Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 2
lượt xem 20
download
Học thuyết phân chia quyền lực trong thời kỳ cách mạng Tư sản Trong gần 1500 năm của "đêm trường Trung cổ", tất cả các nhà nước ở Châu Âu đều theo chính thể quân chủ chuyên chế, và không hề có sự tiếp nối tư tưởng phân chia quyền lực từ thời kỳ cổ đại. Nhưng sự chuyên quyền của các vua, và sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến, cũng như sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi tất cả. Bối cảnh chuyển tiếp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 2
- Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 2 2. Học thuyết phân chia quyền lực trong thời kỳ cách mạng Tư sản Trong gần 1500 năm của "đêm trường Trung cổ", tất cả các nhà nước ở Châu Âu đều theo chính thể quân chủ chuyên chế, và không hề có sự tiếp nối tư tưởng phân chia quyền lực từ thời kỳ cổ đại. Nhưng sự chuyên quyền của các vua, và sự khủng hoảng của nhà nước phong kiến, cũng như sự xuất hiện và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi tất cả. Bối cảnh chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản đã tạo ra nhiều quan điểm mới về nhà nước, cũng như về vai trò của nó trong đời sống xã hội. Vị trí trung tâm của các quan điểm này là vấn đề tổ chức và hoạt động của nhà nước: làm sao để loại trừ sự độc đoán quyền lực trong tay một người hay một nhóm người, làm sao để bảo vệ được quyền tự do, bình đẳng của mọi cá nhân trong xã hội bằng pháp luật ... ? Và các học giả trong thời kỳ này đã tìm được câu trả lời qua một tư tưởng cổ xưa: phân chia quyền lực nhà nước. John Locke ( 1632 - 1704 ):
- Phần hai của Hai khảo luận về chính quyền ( Two Treatises of Gorvernment ) , Khảo luận thứ hai về chính quyền hay Luận về Nguồn gốc, Phạm vi v à Mục đích chân chính của chính quyền dân sự - một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của nền triết học chính trị và chính trị học nhân loại, chính là nơi Locke trực tiếp đưa ra học thuyết của mình về nhà nước - một học thuyết đan xen các tư tưởng pháp quyền tự nhiên, khế ước xã hội và phân chia quyền lực. Trong những chương đầu của tác phẩm, Locke giải thích cho sự ra đời của nhà nước là từ một bản khế ước, khi những con người ở trạng thái tự nhiên chấp thuận kết hợp bản thân mình vào cộng đồng quốc gia, và nhường những quyền tự nhiên của mình cho nhà nước, nhằm mong muốn có được sự bảo vệ tài sản và bản thân mình một cách ổn định. Từ đó, ông nêu cao yêu cầu nhà nước và pháp luật thực định phải tôn trọng những quyền tự nhiên của con người, như là sự thực hiện đúng những cam kết trong khế ước. Về quyền lực nhà nước, Locke cho rằng đó là "quyền làm luật có án phạt tử hình, và do đó, bao hàm tất cả những hình phạt thấp hơn, để quy định và bảo toàn sở hữu, quy định và bảo toàn việc sử dụng vũ lực của cộng đồng khi thực thi các luật này, trong việc phòng vệ của cộng đồng quốc gia trước những phương hại gây ra từ nước ngoài; và tất cả những việc như thế chỉ duy nhất là vì lợi ích công"(1). Từ quan điểm trên, có thể thấy Locke đồng nhất quyền lực nhà nước với quyền lập pháp. Ông nhấn mạnh: "chỉ có thể có một quyền lực tối cao, là cơ quan lập pháp,
- mà tất cả các quyền lực còn lại là, và phải là, những cái phụ thuộc vào nó"(2). Hơn thế, theo ông, "tuỳ việc quyền lực lập pháp được đặt ở cương vị nào mà hình thức của cộng đồng quốc gia là như thế đó"(3). Nếu như quyền lực lập pháp nằm trong tay đa số cộng đồng, và việc thi hành các đạo luật này là bởi các quan chức do chính họ bổ nhiệm thì đó là một nền dân chủ hoàn hảo. Nếu như quyền lực này nằm trong tay một số ít người được lựa chọn và những người thừa kế của họ thì đó là chính thể đầu sỏ. Còn nếu như quyền lực này được giao trọn cho một người, thì đó là một nền quân chủ. Khi quyền lực đ ược dành cho ông ta và những người thừa kế của ông ta, đó là nền quân chủ cha truyền con nối. Còn khi nó được dành cho ông ta trọn đời nhưng vào lúc ông ta chết đi, quyền đề cử một người kế vị trở về với số đông nhân dân, thì đó là nền quân chủ tuyển cử. Và từ những chính thể này mà cộng đồng quốc gia có thể tạo sự kết hợp hoặc hỗn hợp giữa các hình thức chính quyền, theo như cách họ cho là tốt nhất. Bởi vậy, Locke cho rằng "Luật xác thực đầu tiên và làm nền tảng của mọi cộng đồng quốc gia, là việc thiết lập cơ quan quyền lực lập pháp"(4). Cơ quan lập pháp không những là quyền lực tối cao của cộng đồng quốc gia, mà còn là quyền lực thiêng liêng và không thể hoán đổi một khi cộng đồng đã nhất trí đặt nó vào cương vị đó. Cơ quan lập pháp là cơ quan duy nhất có quyền ban hành pháp luật, bởi nếu không có sự phê chuẩn của cơ quan lập pháp - cơ quan đại diện cho cộng đồng toàn xã hội, thì dù đó là sắc lệnh của bất cứ ai, được bất cứ quyền lực nào hậu thuẫn đi chăng nữa thì cũng không thể có được điều tuyệt đối cần thiết đối với
- pháp luật - đó chính là sự chấp thuận của xã hội. Đồng thời, không một thành viên nào của cộng đồng có thể không tuân thủ hay đi xa hơn những luật mà cơ quan lập pháp đã ban hành, khi nó vẫn hoạt động phù hợp với sự uỷ thác của xã hội, dù cá nhân đó có được sự ủng hộ từ một quyền lực ngoại quốc hay của bất cứ một quyền lực nào khác trong nước. Bên cạnh những quyền hạn ấy, Locke cũng vạch ra những ranh giới mà cơ quan lập pháp không được phép vượt qua. _____________ (1) John Locke: Khảo luận thứ hai về Chính quyền - Chính quyền dân sự, Nxb Tri thức, Hà Nội, năm 2007 (2) John Locke: Sđd, tr.203 (3) John Locke: Sđd, tr.180 (4) John Locke: Sđd, tr.183 Thứ nhất, nó không thể là quyền lực độc đoán, chuyên chế đặt trên cuộc sống và vận mệnh nhân dân. Con người trong trạng thái tự nhiên không thể xâm hại đến tính mạng và tài sản của người khác, nếu như đó không phải là sự trừng phạt thích đáng với những gì người đó đã gây ra cho mình, vậy nên cơ quan lập pháp - thứ quyền lực có được từ tổng số tất cả những quyền tự nhiên được uỷ thác từ các cá
- nhân trong cộng đồng, cũng không thể có quyền huỷ hoại sinh mạng của bất kỳ ai trong xã hội một cách vô cớ. Không một luật lệ nào được coi là tốt hay là có căn cứ nếu chống lạicái luật tự nhiên căn bản là bảo toàn loài người. Không một luật lệ nào được coi là tốt hay là có căn cứ nếu không được thiết lập nhằm mục đích tối thượng là vì lợi ích của nhân dân. Thứ hai, hay thực chất là nguyên tắc để ngăn chặn sự độc đoán, chuyên chế của cơ quan lập pháp, là yêu cầu phải có những đạo luật thường trực đã ban hành và những quan toà có hiểu biết được trao thẩm quyền khi đưa ra những quyết định có liên quan tới các quyền của mỗi thành viên trong xã hội. Chỉ khi có những luật được minh định, những quy tắc thường trực để ràng buộc thì con người mới biết đâu là quyền và đâu là sở hữu của mình; "còn nếu không như thế thì hoà bình, sự yên ổn và sở hữu của họ vẫn chỉ là trong cùng một trạng thái bất định nh ư đã có ở trạng thái tự nhiên"(1). _____________ (1) John Locke: Sđd, tr.189 Thứ ba, cơ quan lập pháp không thể ban hành những quyết định cho phép lấy toàn bộ hay một phần tài sản của bất kỳ ai mà không có sự chấp thuận của anh ta, vì bảo toàn sở hữu là mục đích chân chính và hàng đầu của chính quyền, và cũng là nguyên nhân con người đồng ý từ bỏ trạng thái tự nhiên mà gia nhập vào cộng đồng quốc gia, nên vi phạm vào nguyên tắc này nghĩa là nhà nước đã vi phạm vào
- khế ước đầu tiên tạo thành xã hội. Nếu không có nguyên tắc này thì cũng có nghĩa là không ai trong xã hội có sở hữu, bởi có thể bị người khác hay bởi chính chính quyền tước mất. Cụ thể, Locke nhấn mạnh rằng: "nếu một người bất kỳ nào đòi hỏi một quyền lực để đặt ra và thu thuế đối với nhân dân bằng thẩm quyền riêng của ông ta mà không có sự chấp thuận của nhân dân, thì ông ta đã xâm lấn vào luật căn bản của sở hữu và làm biến chất mục đích của chính quyền"(1). Thứ tư, cơ quan lập pháp không thể chuyển giao quyền làm luật vào tay bất kỳ ai khác, bởi theo khế ước, các cá nhân trong xã hội đã trao quyền lực vào cơ quan lập pháp với nhiệm vụ "để làm luật mà không phải là để làm nên các nhà lập pháp, do đó, cơ quan lập pháp không có quyền g ì để chuyển giao thẩm quyền làm luật của họ và đặt nó vào tay người khác"(2). Theo Locke, luật pháp được làm nên trong thời gian ngắn nhưng có sức mạnh bất biến và dài lâu, nên cơ quan lập pháp không phải lúc nào cũng cần hiện diện. Hơn thế, sự cám dỗ của quyền lực rất dễ khiến nhữn g nhà làm luật có tham vọng nắm luôn quyền thi hành nó, để rồi đặt lợi ích và bản thân mình lên trên luật pháp, và đi trái lại mục đích của xã hội và chính quyền. Do đó, ông đưa ra mô hình của cơ quan lập pháp tốt nhất là tập hợp của những người khác nhau trong một thời gian nhất định để làm luật, và khi đã hoàn thành công việc, họ sẽ lại tách ra, trở lại là một thành viên của cộng đồng và chịu sự chi phối của những luật mà mình làm ra, như thế mới đảm bảo cho việc làm luật của họ là vì lợi ích chung của toàn cộng đồng.
- Trong một cộng đồng quốc gia, quyền lực lập pháp là thứ quyền lực đầu tiên và quan trọng nhất, nhưng những nhà lập pháp phải luôn ghi nhớ rằng quyền lực của họ là do nhân dân uỷ thác, và sự uỷ thác đó không phải là nhân dân trao tất cả các quyền của mình cho cơ quan lập pháp, mà có một thứ quyền lực tối cao vẫn luôn luôn được lưu giữ lại trong cộng đồng, đó là quyền tự bảo toàn. Đó là quyền "cứu lấy chính mình trước cố gắng hay mưu đồ của bất kỳ ai, cho dù là các nhà lập pháp của họ, vào bất kỳ lúc nào - khi mà những người này trở nên quá ngu xuẩn hay quá độc ác"(3), nhằm chống lại các quyền tự do và sở hữu của con người. Khi ấy, quyền lực phải "được chuyển giao về tay những ng ười đã trao nó ra, để họ lại đặt nó vào nơi mà họ nghĩ là sẽ tốt nhất cho sự an toàn và an ninh của họ"(1). Trong chương XII: Về cơ quan lập pháp, hành pháp và quyền liên hiệp của cộng đồng quốc gia, Locke chỉ ra trong quyền lực tối cao của cộng đồng xã hội, bên cạnh quyền lập pháp còn có quyền hành pháp và quyền liên hiệp. _____________ (1) John Locke: Sđd, tr. 195 (2) John Locke: Sđd, tr. 196 (3) John Locke: Sđd, tr.204 Bởi nếu như cơ quan lập pháp không cần, và cũng không nên hiện diện thường xuyên thì việc thực hiện những đạo luật đã được làm ra lại luôn cần tồn tại một
- cách thường trực, đó chính là quyền hành pháp. Và như đã trình bày ở trên, nếu quyền lập pháp và hành pháp cùng nằm trong tay một cá nhân hay một nhóm người nào đó thì có thể họ sẽ miễn cho bản thân việc chấp hành các đạo luật, hay khiến cho cả quá trình làm luật và thực hiện luật đều chỉ vì lợi ích của bản thân mình, nên hai quyền lực này cần được trao vào những bàn tay khác nhau. Theo Locke, nếu như trong một nhà nước mà cơ quan lập pháp không tồn tại thường xuyên, một người nào đó nắm toàn quyền hành pháp và cũng có quyền tham dự vào cơ quan lập pháp thì con người này, theo một nghĩa có thể chấp nhận được, chính là quyền lực tối cao, bởi lẽ ông ta nắm toàn quyền hành pháp, và bởi lẽ không có một cơ quan lập pháp cấp trên nào có thể thông qua một đạo luật nếu không có sự đồng ý của ông ta. Từ bản thân ông ta xuất phát ra thứ quyền cai trị của tất cả các quan cấp dưới, và các viên quan này cũng như toàn thể dân chúng phải tuyệt đối trung thành với ông ta, phải tuân thủ mọi ý chí của ông ta. Nhưng sự trung thành và sự tuân thủ này chỉ là một sự chấp hành luật pháp không hơn không kém. Hành động của ông ta là dựa theo ý chí xã hội, là thứ đã được minh định trong pháp luật, bởi vậy, ông ta không có ý chí nào khác, quyền lực nào khác ngoài ý chí và quyền lực của luật pháp. Nếu ông ta không thực hiện, hoặc thực hiện trái lại nhiệm vụ mà cơ quan lập pháp đã uỷ nhiệm cho, nghĩa là ông ta đã tự giáng chức mình, trở thành một thành viên của cộng đồng như mọi thành viên khác, và không còn bất cứ một quyền lực nào hơn những thành viên còn lại để
- buộc họ phải tuân thủ theo ý chí của mình, khi mà bản thân họ chỉ duy nhất phải tuân thủ theo ý chí chung của pháp luật. Những cá nhân nắm quyền hành pháp phải luôn nhớ rằng quyền lực của mình là do cơ quan lập pháp uỷ thác, để thực hiện cũng nh ư giám sát sự thực hiện các đạo luật đã được ban hành. Và do quyền lực đó được cơ quan lập pháp trao cho, n ên cơ quan lập pháp cũng có quyền thu hồi nó lại khi nhận thấy sự yếu kém ha y sự đi ngược lại luật pháp của quyền hành pháp, và trao lại cho một cá nhân hay tập thể khác thích hợp hơn nắm giữ. _____________ (1) John Locke: Sđd, tr.203 Còn một thứ quyền lực khác nữa của chính quyền được Locke đưa ra, đó là quyền liên hiệp, dù bản thân ông tự nhận là không quan tâm tới việc đặt tên gọi cho nó. Ông cho rằng thứ quyền lực này "bao hàm quyền lực về chiến tranh và hoà bình, tạo liên minh và lập đồng minh, cũng như tất cả mọi giao kết khác, với mọi cá nhân và cộng đồng, bên ngoài cộng đồng quốc gia"(1). Giải thích cho nguồn gốc của quyền liên hiệp, Locke chỉ ra rằng trong trạng thái tự nhiên con người có những mối liên hệ với các cá nhân khác, bởi vậy, khi đã liên kết lại với nhau thành xã hội, thì cái cơ thể chính trị mới này - tức là cộng đồng quốc gia, cũng phải có những mối liên hệ với các cá nhân hoặc với những cơ thể chính trị - cộng đồng quốc gia khác.
- Theo Locke, quyền liên hiệp có tầm quan trọng to lớn đối với cộng đồng quốc gia, hơn thế, lại rất khó để có thể điều chỉnh hoạt động của nó theo những luật xác thực đã được cơ quan lập pháp thông qua, do những biến đổi thường xuyên trong hành động, ý đồ và quyền lợi của những người nước ngoài, nên cần phải trao nó vào tay một cá nhân cụ thể thông thái và cẩn trọng. Về quyền liên hiệp này, nhiều nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng nó không có ý nghĩa thực tiễn trong bộ máy nhà nước. Nhưng chúng em không nghĩ như thế, nhất là xét trong hoàn cảnh thế giới hiện nay: khi xu thế toàn cầu hoá, hợp tác quốc tế đang ngày càng được tăng cường, ranh giới giữa các quốc gia ngày càng bị xoá nhoà, và sau các cuộc chiến tranh "bất hợp pháp" của Mỹ ở Afghanistan năm 2001, ở Iraq năm 2003 ... thì theo chúng em, việc quan tâm tới quyền liên hiệp đang là một yêu cầu quan trọng của tổ chức bộ máy nhà nước trong thời đại ngày nay. _____________ (1) John Locke: Sđd, tr.201 Theo Locke, dù quyền hành pháp và quyền liên hiệp rất khác nhau, vì một thứ là sự thực thi các đạo luật đã có ở bên trong cộng đồng quốc gia đối với những thành viên của nó, còn một thứ là sự bảo đảm an ninh và lợi ích của các cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng trong mối liên quan bên ngoài với các cá nhân và cộng đồng khác, nhưng thực chất chúng luôn thống nhất với nhau. Ông viết: "quyền
- hành pháp và quyền liên hiệp của mỗi cộng đồng thực sự phân biệt với nhau, những chúng khó mà bị chia tách và cùng lúc đặt vào tay của những cá nhân khác nhau. Vì cả hai quyền lực này đều cần đến vũ lực của xã hội cho việc thực thi chúng, nên hầu như phi thực tế nếu đặt vũ lực của cộng đồng quốc gia vào những bàn tay riêng biệt và không phụ thuộc nhau, hay đối với cơ quan hành pháp và quyền lực liên hiệp phải được đặt vào những cá nhân có thể hành động tách rời nhau, và theo đó mà sức mạnh cưỡng bức của dân chúng sẽ được đặt dưới những mệnh lệnh khác nhau, là điều có khuynh hướng gây ra sự hỗn loạn và phá hoại, vào lúc này hay lúc khác"(1). Quay lại với cơ quan lập pháp, về thời điểm nhóm họp và hoạt động của cơ quan quyền lực tối cao này, Locke đưa ra hai phương án: thứ nhất là thời điểm này được ấn định rõ ràng trong hiến pháp gốc, và cơ quan hành pháp chỉ phải điều hành cụ thể việc bầu chọn và hội họp của cơ quan lập pháp theo đúng quy định; thứ hai là cơ quan hành pháp, bằng sự cân nhắc thận trọng của mình, tiến hành tuyển cử hay triệu tập cơ quan lập pháp, khi nhận thấy đòi hỏi phải tu chỉnh, sửa đổi những luật cũ hay ra những luật mới, hoặc khi nhận thấy những hiểm nguy đang đe doạ nhân dân. Việc trao quyền triệu tập hay giải tán cơ quan lập pháp cho cơ quan hành pháp không phải là trao một vị thế cao hơn cho nó. Đó đơn giản chỉ là niềm tin được uỷ thác cho nó, vì lợi ích cao nhất của nhân dân. Có thể cần ban h ành ngay một điều
- luật mới, có thể cần sửa đổi hay bãi bỏ ngay một điều luật cũ, có thể cần qiải quyết một vấn đề khẩn cấp của cộng đồng, cũng có khi là không có việc gì cần tới cơ quan lập pháp ..., mà thời gian hội họp của cơ quan lập pháp được ghi nhận trong hiến pháp là không hợp lý ở hoàn cảnh đó, bởi vậy, một cá nhân luôn luôn hiện diện, có nhiệm vụ canh giữ cho lợi ích công, được nắm quyền triệu tập hay giải tán cơ quan lập pháp là phương cách tốt nhất có thể tìm được cho khiếm khuyết này. _____________ (1) John Locke: Sđd, tr. 202 Một câu hỏi được đặt ra là phải làm sao khi cơ quan hành pháp, với vũ lực của toàn thể cộng đồng trong tay, sử dụng nó để cản trở việc hội họp và hoạt động của cơ quan lập pháp ? Locke khẳng định rằng hành động đó của cơ quan hành pháp là trái với thẩm quyền và nhiệm vụ đã được uỷ thác cho nó, và hơn thế, khi dùng sức mạnh để chống lại nhân dân th ì đây đã là trạng thái chiến tranh đối với nhân dân, và nhân dân có đầy đủ lý do cũng như thẩm quyền để xoá bỏ sức mạnh ấy đi bằng vũ lực. Locke khẳng định rằng cơ quan hành pháp - dù khi đã nắm giữ luôn quyền liên hiệp, và có quyền triệu tập hay giải tán cơ quan lập pháp, thì vị trí của nó vẫn không cao hơn, nó vẫn luôn chỉ là quyền lực được uỷ thác để thực thi các đạo luật của cơ quan lập pháp. Nhưng không phải lúc nào cơ quan hành pháp c ũng phải nhất nhất tuân thủ theo quyết định và luật pháp của cơ quan hành pháp, mà trong
- một số trường hợp nó có thể giải quyết tự do theo ý chí riêng của nó. Locke gọi đó là đặc quyền hành động của cơ quan hành pháp. Có đặc quyền này bởi không phải lúc nào cơ quan lập pháp cũng có thể nhìn nhận thấy trước những vấn đề xã hội cần phải điều chỉnh trong tương lai để có luật thích ứng, nên khi ấy cơ quan hành pháp phải hành động theo ý mình, nhưng mục đích cuối cùng cần đạt được là lợi ích cao nhất của nhân dân. Cũng vì mục đích này, trong một số trường hợp khác, cơ quan hành pháp có thể giải quyết các sự vụ khác với quy định trong pháp luật, thậm chí là đi ngược lại, bởi sự khắc nghiệt của luật pháp không phải lúc nào cũng đúng, Locke cho ví dụ của trường hợp này là: không cho kéo sập nhà của một người vô can để dừng ngọn lửa lại khi căn nhà bên đang cháy; do vậy, việc làm này trái với quy định của pháp luật thực định nhưng lại phù hợp với pháp luật tối cao, chính là lợi ích của nhân dân, như câu nói nổi tiếng của nhà luật học Lamã Cicéron: "Salus populi suprema lex - Hạnh phúc của nhân dân là pháp luật tối cao". Trong những dòng cuối cùng của tác phẩm, Locke đưa ra một câu hỏi: Vậy ai sẽ là người phán xét rằng quốc vương hay cơ quan lập pháp có hành động trái với sự uỷ thác đã được đặt vào họ hay không ? Locke khẳng định: đó chính là nhân dân. Ông cho rằng khi có tranh cãi giữa quốc vương với một số người dân khi pháp luật không có quy định rõ ràng, hay khi vấn đề tranh cãi có hậu quả lớn thì người trọng tài thích hợp nhất phải là cơ quan quyền lực của nhân dân, bởi ai sẽ là người phán xét rằng một người được uỷ nhiệm có hành động tốt và theo đúng sự uỷ nhiệm hay
- không thích hợp hơn chính người đã uỷ nhiệm ? Nhưng nếu quốc vương phản đối cách giải quyết của cơ quan quyền lực nhân dân thì việc cáo kiện buộc phải "đưa đến trời cao", mà ở đây có thể hiểu là việc sử dụng bạo lực và cách mạng để lật đổ ông vua ấy đi, để thay thế cái hình thức chính quyền cũ ấy đi, bằng những con người mới, những hình thức mới mà nhân dân cho là tốt đẹp nhất. Tóm lại, qua tác phẩm Khảo luận thứ hai về chính quyền hay còn có tựa đề phụ là Luận về Nguồn gốc, Phạm vi và Mục đích chân chính của chính quyền dân sự của Locke, ta có thể khẳng định tư tưởng phân quyền của Locke là một bước phát triển hơn hẳn so với các học giả thời kỳ cổ đại Hy Lạp - Lamã. Tuy vẫn còn một số điểm hạn chế, mà chủ yếu là chưa phân tách quyền tư pháp ra độc lập với quyền hành pháp, nhưng tư tưởng phân chia quyền lực của Locke vẫn là nền tảng đầu tiên vững chắc cho các học giả tư sản về sau tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sự hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
18 p | 440 | 166
-
Bài giảng Hợp tác xã
78 p | 357 | 72
-
TỔNG QUAN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
5 p | 319 | 69
-
Môn học: Lịch sử tư tưởng và các học thuyết quản lý
244 p | 691 | 59
-
Bài giảng Quy hoạch đô thị và điểm dân cư: Bài 2 - ThS. KTS Nguyễn Ngọc Uyên, ThS. KTS. Nguyễn Quang Vinh
45 p | 171 | 39
-
Danh sách thành viên WTO
4 p | 195 | 36
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 6 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế của Việt Nam
3 p | 164 | 35
-
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng phân chia quyền lực trong lịch sử - Phần 4
17 p | 120 | 20
-
Bài giảng Luật kinh doanh (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 1: Pháp luật về doanh nghiệp
20 p | 179 | 19
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 3 - Nguyễn Xuân Thành
17 p | 222 | 16
-
Quá trình hình thành quy trình lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí p1
6 p | 128 | 15
-
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương (2019): Bài 5 - Nguyễn Xuân Thành
39 p | 66 | 12
-
Bài giảng Luật ngân hàng và chứng khoán (Phần 1: Luật ngân hàng): Chương 1 - Nguyễn Từ Nhu
27 p | 91 | 11
-
Đề cương môn học: Luật đất đai
8 p | 180 | 9
-
Quá trình hình thành và phương pháp nắm vững một số vấn đề lý luận về kinh tế tư bản tư nhân p5
8 p | 67 | 5
-
Bài giảng điện tử học phần Kinh tế và thương mại các nước Châu Á – Thái Bình Dương: Chương 2 – ĐH Thương mại
8 p | 99 | 4
-
Quá trình hình thành và phương pháp nắm vững một số vấn đề lý luận về kinh tế tư bản tư nhân p4
10 p | 66 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn