intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm chủ nghĩa Mac-Lenin về vấn đề văn hóa xã hội chủ nghĩa

Chia sẻ: BÙI MINH QUY | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

1.646
lượt xem
122
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những vấn đề văn hoá và con người là vấn đề trọng tâm phản ánh sự ưu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lượng và mục đích cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện ở việc giải quyết thành công các mối quan hệ cơ bản: - Giữa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm chủ nghĩa Mac-Lenin về vấn đề văn hóa xã hội chủ nghĩa

  1. Bộ giáo dục & đào tạo Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành Khoa quản trị kinh doanh  Chủ đề Thuyết trình: Quan điễm của chủ nghĩa mác lê-nin về vấn đề văn hóa xã hội chủ nghĩa. GVHD: NGUYỄN THANH ĐẠT Nhóm sức trẻ thực hiện TP.HCM, THÁNG 12 NĂM 2012 12CQT02
  2. CÔNG VIỆC STT THÀNH VIÊN MSSV GHI CHÚ 1 VÕ HOÀNG PHI LONG 1211507948 PHẠM THÀNH NHÂN 2 1211507987 TRẦN THỊ SÁU 3 1211509473 4 BÙI MINH QUY 1211509471 BÙI THỊ BÍCH NGA 5 1211508763 HỒ THỊ KIM HIỀN 6 1211509058 CHẾ THÙY DUNG 7 1211512413 LÝ NGỌC HIẾU 8 1211507968 NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN 9 1211507766 PHẠM THỊ CẨM HÀ 10 1211509320 KIỀU THỊ THU HỒNG 11 1211509610 TRẦN NGỌC THIỆN 12 1211508466 NGÔ THỊ THÚY 13 1211508910 NGUYỄN QUỐC DUY ANH 14 1211508297 TRẦN MINH MẪN 15 1211508213 Nội dung thuyết trình nhóm 9(sức trẻ) Chủ đề: phân tích quan điễm chủ nghĩa mác-lê nin về văn hóa xã hội chủ nghĩa LỜI MỞ ĐẦU Những vấn đề văn hoá và con người là vấn đề trọng tâm phản ánh sự ưu việt của chế độ chính trị xã hội, phản ánh chất lượng và mục đích cuối cùng của sự tăng trưởng kinh tế trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề này gắn bó, thống nhất hữu cơ với nhau đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Trong thời kỳ hiện nay, sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện ở việc giải quyết thành công các mối quan hệ cơ bản: - Giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá. xã hội - Giữa lợi ích của cá nhân và lợi ích của cộng đồng. - Giữa lợi ích của hiện tại và lợi ích của tương lai. - Giữa lợi ích của con người và lợi ích của môi trường. Page 3
  3. Mục tiêu phấn đấu của Đảng và nhân dân ta hiện nay là vì sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là đã chú trọng giải quyết các mối quan hệ cơ bản này trên cơ sở quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở đây, chúng ta không nhắc lại toàn bộ Nghị quyết của Đảng ta mà chỉ đề cập đến một số vấn đề về xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trọng tâm cần chú ý hiện nay. I. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa a. Khái niệm văn hóa, nền văn hóa Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngườisáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình. Văn hóa là biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. b. cấu trúc của nền văn hóa Khi nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội loài người, chủ nghĩa Mác-Lênin đã khái quát các loại hình hoạt động của xã hội thành hai hoạt động cơ bản  Xét về hình thức tồn tại, văn hóa gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Về phương diện giá trị thì văn hóa được chia làm:  “sản xuất vật chất” và “sản xuất tinh thần”. Với ý nghĩa như vậy, theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần: Văn hóa vật chất là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết tinh trong sản phẩm vật chất. Theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu chủ yếu là văn hoá tinh thần. Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người. Như vậy, nói tới văn hoá là nói tới con người, tới việc phát huy những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Do vậy, văn hoá có mặt trong mọi hoạt động của con người, dù đó là hoạt động trên lĩnh vực kinh tế, chính trị - xã hội, hay trong tư tưởng, tinh thần... Văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ Page 4
  4. cũng mang tính giai cấp.Điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi xã hội và của mỗi giai cấp khác nhau, nhất là của giai cấp thống trị là yếu tố quyết định hình thành các nền văn hóa khác nhau. Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳlịch sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa. Kinh tế là cơ sở của nền văn hóa còn chính trị là yếu tố quy định khuynh hướng phát triển của nó, tạo nên ý thức hệ của nền văn hóa. Chính vì vậy, một nền chính trị lạc hậu tất yếu sẽ không tạo ra một nền văn hoá tiến bộ. Do đó, nền văn hoá của bất cứ thời kỳ nào của lịch sử cũng đồng thời có sự kế thừa, sử dụng những di sản của quá khứ và sáng tạo ra những giá trị văn hoá mới. Trong xã hội có giai cấp và quan hệ giai cấp, các giai cấp thống trị của mỗi thời kỳ lịch sử đều in dấu ấn của mình trong lịch sử phát triển của văn hoá và tạo ra nền văn hoá của xã hội đó, hình thành những giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển văn hoá. C. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Sự ra đời của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử, là sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa hình thành. Chủ nghĩa xã hội được xác lập với hai tiền đề quan trọng là tiền đề chính trị (giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền)và tiền đề kinh tế (chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập), đó cũng chính là những tiền đề hình thành nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Vì thế, có thể khái quát: Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Page 5
  5. D. Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau đây: Thứ nhất, Chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc thể hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng xã hội mới và nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, là nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác,dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng Cộng sản, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa không hình thành một cách tự phát. Trái lại, nó phải được hình thành và phát triển một cách tự giác, có sự quản lý của nhà nước và có sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp công nhân. Mọi sự coi nhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước đối với đời sống tinh thần của xã hội, với nền văn hoá xã hội chủ nghĩa đều nhất định sẽ làm cho đời sống văn hoá tinh thần của xã hội phát triển lệch lạc, mất phương hướng. 2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng triệt để toàn diện, do đó đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần để phù hợp với phương thức sản xuất mới của xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức lạc hậu của xã hội cũ, đưa quần chúng nhân dân trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu hụt văn hóa, tạo điều kiện để chiến thắng Page 6
  6. nghèo nàn lạc hậu, nâng cao trình độ và nhu cầu văn hóa của nhân dân. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa a. Nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Một là, nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức củaxã hội mới. Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nhưng muốnxây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa, do vậy con người cần phải được chuẩn bị tốt về tinh thần, trí lực, tư tưởng...Vì thế, nâng cao dân trí là nhu cầu cấp bách và lâu dài. Nâng cao dân trí phải gắn liền với sự nghiệp giáo dục đào tạo để hình thành đội ngũ trí thức mới, có tri thức hiện đại, mang bản sắc văn hóa dân tộc. Hai là, xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của xã hội. Sự nghiệpxây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải xây dựng con người mới, đó là yêu cầu khách quan. Con người mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng là con người phát triển toàn diện, có tinh thần và năng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, có tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng, có lối sống tình nghĩa và có tính cộng đồng cao. Ba là, xây dựng lối sống mới xã hội chủ nghĩa. Lối sống là dấu hiệu biểu thị sự khác biệt giữa những cộng đồng ngườikhác nhau; là tổng thể các hình thái hoạt động của con người, phản ánh điềukiện vật chất, tinh thần và xã hội của con người. Lối sống mới xã hội chủ nghĩa được hình thành trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng xã hội, mở rộng dân chủ. Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa. Gia đình là một hình thức cộng động đặc biệt, ở đó con người chungsống với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn Page 7
  7. nhân và quan hệhuyết thống. Gia đình là một hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa-xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. Xã hội loài người đã trải qua các hình thức: gia đình huyết tộc, gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ, một chồng. Bởi vậy, xây dựng gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa cần chú ý các vấn đề sau: - Xây dựng cơ sở kinh tế xã hội của gia đình. - Cách mạng tư tưởng văn hóa có tác động trực tiếp đến việc xây dựnggia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa. - Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong thời kỳ quá độ, các yếu tố cũ và mới của gia đình tồn tại đan xen vào nhau, nên gia đìnhchịu nhiều yếu tố chi phối từ tâm tư, tình cảm, tâm lý của nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội. - Gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng phát triển trêncơ sở giữ gìn phát huy giá trị tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ tàn tích của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ của nhân loại về gia đình. - Trong xây dựng gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa cần phải chútrọng cả việc xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội, hình thành quan hệ yêu thương, gắn bó, bình đẳng,tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. b. Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Thứ nhất, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội. Thứ hai, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa. Thứ ba, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Thứ tư, tổ chức và tập hợp quần chúng nhân dân vào các hoạt động sáng tạo văn hóa. Page 8
  8. II. Gía trị của văn hóa và việc phát huy giá trị của văn hóa: Giá trị của văn hóa: 1. Giá trị là một phạm trù triết học,chỉ những thành quả lao động sáng tạo, là ý nghĩa của những hiện tượng vật chất hay tinh thần có khả năng thỏa mãn nhu cầu tích cực của con người và nhu cầu phát triển xã hội, chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng. Giá trị văn hóa là cái hình thành trong quá trình vận động của các cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội vương tới thỏa mản nhu cầu của mình theo chiều hướng tích cực, thể hiện thái độ, trách nhiệm và những quy tắc ứng xử của mỗi người trong quan hệ của bản thân với gia đình, xã hội và thiên nhiên được cộng đồng thừa nhận, duy trì, bảo vệ và phát triển. Giá trị văn hóa mang tính lịch sử khách quan, tính phổ biến và có thể biến đỏi theo trình độ phát triển của nhận thức và chuẩn mực xã hội. các giá trị văn hóa biểu hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giá trị văn hóa của mỗi dân tộc như là cái phổ biến trong phạm vi của cộng đồng dân tộc và là cái đặc trưng trong phạm vi xã hội đa cộng đồng. Phát huy giá trị văn hóa: 2. Phát huy giá trị văn hóa là hoạt động thực tiễn trên lĩnh vực văn hóa, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Phát huy giá trị văn hóa là hoạt động có tính kế thừa, để bảo tồn những giá trị và phát triển chúng trong điều kiện lịch sử mới. hoạt động này cần đặt văn hóa trong mối quan hệ với yếu tố đối lập, nhận diện mặt phản văn hóa, mặt đối lập với giá trị để dần dần loại bỏ chúng khỏi tiến trình phát triển. Phát huy giá trị văn hóa phải đồng thời phát huy về mặt tư tưởng và phải đặt văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế. Chính vì vậy, để phát huy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân, Đảng và Nhà nước cần phải tổ chức thực hiện nhiều phong trào nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt động sáng tạo văn hoá Page 9
  9. KẾT LUẬN: Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động chính là chủ thể sáng tạo và cũng là những người hưởng thụ những thành quả của văn hoá. Page 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2