intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Cách tiếp cận ngưỡng nợ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

23
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng ngưỡng (Hansen, 1999) và phương pháp OLS dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam từ năm 1986-2021, để phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam: Cách tiếp cận ngưỡng nợ

  1. QUAN HỆ NỢ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN NGƯỠNG NỢ Lê Hoàng Đức1 Tóm tắt: Tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát ở nước ta, vấn đề đặt ra là làm sao để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu này thì chính sách tài khóa mở rộng được ưu tiên lựa chọn, tuy nhiên chính sách đó lại làm nợ công gia tăng. Vậy thì ngưỡng nợ công nào tối ưu cho tăng trưởng kinh tế nước ta? Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa nợ công đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng ngưỡng (Hansen, 1999) và phương pháp OLS dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian của Việt Nam từ năm 1986-2021, để phân tích tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu tìm ra ngưỡng nợ công/GDP tối ưu cho tăng trưởng kinh tế là 54,9%, và vùng ngưỡng công tích cực cho tăng trưởng kinh tế là: [45,29%, 55,7%]. Kết quả trên hàm ý rằng, Chính phủ cần thực hiện kỷ luật tài khóa để kiểm soát nợ công nằm trong ngưỡng cho phép để không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Nợ công, ngưỡng nợ, tăng trưởng kinh tế. 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát trên quy mô toàn cầu, vấn đề đặt ra đối với các quốc gia là làm sao để phục hồi kinh tế nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên thì ưu tiên lựa chọn chính sách của các Chính phủ là mở rộng chính sách tài khóa. Chính sách này đòi hỏi Chính phủ cần một nguồn lực lớn về tài chính, trong khi đó, dịch bệnh đã làm nguồn thu của đất nước bị suy giảm. Chính vì lý do này, tình trạng cán cân ngân sách rơi vào thâm hụt nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nợ công của đất nước gia tăng nhanh và có nguy cơ vượt ngưỡng cho phép. Theo Eaton (1993) cho rằng một quốc 1 Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên. Email: duclh.py@hvnh.edu.vn
  2. Phần 2. KINH TẾ HỌC 443 gia đi vay nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra mất cân bằng giữa các thế hệ, và có thể gây ra sự chuyển giao nguồn lực giữa hiện tại và tương lai. Đồng thời, khi nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ làm chậm sự tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, việc vay nợ là cần phải có trong giai đoạn đầu của sự phát triển đặc biệt là trong bối cảnh các nền kinh tế bị tổn thương do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Việc quản lý nợ thông qua ngưỡng nợ mang tính trực quan và là công cụ quan trọng được sử dụng phổ biến của các Chính phủ, tuy nhiên việc quản lý nợ cần phải xem xét thêm các yếu tố ngoài ngưỡng nợ như: cơ cấu nợ, khả năng trả nợ trong tương lai, mục đích việc sử dụng nguồn vốn vay, đảm bảo được niềm tin của thị trường và có chiến lược quản lý nợ hợp lý. Nhưng, xét cho cùng thì quản lý nợ công nhằm mục đích đảm bảo mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế. Vậy thì, ngưỡng nợ công nào là an toàn cho nền kinh tế của nước ta? Trước bối cảnh Việt Nam cũng đang đối mặt với xu hướng nợ công gia tăng nhanh chóng cả số tuyệt đối lẫn tương đối do dịch bệnh COVID-19 gây ra. Nghiên cứu này giúp tìm được ngưỡng nợ công tích cực đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, từ đó cung cấp cơ sở để Chính phủ có thể quản lý nợ công mà không tác động tiêu cực đến nền kinh tế. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về nợ công và tăng trưởng kinh tế 2.1.1. Lý thuyết nợ công Nợ công là một khái niệm tương đối phức tạp, thường được hiểu là nợ ở khu vực công. Theo luật quản lý nợ công quy định nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương (Quốc hội, 2009) trong đó: “Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
  3. 444 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.” Hình 1. Cấu trúc hình thành nợ công tại Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp tác giả từ Bộ Tài chính (MOF), báo cáo của Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp 8, Quốc hội khóa 13, WB) Nợ công không phải là xấu đối với nền kinh tế của một đất nước. Nhu cầu đầu tư lớn của Chính phủ trong khi ngân sách hạn hẹp, đã buộc chính phủ phải đi vay mượn. Nợ công đã làm gia tăng nguồn lực của quốc gia để phát triển cơ sở hạ tầng, và chi tiêu của Chính phủ. Nó còn khai thác tối đa nguồn vốn ưu đãi trong nước và ngoài nước để tăng đầu tư. Tuy nợ công hỗ trợ mạnh mẽ cho chính sách tài khóa, nhưng nợ công phản tác dụng khi kỷ luật tài chính lỏng lẻo, thể chế chính trị gây ra tham nhũng và lãng phí các nguồn lực quốc gia. Ngoài ra, khi nợ công gia tăng quá ngưỡng cho phép sẽ gây áp lực lên chính sách tiền tệ, vì thế quản lý nợ công cần phải phối hợp nhịp nhàng với nhiều chính sách khác để mang lại hiệu quả cao nhất.
  4. Phần 2. KINH TẾ HỌC 445 2.1.2. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách bền vững của sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động (Kuznets, 1971). Khái niệm của North và Thomas (1993) thì tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số. Các chỉ số đo lường tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita). Tăng trưởng kinh tế trong dài hạn sẽ tạo ra tiến bộ về kinh tế xã hội ở đất nước. Đồng thời, cơ cấu kinh tế xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ. Tăng trưởng kinh tế giúp Việt Nam nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, và đô thị hóa. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế còn tạo ra nhiều hàng hóa, chất lượng dịch vụ cải thiện, gia tăng năng lực và hiệu quả của nền kinh tế, từ đó tạo cơ sở cho tiến bộ xã hội. Phát triển và tăng trưởng kinh tế hiện đại đề cập đến thu nhập đầu người, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu tăng trưởng kinh tế (Kuznets, 1971). Vì vậy, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Ở nước đang phát triển như Việt Nam, nếu không có mức tăng trưởng cao và liên tục thì khó có thể cải thiện đời sống kinh tế xã hội của đất nước và có thể tụt hậu xa so với thế giới. Vậy, tăng trưởng kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đất nước, thế nên việc nghiên cứu vấn đề nợ công và tăng trưởng kinh tế là cần thiết, qua đó làm cơ sở để đề xuất các chính sách phù hợp, giúp Việt Nam tăng trưởng cao và bền vững. 2.1.3. Khung lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Bài viết dựa trên lý thuyết nợ quá mức về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết nợ quá mức được sử dụng trong tài chính quốc tế bởi 2 nhà kinh tế Sachs (1989) và Krugman (1988) khi nghiên cứu về cuộc khủng hoảng nợ. Lý thuyết này cho rằng, nếu đất nước đi vay nợ một cách hợp lý sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế,
  5. 446 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi. Tuy nhiên, mức nợ tích lũy cao sẽ nguy hại đến tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết “debt overhang” cho rằng nếu mức nợ cao vượt quá tới hạn nhất định sẽ làm rò rỉ một lượng vốn để trả nợ, mà điều này làm giảm đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lo ngại nợ quá mức sẽ buộc Chính phủ phải tăng thuế trong tương lai, nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, vì vậy nó tác động đến tâm lý đầu tư hiện tại. Nợ quá mức cũng ảnh hưởng đến hoạt động cải cách bộ máy của Chính phủ, đặc biệt là tác động đến sự ổn định tài chính công.  Đường cong Laffer giảm nợ (Krugman, 1988) Hình 2. Đường Laffer giảm nợ (Nguồn: Tác giả vẽ lại từ mô hình của P. Krugman (1988)) Đường cong (CLRD) là đường Laffer giảm nợ, cho thấy tổng nợ quốc gia càng lớn thì áp lực trả nợ gia tăng. Khi các quốc gia rơi vào phía đường cong RD, nợ tác động tiêu cực đến đầu tư, và khả năng cải thiện hành chính, từ đó tăng trưởng kinh tế giảm. Tóm lại, qua đường cong Laffer về nợ ta thấy, ở mức độ nợ an toàn sẽ tốt cho tăng trưởng kinh tế, còn nếu nợ quá mức thì khả năng trả nợ giảm vì tăng trưởng kinh tế giảm.
  6. Phần 2. KINH TẾ HỌC 447 2.2. Tổng quan nghiên cứu 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Các lý thuyết đặc biệt là thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là tương đối ít trên thế giới. Chủ yếu các nghiên cứu về chủ đề này chỉ nhấn mạnh đến cách thức cơ cấu lại nợ công để phục vụ cho tăng trưởng. Song, đa số các lập luận cho rằng mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế có xu hướng nghịch chiều. Krugman (1988) chứng minh vay nợ vượt ngưỡng cho phép sẽ ảnh hưởng đến quyết định tâm lý của nhà đầu tư trong và ngoài nước, ông xây dựng đường Laffer về trả nợ, để chứng minh, nếu tổng mức nợ gia tăng quá mức thì khả năng trả nợ giảm, khi đó đất nước có thể rơi vào khủng hoảng. Lập luận này đã chứng minh tồn tại mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, song nó tùy thuộc vào ngưỡng nợ. Nghiên cứu tác động của chính sách tài khóa đến nợ công thông qua mô hình tăng trưởng nội sinh (Saint-Paul 1992). Qua đó chính sách tài khóa ảnh hưởng đến mức nợ công của quốc gia. Thực tế, chính sách tài khóa liên quan đến vấn đề thu và chi của Chính phủ, khi nguồn ngân sách không đủ để bù đắp các khoản đầu tư, thì chính quyền phải đi vay mượn từ các nguồn khác nhau để bổ sung nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Do đó, nợ công và chính sách tài khóa có quan hệ chặt chẽ. Nghiên cứu của (Reinhart and Rogoff 2010) sử dụng dữ liệu của 40 quốc gia kéo dài 200 năm với 3700 quan sát nhận thấy rằng: (i) mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng dài hạn là yếu nếu ngưỡng nợ công/ GDP dưới 90% ; (ii) nếu nợ công vượt quá 90% nợ tăng làm tốc độ tăng trưởng GDP giảm. Trong báo cáo của quỹ tiền tệ quốc tế IMF (IMF, public debt and real GDP: revisiting the impact, 4/2022) phân tích dữ liệu về tổng nợ công của 178 quốc gia trong giai đoạn 1995-2020, kết quả cho thấy rằng tác động của việc nợ công gia tăng đến GDP thực tế là tiêu cực và thay đổi tùy thuộc vào các đặc điểm cơ bản như: ngưỡng nợ công xét ở hai khía cạnh đó là mức nợ ban đầu và mức độ gia tăng nợ trong 5 năm trước đó, chiến lược trả nợ quốc gia...
  7. 448 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Nợ công ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau như: lãi suất, chi tiêu của hộ gia đình, đầu tư tư nhân, chi tiêu của Chính phủ, tổng năng suất các yếu tố (TFP), hay quyết định chính sách trong tương lai, tâm lý đầu tư…Trong đó, quan trọng nhất vẫn là ngưỡng nợ công ở mức cho phép thì đảm bảo tăng trưởng kinh tế, khi tỷ lệ nợ công lớn quá ngưỡng cho phép thì tác động ngược lại. 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước Nghiên cứu thực nghiệm về nợ công và tăng trưởng kinh tế ở nước ta là tương đối ít. Bởi vì dữ liệu chuỗi thời gian về nợ công ở Việt Nam ngắn, do đó mức độ tin cậy của nghiên cứu thực nghiệm không cao, và khó đưa ra dự báo cho xu hướng trong tương lai. Ở nước ta cũng có một số nghiên cứu tiêu biểu như: nghiên cứu thực nghiệm về ngưỡng nợ công ở Việt Nam của Sử Đình Thành (2012), ông sử dụng bộ dữ liệu nợ công của VN giai đoạn 1990 - 2011 và dùng mô hình ngưỡng của Hansen (1999), với phương pháp ước lượng OLS. Nghiên cứu đã phát hiện ngưỡng nợ công của VN là 75,8% GDP. Trong bài nghiên cứu này ông sử dụng biến phụ thuộc là tỷ trọng tăng trưởng GDP, và biến độc lập là tỷ lệ nợ công/GDP, với một số biến kiểm soát như: độ mở của nền kinh tế, lạm phát. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này không sử dụng phương pháp test vòng lặp, do đó không khắc phục được nhược điểm bộ dữ liệu nhỏ. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tuấn (2012) sử dụng số liệu nợ công và GDP thực tế của Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2009 để nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Tác giả sử dụng lý thuyết nợ quá mức (debt overhang) và mô phỏng dưới dạng đồ thị bằng đường cong Laffer nợ. Qua bài nghiên cứu cũng phát hiện ra ngưỡng nợ công với GDP thực tối ưu là 65%. Thông qua bài nghiên cứu cũng cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở mức ý nghĩa. Tuy nhiên phương pháp mô phỏng bằng đồ thị và cực trị toán học để tìm ngưỡng nợ không phù hợp với các hàm bậc cao. Ngoài ra, một số bài luận văn thạc sỹ nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trong đó có luận văn Phan Minh XíchTự (2014) sử dụng dữ liệu nợ công của Việt Nam từ năm 1986-2013, và phương pháp hồi quy trễ (ARDL), kết hợp với mô
  8. Phần 2. KINH TẾ HỌC 449 hình VAR, luận văn cho thấy mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế là âm, không có phát hiện mối quan hệ nhân quả. Ngoài ra trong luận văn thạc sỹ của Phạm thị Huyền Trang (2014) sử dụng bộ dữ liệu nợ công của Việt Nam từ năm 1987-2013, sử dụng phương pháp OLS, kết quả của phân tích luận văn cho thấy nợ công và tăng trưởng tồn tại mối quan hệ phi tuyến, và ngưỡng nợ công tối đa của Việt Nam là 62.61%. Nghiên cứu của Hoàng Khắc Lịch (2018) sử dụng Panel Data của 58 nước phát triển và các nước đang phát triển. Kết quả phân tích cho thấy, tăng trưởng bị kìm hãm bởi nợ công. Nghiên cứu còn cho thấy kế hoạch chi tiêu ngân sách hợp lý giúp kiểm soát tác động của nợ công tới tăng trưởng kinh tế, cụ thể nếu nhà nước duy trì chi tiêu tiêu dùng trên mức 14-16% thì nợ công sẽ có tác động tích cực. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như năng suất yếu tố tổng hợp, thương mại và đầu tư công có tác động kích thích tăng trưởng ở các mẫu được quan sát. Các nghiên cứu thực nghiệm về nợ công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam có nhược điểm lớn nhất là chuỗi số liệu thời gian tương đối ngắn (dưới 30 quan sát). Ngoài ra, nguồn số liệu thu thập không phản ánh đầy đủ tình hình nợ công của nước ta, do vậy, việc sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá nợ công tại Việt Nam thường có độ chệch nhất định. Song, các nghiên cứu trong nước cũng đã bước đầu đánh giá tình hình thực tế nợ công của Việt Nam, và khuyến nghị chính sách hữu ích cho Chính phủ trong điều tiết nền kinh tế vĩ mô của đất nước. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Xây dựng mô hình nghiên cứu: Về mặt thực nghiệm, để đánh giá tác động của nợ công đối với tăng trưởng kinh tế, đa số các nghiên cứu dựa trên một số cơ sở lý thuyết như: lý thuyết nợ quá mức, lý thuyết cân bằng David Ricardo, hay các lý thuyết tân cổ điển. Bài viết này dựa vào lập luận về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế để đánh giá ảnh hưởng của nợ quá mức đối với nền kinh tế (Krugman, 1988), (Reinhart & Rogoff, 2010). Bài viết sẽ đưa gánh nặng nợ công như một biến trong hàm sản xuất CooB-Douglass (1928) được đề xuất bởi Cunningham (1993). Bởi vì gánh nặng nợ có vai trò quan trọng đối với năng suất của vốn và lao
  9. 450 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... động. Rõ ràng một quốc gia mang gánh nặng nợ lớn đòi hỏi phải phân bổ nguồn lực để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, do đó quyết định đến việc làm của người lao động và vốn trong hàm sản xuất. Do đó, khi đưa biến nợ vào mô hình sản xuất cổ điển với mục tiêu là giải thích mối quan hệ gánh nặng nợ và tăng trưởng kinh tế: Y = f (K, L, Nợ) (PT 1) Trong đó: Y = sản lượng của nền kinh tế, K = trữ lượng vốn, L = lực lượng lao động, Nợ = gánh nặng nợ công của quốc gia được đánh giá qua “nợ công/ GDP”. Tuy nhiên, giả định của hàm sản xuất trên là năng suất không đổi theo quy mô, các yếu tố đầu vào là không đổi, công nghệ không ảnh hưởng đến tăng trưởng tại thời điểm đang xét (tức công nghệ trung tính) Từ phương trình (PT1), dựa trên lý thuyết giảm nợ (đường cong laffer nợ) của P. Krugman (1988) bài viết đề xuất mô hình đánh giá tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế như sau: GDPPCAgrowtht = + β1 Log ( Debt / GDPt ) + βi xi + ε i α (PT 2) Để đánh giá tác động của nợ quá mức, bài viết cần xây dựng ngưỡng nợ tối ưu của nền kinh tế. Phương trình (2) được biến đổi theo độ ngưỡng của nợ như sau: với Z là ngưỡng nợ công so với GDP tối đa (PT 3) với Y là ngưỡng nợ công so với GDP tối thiểu (PT4) với Y đến Z là vùng ngưỡng nợ công so với GDP tích cực cho tăng trưởng (PT5) Trong đó:  GDPPCAgrowtht là tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm t làm biến độc lập, đánh giá mức độ tăng trưởng của nền kinh tế;
  10. Phần 2. KINH TẾ HỌC 451  Log(Debt/GDPt) là logarit nepe của tỷ lệ nợ công/GDP tại thời điểm t, biến này đánh giá mức độ thay đổi của nợ công so với GDP.  Xi: là các biến kiểm soát của mô hình  εt: là phần dư của mô hình  α: là hệ số chặn của mô hình Các biến kiểm soát của mô hình được đề xuất ở (Bảng 1) gồm: POPRATE: là tốc độ tăng dân số. Tốc độ tăng trưởng dân số thực sự ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, bởi vì, khi tốc độ tăng dân số cao hơn mức tăng sản lượng của nền kinh tế tạo ra thì tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Vì vậy, kỳ vọng dấu của tốc độ tăng trưởng dân số là âm; Log(investment): là logarit nepe của tỷ lệ đầu tư so với GDP, được sử dụng làm biến kiểm soát để cho thấy tác động nhỏ hơn của nợ vào tăng trưởng kinh tế. Rõ ràng, một phần nợ công ảnh hưởng đến nền kinh tế qua đầu tư. Tỷ lệ đầu tư càng cao dẫn đến sự tích lũy vốn vật chất cũng gia tăng trong nền kinh tế. Sử dụng logarit nêpe của tỷ lệ đầu tư để cho thấy tỷ lệ tăng đầu tư sẽ tác động đến tăng trưởng. Kỳ vọng dấu của log tỷ lệ đầu tư là dương; THNS: là biến thâm hụt ngân sách của Chính phủ/GDP, được kỳ vọng là tác động âm đến tăng trưởng, nó phản ánh những công tác quản lý của Chính phủ, và tình hình của nền kinh tế vĩ mô thực tại. Thâm hụt ngân sách thể hiện tình trạng cán cân ngân sách của đất nước, nó có mối quan hệ với nợ công, và tăng trưởng kinh tế; Openess: là biến độ mở thương mại cũng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, vì nâng cao năng suất thông qua chuyển giao kiến thức, chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Độ mở thương mại còn có quan hệ mật thiết đến cán cân vãng lai của đất nước, do đó, nó thể hiện tác động của ngoại thương đến tình hình kinh tế trong nước, và đồng thời cán cân vãng lai cũng ảnh hưởng đến nợ công; Inflation: lạm phát được sử dụng như biến kiểm soát của mô hình để đánh giá mức độ trượt giá của khoản nợ công. Lạm phát có mối quan hệ mật thiết với tăng trưởng kinh tế, và các chính sách quản lý nợ của Chính phủ. Kỳ vọng dấu của lạm phát với tăng trưởng kinh tế là đồng biến.
  11. 452 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (OLS), kết hợp với ước lượng ngưỡng của Hansen (1999) chạy vòng lặp (5000 lần) để cho thấy rõ hơn mối quan hệ của nợ công và tăng trưởng theo cách tiếp cận ngưỡng. Với điểm mới này, bài nghiên cứu đã khắc phục được những yếu điểm hạn chế số liệu như các bài nghiên cứu trước đó. 2.3.2. Mô tả dữ liệu Từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế (1986) đến nay đã hơn 35 năm, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam biến động liên tục. Vào năm 1990 nợ công ở Việt Nam rất cao, bởi vì toàn bộ số nợ được cộng dồn trước đó và chuyển đổi nợ từ đồng rúp sang đồng USD. Sau đó các khoản nợ ngày càng giảm, một phần vì số nợ được trả và xóa, mặc khác giá trị GDP và xuất khẩu ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ nợ giảm. Những năm gần đây tỷ lệ nợ công đang gia tăng trở lại do nhu cầu đầu tư cho xã hội tăng cần phải vay mượn từ trong nước và nước ngoài. 500 9 450 8 % TỐC ĐỘ TĂNG GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI 400 7 350 6 300 5 250 4 200 % NỢ CÔNG /GDP 3 150 2 100 50 1 0 0 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 debtgdp GDPPCA growth Hình 3. Nợ công/GDP và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người (Nguồn: Tác giả vẽ từ số liệu Ngân hàng Thế giới, chỉ số nợ công 1986-2010 (Thành, 2012), chỉ số nợ công từ năm 2010 -2020 bản tin nợ công số 7, 9, 10, 11, 12, 13 Bộ Tài chính) Trước khi thực hiện ước lượng, nghiên cứu thực hiện kiểm tra các tính chất của dữ liệu, bằng thống kê mô tả, kiểm tra tính dừng của từng biến trong mô hình.
  12. Bảng 1. Tổng hợp mô tả dữ liệu trong mô hình và kỳ vọng dấu Kỳ vọng dấu Tên biến Giải thích biến Nguồn thu thập Nghiên cứu đề xuất trong mô hình Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người Phần 2. KINH TẾ HỌC GDPPCAt − GDPPCAt −1 GDPPCAgrowth = *100% GDPPCAt −1 Reinhart and Rogoff GDPPCAgrowth Với thu nhập bình quân đầu người là GDPPCA (2010) GDP Sử Đình Thành (2012) GDPPCA = pop (GDP: tổng sản phẩm quốc nội, pop là dân số) WB Chỉ số nợ công 1986-2010 Reinhart and Rogoff LOG (Thành, 2012), chỉ số nợ Logarit nepe của % nợ công so với GDP (2010) (DEBTGDP) công từ năm 2010 -2020 bản Sử Đình Thành (2012) tin nợ công số 7, 9, 10, 11, 12, 13 Bộ Tài Chính +/- Sử Đình Thành Inflation % tỷ lệ lạm phát (2012); Phan Minh WB Xích Tự (2014) + LOG Reinhart and Rogoff (Investment/ Logarit nepe của tỷ lệ đầu tư so với GDP + (2010); IMF(2022) GDP) IMF, WB 453
  13. Kỳ vọng dấu 454 Tên biến Giải thích biến Nguồn thu thập Nghiên cứu đề xuất trong mô hình Reinhart and Rogoff Poprate Tốc độ tăng dân số hàng năm (2010); Nguyễn Hữu - WB Tuấn (2012) OPENESS Độ mở của nền kinh tế là tổng giá trị xuất và WB Sử Đình Thành nhập khẩu so với GDP (2012); Phạm thị + Huyền Trang (2014) THNS Thâm hụt ngân sách nhà nước so với GDP GSO Reinhart and Rogoff (2010); Hoàng - Khắc Lịch (2018); IMF(2022) (Nguồn: Tổng hợp mô tả dữ liệu và kỳ vọng của tác giả) KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH...
  14. Phần 2. KINH TẾ HỌC 455 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Ước lượng ngưỡng nợ công tối ưu cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam Dựa vào lý thuyết nợ quá mức, nghiên cứu xây dựng ngưỡng nợ tối ưu của nền kinh tế thông qua phương pháp tìm ngưỡng của Hansen (1999) và chạy số lần lặp lại của mô hình 5000 lần. Tác giả tìm ra ngưỡng nợ công/GDP của Việt Nam theo mô hình (2) là gần bằng 55%1. Bảng 2. Xác định ngưỡng nợ công tích cực đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, và so sánh với nghiên cứu khác Giá trị ngưỡng nợ công/GDP Sử Đình Thành Reinhart and Tác giả tính toán (2012) Rogoff (2010) Giá trị ngưỡng tích cực 54.9% 75,8% 90% Vùng ngưỡng tích cực với khoảng tin cậy 95% [45.29,55.7] (Nguồn: Tính toán của tác giả) 3.2. Kết quả ước lượng OLS theo giá trị ngưỡng nợ Từ số liệu của mẫu nghiên cứu, tiến hành ước lượng mô hình (PT 3), (PT 4), (PT 5). Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc là tốc độ tăng GDP bình quân đầu người như sau: Bảng 3. Kết quả ước lượng mô hình giữa tăng trưởng kinh tế với nợ công so với GDP Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (OLS) phương trình 5 Tên biến phương trình 3 phương trình 4 45.29%
  15. 456 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Poprate 11.57635*** 2.551999* 1.622162 OPENESS 0.045746*** -0.02394 0.001524 THNS 0.297019*** 0.024769 0.2189 Hệ số chặn ( C) -7.65172 -54.9402 4.477714 R 2 0.7838 0.9931 0.5010 Ghi chú: *** p
  16. Phần 2. KINH TẾ HỌC 457 Bảng 4. Chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam Nợ công so với Nợ Chính phủ so Nợ nước ngoài so Chỉ tiêu GDP (%) với GDP (%) với GDP (%) 2010 56,3 44,6 42,2 2011 54,9 43,2 41,5 2012 50,8 39,4 37,4 2013 54,5 42,6 37,4 2014 58,0 42,6 37,4 2015 61,0 49,2 42,0 2016 63,6 52,6 44,7 2017 62,5 51,8 45,2 2018 58,4 50,0 46,0 2019 56,1 49,2 45,8 2020 54.3 48.5 47.1 Tầm nhìn 2030 60,0 50,0 45,0 (Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các bản tin nợ công của Bộ Tài chính) Tóm lại, với tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, việc khôi phục nền kinh tế nhanh và bền vững sau đại dịch là cấp thiết. Song, việc kiểm soát tỷ lệ nợ trong ngưỡng cho phép là rất khó, nguyên nhân vì: dịch bệnh làm tổn hại và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời các khoản nợ được tích lũy thông qua thời kỳ dịch tăng dần. Do đó, để kiểm soát nợ công trong ngưỡng và an toàn thì Chính phủ còn phải xem xét thêm những yếu tố khác như: cơ cấu nợ, khả năng trả nợ trong tương lai, mục đích việc sử dụng nguồn vốn vay, đảm bảo được niềm tin của thị trường, và có chiến lược quản lý nợ hợp lý. Kết quả ngưỡng nợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế cho thấy với điều kiện hiện tại của đất nước thì Chính phủ nên đảm bảo nợ ở mức ngưỡng cho phép. Trong tương lai, nếu đất nước có những thay đổi về thể chế, chiến lược quản lý nợ hợp lý… thì ngưỡng nợ sẽ cao hơn. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Thông qua nghiên cứu, ta nhận thấy có 3 vấn đề liên quan đến quan hệ nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như sau:
  17. 458 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... Thứ nhất, nghiên cứu tìm ra ngưỡng nợ công/GDP tối ưu cho nền kinh tế là 54,9%; tồn tại vùng ngưỡng nợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế là [45,29%, 55,7 %] đối với tỷ lệ nợ công so với GDP. Kết quả ước lượng cho thấy khi nợ công nằm ngoài vùng ngưỡng cho phép thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Chúng ta thấy được, khi nợ công/GDP vượt ngưỡng 55,7% sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Ngoài ra, giá trị ngưỡng tìm được ở Bảng 2 và so sánh với chỉ tiêu nợ công của Việt Nam đến năm 2030 là thấp hơn. Tuy nhiên, nếu nước ta có sự thay đổi về thể chế, chính sách quản lý nợ hợp lý thì ngưỡng nợ công sẽ được gia tăng trong tương lai. Nhưng, chúng ta không chủ quan với những con số hiện tại, vì xu hướng nợ công/GDP của Việt Nam đang gia tăng kể từ sau đại dịch đến nay và đang vượt ngưỡng cho phép, do đó kiểm soát nợ công trong ngưỡng cho phép là rất khó khăn. Thứ hai, qua kết quả ước lượng OLS, ta thấy biến nợ công/GDP vượt ngưỡng 55,7% sẽ có tác động tiêu cực với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, khi nợ công/GDP nằm dưới mức 55,7% thì tác động của tăng trưởng kinh tế nợ công không có ý nghĩa thống kê. Thứ ba, thâm hụt ngân sách, tốc độ tăng dân số, độ mở của nền kinh tế tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế nếu nợ công vượt ngưỡng nợ cho phép. Riêng lạm phát luôn tác động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế dù nợ công ở bất kỳ mức nào. Kết quả ước lượng cho thấy, nếu nợ công/GDP > 55,7%, khi thâm hụt ngân sách tăng 1% thì về mặt trung bình tăng trưởng kinh tế tăng 0,29%. Độ mở nền kinh tế thay đổi 1 đơn vị thì tăng trưởng kinh tế tăng 0,04%. Tốc độ tăng dân số thay đổi 1 đơn vị thì tăng trưởng kinh tế tăng 11,5%. Một điểm đặc biệt, lạm phát luôn tác động ngược chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế dù ngưỡng nợ công ở bất kỳ ngưỡng nào. Tóm lại, giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế thật sự có mối quan hệ, và mối quan hệ tùy thuộc vào ngưỡng nợ. Nền tảng của quản lý nợ phải xuất phát từ cải cách thực sự của bộ máy nhà nước, đề ra chiến lược quản lý nợ rõ ràng, tạo niềm tin cho thị trường.
  18. Phần 2. KINH TẾ HỌC 459 4.2. Khuyến nghị Trước bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta đang rất phức tạp do dịch bệnh COVID-19 gây ra, nước ta đang gặp phải những nguy cơ và khó khăn trong việc quản lý, huy động, và sử dụng nguồn lực từ trong và ngoài nước. Điều này gây ra sự gia tăng liên tục nợ công những năm gần đây và trong cả tương lai gần. Trong khi đó, việc tăng trần nợ công dường như là ý kiến chủ quan của Chính phủ phục vụ cho một nhóm thiểu số trong nền kinh tế. Qua phân tích, tác giả xin đề xuất khuyến nghị về việc quản lý nợ công tốt phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định là “thiết lập kỷ luật tài chính để kiểm soát nợ công/GDP dưới mức 54,9% /GDP, tốt nhất là nằm trong vùng nợ [45,29%,55,7 %]”. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy ngưỡng nợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế đối với Việt Nam là 54,9% và vùng ngưỡng cho phép là [45,29%, 55,7%] so với GDP. Tuy mức nợ công/GDP hiện nay là 55.3%1 vẫn nằm trong vùng ngưỡng cho phép, nhưng cao hơn mức nợ tối ưu cho tăng trưởng kinh tế. Theo phân tích ở trên thì Việt Nam rất khó kiểm soát xu hướng tăng của nợ công trong tương lai gần do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID gây ra, vì vậy, ngay bây giờ Việt Nam phải có chiến lược kiểm soát nợ hợp lý, kết hợp với sự phối hợp nhịp nhàng các chính sách của Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ cần điều chỉnh các chỉ tiêu khác như giảm bội chi ngân sách đặc biệt là chi thường xuyên, giảm nguồn vay mới, cơ cấu lại nguồn nợ, kích thích sản xuất hàng hóa trong nước và hướng đến tăng xuất khẩu…để đưa mức nợ công/GDP dưới mức ngưỡng mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Ngoài ra, trong dài hạn Việt Nam cần cải thiện về thể chế, chất lượng quản trị, hay giảm tham nhũng thì ngưỡng nợ công được gia tăng, từ đó tạo dư địa tốt cho tăng trưởng kinh tế. Thống kê của MOF nợ công của Việt Nam năm 2021 là 55,3% nếu so theo GDP 1 tính theo phương pháp cũ, Nếu điều chỉnh theo GDP mới thì nợ công/GDP là 43,7%.
  19. 460 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg về Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia. Hà Nội: Chính phủ. 2. Hoàng Khắc Lịch (2018), “Ảnh hưởng nợ công đến tăng trưởng kinh tế”. Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, 32-41. 3. Quốc hội (2009), Văn bản Luật số 29/2009/QH12 quy định về quản lý nợ công bao gồm các khoản nợ của Chính phủ, Chính phủ bảo lãnh, và nợ chính quyền địa phương. 4. Thành, P. S. (2012), “Ngưỡng nợ công nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam”. Tạp chí Phát triển kinh tế (257), 20-26. 5. Tự, P. M. (2014), Nợ công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế TP. HCM. 6. Cobb, C. W., & Douglas, P. H. (1928), a theory of production. The American Economic Review, 139-165. 7. Cunningham, R. (1993), The Effects of Debt Burden on Economic Growth in Heavily Indebted Nations. Journal of Economic Development, 115-126. 8. Eaton, J. (1993), Sovereign Debt: A Primer. World Bank Economic Review, 137-172. 9. Hansen, B. E., (1999), Threshold effects in non-dyamic pannel: estimation, testing and inference. Journal of econometrics. 10. IMF. (2011), Public Sector Debt Statistics Guide for Compilers and Users. Paper. 11. IMF. (4/2022), public debt and real GDP: revisiting the impact. washington DC: IMF Working Papers. 12. Krugman, P. (1988), Financing vs. forgiving a debt overhang: Some analytical issues. NBER Working Paper No. 2486. 13. Krugman, P. R. (1988), MARKET BASED DEBT REDUCTION SCHEMES. Cambridge, MA 02138: NATIONAL BUREAU OF ECONOMIC RESEARCH. 14. Kuznets, S. (1971), Modern Economic Growth: Findings and Reflections. 15. Mankiw, G. (2003), priciple of economics. 16. Modigliani, F. (1961), Long-Run Implications of Alternative Fiscal Policies and the Burden of the National Debt. Economic Journal, 71(284), 730-755.
  20. Phần 2. KINH TẾ HỌC 461 17. North, D. C., & Thomas, R. P. (1993), Economic Performance through Time. 18. Perkins, D. H. (2001), kinh tế học của sự phát triển. havard university. 19. Pesaran, H., & Shin, Y. (1995), Autoregressive Distributed Lag Modelling Approach to Cointegration Analysis. DAE Working Paper Series No. 9514, Department of Applied Economics, University of Cambridge. 20. Reinhart, C. M., & Rogoff, K. S. (2010), Growth in a Time of Debt. NBER Working, Paper No. 15639. 21. WB. (2012). Global development finance - external debt of developing countries. 91. THE RELATIONSHIP BETWEEN PUBLIC DEBT AND ECONOMIC GROWTH: ANALYSIS FROM DEBT THRESHOLD Abstract: The COVID-19 has been basically controlled, the question for countries is how to recover quickly and sustainably. Meanwhile, the COVID-19 has reduced revenue but has to increase spending. Therefore, public debt dramatically increased and trending is over the allowable threshold. So what debt threshold is safe for our country’s economy? That’s the reason for the article’s paper. The paper analyzes the relationship between public debt and economic growth in Viet Nam. The article uses the threshold estimation method (Hansen 1999) and OLS method, based on time series data of Vietnam from 1986 to 2021, to analyze the impact of public debt on economic growth. The results show that the optimal public debt threshold for economic growth is 54,9 % for public debt/GDP. Besides, when the public debt is within the allowable threshold, Economic growth is still good, it will negatively affect the economy on the reverse. The paper reveal that the positive thresholds for economic growth are: [45.29%,55.7 %] for publicl debt/GDP. Keywords: Public debt, debt threshold, economic growth.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0