Bộ môn Pháp luật từng bước được đi vào nề nếp. Tháng 9/1999, Ban giám hiệu Trường quyết định thành lập Bộ môn Tâm lý học thuộc Khoa Sư phạm kỹ thuật. Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học không làm nhiệm vụ dạy môn Tâm lý học đại cương trong trường nữa. Cô Trương Thị Hoa và Đặng Thị Vân được chuyển công tác từ Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học về Bộ môn Tâm lý của Khoa Sư phạm kỹ thuật. Năm 2001, thầy Nguyễn Quốc Ân về nghỉ chế độ hưu trí. Năm 2001, thầy Tạ Quang Giảng tốt nghiệp đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về nhận công tác tại Bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, giảng dạy môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; thầy Ngô Trung Thành cũng tốt nghiệp đại học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về công tác tại Bộ môn Kinh tế chính trị, giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin. Trong nhiệm kỳ Hiệu trưởng 1996 – 2000, trong hoạt động giảng dạy các môn học, các thầy cô giáo của Khoa Mác – Lênin tiếp tục hướng vào nhiệm vụ đổi mới nội dung, chương trình các môn học Lý luận Mác – Lênin và Lịch sử Đảng nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của cách mạng Việt Nam theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đối với các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, các thầy cô giáo đã hướng vào nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về chuyên môn, cơ cấu lại bài giảng cho phù hợp với chương trình giảng dạy trong sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp I. Để nắm bắt tình hình thực tiễn của đất nước, bổ sung và làm sinh động bài giảng cho sinh viên, được sự quan tâm của Đảng ủy và Ban Giám hiệu trường, các Bộ môn lý luận trong Khoa đã có một số lần đi thực tiễn tại các địa phương để tìm hiểu tình hình. Công tác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thầy cô giáo trong Khoa được coi trọng. Được sự tạo điều kiện của lãnh đạo Nhà trường, các thầy cô giáo vừa phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, vừa sắp xếp thời gian theo học cao học và nghiên cứu sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Trong thời gian 1996 – 2000, hoàn thành chương trình học cao học và được cấp bằng thạc sỹ gồm có các thầy cô sau đây: Lê Diệp Đĩnh, Nguyễn Quốc Ân, Nguyễn 16
- Thanh Thế, Hoàng Văn Bình, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Ngọc Diệp. Thầy Lê Văn Thai, cô Nguyễn Thị Thư hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu sinh và nhận học vị tiến sỹ. Cuối nhiệm kỳ Hiệu trưởng 1996 – 2000 (nhiệm kỳ Hiệu trưởng kéo dài đến tháng 3/2001), các thầy cô giáo được công nhận chức danh giảng viên chính gồm có: Lê Diệp Đĩnh, Nguyễn Thanh Thế, Nguyễn Quốc Ân, Lương Đức Thăng, Nguyễn Thị Thư, Hoàng Văn Bình, Nguyễn Văn Yến. Trong nhiệm kỳ Hiệu trưởng 1996 – 2000, một số thầy cô giáo và cán bộ viên chức của Khoa Mác Lênin đã có quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện trở thành quần chúng ưu tú được xét kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam như Cao Thị Ngọc Thúy (1996), Trần Lê Thanh (1998), Nguyễn Thị Hoài Hương (1998), Thái Anh Hùng (2001), Phan Thu Thủy (2001). 2.2. Khoa Mác – Lênin, Khoa Lý luận chính trị và Xã hội bước vào thế kỷ XXI (2001 – 2011) Tháng 2 năm 2001, kết thúc nhiệm kỳ quản lý của Hiệu trưởng 1996 – 2000, tháng 3/2001, bắt đầu nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2001 – 2005 của Trường Trường Đại học Nông nghiệp I. Trong thời gian từ cuối tháng 4/2001 đến đầu tháng 5/2001, Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Phòng Tổ chức Cán bộ trường tổ chức lấy thư thăm dò sự tín nhiệm của cán bộ giảng dạy trong Khoa Mác – Lênin để lựa chọn cán bộ lãnh đạo khoa và các bộ môn trong khoa của nhiệm kỳ Hiệu trưởng mới. Sau đó, Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp I ra quyết định bổ nhiệm lãnh đạo khoa và các bộ môn của Khoa Mác – Lênin nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2001 – 2005. Cụ thể, thầy Lê Văn Thai giữ chức vụ Trưởng khoa, thầy Lương Đức Thăng giữ chức vụ Phó trưởng khoa; thầy Lê Diệp Đĩnh giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, thầy Nguyễn Tuấn Nghĩa giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, thầy Hoàng Văn Bình giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Lịch sử Đảng công sản Việt Nam, thầy Thái Anh Hùng giữ chức vụ quyền Trưởng Bộ môn Pháp luật. Đầu nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2001 – 2005, Khoa Mác – Lênin có 4 bộ môn gồm 29 cán bộ giảng dạy và một cán bộ tác văn phòng. Bộ môn Triết – CNXH khoa học có 11 giáo viên, Bộ môn Kinh tế chính trị có 9 giáo viên, Bộ môn Lịch sử Đảng có 5 giáo viên, Bộ môn Pháp luật có 5 giáo viên. Về chuyên môn đội ngũ giáo viên của Khoa có, 1 tiến sỹ, 11 thạc sỹ 17
- và 17 cử nhân trong đó có 9 giáo viên là giảng viên chính, 20 giáo viên là giảng viên. Trong khoa có 2 giáo viên đang làm nghiên cứu sinh, 6 giáo viên đang theo học cao học. Khoa có Chi bộ đảng và Chi đoàn thanh niên gồm 15 đoàn viên. Khoa đảm nhận giảng dạy tất cả 11 môn học trong nhà trường. Các môn học lý luận chính trị gồm có: môn Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và môn Triết học giảng cho chương trình cao học. Các môn học khoa học xã hội và pháp luật gồm có: Lịch sử các học thuyết kinh tế, Pháp luật đại cương, Luật kinh tế, Luật đất đai, Xã hội học đại cương, Dân số học, Tiếng Việt thực hành. Trong năm 2001, bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, trong Trường Đại học Nông nghiệp I diễn ra sôi động các hoạt động hướng tới lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường. Bước vào đầu năm học 2001 – 2002, công tác chuẩn bị cho ngày thành lập trường càng được tiến hành nhộn nhịp và khẩn trương hơn. Hòa trong không khí chung của toàn trường, Khoa Mác – Lênin cũng đẩy mạnh các hoạt động thiết thực hướng tới ngày kỷ niệm thành lập trường. Ngày 12 tháng 10 năm 2001, Trường Đại học Nông nghiệp I long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập trường (1956 – 2001). Trong ngày lễ trọng đại của Nhà trường, Khoa Mác – Lênin vui mừng và phấn khởi được đón tiếp các thầy cô giáo đã từng công tác giảng dạy ở Khoa trong các thời kỳ về thăm trường cùng với các thầy cô giáo đang công tại khoa dự lễ kỷ niệm thành lập trường. Một điều rất trân trọng và cảm động là trong dịp lễ kỷ niệm lần này do thông tin liên lạc phát triển và phương tiện đi lại thuận lợi hơn nên có nhiều các thầy cô giáo về dự nhất. Trong số những thầy cô giáo về Khoa dự lễ kỷ niệm thành lập Trường có những người tuổi rất cao tham gia công tác từ khi trường mới được thành lập và từ nhiều thế hệ, nhiều người từ Thành phố Hồ Chí Minh đã không quản ngại đường xá xa xôi về dự lễ. Buổi gặp mặt nhân dịp kỷ niệm thành lập trường của Khoa Mác Lênin diễn ra trong không khí đầm ấm, thân tình và vui vẻ giữa các thế hệ các thầy cô giáo và để lại những kỷ niệm sâu sắc, khó quên. Trong công tác giảng dạy, từ học kỳ II của năm học 2002 2003, thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức được đưa vào giảng dạy cho sinh viên trong toàn trường, Bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam được giao nhiệm vụ giảng dạy môn học. Từ năm học 2003 – 2004, đáp ứng yêu cầu giảng dạy 18
- của một số ngành học trong trường, các môn học Luật Kiểm toán Kế toán, Luật Doanh nghiệp (Luật Kinh doanh) được đưa vào giảng dạy cho sinh viên của Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; môn học Luật và Chính sách môi trường được đưa vào giảng dạy cho sinh viên của Khoa Đất và Môi trường (nay là Khoa Tài nguyên và Môi trường) do Bộ môn Pháp luật chịu trách nhiệm giảng dạy. Để phục vụ cho công tác giảng dạy các môn học, hàng năm trong dịp nghỉ hè, các bộ môn trong Khoa Mác – Lênin đều đều tổ chức đi tìm hiểu thực tiễn ở các địa phương trong cả nước để cập nhật thông tin thực tiễn, bổ sung cho bài giảng. Sau mỗi đợt đi thực tiễn, khoa tổ chức báo cáo khoa học và đánh giá kết quả hoạt động thực tiễn của các bộ môn. Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều tổ chức tập huấn chuyên môn cho các giáo viên giảng dạy các môn lý luận Mác – Lênin vào dịp hè. Được sự đồng ý và tạo điều kiện của lãnh đạo trường, các thầy cô giáo giảng dạy lý luận của khoa đều đi tham dự đầy đủ. Năm 2002, thầy Nguyễn Văn Nghĩa, thầy Nguyễn Ngọc Diệp và cô Lê Thị Ngân được công nhận chức danh giảng viên chính. Trong thời gian nhiệm kỳ Hiệu trưởng trường Đại học Nông nghiệp I 2001 – 2005, một số thầy giáo đến tuổi về hưu, một số thầy cô chuyển công tác đi nơi khác. Năm 2003, thầy Đặng Hữu Hiền nghỉ chế độ hưu, thầy Thái Anh Hùng chuyển công tác đi nơi khác. Năm 2004, thầy Nguyễn Như Bảo nghỉ chế độ hưu; Cô Nguyễn Thị Thư, cô Nguyễn Thị Thọ và thầy Lê Văn Bình chuyển công tác đi nơi khác. Năm 2005, thầy Nguyễn Đình Ninh nghỉ chế độ hưu. Từ năm 2001 trở đi, Trường Đại học Nông nghiệp I không ngừng mở rộng quy mô đào tạo, số lượng sinh viên đại học hệ chính quy và tại chức được tuyển dụng hàng năm tăng lên nhanh chóng. Khoa Mác – Lênin đảm nhận số lớp giảng dạy cho các môn học cũng ngày càng tăng. Được sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu, hàng năm Phòng Tổ chức Cán bộ đã phối hợp với lãnh đạo khoa và các bộ môn của Khoa Mác Lênin tuyển dụng thêm nhiều cán bộ giảng dạy mới về công tác tăng cường cho lực lượng cán bộ giảng dạy của khoa. Năm 2002, cô Nguyễn Thị Thu Hà tốt nghiệp đại học ngành Xã hội học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về nhận công tác tại Bộ môn Kinh tế chính trị, giảng dạy môn học Xã hội học đại cương. Cô Lê Thị Thu Hằng Tốt nghiệp ngành Luật, tại trường Đại học Luật Hà 19
- Nội về nhận công tác tại Bộ môn Pháp luật, giảng dạy môn pháp luật đại cương. Năm 2003, cô Trần Thị Mai tốt nghiệp đại học ngành Triết học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về nhận công tác tại bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học; cô Nguyễn Thị Thanh Hòa tốt nghiệp đại học ngành triết học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về nhận công tác tại bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin; cô Nguyễn Thị Thủy, tốt nghiệp đại học ngành luật tại trường Đại học Luật Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Pháp luật, giảng dạy môn học Luật Kế toán, kiểm toán và môn Pháp luật đại cương. Năm 2004, cô Vũ Hải Hà tốt nghiệp đại học ngành sử học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về nhận công tác tại bộ môn Lịch sử Đảng, giảng dạy môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; cô Nguyễn Thị Huyền Hậu tốt nghiệp đại học ngành văn học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành; thầy Lê Văn Hùng tốt nghiệp đại học ngành lý luận tại Trường Đại học Sư phạm về nhận công tác tại Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học; cô Lê Thị Yến tốt nghiệp đại học ngành luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Pháp luật, giảng dạy cac môn Luật đất đai, Pháp luật đại cương. Năm 2005, thầy Trần Khánh Dư tốt nghiệp đại học ngành sử học tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận công tác tại bộ môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, giảng dạy môn học Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; cô Nguyễn Thùy Linh tốt nghiệp đại học ngành văn học Trường Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về nhận công tác tại Bộ môn Triết Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành; cô Đỗ Thị Hạnh tốt nghiệp đại học ngành Triết học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về nhận công tác tại Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin; cô Đặng Phương Diệp tốt nghiệp đại học ngành Triết học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về nhận công tác tại Bộ môn Triết – Chủ nghĩa xã hội khoa học, giảng dạy môn Triết học Mác – Lênin. Năm 2006, cô Vũ Thu Hà tốt nghiệp đại học ngành sử học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, chuyển công tác từ Hưng 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Tư tưởng - CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (Phần 2)
5 p | 2348 | 809
-
Tiểu luận: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
27 p | 2951 | 326
-
Chương 1: Định nghĩa, đối tượng, phương pháp nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh; nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
52 p | 1139 | 225
-
Bài thuyết trình "Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Tư Tưởng Hồ Chí Minh"
28 p | 1376 | 161
-
Bài giảng môn Tư tưởng - CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
13 p | 577 | 157
-
Đề án Khoa học xã hội cấp Nhà nước: Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ: Phần 1 - GS. Phan Huy Lê
452 p | 362 | 77
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh (20tr)
20 p | 1382 | 69
-
Nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
10 p | 277 | 43
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Chương 1 - Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
6 p | 350 | 36
-
Bài giảng Khái quát sự hình thành và phát triển của triết học Mác - Lê – Nin
61 p | 180 | 21
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Chương 2: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
34 p | 70 | 15
-
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại
10 p | 156 | 12
-
Xã hội học nông thôn Việt Nam: Quá trình hình thành và định hướng phát triển - Tô Duy Hợp
0 p | 110 | 11
-
Bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Cơ sở quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
14 p | 71 | 9
-
Về cơ sở hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ - xét dưới góc độ Triết học
12 p | 111 | 8
-
Quá trình hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt ở thành phố Đà Lạt từ năm 1893 đến 1954
10 p | 88 | 4
-
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh ở các tỉnh duyên hải miền Trung trước năm 1911
7 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn