Quản lý cạnh tranh trong kinh tế theo pháp<br />
luật Việt Nam<br />
<br />
Nguyễn Thanh Hiếu<br />
<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Tý<br />
Năm bảo vệ: 2010<br />
<br />
Abstract. Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý cạnh tranh, pháp<br />
luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh. Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung<br />
chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam.Thực<br />
trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Làm<br />
sáng tỏ nhu cầu và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt<br />
động quản lý cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hiện nay<br />
<br />
Keywords. Quản lý cạnh tranh; Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam<br />
<br />
<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Kể từ khi Luật Cạnh tranh 2004 ra đời, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đã có khung pháp<br />
lý để điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Luật Cạnh tranh là<br />
một văn bản pháp luật có tính chất là luật "mẹ" để Nhà nước ta quản lý cạnh tranh. Nói đến Luật<br />
Cạnh tranh là nói đến kinh tế, quản lý cạnh tranh ở đây tất yếu là quản lý cạnh tranh trong kinh tế.<br />
Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh không bao quát hết mọi hoạt động nhằm quản lý cạnh tranh của Nhà<br />
nước. Trong khi đó, nghiên cứu về quản lý cạnh tranh là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ nhưng vô<br />
cùng cần thiết ở Việt Nam. Nghiên cứu về quản lý cạnh tranh là cách nhìn từ một góc độ khác của<br />
pháp luật cạnh tranh nhằm xây dựng thành những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn để Nhà nước ta<br />
thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội, điều tiết thị trường đi theo đúng định hướng. Nghiên cứu<br />
về quản lý cạnh tranh trong kinh tế còn là sự tiếp cận và đánh giá bao quát đối với hệ thống pháp<br />
luật về chính sách cạnh tranh ở nước ta.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Mục đích: Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự hình thành và<br />
phương hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trong kinh tế ở Việt<br />
Nam.<br />
- Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:<br />
+ Nghiên cứu, tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý cạnh tranh, pháp luật điều chỉnh<br />
hoạt động quản lý cạnh tranh;<br />
+ Phân tích làm rõ khái niệm, nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý<br />
cạnh tranh ở Việt Nam;<br />
+ Làm sáng tỏ nhu cầu và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý cạnh<br />
tranh ở Việt Nam.<br />
3. Tình hình nghiên cứu<br />
Trong thời gian qua, pháp luật về cạnh tranh Việt Nam luôn thu hút được sự quan tâm đông<br />
đảo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu<br />
tổng thể nào đối với vấn đề lý luận, khái niệm, chức năng và vai trò của quản lý cạnh tranh trong<br />
kinh tế do đây là một vấn đề mới, phạm vi rộng, khá phức tạp. Bên cạnh đó là phương thức quản<br />
lý, quản lý như thế nào? Giải pháp hiệu quả cho quản lý cạnh vẫn là nội dung gây tranh cãi.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt<br />
Nam bao gồm: cách thức quản lý, cơ quan quản lý, cơ quan xử lý vi phạm, các loại hình phạt đối<br />
với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.<br />
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn nghiên cứu một cách tổng quát các quá trình của quản lý cạnh<br />
tranh từ khâu điều tra đến ra quyết định, xử lý đối với vụ việc cạnh tranh.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp được sử dụng có tính chất bao trùm ở luận văn này là phương pháp duy vật<br />
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, theo đó vấn đề điều chỉnh pháp luật phải<br />
được đặt trong bối cảnh lịch sử, cụ thể của quá trình hình thành và phát triển cơ chế kinh tế thị<br />
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.<br />
- Phương pháp so sánh đối chiếu: giúp cho việc tìm hiểu quan điểm tiếp cận của pháp luật<br />
điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở phương diện quản lý cạnh tranh để tìm ra những ưu<br />
việt và hợp lý của từng chế độ sử dụng. Hơn nữa, với phương pháp này ta còn có thể so sánh<br />
được với pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia để đánh giá những hợp lý, bất cập và đưa ra<br />
giải pháp ở Việt Nam.<br />
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, thu thập, tổng hợp và phân tích số<br />
liệu để làm rõ những nội dung liên quan.<br />
6. Những đóng góp mới của luận văn<br />
Thứ nhất: luận văn đưa ra được những vấn đề lý luận hoàn toàn mới là khái niệm về hoạt<br />
động quản lý cạnh tranh, pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh.<br />
Thứ hai: Có phân tích và đánh giá, đề xuất đối với cách thức quản lý cạnh tranh - nội dung vô<br />
cùng quan trọng để nhận biết pháp luật về quản lý cạnh tranh, góp phần tạo nên hiệu quả cho hoạt<br />
động quản lý cạnh tranh.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3<br />
chương:<br />
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động quản lý cạnh tranh và pháp luật điều chỉnh<br />
hoạt động quản lý cạnh tranh;<br />
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt Nam hiện<br />
nay;<br />
Chương 3: Một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động<br />
quản lý cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam hiện nay.<br />
<br />
Chương 1<br />
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
1.1. Khái quát về hoạt động quản lý cạnh tranh<br />
1.1.1. Khái niệm hoạt động quản lý cạnh tranh<br />
Quản lý cạnh tranh tốt thì lợi ích của người tiêu dùng, của doanh nghiệp và nhà nước được<br />
đảm bảo. Chủ thể của quản lý cạnh tranh là Nhà nước theo phương thức truyền thống sẽ sử dụng<br />
pháp luật làm công cụ để thực hiện.<br />
Cạnh tranh diễn ra trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống con người và cạnh tranh trong<br />
kinh tế là một loại cạnh tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu là hành vi của các doanh<br />
nghiệp kinh doanh cùng loại hàng hóa hoặc những hàng hóa có thể thay thế cho nhau nhằm tiêu<br />
thụ hàng hóa hoặc dịch vụ trên một thị trường. Đối với khái niệm kinh tế, đây là khái niệm rộng<br />
hơn kinh doanh. Lĩnh vực kinh tế của một quốc gia bao gồm các ngành dịch vụ như đa dạng như:<br />
hàng không, ngân hàng, bảo hiểm, phân phối xăng dầu, viễn thông…; các ngành sản xuất như xi<br />
măng, sắt thép, phân bón hóa học, sữa… Các ngành kinh tế có vai trò thiết thực đối với cuộc sống<br />
của con người nói riêng và sự phát triển của kinh tế đất nước nói chung. Các ngành kinh tế của<br />
nước ta hiện diện ở trong nhiều thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản<br />
nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sự đa dạng của ngành nghề, các thành phần kinh tế<br />
và những đặc trưng của kinh tế thị trường đã tạo ra sự cạnh tranh trong kinh tế mà nền kinh tế thị<br />
trường hiện nay tồn tại rất nhiều những mặt trái (sự cạnh tranh không lành mạnh, sự độc quyền của<br />
một số doanh nghiệp đối với những ngành nghề khác nhau). Sự quản lý đối với hoạt động cạnh tranh<br />
góp phần làm nâng cao hiệu lực thực thi của Luật Cạnh tranh. Việt Nam đã có chế định pháp lý riêng<br />
để điều chỉnh các quan hệ, hành vi cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc<br />
quyền trong kinh tế. Luật Cạnh tranh 2004 cùng các văn bản hướng dẫn là là khuôn khổ pháp lý cho<br />
hoạt động quản lý cạnh tranh có phạm vi tác động liên quan đến cả nền kinh tế, điều chỉnh bao trùm<br />
lên các loại hình, các ngành kinh tế. Một số lĩnh vực khác cũng đã có Luật riêng trong đó có những<br />
nội dung điều chỉnh quản lý cạnh tranh trong từng hoạt động của ngành. Như vậy, môi trường pháp<br />
lý cho hoạt động quản lý cạnh tranh đã được thể chế hóa. Từ khi Việt Nam chuyển đổi nền kinh<br />
tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thì mới xuất hiện thuật ngữ<br />
cạnh tranh, cũng từ đó pháp luật nước ta mới bắt đầu tiếp cận với mặt trái của kinh tế thị trường<br />
để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, kể từ khi có sự ra đời của pháp luật cạnh tranh tới<br />
nay, khoa học pháp lý Việt Nam chưa có một định nghĩa nào cụ thể về hoạt động quản lý cạnh<br />
tranh mặc dù khi đề cập tới pháp luật cạnh tranh các nhà nghiên cứu đều xác định được nội dung<br />
của hoạt động này. Theo các chuyên viên của Cục Quản lý Cạnh tranh, hiện tại không có văn bản<br />
nào của các cơ quan nhà nước định nghĩa chính thức về hoạt động quản lý cạnh tranh. Trong<br />
phạm vi của đề tài nghiên cứu, yêu cầu đặt ra là cần xác định rõ bản chất của hoạt động quản lý<br />
cạnh tranh. Khái niệm về hoạt động quản lý cạnh tranh mà tôi đưa ra sau đây dựa trên nền tảng lý<br />
luận về hoạt động quản lý và các yếu tố đặc thù của cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế thị trường<br />
Việt Nam. Mục đích nhằm xây dựng cơ sở lý luận, định hướng cho nội dung cần nghiên cứu của<br />
tổng thể luận văn.<br />
Hoạt động quản lý cạnh tranh là hoạt động của cơ quan được nhà nước trao thẩm quyền<br />
nhằm thực thi pháp luật cạnh tranh, thống nhất từ khâu phát hiện, điều tra đến xử lý hành vi vi<br />
phạm pháp luật về cạnh tranh nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích<br />
cạnh tranh lành mạnh.<br />
Hoạt động quản lý cạnh tranh của Việt Nam luôn luôn đặt tiêu chí phải trên cơ sở tôn trọng<br />
quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển.<br />
- Tính chất của hoạt động quản lý cạnh tranh: là hoạt động gián tiếp, trong quá trình thực hiện<br />
chức năng này, Nhà nước chỉ xuất hiện với tư cách đại diện cho quyền lợi chung của xã hội và<br />
một người cạnh tranh bình đẳng như những người cạnh tranh khác trên thị thường.<br />
- Chủ thể của hoạt động quản lý cạnh tranh: là cơ quan quản lý cạnh tranh, Bộ trưởng Bộ<br />
Công thương, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các điều tra viên, các cơ quan có thẩm<br />
quyền ở địa phương.<br />
- Khách thể của hoạt động quản lý cạnh tranh: cá nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh;<br />
các hành vi gây thiệt hại tới môi trường cạnh tranh hoặc gây trở ngại cho cạnh tranh lành mạnh.<br />
1.1.2.Thiết chế quản lý cạnh tranh<br />
Có thể nhận thấy rằng đối với cạnh tranh thì pháp luật đã có những thiết chế để thực hiện<br />
việc quản lý cạnh tranh. Thiết chế quản lý cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng để phát huy<br />
hiệu quả của việc quản lý cạnh tranh là điều tiết cạnh tranh của nền kinh tế. Ở những quốc gia có<br />
chính sách cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh phát triển đều cho thấy mô hình các thiết chế được sử<br />
dụng phổ biến bao gồm các cơ quan cạnh tranh, tòa án - những cơ quan chủ đạo của hoạt động quản<br />
lý cạnh tranh. Tùy theo truyền thống lập hiến, lập pháp và tình hình cụ thể của mỗi quốc gia mà các<br />
thiết chế được thành lập, đặt tên gọi, phân định thẩm quyền khác nhau. Tuy nhiên, vẫn phải chứa<br />
đựng các yếu tố: hoạt động đảm bảo tính tin cậy cao; phải đảm bảo hoạt động và ra quyết định<br />
một cách độc lập; phải đảm bảo tính minh bạch trong thực thi nhiệm vụ.<br />
Đối với Việt Nam hiện nay, các thiết chế quản lý cạnh tranh rất đa dạng bởi không chỉ có các<br />
cơ quan có quyền lực nhà nước và nhân danh nhà nước mà còn có sự góp mặt của các thiết chế<br />
như: các hiệp hội doanh nghiệp (bao gồm các hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệp hội ngành<br />
nghề); hiệp hội người tiêu dùng; các cơ quan về lưu trữ, nghiên cứu và phân tích thông tin thị<br />
trường; ngoài ra, còn có sự giám sát, cảnh báo, định hướng của dư luận, của các cơ quan báo chí,<br />
các viện nghiên cứu và các cơ quan đào tạo.<br />
Phần khái quát về nội dung thiết chế quản lý cạnh tranh ở đây chỉ nhấn mạnh về một số thiết<br />
chế mà có tầm ảnh hưởng lớn. Đặc biệt với sự ra đời của các cơ quan cạnh tranh, lần đầu tiên<br />
theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam xuất hiện hai thiết chế mới là Cục quản lý cạnh<br />
tranh và Hội đồng cạnh tranh.<br />
- Cục Quản lý cạnh tranh được xây dựng theo mô hình của Đức với đặc điểm nổi bật là cách<br />
làm việc linh hoạt, phản ứng nhanh và tức thời, có tính chất là cơ quan "lưỡng tính" bởi sự kết<br />
hợp của hai đặc tính hành chính và tư pháp và tính chất này có vai trò khiến cho hoạt động của cơ<br />
quan khá hiệu quả. Đây là nơi thụ lý hồ sơ và điều tra các vụ việc cạnh tranh; xử lý các hành vi<br />
cạnh tranh không lành mạnh; thực hiện chức năng nhiệm vụ thụ lý hồ sơ và điều tra giai đoạn đầu<br />
các vụ việc hạn chế cạnh tranh, giai đoạn sau thuộc thẩm quyền xử lý của Hội đồng cạnh tranh.<br />
- Hội đồng cạnh tranh Việt Nam lại thành lập theo mô hình của Pháp, hoạt động tập thể. Hội<br />
đồng cạnh tranh thực hiện công việc phải lập hội đồng để lấy ý kiến thống nhất quyết định xử lý.<br />
Hội đồng cạnh tranh là thiết chế khá đặc biệt: là một tài phán có chức năng xét xử độc lập, có thể<br />
gọi là cơ quan "bán" tư pháp do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Các thành viên từ một số bộ<br />
ngành hoạt động theo nhiệm kỳ năm (05) năm do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trên cơ sở đề<br />
nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương. Giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh có Ban thư ký. Hội<br />
đồng cạnh tranh theo nhiệm vụ và thẩm quyền thực hiện xử lý các vụ việc liên quan đến hạn chế<br />
cạnh tranh sau khi Cục Quản lý cạnh tranh phát hiện và điều tra doanh có hành vi vi phạm; thành<br />
lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết một vụ việc cạnh tranh; yêu cầu các tổ chức,<br />
cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cho việc thực hiện nhiệm vụ; quyết định áp dụng,<br />
thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh;<br />
giải quyết khiếu nại tố cáo trong phạm vi thẩm quyền… Đặc trưng hoạt động là quyết định các<br />
vấn đề theo đa số thành viên. Hội đồng cạnh tranh tiến hành hoạt động thông qua Hội đồng xử lý<br />
vụ việc cạnh tranh được thành lập một lần để giải quyết vụ việc cụ thể và giải tán khi hoàn thành<br />
nhiệm vụ của mình (như Hội đồng xét xử trong hệ thống Tòa án). Hội đồng xử lý vụ việc cạnh<br />
tranh được xem là cơ quan có thẩm quyền "xét xử cấp sơ thẩm" vụ việc liên quan đến hành vi hạn<br />
chế cạnh tranh. Hội đồng toàn thể thành viên của Hội đồng cạnh tranh là cơ quan tố tụng cấp trên<br />
(như thẩm quyền "xét xử phúc thẩm") có thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định của Hội<br />
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.<br />
- Tòa án nhân dân: đóng vai trò là một thiết chế trong quản lý cạnh tranh. Tòa hành chính<br />
Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm<br />
khiếu kiện đối với quyết định của Hội đồng cạnh tranh; Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao,<br />
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết vụ việc cạnh tranh theo<br />
thủ tục phúc thẩm/giám đốc thẩm theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết vụ án hành<br />
chính. Tuy nhiên, thiết chế này xuất hiện mờ nhạt hơn nhiều so với hai thiết chế đặc biệt là Cục<br />
Quản lý Cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh.<br />
- Các hiệp hội: Trên thực tế tất cả hầu như hoạt động kém hiệu quả, chưa phát huy được vai<br />
trò dẫn dắt các doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật, chưa thực hiện tốt chức<br />
năng giám sát cạnh tranh. Để tăng cường vị thế của mình, các hiệp hội cần hợp tác chặt chẽ với<br />
cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp và các<br />
hiệp hội ngành hàng về pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; tích cực<br />
phòng chống các vi phạm pháp luật nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh và cơ chế<br />
kinh tế thị trường phát triển bền vững.<br />
Để quản lý cạnh tranh có hiệu quả cao cần có sự phối hợp hoạt động của các thiết chế có tổ<br />
chức và cả bản thân những người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp khi tham gia thị trường.<br />
Tuy nhiên, chỉ có những thiết chế quyền lực (cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh và<br />
tòa án) mới thực sự có khả năng can thiệp mạnh mẽ đối với hoạt động quản lý cạnh tranh. Do<br />
pháp luật quy định có sự liên hệ và phối kết hợp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ<br />
nhưng phân chia thẩm quyền rất rõ rệt nên yêu cầu đặt ra cho các thiết chế là cần sự bảo đảm bổ<br />
trợ lẫn nhau về chức năng, tránh những xung đột về thẩm quyền.<br />
1.1.3. Tính tất yếu của hoạt động quản lý cạnh tranh<br />
Cạnh tranh là là hiện tượng gắn liền với kinh tế thị trường. Chính sách cạnh tranh của một quốc<br />
gia nhằm đảm bảo tối đa hóa phúc lợi xã hội và thúc đẩy tăng trưởng xã hội. Trong bất cứ nền<br />
kinh tế nào nếu không có sự quản lý điều tiết hiệu quả sẽ dễ dàng phát sinh ra độc quyền. Thực<br />
tiễn ở nhiều nước đã chứng minh nếu được kiểm soát tốt, cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích cho<br />
kinh tế, cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Như vậy đối với cạnh tranh, cần có chính sách<br />
để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và có khung pháp lý để quản lý cạnh tranh đem lại lợi ích lâu<br />
dài.<br />
Đối với Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp thừa nhận và đặt mục tiêu là<br />
kinh tế thị trường phải đảm bảo sự quản lý của Nhà nước. Trong lĩnh vực kinh tế, các ngành kinh<br />
tế có tầm quan trọng bao nhiêu thì sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ bấy nhiêu, đặc biệt các hành vi<br />
cạnh tranh không lành mạnh ngày tăng lên về số lượng. Sự xuất hiện của pháp luật cạnh tranh để<br />
quản lý và duy trì cho xã hội, cho nền kinh tế môi trường lành mạnh để cạnh tranh phát huy được<br />
các mặt tích cực.<br />
Từ trước đến nay, trong môi trường kinh doanh của chúng ta đã diễn ra tình trạng phân biệt<br />
đối xử giữa các thành phần kinh tế từ đó xuất hiện những rào cản thương mại, quy chế hoặc chiến<br />
lược do các tập đoàn kinh tế quốc doanh dựng lên ngay trên thị trường nội địa làm giảm tính cạnh<br />
tranh bình đẳng trong các doanh nghiệp. Như vậy, quản lý cạnh tranh là yêu cầu cần thiết, tất yếu<br />
đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức gia nhập trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế<br />
giới (WTO) vào ngày 7/11/2007.<br />
1.2. Khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh Việt Nam<br />
1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh<br />
Pháp luật cạnh tranh là công cụ để tạo lập, duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành<br />
mạnh. Pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh là tổng thể các quy định, công cụ pháp<br />
luật cần thiết nhằm đảm bảo hoạt động cạnh tranh diễn ra đúng quy luật, văn minh và công<br />
bằng … Khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh vừa là mục đích vừa là cách thức để<br />
thực hiện sự điều tiết của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Muốn khuyến khích cạnh tranh<br />
thì Nhà nước phải tạo ra khuôn khổ pháp lý. Sự kết hợp của nhà nước có hiệu quả cao khi kết<br />
hợp với pháp luật cạnh tranh, quản lý gián tiếp bằng pháp luật mà không phải sự can thiệp trực<br />
tiếp bằng các công cụ khác.<br />
Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh được hình thành từ những khung<br />
pháp lý cơ bản điều chỉnh vấn đề cạnh tranh: Luật Cạnh tranh được Quốc hội Nước Cộng hòa xã<br />
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 06/1/2004 - là đạo luật cơ bản điều chỉnh hành vi quản<br />
lý nhà nước đối với kinh doanh; Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ<br />
quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh; Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày<br />
30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; Nghị<br />
định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa<br />
cấp; Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ về việc thành lập và quy<br />
định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh; Nghị định số<br />
06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/20006 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ<br />
chức của Cục Quản lý cạnh tranh; Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005 của Bộ<br />
Thương mại hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của<br />
Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.<br />
Bên cạnh đó cũng ghi nhận sự đóng góp của một số văn bản luật có sự điều chỉnh đối với<br />
hoạt động quản lý cạnh tranh theo ngành nghề, trong đó hoạt động quản lý cạnh tranh được xác<br />
định thuộc về cơ quan chuyên ngành: Luật Viễn thông, Luật Điện lực, Luật Chứng khoán, Luật<br />
Ngân hàng… Xu hướng đưa các vấn đề cạnh tranh vào luật chuyên ngành như vậy đã và đang<br />
được thể hiện rõ nét bằng sự ra đời của nhiều luật điều tiết ngành trong đó có đề cập đến phạm vi<br />
quản lý cạnh tranh thuộc về cơ quan quản lý ngành. Với những phân tích trên đây, tác giả luận<br />
văn nêu lên một số đặc điểm của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh Việt Nam đó<br />
là: tính mềm dẻo; có sự vận dụng các án lệ (của tòa án, quyết định của cơ quan cạnh tranh) bổ<br />
sung cho luật thành văn bởi các quy định trong các văn bản luật cạnh tranh thường rất chung<br />
chung; tính xuyên suốt và tính toàn cầu.<br />
1.2.2.Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh<br />
- Cách thức quản lý cạnh tranh<br />
Cách thức (hay còn gọi là phương thức) quản lý cạnh tranh được đánh giá có mức độ quan<br />
trọng hơn rất nhiều so với mức độ quản lý cạnh tranh. Cách thức quản lý là một vấn đề đặc biệt<br />
có ý nghĩa vì quyết định sự hiệu quả quản lý bên cạnh những vấn đề cần nghiên cứu như cơ quan<br />
quản lý cạnh tranh, xử lý vi phạm về cạnh tranh. Không có một biện pháp nào có thể thay thế cho<br />
phương thức mà pháp luật can thiệp vào hoạt động quản lý cạnh tranh thông qua các điều luật,<br />
các văn bản… Cách thức quản lý cạnh tranh tập trung vào việc quy định cách kiểm soát và xử lý<br />
đối với các nhóm hành vi: các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; những hành vi bị coi là hạn<br />
chế cạnh tranh; các hành vi lạm dụng vị thế độc quyền; quy định về hợp nhất, sáp nhập doanh<br />
nghiệp nhằm chống độc quyền. Các cách thức quản lý cạnh tranh có hiệu quả hay không phụ<br />
thuộc vào tính hợp lý của biện pháp, chế độ sử dụng và năng lực của cơ quan quản lý. Đối với<br />
quản lý cạnh tranh, các cách thức quản lý được nghiên cứu và đưa ra để áp dụng thực chất là còn<br />
thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng, chưa được các chủ thể trong quan hệ pháp luật<br />
cạnh tranh chấp hành thực hiện nghiêm túc, dẫn tới hiệu quả quản lý cạnh tranh chưa cao để đáp<br />
ứng yêu cầu của thời cuộc.<br />
- Cơ quan quản lý cạnh tranh<br />
Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia - cơ quan quản lý chung.<br />
Khẳng định này được quy định trong Luật Cạnh tranh: Cục Quản lý cạnh tranh - cơ quan quản lý<br />
nhà nước về cạnh tranh, tạo lập môi trường cạnh tranh đồng bộ và thống nhất trên phạm vi toàn<br />
quốc. Luật Cạnh tranh quy định cơ quan quản lý cạnh tranh do Chính phủ quyết định về thành lập<br />
và quy định tổ chức, bộ máy của Cục Quản lý cạnh tranh. Trong các lĩnh vực chuyên ngành, quản<br />
lý cạnh tranh do các cơ quan chuyên ngành thực hiện và có sự phối hợp hoạt động với cơ quan<br />
quản lý cạnh tranh chung.<br />
Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ hoạt động trên tất cả các giai đoạn đối với một<br />
vụ việc cạnh tranh không lành mạnh (điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan; xét<br />
xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại). Pháp luật cạnh tranh của quốc gia có được<br />
thực thi và hiệu quả phụ thuộc vào hoạt động của chính cơ quan này. Năm 2006, Bộ Thương mại<br />
đã có Tờ trình Chính phủ thành lập cơ quan tương ứng là Cục Quản lý cạnh tranh trên cơ sở gộp<br />
03 cơ quan bao gồm: cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan điều tra để áp dụng các biện pháp<br />
chống bán phá giá, cơ quan điều tra để áp dụng các biện pháp chống trợ cấp và tự vệ.<br />
1.3. Những yếu tố chi phối pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh<br />
- Nhóm các yếu tố nội tại:<br />
+ Những yếu tố tiền đề: Những yếu tố tiền đề có ý nghĩa quan trọng để xác định rõ chủ thể<br />
của thị trường, vạch rõ ranh giới giữa nhà nước và thị trường, hình thành được hệ thống thị<br />
trường và đồng bộ. Từ đó xác định được phạm vi điều chỉnh và các nội dung của pháp luật quản<br />
lý cạnh tranh.<br />
+ Bối cảnh đặc thù: chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định<br />
hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật cùng với các công cụ khác<br />
nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu<br />
cực của kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh và yêu cầu điều tiết<br />
cạnh tranh. Tuy nhiên, bối cảnh đặc thù của kinh tế nước ta là rất khác biệt mà không tương đồng<br />
với một quốc gia nào.<br />
- Nhóm các yếu tố bên ngoài:<br />
+ Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng lớn đến pháp luật điều chỉnh<br />
hoạt động quản lý cạnh tranh;<br />
+ Kinh nghiệm về xây dựng và thực thi pháp luật quản lý cạnh tranh của các nước có nền<br />
kinh tế thị trường từ rất sớm và hệ thống chính sách pháp luật về cạnh tranh phát triển. Chúng ta<br />
đã có những học hỏi và tiếp thu kỹ thuật xây dựng luật cùng với mô hình cơ quan cạnh tranh từ<br />
những nước đó và chọn lọc cho phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của Việt Nam.<br />
<br />
Chương 2<br />
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG<br />
QUẢN LÝ CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
2.1. Quy định pháp luật điều chỉnh cách thức quản lý cạnh tranh<br />
2.1.1. Chế độ cung cấp thông tin<br />
- Quy định pháp luật:<br />
+ Cung cấp thông tin từ các bên liên quan về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế<br />
đang được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý theo Điều 32 Luật Cạnh tranh.<br />
+ Trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng,<br />
kế toán, kiểm toán và các tổ chức cá nhân khác cho cơ quan cạnh tranh<br />
+ Cơ quan quản lý cạnh tranh có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp<br />
thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.<br />
+ Hội đồng cạnh tranh có quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin,<br />
tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng.<br />
+ Xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo Điều 11 Luật Cạnh tranh thông<br />
qua việc doanh nghiệp phải cung cấp thông tin về thị phần của mình trên thị trường liên quan theo<br />
tháng, quý, năm là nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp.<br />
+ Cục Quản lý cạnh tranh đã xây dựng một chuyên mục về cung cấp thông tin trực tuyến trên<br />
website riêng của mình.<br />
+ Bên bị điều tra, bên khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời<br />
những chứng cứ cần thiết liên quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình để cơ quan cạnh tranh thực<br />
hiện chức năng nhiệm vụ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh.<br />
+ Chế độ cung cấp thông tin còn thể hiện ở quy định cấm các doanh nghiệp cung cấp thông<br />
tin không chính xác về các yếu tố liên quan đến hoạt động hay sản phẩm của mình.<br />
- Đánh giá quy định:<br />
Việc cung cấp thông tin từ phía các doanh nghiệp, người tiêu dùng qua nhiều kênh thông tin<br />
đáp ứng được đúng những đòi hỏi quan trọng của quản lý hoạt động cạnh tranh; phản ánh được<br />
tính khách quan của sự việc; là cầu nối nhanh nhất giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp, người<br />
tiêu dùng. Cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra chính là cách để doanh nghiệp tự chủ động<br />
bảo vệ mình trong trường hợp bị thiệt hại. Tuy nhiên, phía cơ quan có thẩm quyền cần có khả<br />
năng tốt trong tiếp thu và đặc biệt là khâu phân tích thông tin bởi thông tin thường cũng mang<br />
tính đa chiều.<br />
2.1.2. Chế độ đăng ký<br />
- Quy định của pháp luật:<br />
+ Pháp luật Việt Nam đã xây dựng riêng Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 để<br />
quy định các nội dung xoay quanh hoạt động bán hàng đa cấp. Qua đó chú trọng vào quản lý hoạt<br />
động bán hàng đa cấp thông qua đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp - hình thức hoạt động kinh<br />
doanh rất phức tạp đòi hỏi yêu cầu quản lý của nhà nước. Khoản 2 Điều 3 Nghị định<br />
110/2005/NĐ-CP quy định: "doanh nghiệp chỉ được tổ chức bán hàng đa cấp sau khi được cấp<br />
giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp".<br />
+ Một số thỏa thuận có nội dung liên quan đến hạn chế cạnh tranh (như hợp đồng chuyển<br />
giao công nghệ) cần được đăng ký hoặc cho phép của cơ quan quản lý nhà nước trước khi thực<br />
hiện.<br />
+ Trong Luật Viễn thông: có sự quản lý chặt chẽ tù phía Bộ Thông tin và Truyền thông cũng<br />
như các cơ quan có thẩm quyền khác. Luật còn quy định khi những lĩnh vực khác doanh nghiệp<br />
sẽ có quyền tự xác định và cạnh tranh về giá cước nhưng khi ban hành giá đối với cước di động,<br />
internet thì phải đăng ký trước với Bộ chủ quản.<br />
- Đánh giá quy định:<br />
Chế độ đăng ký phát huy được mặt mạnh đó là thuận lợi cho sự quản lý của nhà nước về quá<br />
trình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó có những điều chỉnh kịp thời về quản lý. Với cơ chế<br />
này, giúp cho nhà làm luật muốn sàng lọc được những doanh nghiệp hiệu quả từ khâu đầu vào.<br />
Từ Nhưng có thể thấy rằng không phải lúc nào chế độ đăng ký cũng là phù hợp bởi vì nếu không<br />
sử dụng hợp lý nó sẽ mang tính hình thức, và hiệu quả sàng lọc các doanh nghiệp hiệu quả vẫn<br />
chỉ là mong ước. Nếu các điều kiện pháp luật đưa ra không phù hợp sẽ tạo nên sự bất khả thi<br />
trong nhiệm vụ thực hiện. Nhà nước khi quản lý thông qua pháp luật cần cân nhắc phương thức<br />
sử dụng phù hợp tùy vào từng nội dung của loại hình kinh doanh mà quy định cần phải áp dụng<br />
chế độ đăng ký hay chỉ đơn giản hơn là chế độ thông báo. Áp dụng chế độ đăng ký không thích<br />
hợp sẽ gây ra những thủ tục rườm rà mà vẫn không đảm bảo được hiệu quả quản lý.<br />
2.1.3. Chế độ báo cáo<br />
- Quy định pháp luật:<br />
+ Trách nhiệm báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp: "Định kỳ 6 tháng doanh<br />
nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo với Sở Thương mại - Du lịch nơi doanh nghiệp<br />
đăng ký kinh doanh về số lượng người tham gia, doanh thu và số thuế đã nộp của doanh nghiệp"<br />
- Điều 20 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP quy định báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng:<br />
+ Báo cáo khi có yếu tố liên quan đến hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh phát<br />
sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp:<br />
- Đánh giá quy định: Để quản lý cạnh tranh trong vấn đề ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm, cơ<br />
quan có thẩm quyền chủ yếu dựa vào hoạt động báo cáo định kỳ của doanh nghiệp cùng với các hoạt<br />
động khác như thanh tra, kiểm tra. Thực tế là không phải tất cả các doanh nghiệp đều chấp hành tốt<br />
những luật lệ của nhà nước đặt ra bởi vậy mới phát sinh những vi phạm. Hơn nữa, pháp luật cạnh<br />
tranh chưa quy định chế độ báo cáo thường kỳ của doanh nghiệp trên thị trường (trừ quy định đối với<br />
bán hàng đa cấp như ở trên) đối với cơ quan quản lý cạnh tranh. Chế độ báo cáo cũng như các chế độ<br />
khác trong nội dung hoạt động quản lý cạnh tranh đều có ý nghĩa, vị trí, vai trò quan trọng không thể<br />
thiếu. Nhưng trong pháp luật về cạnh tranh xuất hiện chỉ ở rải rác các quy định của những văn bản<br />
khác nhau nên giảm đi tính giá trị và uy nghiêm của phương thức này.<br />
2.1.4. Chế độ thông báo<br />
- Quy định pháp luật:<br />
+ Được tiếp cận chủ yếu ở các hình thức tập trung kinh tế trong nội dung về kiểm soát hạn<br />
chế cạnh tranh của Luật Cạnh tranh qua thủ tục: các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần<br />
kết hợp từ 30% đến 50% phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập<br />
trung kinh tế.<br />
+ Doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo trước khi sáp nhập hoặc mua lại cổ phần trong các vụ<br />
tập trung kinh tế.<br />
+ Ngoài ra, sử dụng chế độ thông báo còn phản ánh tính khách quan trong hoạt động quản lý<br />
cạnh tranh từ phía cơ quan có thẩm quyền:<br />
Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo công khai quyết định cho hưởng miễn<br />
trừ theo quy định của Chính phủ.<br />
Cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo cho bên khiếu nại về việc thụ lý hồ sơ<br />
trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.<br />
Điều tra viên phải thông báo tới các bên liên quan trong việc gia hạn thời hạn điều tra theo<br />
quy định.<br />
Thông báo bằng niêm yết công khai và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng văn<br />
bản tố tụng cạnh tranh.<br />
Thông báo kết quả việc cấp văn bản tố tụng cạnh tranh, thông báo kết quả việc tống đạt hoặc<br />
thông báo văn bản tố tụng cạnh tranh.<br />
- Đánh giá quy định:<br />
Chế độ thông báo ở đây hình thức công khai đối với các vấn đề liên quan tới vụ việc cạnh tranh:<br />
thông báo từ cơ quan quản lý, thông báo từ doanh nghiệp. Qua đó, cơ quan quản lý cạnh tranh có thể<br />
kiểm soát được các vấn đề hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp. Ưu điểm: nhanh chóng trong truyền<br />
tải tin tức, là cơ sở để cơ quan quản lý nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp và các nội<br />
dung của vụ việc cạnh tranh. Ngoài ra còn là lựa chọn hợp lý như một loại giấy phép cho doanh<br />
nghiệp kinh doanh nhằm thay thế của chế độ thông báo cho chế độ đăng ký trong những trường hợp<br />
cần thiết. Tuy nhiên, thực tế pháp luật của chúng ta vẫn chưa nhấn mạnh vai trò của chế độ thông báo.<br />
Cùng với chế độ báo cáo, chế độ thông báo cần được cụ thể hơn trong luật.<br />
2.1.5. Chế độ giám sát chéo<br />
- Quy định pháp luật:<br />
+ Giám sát đối với tập trung kinh tế được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau.<br />
+ Cơ chế giám sát lẫn nhau của hai cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh là Cục Quản lý<br />
cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.<br />
- Đánh giá quy định:<br />
Chế độ giám sát chéo nếu được phát huy sẽ mang lại hiệu quả lớn bởi sự tác động qua lại<br />
giữa các chủ thể. Tuy nhiên ở chúng ta, chế độ giám sát chéo chưa thực sự đạt được kết quả, chưa<br />
được sử dụng hết lợi thế của cơ chế giám sát này và đặc biệt chưa cụ thể trong luật.<br />
2.2. Quy định pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh.<br />
2.2.1. Cơ quan quản lý chung<br />
Cơ quan quản lý cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ<br />
Công thương được quy định tại Điều 49, Điều 53 trong Luật Cạnh tranh.<br />
- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam - Cục Quản lý cạnh tranh:<br />
quản lý nhà nước về cạnh tranh; quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng<br />
các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;<br />
phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong<br />
thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ và thực<br />
hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công thương giao cho.<br />
- Vai trò của cơ quan quản lý cạnh tranh: quyết định trong việc bảo đảm thực thi Luật Cạnh<br />
tranh và 04 Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp đối, tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.<br />
- Tính chất của cơ quan quản lý cạnh tranh: vừa là cơ quan điều tra, xử lý, đồng thời là cơ<br />
quan hành chính.<br />
Thực trạng khó khăn của Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay: thiếu tính độc lập do phụ thuộc<br />
vào cơ quan chủ quản là Bộ Công thương; thiếu nguồn nhân lực; thiếu kinh phí hoạt động; các<br />
đơn vị trực thuộc Cục còn có những đan xen, chồng chéo. Hơn nữa là chỉ tiến hành điều tra một<br />
vụ việc cạnh tranh một cách bị động. Mô hình hai cơ quan cạnh tranh chưa hẳn đã phù hợp với<br />
thực tiễn.<br />
2.2.2. Cơ quan xử lý vi phạm<br />
Bao gồm: cơ quan quản lý cạnh tranh và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh; các cơ quan<br />
chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt với vi phạm cạnh tranh trong phạm vi nội bộ quản lý ngành<br />
như điện lực, viễn thông, ngân hàng…; Bộ trưởng Bộ Thương mại; Tòa án (Tòa hành chính Tòa<br />
án nhân dân cấp tỉnh); Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.<br />
- Một số vụ việc do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý:<br />
+ Vụ việc Công ty Cổ phần Liên kết trí thức in tờ rơi có nội dung sai lệch về sản phẩm bán<br />
hàng đa cấp.<br />
+ Vụ việc Công ty Trung Thông khiếu nại Công ty Gas Petrolimex Đà Nẵng:<br />
+ Vụ việc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và quản lý môi trường khiếu nại Công ty TNHH<br />
Toàn Cầu.<br />
+ Vụ việc liên quan đến tranh chấp phí cung ứng của Hợp đồng dịch vụ tra nạp nhiên liệu<br />
máy bay Jet A1 giữa Công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco) và hãng Hàng không cổ phần<br />
Jestar Pacific (JPA) xảy ra vào tháng 4/2008.<br />
+ Vụ việc xử phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm.<br />
2.2.3. Nguyên tắc hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh<br />
- Nguyên tắc độc lập: Độc lập là yếu tố đảm bảo cho sự khách quan và công bằng. Đây có<br />
thể coi là nguyên tắc cao nhất, có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho cơ quan này có sự công bằng<br />
trong xử lý các vụ việc cạnh tranh, điều mà các bên đương sự luôn chờ đợi ở cơ quan có thẩm<br />
quyền. Nguyên tắc độc lập được biểu hiện ở cách xử lý và ra quyết định trong vụ việc cạnh tranh<br />
đối với doanh nghiệp và với cả những cơ quan có lợi ích gắn bó mật thiết với doanh nghiệp. Tính<br />
độc lập còn được biểu hiện thông qua việc bổ nhiệm nhân sự của cơ quan quản lý cạnh tranh. Tuy<br />
nhiên, với mô hình của Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương hiện nay phát sinh vấn<br />
đề là sẽ khó đảm bảo tính độc lập cho cơ quan này cả về mặt tổ chức, thực hiện nhiệm vụ và tài<br />
chính. Cơ quan quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương có nghĩa là chưa độc lập thành<br />
một cơ quan riêng, vì thế chịu sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công thương. Cục Quản lý cạnh<br />
tranh cũng khó độc lập hoàn toàn đối với Hội đồng cạnh tranh. Để đảm bảo tính độc lập thực tế<br />
khi Cục Quản lý cạnh tranh là một cơ quan rất đặc biệt cho nên cần được xây dựng nguyên tắc<br />
hoạt động độc lập trên cơ sở giao cho những thẩm quyền đặc biệt để tương thích với chức năng<br />
của Cục.<br />
- Nguyên tắc minh bạch: Yếu tố minh bạch trong hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước<br />
là một yêu cầu tất yếu và nhân dân có quyền giám sát các cơ quan quản lý nhà nước trong phạm<br />
vi nhất định. Minh bạch trong hoạt động thực thi nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh lại là<br />
một đòi hỏi quan trọng xuất phát từ chính vai trò trong việc duy trì trật tự cạnh tranh rõ ràng, lành<br />
mạnh. Biểu hiện của nguyên tắc là sự công khai đối với các hoạt động. Ý nghĩa của nguyên tắc là<br />
góp phần xây dựng nên cả hệ thống pháp luật quản lý cạnh tranh minh bạch, khách quan.<br />
- Nguyên tắc công bằng: Môi trường cạnh tranh đã và đang tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt, gay<br />
gắt. Bởi vậy, sự công bằng trong hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh đóng vai trò quan trọng<br />
trong việc hình thành và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử và công<br />
bằng trong mọi lĩnh vực kinh tế, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Thể hiện trong việc xử lý<br />
các vụ khiếu kiện giữa chính các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công thương với các doanh nghiệp<br />
khác kinh doanh trên thị trường. Hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh nhằm mục đích đảm bảo<br />
cho sự công bằng - một điều kiện quan trọng và quyết định cho thành công bền vững của nền kinh tế.<br />
Với sứ mệnh của mình thì Luật Cạnh tranh hoàn toàn có thể đem lại sự công bằng cho cả người tiêu<br />
dùng và doanh nghiệp hoạt động trên thị trường dù môi trường cạnh tranh có gay gắt đến đâu. Khi<br />
sử dụng thẩm quyền áp dụng Luật Cạnh tranh của mình, Cục Quản lý cạnh tranh cần đáp ứng được<br />
đòi hỏi là duy trì sự công bằng cho các bên liên quan trong pháp luật cạnh tranh, đảm bảo sự công<br />
bằng trong xã hội.<br />
2.3. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh<br />
2.3.1. Các loại hình phạt và mức độ xử lý vi phạm<br />
Hành vi vi phạm quy định pháp luật Cạnh tranh là hành vi có tính chất nguy hiểm cho kinh tế<br />
- xã hội bởi nó cản trở việc xây dựng một thị trường cạnh tranh lành mạnh, nguy hiểm hơn là<br />
khiến cho nhà nước khó kiểm soát được giá cả, chất lượng của sản phẩm. Pháp luật cạnh tranh<br />
quy định cụ thể các hình phạt như sau:<br />
Thứ nhất, Quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành<br />
mạnh và các hành vi khác vi phạm khác.<br />
Thứ hai, Quy định xử phạt đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh:<br />
- Đánh giá về các hình thức xử phạt:<br />
Nhà nước đã mạnh tay trừng phạt bằng các biện pháp mạnh mang tính quyền lực qua các<br />
biện pháp xử phạt để kiểm soát quyền lực thị trường. Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp<br />
dụng sau khi có hành vi vi phạm xảy ra nhằm khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra<br />
để khôi phục lại tình trạng cạnh tranh đã bị tác động. Luật Cạnh tranh cũng theo truyền thống lập<br />
pháp ở Việt Nam thì phần các tội phạm dẫn chiếu vào các quy định trong Bộ luật Hình sự. Các<br />
mức hình phạt đối với vi phạm pháp luật cạnh tranh đều nhằm bảo đảm cho cạnh tranh diễn ra. Tuy<br />
vậy, việc xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh còn nhiều bất cập cần được giải quyết thỏa đáng.<br />
2.3.2. Cơ chế thực thi việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh<br />
- Về các cơ quan thực thi: Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý cạnh tranh của nhà<br />
nước cần sự phối hợp của nhiều cơ quan cùng với các cơ quan cạnh tranh ở các giai đoạn khác<br />
nhau.<br />
- Về cưỡng chế thực thi:Thực tế pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh còn<br />
thiếu cơ chế. Bên cạnh đó là các cơ quan thực thi hoạt động kém hiệu quả. Như vậy, để pháp luật<br />
thực sự đi vào cuộc sống cũng rất là khó khăn vì gặp trở ngại từ nhiều yếu tố liên quan.Về cơ bản<br />
cơ chế thực thi xử lý vi phạm đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hiện nay là chưa đáp<br />
ứng được về hiệu quả như yêu cầu đặt ra có nguyên nhân của tình trạng này là sự phối hợp giữa<br />
các cơ quan có thẩm quyền chưa chặt chẽ, hơn nữa các cơ quan lại gặp những trở ngại riêng trong<br />
thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.<br />
<br />
Chƣơng 3<br />
MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU<br />
CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CẠNH TRANH<br />
TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở<br />
Việt Nam<br />
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở thực<br />
trạng quy định pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật quản lý cạnh tranh ở Việt Nam.<br />
- Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở thực trạng quy<br />
định pháp luật quản lý cạnh tranh:<br />
Pháp luật quản lý cạnh tranh Việt Nam hiện nay đã được xây dựng khá hoàn chỉnh về hệ<br />
thống các văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung các văn bản đã bao quát đầy đủ để điều chỉnh hai<br />
nhóm hành vi là hạn chế cạnh tranh (bao gồm: những hành vi bị cấm, bị hạn chế hoặc chịu sự giám<br />
sát của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện M&A - sáp nhập và mua lại) và cạnh tranh<br />
không lành mạnh. Với tư cách là lĩnh vực còn mới và phức tạp bởi sự chi phối của nhiều yếu tố<br />
chủ quan và khách quan nên quy định của pháp luật quản lý cạnh tranh không tránh khỏi những<br />
bất cập.<br />
Pháp luật quản lý cạnh tranh còn thiếu phạm vi điều chỉnh đối với quản lý cạnh tranh có yếu<br />
tố "ngoài nước". Luật Cạnh tranh Việt Nam còn thiếu nhiều quy định để điều chỉnh các hành vi<br />
cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế hiện nay tồn tại hàng trăm hành vi cạnh tranh không lành<br />
mạnh trong khi đó số lượng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Luật Cạnh tranh quy định<br />
tại Điều 39 là quá ít (9 hành vi). Ngoài ra, tại khoản 10 Điều 45 còn gây khó xử cho cơ quan thực thi<br />
khi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác mới chỉ bị cấm khi nó được Chính phủ quy định là<br />
không lành mạnh. Với sự không rõ ràng như vậy cho nên nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện hoạt<br />
động mà chúng ta có thể đánh giá là phản cạnh tranh nhưng chưa bị xử lý (trái với đạo đức kinh<br />
doanh) vì pháp luật chưa quy định. Vì vậy, cần sửa đổi một số nội dung của Luật cho phù hợp để<br />
quản lý kiểm soát cạnh tranh trong kinh tế.<br />
- Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở thực trạng thực<br />
thi pháp luật quản lý cạnh tranh.<br />
Thị trường Việt Nam còn tồn tại quá nhiều rào cản cho cạnh tranh và cho thực thi pháp luật<br />
quản lý cạnh tranh như tư tưởng quản lý kinh tế tập trung trước đây vẫn còn tồn tại, độc quyền<br />
hành chính, rào cản về thương mại và đầu tư nước ngoài còn lớn, vẫn còn phân biệt đối xử giữa<br />
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp khác, các hành vi cạnh tranh lành mạnh đã diễn ra ngày<br />
một nhiều nhưng xử lý chưa nghiêm khắc. Trong bối cảnh Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị<br />
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu<br />
vực, việc thực thi pháp luật quản lý cạnh tranh nhằm để duy trì môi trường cạnh tranh, dần xóa bỏ<br />
các rào cản, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,<br />
người tiêu dùng và nền kinh tế.<br />
Thực thi pháp luật quản lý cạnh tranh tại Việt Nam, ở khía cạnh xử lý các vụ việc vi phạm đã<br />
phần nào thể hiện được quyết tâm của Việt Nam trong thực thi các nội dung của pháp luật quản<br />
lý cạnh tranh, tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, pháp luật về quản lý cạnh tranh vẫn<br />
chưa quản lý cũng như chưa kiểm soát được hết các hành vi phản cạnh tranh đang diễn ra.<br />
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở phù hợp<br />
điều kiện nền kinh tế thị trường đặc biệt của Việt Nam<br />
Nguyên tắc cho việc xây dựng đối với pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh là:<br />
quán triệt sâu sắc và thể chế hóa đầy đủ các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng trong<br />
việc phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa. Nhà nước phải có những chính sách phù hợp để khuyến khích cạnh tranh lành mạnh theo<br />
đúng quy luật của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi thực hiện được hai mục tiêu<br />
là chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế cạnh tranh thì sẽ bảo vệ được môi trường<br />
kinh doanh, có sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích cạnh tranh, bảo vệ được các lợi ích công<br />
cộng, quyền và lợi ích chính đáng của nhà kinh doanh và người tiêu dùng.<br />
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh trên cơ sở thống<br />
nhất với các luật khác có liên quan<br />
Luật Cạnh tranh có thể được hiểu luật xuyên suốt giữa luật công và luật tư, là một trong<br />
những công cụ mà Nhà nước dùng để điều tiết đối với nền kinh tế. Pháp luật điều chỉnh hoạt<br />
động quản lý cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở của Luật Cạnh tranh. Sự xuất hiện của Luật<br />
Cạnh tranh, các Pháp lệnh liên quan, các văn bản hướng dẫn có vai trò là cung cấp những công cụ<br />
pháp lý cần thiết giúp doanh nghiệp có thể tự bảo vệ mình trước hoạt động trái pháp luật của đối<br />
thủ cạnh tranh. Cần đảm bảo tính thống nhất với các quy định của pháp luật Việt Nam nói chung.<br />
Theo quan điểm cá nhân, tôi sẽ phân tích và đưa ra giải pháp hoàn thiện của pháp luật quản lý<br />
cạnh tranh ở nội dung này bao gồm hai vấn đề sau:<br />
- Đối với ngành luật khác có liên quan: Có những lập luận đối với phân định mối quan hệ<br />
giữa Luật Cạnh tranh với các ngành luật. Đối với vấn đề được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh thì<br />
Luật Thương mại được coi là luật chung (trong khi đó Bộ luật Dân sự được coi là luật chung của<br />
Luật Thương mại). Nhưng dù phân định thế nào thì pháp luật quản lý cạnh tranh vẫn luôn có mối<br />
liên hệ với một số luật chuyên ngành khác vì cùng điều chỉnh một số nội dung.<br />
- Với các luật điều tiết ngành như: Viễn thông, Điện lực, Kinh doanh bảo hiểm... Ở đây có sự<br />
xung đột dễ làm thủ tiêu Luật Cạnh tranh. Bởi vậy, phải hoàn thiện pháp luật quản lý cạnh tranh<br />
trên cơ sở thống nhất với các ngành luật, các luật điều tiết ngành với các giải pháp: tăng cường<br />
tham vấn của cơ quan quản lý cạnh tranh; các cơ quan có thẩm quyền thẩm định thẩm ra các dự<br />
án luật điều chỉnh rà soát kỹ; áp dụng pháp luật quản lý cạnh tranh phải có sự phối hợp với các<br />
luật chuyên ngành; Cục Quản lý cạnh tranh nên có một nghiên cứu tổng thể, tham khảo và tiếp<br />
thu có chọn lọc của các nước trên thế giới,<br />
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý cạnh tranh ở Việt<br />
Nam<br />
3.2.1. Về cách thức quản lý cạnh tranh<br />
- Xây dựng cơ chế phối hợp tốt giữa Cục Quản lý cạnh tranh với các cơ quan liên quan.<br />
- Bổ sung và hoàn thiện cách thức quản lý: chế độ thống kê, nghĩa vụ chế độ thông báo, báo<br />
cáo định kỳ; tăng cường giám sát chéo ở nhiều hoạt động, áp dụng cho nhiều nhóm hành vi, chủ<br />
động giám sát ở cơ quan có thẩm quyền; nghiên cứu thực tế và quy mô để xác định tính hiệu quả và<br />
hợp lý của từng loại chế độ để vận dụng vào quản lý phù hợp; trao cho cơ quan quản lý cạnh tranh<br />
những công cụ điều tra mạnh.<br />
3.2.2. Về cơ quản quản lý cạnh tranh<br />
- Cơ quan cạnh tranh cần đảm bảo tính độc lập. Kiến nghị hướng hoàn thiện về vị trí của cơ<br />
quan quản lý cạnh tranh nên được quy định là cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ.<br />
- Cơ quan quản lý cạnh tranh không nên có chức năng về phòng vệ thương mại mà chuyển<br />
cho cơ quan khác để đảm bảo quản lý cạnh tranh hiệu quả.<br />
- Mở rộng quy mô của cơ quan quản lý cạnh tranh trên các nội dung khác nhau.<br />
- Giới hạn thẩm quyền của Cục Quản lý cạnh tranh ở phạm vi chỉ xử lý các vụ việc cạnh tranh<br />
không lành mạnh mà gây hậu quả chủ yếu đến các doanh nghiệp khác (liên quan đến người tiêu dùng<br />
thì giao cho cơ quan chuyên về bảo vệ người tiêu dùng).<br />
- Nâng cao tính năng động, linh hoạt trong xử lý công việc.<br />
- Xây dựng và làm rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ quan đăng ký<br />
kinh doanh, cơ quan quản lý chuyên ngành.<br />
3.2.3. Về xử lý vi phạm<br />
- Bổ sung và hoàn thiện các quy phạm về thủ tục và trình tự hướng dẫn xử lý vi phạm.<br />
- Đẩy nhanh tiến độ đối với việc điều tra, xử lý vi phạm.<br />
- Hoàn thiện pháp luật hình sự để xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh:<br />
- Cơ quan quản lý cạnh tranh cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng phù hợp<br />
hơn.<br />
- Phân định rõ ràng các nhóm hành vi thuộc đối tượng xử lý của cơ quan điều tiết chuyên<br />
ngành với nhóm hành vi do cơ quan quản lý cạnh tranh xử lý.<br />
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng của pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý<br />
cạnh tranh ở Việt Nam<br />
3.3.1. Xây dựng các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh<br />
Xúc tiến xây dựng các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh là yêu cầu cần thiết nhằm: góp<br />
phần tạo hiệu quả hoạt động quản lý cạnh tranh, nâng cao vai trò và năng lực của các thiết chế<br />
quản lý cạnh tranh, xây dựng một tổ chức là cầu nối giữa chính sách của nhà nước với người<br />
dân trong khi chính sách pháp luật cạnh tranh có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến toàn<br />
bộ đời sống kinh tế đất nước. Vai trò của các tổ chức hỗ trợ quản lý cạnh tranh là góp phần<br />
chuyên môn hóa việc triển khai chính sách, pháp luật về cạnh tranh của nhà nước và có điều<br />
kiện để thực hiện công việc với tính chất vừa rộng, vừa sâu. Hoạt động của các tổ chức này còn<br />
giúp cho các cơ quan nhà nước thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về diễn biến của thị trường<br />
cạnh tranh để góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của các cơ quan có thẩm quyền.<br />
3.3.2. Giao lưu cạnh tranh quốc tế<br />
Thời đại toàn cầu hóa với xu thế nhập kinh tế quốc tế hiện nay khi