QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ1<br />
Nguyễn Vũ Tùng, TS2<br />
<br />
Mục tiêu độc lập tự chủ luôn là căn cứ quan trọng nhất để hoạch định và triển khai<br />
chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Việt Nam<br />
cũng luôn coi đoàn kết quốc tế là một trong những nguyên tắc lớn nhất. Do đó, một<br />
trong những nguyên nhân thành công của cách mạng Việt Nam là đã xác lập được<br />
mối quan hệ đúng đắn giữa phấn đấu giữ độc lập tự chủ với đẩy mạnh sự tham gia<br />
và hội nhập vào đời sống quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay tiếp tục xử lý thành công<br />
mối quan hệ này ngày càng trở thành một yêu cầu lớn. Nhưng mối quan hệ này đã<br />
trở nên phức tạp hơn nhiều do quá trình mở rộng quan hệ quốc tế đã đưa tới những<br />
cách hiểu và nội hàm mới trong nội dung của độc lập/tự chủ và hội nhập quốc tế<br />
cũng như nhìn nhận mới đối với quan hệ giữa hai thành tố trên. Bài viết này góp<br />
thêm ý kiến vào cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc<br />
tế trong giai đoạn hiện nay.<br />
<br />
Độc lập - Tự chủ<br />
<br />
Độc lập/Tự chủ tuy là hai khái niệm riêng biệt nhưng có liên quan tới nhau.<br />
Độc lập dùng để chỉ trạng thái một nước không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bên ngoài<br />
cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ không bị nước ngoài đe doạ. Trong khi đó, Tự chủ thể<br />
hiện khả năng một nước tự kiểm soát được các tiến trình, nhất là tiến trình chính<br />
sách, trong phạm vi quản lý của mình, không bị nước ngoài can thiệp. Như vậy, có<br />
độc lập thì có điều kiện tự chủ, (muốn tự chủ thì phải độc lập); hoặc ngược lại, có tự<br />
chủ thể hiện có độc lập, (tự chủ nhiều chứng tỏ độc lập nhiều và ngược lại; giữ<br />
quyền tự chủ tức là giữ độc lập).<br />
<br />
Độc lập và tự chủ còn liên quan tới hai mặt khăng khít của quyền tự quyết<br />
dân tộc. Độc lập tự chủ liên quan tới (a) khía cạnh danh nghĩa của quyền tự quyết:<br />
những quyền và nghĩa vụ của một quốc gia – trong mối quan hệ với các nước khác –<br />
về danh nghĩa đáng được hưởng, và (b) khía cạnh thực chất của việc nắm và sử<br />
dụng quyền lực quốc gia – trong bối cảnh chính trị nội bộ: những khả năng thực tế<br />
mà nước đó có để bảo đảm thực thi những quyền lợi và nghĩa vụ ấy.<br />
<br />
Mối quan hệ giữa độc lập và tự chủ là mối quan hệ tương đối phức tạp, vì có<br />
thể có 4 trường hợp sau:<br />
<br />
1<br />
Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, số 2 (2009)<br />
2<br />
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Có độc lập Không có độc lập<br />
<br />
Mức độ tự chủ cao trường hợp tốt nhất: nước trường hợp hãn hữu: nước<br />
độc lập và giàu mạnh mất độc lập nhưng mạnh<br />
về nhiều mặt<br />
<br />
<br />
<br />
Mức độ tự chủ thấp trường hợp có thể xảy ra: trường hợp mất nước và<br />
nước độc lập nhưng nghèo suy yếu.<br />
và yếu, do đó lệ thuộc vào<br />
nước khác<br />
<br />
Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, độc lập/tự chủ dùng để chỉ một hiện<br />
tượng trên thực chất liên quan tới chủ quyền của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ đối<br />
ngoại và đối nội. Độc lập tự chủ là khả năng một nước giữ được ở mức cao nhất có<br />
thể chủ quyền và sự tự quyết trong các vấn đề liên quan tới hoạch định và triển khai<br />
chính sách đối nội và đối ngoại của mình nhằm mục tiêu bảo vệ lợi ích dân tộc của<br />
mình. Nói cách khác, đó là sự giảm thiểu ở mức tối đa khả năng việc hoạch định và<br />
triển khai chính sách của nước mình bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, nhất là<br />
trong tình huống sự tác động đó ảnh hưởng không thuận tới lợi ích dân tộc của nước<br />
đó.<br />
<br />
Từ định nghĩa trên, có thể thấy một số điểm chính sau:<br />
<br />
- Độc lập tự chủ liên quan trực tiếp tới quyền tự quyết dân tộc - quyền cao nhất<br />
trong QHQT: (i) đây là mục tiêu cao nhất của cách mạng Việt Nam. Độc lập<br />
dân tộc là mục tiêu tối thượng của dân tộc ta vì nó mà nhiều thế hệ người<br />
Việt Nam đã chiến đấu hi sinh. (ii) Đây cũng là nguyên tắc cao nhất của quan<br />
hệ quốc tế hiện đại: các nước tham gia hệ thống QHQT trên tư cách là những<br />
nước độc lập có chủ quyền, các nước không được phép can thiệp vào công<br />
việc nội bộ của nước khác. Nguyên tắc này đã được cụ thể hoá trong tất cả<br />
các hiệp định, hiệp ước quốc tế và khu vực (từ Hiến chương Liên hiệp quốc<br />
cho đến Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông nam Á.) Như vậy, có thể thấy<br />
xét về mặt đối ngoại, nếu giữ được độc lập/tự chủ thì mới giữ được mục đích<br />
tồn tại của một quốc gia trong hệ thống QHQT, và khi một nước có độc lập tự<br />
chủ thì nước đó mới giành được sự công nhận và tôn trọng trên trường quốc<br />
tế.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
- Độc lập tự chủ liên quan trực tiếp tới lẽ sống của Đảng cầm quyền trong bối<br />
cảnh chính trị nội bộ. Xét về mặt đối nội, độc lập tự chủ là chỗ dựa cho tính<br />
chính đáng của chính thể cầm quyền: Ai nắm được ngọn cờ độc lập dân tộc,<br />
người đó sẽ nắm được chính nghĩa và có khả năng tập hợp được lực lượng và<br />
huy động các nguồn lực trong và ngoài nước3.<br />
<br />
- Độc lập tự chủ là quyền lợi dân tộc cao nhất: do độc lập tự chủ liên quan tới<br />
chủ quyền quốc gia, nên nó là nội dung chính của lợi ích quốc gia. Các nước<br />
trong hệ thống QHQT hiện đại (tính từ 1648 là năm hệ thống Westphalia ra<br />
đời) lấy độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là mục đích cao nhất của chính<br />
sách. Độc lập dân tộc là lợi ích “gốc” để trên cơ sở đó các nước đạt tới các<br />
mục tiêu chính sách là an ninh, phát triển và ảnh hưởng.<br />
<br />
- Độc lập tự chủ được thể hiện cụ thể trong các mặt sau: (i) tự lực tự cường và<br />
sáng tạo trong nhận thức và xây dựng chính sách, trên cơ sở bám sát vào<br />
quyền lợi dân tộc và hoàn cảnh cụ thể. Bác Hồ viết: “Tự lực cánh sinh là cái<br />
gốc, điểm mấu chốt về chính trị, quân sự, kinh tế, nội chính, ngoại giao của<br />
ta”4. (ii) tự lực tự cường không đồng nghĩa với biệt lập, mà đó là sự chủ động<br />
mở rộng hợp tác quốc tế, xử lý đúng đắn các mối quan hệ lợi ích dân tộc và<br />
giai cấp, quốc gia và thời đại, cân đối các mặt và lĩnh vực hợp tác quốc tế phù<br />
hợp với lợi ích dân tộc. (iii) tự lực tự cường và hợp tác quốc tế không đồng<br />
nghĩa với việc lảng tránh thực hiện nghĩa vụ trong QHQT, tức không chỉ<br />
“nhận” mà còn phải “cho.” Bác Hồ căn dặn: “Mình đã hưởng cái hay của người<br />
thì mình cũng phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà<br />
không trả.”5<br />
<br />
Như vậy, độc lập tự chủ là mục tiêu của chính sách quốc gia và là nội dung chủ yếu<br />
của lợi ích dân tộc.<br />
<br />
<br />
3<br />
Tuy nhiên, điều này có thể đúng hơn trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc<br />
thoát khỏi chế độ thực dân, ngoại xâm và chèn ép của nước ngoài. Bước vào giai đoạn<br />
kiến quốc tính chính đáng của chính thể phụ thuộc nhiều hơn vào thành tích thoả mãn<br />
nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân. Bác Hồ viết: “Nếu nước được độc lập mà dân<br />
không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì.” Đây là mối<br />
quan hệ giữa hai mục tiêu độc lập dân tộc và phát triển đất nước, do đó nằm trong phạm<br />
vi thảo luận khác.<br />
4<br />
Bộ Ngoại giao, Sách Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, (Hà Nội: Nhà xuất bản chính<br />
trị quốc gia, 2002), trang 450.<br />
5<br />
Nguồn đã dẫn, trang 450.<br />
<br />
<br />
3<br />
Tuy nhiên, việc các nước luôn phải đề cao nguyên tắc dân tộc tự quyết cũng<br />
cho thấy độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự quyết dân tộc không phải là một<br />
điều tự nhiên do có sự vênh giữa nguyên tắc và thực tiễn, vì các lý do sau:<br />
<br />
(i) Nếu phải chấp nhận một thực tế là các nước lớn chi phối trật tự quốc tế thì<br />
điều đó cũng phải chấp nhận một thực tế khác là các nước lớn thường tác<br />
động, gây ảnh hưởng tới các nước nhỏ (từ hình thức gây sức ép gián tiếp<br />
đến can thiệp trực tiếp), hi sinh quyền lợi các nước nhỏ để thoả mãn<br />
quyền lợi của các nước lớn. Ngoài ra, trên thực tế khả năng giữ độc lập, tự<br />
quyết dân tộc đối với nước nhỏ rất khó khăn vì nước nhỏ - trong so sánh<br />
với nước lớn - luôn bị lép vế về thế và lực.<br />
<br />
(ii) Thêm vào đó, nếu phải chấp nhận một thực tế nữa là thế giới ngày càng<br />
trở nên lệ thuộc lẫn nhau - dước tác động của toàn cầu hoá - thì khả năng<br />
một nước (bất kể nước lớn hay nước nhỏ) giữ được độc lập, tự chủ dân tộc<br />
càng khó khăn. Các tập đoàn kinh tế, các công ty đa quốc gia lớn đang chi<br />
phối nền kinh tế và phần nào nền chính trị quốc tế. Cuộc tranh luận về<br />
chủ quyền quốc gia trong nền kinh tế đang trở nên toàn cầu hoá cho thấy<br />
các nước đều gặp phải thách thức về quyền tự chủ khi phải đương đầu với<br />
các công ty đa quốc gia. Bên cạnh đó, các phong trào xã hội với những<br />
tiêu chuẩn hành vi mới cũng góp phần hạn chế quyền tự chủ hành động<br />
của các nước: chính sách của một nước (kể cả chính sách đối nội) luôn bị<br />
xăm soi, phê phán nếu mâu thuẫn với một số tiêu chí về hành vi mà các<br />
phong trào xã hội đó chủ trương (dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, đói<br />
nghèo . . . ).<br />
<br />
(iii) Tình trạng hợp tác quốc tế tăng cường cũng cản trở khả năng quốc gia thi<br />
hành chính sách tự chủ, độc lập dân tộc. Xét về mặt nội dung, hợp tác là<br />
quá trình phối hợp chính sách trong đó các chủ thể có chủ ý điều chỉnh<br />
hành vi của mình theo những ưu tiên trên thực tế hoặc sẽ phát sinh của<br />
chủ thể khác. Nói cách khác, hợp tác xuất hiện khi các chủ thể chủ động<br />
điều chỉnh hành vi của mình để đáp ứng lợi ích của bên đối tác mà vẫn<br />
đảm bảo được lợi ích của mình. Như vậy, độc lập tự chủ không thể được<br />
đảm bảo 100% trong quá trình hợp tác quốc tế. Ở mức cao nhất như<br />
trong mô hình hợp tác EU, các thành viên tự nguyện bỏ bớt chủ quyền<br />
quốc gia trên một số mặt quan trọng của chính sách như nhập cư, tài<br />
chính, quân sự và ngoại giao. Ở mức thấp hơn, các cam kết của một nước<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
với các nước khác (song phương và đa phương) góp phần nâng cao tính<br />
ràng buộc đối với hành vi, từ đó hạn chế hành động của nước đó.<br />
<br />
Tóm lại, về mặt nguyên tắc, độc lập tự chủ là mục đích chính sách cao nhất, là nội<br />
dung cơ bản nhất của lợi ích quốc gia vì nó liên quan tới chủ quyền quốc gia - vốn<br />
thuộc phạm trù nguyên tắc trong QHQT và lẽ sinh tồn của từng nước trong hệ thống<br />
QHQT. Tuy nhiên, độc lập tự chủ là một trạng thái “tối ưu” tồn tại trên lý thuyết, bởi<br />
vì trên thực tế quan hệ quốc tế - nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và lệ thuộc lẫn<br />
nhau - các nước không thể sống biệt lập, tự ý theo đuổi lợi ích quốc gia của mình mà<br />
không tính đến lợi ích của nước khác, và do đó phải điều chỉnh hành vi của mình. Do<br />
đó, độc lập tự chủ có giá trị tương đối và nhận thức về độc lập tự chủ có nội dung<br />
khác nhau tuỳ theo không gian, thời gian và lĩnh vực cụ thể. Việc đề cao độc lập tự<br />
chủ một cách tuyệt đối là không thực tế. Vì vậy, việc xử lý mối quan hệ cân bằng<br />
(trade-off) giữa có thêm ràng buộc bên ngoài đối với độc lập tự chủ và tăng thêm lợi<br />
ích an ninh phát triển phải rất khéo léo nhưng hoàn toàn nằm trong tự chủ chính<br />
sách của quốc gia. Như vậy, mức độ hội nhập và xử lý quan hệ giữa độc lập tự chủ<br />
và hội nhập quốc tế là hai yếu tố tạo nên sự biến thiên giá trị này.<br />
<br />
Hội nhập quốc tế<br />
<br />
Như trên đã phân tích, độc lập tự chủ không đồng nghĩa với biệt lập. Trái lại, và nhất<br />
là trong hoàn cảnh QHQT đương đại, các nước càng phải tăng cường hợp tác quốc tế.<br />
Tiêu chí để đánh giá độc lập tự chủ không phải là mức độ “tối thiểu hoá” quan hệ với<br />
bên ngoài mà là sự tự quyết trong việc mở rộng, (hoặc thu hẹp) các mối quan hệ<br />
quốc tế theo đòi hỏi của lợi ích quốc gia. Ngày nay, đa số các nước trên thế giới đều<br />
tham gia vào QHQT ở các mức độ khác nhau, và gọi dạng chính sách đó là “mở cửa,<br />
hội nhập.” Như vậy, có thể cho rằng quá trình chủ động tham gia ngày càng sâu<br />
rộng vào đời sống mọi mặt của QHQT là quá trình hội nhập.6<br />
<br />
Tham gia mọi mặt vào đời sống QHQT có nghĩa là phải tham gia vào các mặt<br />
kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội, và đây là nội dung chính của quá trình hội nhập.<br />
Cụ thể:<br />
<br />
6<br />
Về ngữ nghĩa, thuật ngữ tiếng Anh là integration, với nội hàm là hợp chung các bộ phận<br />
vào một chỉnh thể (nhất thể, hợp nhất) và kết hợp các thành tố khác nhau lại (tụ hội, tụ<br />
nhóm). Ở Việt Nam, đã có một số thử nghiệm về ngôn ngữ liên quan tới khái niệm này.<br />
Lúc đầu từ nhất thể đã được sử dụng, sau đó đến từ hoà nhập. Hai từ này tuy vậy làm nổi<br />
lên sự lo ngại về mất bản sắc và độc lập (từ đó xuất hiện câu cảnh báo hoà nhập nhưng<br />
không được hoà tan). Cuối cùng, thuật ngữ Hội nhập đã được công nhận và trở thành<br />
chính thức.<br />
<br />
<br />
5<br />
- Hội nhập kinh tế: bản chất của hội nhập kinh tế là tham gia vào nền kinh tế<br />
khu vực và thế giới dựa trên lợi thế so sánh và từ đó tham gia vào phân công<br />
lao động khu vực và thế giới, biến nền kinh tế nước ta trở thành một bộ phận<br />
không thể tách rời của nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây còn là sự chấp<br />
nhận quy luật vận động của nền kinh tế theo các nguyên tắc của kinh tế thị<br />
trường. Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã nói: “Chúng ta cần và có thể lấy lực<br />
lượng sản xuất phát triển cao của thế giới làm ‘đầu vào’ của ta và lấy thị<br />
trường rộng lớn của thế giới làm ‘đầu ra’ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân<br />
của ta, tranh thủ vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế, kiên quyết<br />
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, làm cho nền kinh tế nước ta phát triển<br />
mạnh mẽ, phù hợp với xu thế chung của kinh tế thế giới.”7 Về mặt hình thức,<br />
đây là (i) sự tham gia của Việt Nam vào các hiệp định kinh tế song phương<br />
(BTA, FTA . . . ) (ii) sự tham gia của Việt Nam vào các định chế kinh tế khu<br />
vực và quốc tế có tính đa phương (AFTA, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, hợp tác<br />
tiểu vùng Mekong, APEC, WTO . . . ). Về mặt nội dung, đây là việc tạo điều<br />
kiện để thu hút FDI và tăng dần đầu tư ra nước ngoài, tăng cường thương mại<br />
(xuất nhập khẩu), qua đó tiếp thu kỹ thuật quản lý và công nghệ cho nền<br />
kinh tế quốc dân.<br />
<br />
- Hội nhập chính trị: bản chất của Hội nhập chính trị là tham gia vào đời sống<br />
chính trị khu vực và quốc tế, xây dựng vị thế và tiếng nói trong các vấn đề<br />
quốc tế và khu vực. Về mặt hình thức, đây là sự tham gia của Việt Nam vào<br />
các diễn đàn chính trị, an ninh khu vực và quốc tế, là sự tăng cường hợp tác<br />
song phương với các nước về mặt chính trị - an ninh. Về mặt nội dung, đây là<br />
việc tích cực tham gia vào quá trình hợp tác và đấu tranh trên các vấn đề liên<br />
quan tới an ninh, chủ quyền và vị thế của Việt Nam với các đối tượng/đối tác<br />
trong khu vực và trên thế giới. Đây còn là quá trình Việt Nam khẳng định<br />
mình là một nước có trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực và toàn cầu,<br />
qua đó khẳng định vị thế, tiếng nói của ta, và từ đó góp phần vào các nỗ lực<br />
xây dựng lòng tin trong các nước ta có quan hệ.<br />
<br />
- Hội nhập văn hoá – xã hội: đây là quá trình tiếp thu các giá trị văn hoá tiên<br />
tiến, đồng thời đóng góp vào sự phát triển văn hoá – xã hội của khu vực và<br />
<br />
7<br />
Nguyễn Cơ Thạch, “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta,”<br />
trong Chính sách đối ngoại Việt Nam, (Hà Nội: Nhà xuất bản Thế giới, 2007), trang 46 –<br />
47.<br />
<br />
<br />
6<br />
thế giới. Về mặt hình thức, đây là sự thúc đẩy các hợp tác song phương, sự<br />
tham gia của Việt Nam vào các diễn đàn đa phương liên quan tới các vấn đề<br />
văn hoá và xã hội. Về mặt nội dung, đây là việc đưa thêm các yếu tố bổ sung<br />
cho hợp tác về mặt chính trị, an ninh, phục vụ gián tiếp các nhu cầu an ninh,<br />
phát triển và vị thế. Đây còn là quá trình tham gia của các lực lượng đối ngoại<br />
dân gian (thông qua trao đổi văn hoá, du lịch, học thuật, giáo dục . . .) bổ<br />
sung cho đối ngoại chính thống.<br />
<br />
Ở mức trừu tượng hơn, hội nhập còn mang ý nghĩa là một nước trong mối<br />
QHQT của mình dám chịu chơi, chấp nhận cuộc chơi, và chơi theo luật quốc tế. Cụ<br />
thể hơn, đây là quá trình chấp nhận những quy tắc ứng xử mới đối với hành vi quốc<br />
gia (ghi thành luật hoặc thừa nhận bất thành văn) trong thời kỳ toàn cầu hoá và hậu<br />
chiến tranh lạnh.<br />
<br />
Trên lĩnh vực này, đã có một số tranh luận nổi lên. Một số ý kiến cho rằng hội<br />
nhập thời nay chủ yếu là do CNTB chi phối. Do đó, xét về bản chất, đây là sự thắng<br />
thế của mô hình phát triển TBCN dựa trên các nguyên lý của thị trường tự do, theo<br />
đó tất cả các nước phải chơi theo luật chơi TBCN. Hội nhập, xét theo quan điểm này,<br />
là sự hội tụ, theo đó mọi mô hình đều có hướng đi theo quy luật phát triển TBCN.8<br />
Tuy nhiên, đa số ý kiến khác cho rằng đó là một luận điểm không bao quát và toàn<br />
diện, không phản ánh quy luật phát triển của xã hội loài người, vì các lý do sau. Thứ<br />
nhất, kinh tế thị trường không phải là sản phẩm của CNTB; các nước TBCN đã vận<br />
dụng tốt quy luật kinh tế thị trường mà thôi. Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã viết:<br />
“Chúng ta phải coi thành quả ở các nước tư bản cũng như thành quả ở các nước<br />
XHCN tuy là hai chế độ xã hội khác nhau đều là thành quả của nhân dân lao động<br />
trên thế giới, thành quả chung của loài người. Chúng ta không nên thành kiến với<br />
thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong lịch sử loài người suốt mấy nghìn năm qua<br />
cũng như trong 200 qua dưới chế độ tư bản.” Và “Nền kinh tế hàng hoá không phải<br />
là sản phẩm đặc thù của CNTB, nhưng CNTB đã phát huy cao độ nền sản xuất hàng<br />
hoá và cùng với sự phát triển của CNTB, sản xuất hàng hoá cũng phát triển lên một<br />
trình độ cao.”9 Thứ hai, không có một mô hình thống nhất cho sự phát triển ngay<br />
cho cả các nước chấp nhận kinh tế thị trường. Các nước được coi là TBCN cũng theo<br />
<br />
<br />
8<br />
Xem Fukuyama, “Sự cáo chung của Lịch sử,” Tạp chí Foreign Affairs, số Thu/Đông<br />
năm 1992.<br />
9<br />
Nguyễn Cơ Thạch, “Những chuyển biến trên thế giới và tư duy mới của chúng ta,”<br />
trang 44 – 45 và trang 28.<br />
<br />
<br />
7<br />
các mô hình phát triển khác nhau; các nước XHCN đang xây dựng các mô hình kinh<br />
tế thị trường có định hướng XHCN. Vấn đề then chốt để đánh giá sự thành công của<br />
các nước là nhanh chóng thích nghi với toàn cầu hoá bằng cách tạo dựng được lợi thế<br />
quốc gia chứ không phải là tên gọi của mô hinh phát triển. Thứ ba, và liên quan tới<br />
điểm trên, lợi thế quốc gia không nhất thiết phải là kinh tế thuần tuý. Nó có thể là<br />
chính trị (sự ổn định chính trị, mô hình phát triển tiên tiến) và văn hoá (có nền văn<br />
hoá có sức hấp dẫn, có sản phẩm văn hóa đặc sắc . . .) để từ đó giúp các nước đi<br />
vào hội nhập bằng đôi chân của mình. Tóm lại, hội nhập không phải là đi theo mô<br />
hình CNTB, không phải là sự đầu hàng CNTB. Và hội nhập càng không phải chỉ bó<br />
gọn trong một lĩnh vực nào. Từ góc độ biện chứng và Mác-xít, sự quốc tế hoá đời<br />
sống kinh tế sẽ dẫn tới quốc tế hoá đời sống trên các mặt khác. Như vậy, hội nhập là<br />
một quá trình có tính quy luật khách quan và bao quát mọi mặt đời sống QHQT.<br />
<br />
Nhưng chính sách hội nhập lại là một tiến trình chủ quan. Đó là do việc chọn<br />
hội nhập hay không hội nhập là thể hiện sự tính toán chủ quan của từng nước, mặc<br />
dù ngày càng có ít nước chấp nhận chính sách biệt lập. Hội nhập mức nào, trên lĩnh<br />
vực nào lại phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng nước dựa trên hoàn cảnh lịch sử,<br />
điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá cụ thể. Do đó, khi tiến hành hội nhập, có hai<br />
điểm thuộc về chính sách nổi lên, đó là phạm vi hội nhập và tính chủ động trong hội<br />
nhập.<br />
<br />
Phạm vi hội nhập: tuy theo nhiều cách khác nhau và mô hình khác nhau, sự<br />
hội nhập của từng quốc gia cũng đều diễn ra trên tất cả các mặt. Nói cách khác,<br />
chính sách hội nhập liên quan tới cả ba mặt kinh tế, chính trị, văn hoá/xã hội, với các<br />
điểm nhấn khác nhau trong từng giai đoạn. Khó có thể nói là chỉ tham gia hội nhập<br />
trên một lĩnh vực nào đó mà không tham gia hội nhập trên lĩnh vực khác. Việc tham<br />
gia hội nhập kinh tế sẽ không thể diễn ra nếu không hội nhập về chính trị và văn<br />
hoá. Ngược lại, nếu không hội nhập về văn hoá, kinh tế thì hội nhập chính trị thiếu<br />
chỗ dựa cũng như cơ sở để mở rộng. Như vậy, hội nhập phải mang tính toàn diện và<br />
phải có sự tham gia của tất cả các ngành, các cấp và địa phương. Ở tầm quốc gia,<br />
hội nhập theo mức độ đa phương cao nhất theo mô hình EU là theo hướng gộp chung<br />
chủ quyền, thấp hơn một chút là hợp tác liên chính phủ. Trên mức độ song phương là<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
hợp tác toàn diện. Đối với cá nhân, ý thức là “công dân của thế giới” thể hiện sự hội<br />
nhập của từng người.10 Nói cách khác, không thể có “hội nhập bán phần.”<br />
<br />
Mức độ chủ động trong hội nhập: trong xây dựng chính sách quốc gia, việc<br />
nắm bắt các xu thế phát triển của tình hình thế giới và chuẩn bị tốt để đón đầu hoặc<br />
hoà vào các xu thế đó là một yêu cầu quan trọng. (Ngược lại, nếu không làm như<br />
vậy, hậu quả sẽ rất trầm trọng cho an ninh và phát triển.) Như vậy, nếu nước nào<br />
tích cực, chủ động hội nhập sẽ không những không đi ngược lại xu thế khách quan<br />
mà còn tận dụng được ở mức tối đa cơ hội, giảm thiểu ở mức cao nhất thiệt hại của<br />
sự hội nhập mang lại. Bằng chứng cụ thể nhất là trong cùng một hoàn cảnh thời đại,<br />
quốc tế và khu vực, thậm chí cùng một điều kiện văn hoá, lịch sử, có nước giàu<br />
mạnh lên và có nước suy yếu đi. Mức độ chủ động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong<br />
đó có tầm nhìn của lãnh đạo, độ chuẩn xác của quá trình hoạch định chính sách, độ<br />
chuyên nghiệp của bộ máy hành chính, độ chính xác của nghiên cứu dự báo và<br />
nghiên cứu chiến lược, độ nhanh nhạy của doanh nghiệp, tính linh hoạt của hệ thống<br />
giáo dục, và sự năng động của người dân . . . Thông thường, sự thành công phụ<br />
thuộc vào việc tập hợp được tất cả các yếu tố đó. Trong khi đó, chỉ thiếu một yếu tố,<br />
thất bại cũng có thể xảy ra. Tác động tổng thể của các yếu tố đó là việc xây dựng và<br />
củng cố lợi thế quốc gia và khả năng cạnh tranh của quốc gia trong nền kinh tế,<br />
chính trị quốc tế. Khi xác định và xây dựng được khả năng cạnh tranh (quốc gia,<br />
doanh nghiệp, cá nhân) thì sự hội nhập dường như tích cực, chủ động hơn. Hoặc<br />
ngược lại, khả năng cạnh tranh kém càng làm tăng sự lo ngại, miễn cưỡng nếu phải<br />
tham gia hội nhập.<br />
<br />
Mối quan hệ giữa Độc lập/tự chủ và Hội nhập quốc tế<br />
<br />
Giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế có mối quan hệ giữa mục đích và<br />
phương cách. Nói cách khác, hội nhập quốc tế phục vụ cho mục tiêu giữ độc lập tự<br />
chủ. Đó là do hội nhập quốc tế làm tăng tiềm lực, vị thế (thế và lực) của đất nước<br />
trong QHQT: Hội nhập quốc tế là cơ sở để tăng cường khả năng giữ độc lập dân tộc:<br />
hội nhập quốc tế tạo ra các mối ràng buộc và đan xen lợi ích, đồng thời tăng thêm<br />
nguồn lực để bảo vệ đất nước, và nhất là đưa quốc gia vào dòng chảy chính của xu<br />
<br />
<br />
10<br />
Việc Việt Nam tham gia vào hoạt động của ASEAN trước và sau khi gia nhập ASEAN<br />
là một ví dụ cụ thể: ta đã tham gia hợp tác kinh tế, chính trị/an ninh và chuyên ngành<br />
trước khi gia nhập ASEAN và hiện nay đang tích cực tham gia xây dựng Cộng đồng<br />
ASEAN với 3 Cộng đồng trụ cột là Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng An ninh, và Cộng<br />
đồng Văn hoá – Xã hội.<br />
<br />
<br />
9<br />
thế phát triển QHQT. Như vậy, hội nhập quốc tế chính là phiên bản mới của phương<br />
châm “kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại” vì mục tiêu bảo vệ và xây<br />
dựng đất nước.<br />
<br />
Độc lập tự chủ còn là tiền đề của hội nhập quốc tế. Đó là vì: (i) muốn hội<br />
nhập quốc tế càng sâu rộng thì cái gốc độc lập dân tộc càng phải củng cố: diều bay<br />
cao nhờ có dây diều chắc, có độc lập dân tộc thì hội nhập quốc tế mới có định hướng.<br />
Đồng thời, (ii) tư thế một nước độc lập làm tăng giá trị của đất nước đó khi hội nhập<br />
do cộng đồng thế giới luôn đánh giá cao các nước có tư thế, chính sách, và bản sắc<br />
độc lập. Việt Nam có gia tài lịch sử đấu tranh vì độc lập dân tộc, được thế giới kính<br />
trọng vì kiên quyết giữ độc lập dân tộc, vì thế được nhiều nước coi trọng và muốn<br />
thiết lập quan hệ. Ngược lại, nếu không có độc lập tự chủ, một nước có thể trở thành<br />
“sân chơi” cho các thế lực kinh tế, chính trị quốc tế trong quá trình hội nhập. Cuối<br />
cùng, (iii) độc lập dân tộc là “chiếc neo về bản sắc”: càng hội nhập sâu rộng càng<br />
cần bản sắc, càng có nhu cầu giữ giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc trong một<br />
hoàn cảnh quan hệ đã trở nên quốc tế hoá. (Đây chính là bản chất của khẩu hiệu<br />
“hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc”). Bài học của nước Nhật từ thời cải cách Minh<br />
trị cho thấy cách tân và giữ gìn bản sắc là hai quá trình song song, bổ sung cho<br />
nhau, trong đó giữ được “hồn cốt” Nhật đồng thời tiếp thu tinh hoa công nghệ và văn<br />
hoá phương Tây là cơ sở để Nhật tạo nên sự thần kỳ kinh tế. Ngược lại, một số nước<br />
hội nhập không thành công, trở thành lệ thuộc vào nước khác.<br />
<br />
Độc lập tự chủ quyết định bước đi hội nhập quốc tế. Điều này thể hiện mối<br />
quan hệ giữa quyết định chủ quan trước xu thế khách quan: trong khi toàn cầu hoá<br />
là xu thế khách quan, việc các nước quyết định mức độ, phạm vi và bước hội nhập là<br />
thuộc yếu tố chủ quan nằm trong chủ quyền của từng nước. Mỗi nước có quyền<br />
hoạch định và triển khai chính sách liên quan đến quá trình hội nhập của mình, căn<br />
cứ vào hoàn cảnh và lợi ích cụ thể của mình. Trong quá trình đàm phám gia nhập<br />
WTO, Campuchia chấp nhận hết các điều kiện mà các bên đàm phám đưa ra để mau<br />
chóng trở thành thành viên của tổ chức này. Trong khi đó, Nga đàm phán với WTO<br />
rất khó khăn. Ở một thái cực khác, Myanmar đóng cửa đất nước, hạn chế ở mức thấp<br />
nhất giao tiếp với thế giới bên ngoài.<br />
<br />
Hội nhập quốc tế cũng có tác dụng trở lại đối với độc lập tự chủ. Trước hết,<br />
khi hội nhập trở thành xu thế khách quan, các nước khó có thể đứng ngoài, (dù đứng<br />
ngoài vẫn là một sự lựa chọn chủ quan). Do đó, hội nhập quốc tế làm giảm bớt sự<br />
“tuyệt đối hoá” độc lập tự chủ: Không những đa số các nước phải tăng cường hợp tác<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
quốc tế (tránh chính sách “tự cung tự cấp”) mà trong quá trình hợp tác quốc tế phải<br />
chấp nhận những ràng buộc đối với hành vi của mình do sự hợp tác mang lại. Cụ thể,<br />
các nước đều phải điều chỉnh chính sách trong quá trình hợp tác quốc tế, bị hạn chế<br />
vì các điều khoản quốc tế ràng buộc, do đó không thể tự ý làm điều mình muốn hoặc<br />
không đếm xỉa đển lợi ích của nước khác. Nói cách khác, hội nhập quốc tế đặt ra<br />
những ràng buộc mới, làm các nước phải có những quan niệm mới về độc lập tự chủ.<br />
Thứ hai, và liên quan tới ý trên, hội nhập quốc tế thậm chí còn có thể hạn chế độc<br />
lập tự chủ (hiểu theo cách truyền thống). Ví dụ như tiến trình nhất thể hoá châu Âu<br />
EU cho thấy các nước thành viên từ bỏ một số yếu tố quan trọng của chủ quyền như<br />
tự chủ tài chính - tiền tệ (đồng tiền chung) kiểm soát lãnh thổ (tự do đi lại trong liên<br />
hiệp) và có chính sách đối ngoại, quốc phòng chung. Ở một khía cạnh khác, hội nhập<br />
quốc tế làm tăng sự lệ thuộc của một số nước vào một số nước khác. Đây là quan<br />
điểm của phái Tân Mác-xít với lý thuyết về sự lệ thuộc (dependency) theo đó các<br />
nước nghèo thuộc vùng ngoại vi càng tham gia hệ thống kinh tế thế giới hiện đại<br />
càng nghèo và lệ thuộc vào các nước giàu ở trung tâm hệ thống do mối quan hệ kinh<br />
tế này về bản chất là không bình đẳng, có lợi cho nước giàu. Cuối cùng, hội nhập<br />
quốc tế góp phần phân hoá xã hội của từng nước: lợi ích từ việc hội nhập khác nhau<br />
đối với các nhóm khác nhau trong một xã hội, và từ đó góp phần khoét sâu mâu<br />
thuẫn trong nội bộ các nước, đưa tới việc giảm đồng thuận nội bộ về cách hiểu về lợi<br />
ích quốc gia cũng như phương cách thực hiện lợi ích quốc gia. Lợi ích nhóm dường<br />
như nổi trội hơn, từ đó làm cho quá trình quyết sách trở nên phức tạp và khó khăn<br />
hơn, nhất là trong trường hợp lợi ích nhóm trong một nước lại tìm được đồng minh ở<br />
bên ngoài. Thảo luận trong chuyên ngành kinh tế chính trị học về vai trò của các<br />
công ty đa quốc gia đã đưa ra nhiều ví dụ: không có khái niệm yêu nước trong các<br />
công ty đa quốc gia cũng như ở nhiều nước, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia cạnh<br />
tranh gay gắt về chủ quyền với các chính phủ của các nước mà ở đó nó đang hoạt<br />
động. Như vậy, hội nhập quốc tế đem lại những quan niệm mới về độc lập chủ<br />
quyền, đưa đến những yếu tố mới làm giảm cố kết nội bộ, và do đó có thể có tác<br />
động tiêu cực tới việc củng cố độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia.11<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Thậm chí cả khái niệm về trung thành, yêu nước cũng bị thách thức. Trong các công ty<br />
đa quốc gia, khái niệm về quốc gia đã bị xoá nhoà trước mô hình hệ thống sản xuất toàn<br />
cầu.<br />
<br />
<br />
11<br />
Thay lời kết luận: Các tình huống kết hợp giữa độc lập tự chủ và hội nhập<br />
quốc tế<br />
<br />
Hội nhập nhiều Hội nhập ít<br />
<br />
Trường hợp tốt nhất: nước độc lập và giàu Trường hợp hãn hữu: nước giữ được độc<br />
mạnh, có quan hệ với nhiều nước và gắn lập tự chủ nhưng ít hội nhập, thường đi<br />
kết kinh tế với khu vực và thế giới tốt, và theo hướng biệt lập, tự cung/tự cấp do đó<br />
Độc lập tự<br />
do đó khả năng giữ độc lập tự chủ cao vì có độc lập nhưng yếu về nhiều mặt, và vì<br />
chủ cao<br />
vừa có tiềm lực nội tại và vừa có ràng thế khả năng giữ độc lập tự chủ không<br />
buộc và đan xen lợi ích với các nước khác. cao.<br />
<br />
<br />
<br />
Trường hợp đã và có thể xảy ra: nước hội Trường hợp mất nước: mất khả năng<br />
nhập nhiều nhưng không có lợi thế so quản lý đất nước do không hội nhập,<br />
sánh, không có chiến lược xây dựng lợi không đa dạng quan hệ, do đó bị suy yếu<br />
Độc lập tự<br />
thế cạnh tranh, do đó không phát triển, và lệ thuộc vào một nước khác.<br />
chủ thấp<br />
vẫn nghèo và yếu, do đó luôn lệ thuộc<br />
vào nước khác hoặc vào các tập đoàn đa<br />
quốc gia hoạt động ở nước đó.12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Ngoại lệ cho trường hợp này: các nước hội nhập ở mức rất cao và tình nguyện hi sinh<br />
chủ quyền, xây dựng liên hiệp như EU.<br />
<br />
<br />
12<br />