intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý nhân sự theo kiểu The Beatles

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

165
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học về tinh thần làm việc nhóm và tính sáng tạo từ ban nhạc thành công nhất trong lịch sử The Beatles Richard Branson, chủ tịch tập đoàn Virgin Group, rất nổi tiếng về khả năng xây dựng đội ngũ nhân viên năng động và sáng tạo. Ông nhấn mạnh môi trường làm việc vui tươi là yếu tố quan trọng đối với bất cứ công ty nào mới thành lập. Thế nhưng, không phải đội ngũ quản lý công ty nào cũng tạo dựng được môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên. Quan hệ nhân viên...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý nhân sự theo kiểu The Beatles

  1. Quản lý nhân sự theo kiểu The Beatles Bài học về tinh thần làm việc nhóm và tính sáng tạo từ ban nhạc thành công nhất trong lịch sử The Beatles Richard Branson, chủ tịch tập đoàn Virgin Group, rất nổi tiếng về khả năng xây dựng đội ngũ nhân viên năng động và sáng tạo. Ông nhấn mạnh môi trường làm việc vui tươi là yếu tố quan trọng đối với bất cứ công ty nào mới thành lập. Thế nhưng, không phải đội ngũ quản lý công ty nào cũng tạo dựng được môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên. Quan hệ nhân viên không thân thiện, và không khí làm việc chẳng vui vẻ, đồng nghĩa với việc khả năng thể hiện của họ trong công việc cũng đi xuống. Một điển hình làm việc nhóm hiệu quả là ban nhạc Beatles. Nhóm nhạc huyền thoại này với thành viên là bốn chàng trai bình thường, nhưng đã thành công tột bực về cả nghệ thuật lẫn tài chính. Một phần đó là nhờ họ đã thành lập được một nhóm làm việc cực kỳ vui vẻ & thoải mái. Các doanh nghiệp nên học tập theo họ. Nếu bạn muốn tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hoặc cải thiện tinh thần làm việc nhóm, khả năng sáng tạo của nhân viên, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, đây là 4 quy tắc bạn nên áp dụng Qui tắc số 1 của Beatles:
  2. Ngòai thời gian làm việc, các thành viên trong nhóm dành thời gian cùng nhau vui chơi “Eight Days a Week” – 8 ngày một tuần Khi nhóm nhạc non trẻ Beatles được xếp hạng đầu trên bảng xếp hạng Top Hit U.K vào năm 1963 với bài “Please please me”, mọi người đánh giá họ chỉ may mắn. Thực tế, nhóm Beatles đã phải phải làm việc cật lực hàng ngàn giờ trong phòng thu cũng như tại các câu lạc bộ ở Liverpool và Hamburg. Ngòai tinh thần lao động cần mẫn, bốn chàng trai trong nhóm Beatles còn tự xây dựng mình thành một nhóm làm việc thân thiện. Họ cùng chia sẻ tình yêu âm nhạc, lòng say mê với rock’n’roll, cùng du lịch, xem phim, cùng trải qua kỳ nghỉ cuối tuần… Hơn cả đồng nghiệp, họ là bạn của nhau. Ngày nay, người ta dường như bỏ quên tầm quan trọng của việc tạo dựng sự quen thuộc và lòng tin cậy lẫn nhau – những nhân tố chính giúp nhóm làm việc tránh khỏi áp lực khi cùng hợp tác. Nhiều công ty phát triển “nhóm làm việc ảo”, với những thành viên không hề gặp mặt nhau. Cách làm này có thể hiệu quả đối với những dự án kỹ thuật, nhưng lại cực kỳ sai lầm nếu áp dụng cho doanh nghiệp làm dịch vụ. Theo CFO của công ty Fortune 500, đội ngũ nhân viên càng thân thiết với nhau, thì họ càng gắn bó lâu dài với công ty, giúp công ty luôn ổn định và ngày càng vững mạnh. Qui tắc số 2 của Beatles: Liên tục có bài hát/ sản phẩm mới. Truyền cho khách hàng tất cả nhiệt tình, và lòng say mê với sản phẩm mới của mình “Getting Better” - Ngày càng hòan thiện
  3. Phần lớn các nhóm rock chỉ sáng tác và biểu diễn những bài hát giống nhau. Bí mật thành công của Beatles trong việc lôi kéo khán giả đến với mình chính là sự đa dạng trong phong cách âm nhạc. Từ album này đến album khác, từ lần xuất hiện này đến lần xuất hiện khác, Beatles luôn làm khán giả say mê với những giai điệu lạ lùng, những kỹ thuật thu âm hiện đại, những nhạc cụ mới mẻ… Thử nghe Yesterday & Revolution để cảm nhận sự khác biệt, tính đột phá mà họ tự tạo ra cho nhạc của mình, bạn sẽ hiểu tại sao chỉ trong vòng một thập kỷ, số lượng băng đĩa họ bán được đã lên đến hàng tỷ. Sự thỏa mãn – cứ nhai đi nhai lại mãi một giai điệu là kẻ thù của thành công. Cũng như Beatles không thể có fan trung thành nếu chỉ hát đi hát lại bài “I want to hold your hand” cũ rích, cách tốt nhất để doanh nghiệp giữ chân khách hàng trung thành là phải liên tục thay đổi sản phẩm và dịch vụ. Amazon đã từ từ bổ sung danh mục mua bán trên mạng của mình thành nhiều chủng lọai hàng hóa, thay vì chỉ đơn thuần là sách như trước đây. Porsche liên tục đưa ra nhiều kiểu xe khác nhau, từ chiếc Boxster thể thao tới Cayenne SUV thanh lịch. Và gần đây nhất, người khổng lồ Apple tăng doanh số vượt bậc nhờ phẩn mềm nghe nhạc iPod. Qui tắc số 3 của Beatles: Tạo điều kiện xây dựng thương hiệu riêng của từng thành viên trong thương hiệu chung của cả nhóm bằng cách cho họ đóng góp ý tưởng. Tất cả đều có cơ hội bộc lộ khả năng! “With a Little Help from My Friends” – Giúp nhau cùng tiến Beatles gặt hái thành công rất sớm phần lớn nhờ vào khả năng sáng tác tuyệt vời của Lennon & McCartney. Nhưng điều đó không có nghĩa là George Harrison & Ringo Starr chìm dưới cái bóng của họ. Thường trong các nhóm nhạc, nghệ sĩ chơi trống ít được chú ý. Nhưng ở Beatles, John & Paul thường xuyên viết những bài
  4. hát riêng cho Ringo (ví dụ, “With a Little Help from My Friends” trong Sgt. Pepper), giúp anh có chỗ đứng trong lòng người hâm mộ. Tương tự, George Harrison được các bạn trong nhóm hỗ trợ thực hiện nhiều bài hát đơn. Có thể kể một số bài nổi tiếng như “Here Comes the Sun” và “Something” (album Abbey Road). Liên kết các nhân tài hỗ trợ nhau cùng phát triển là việc không chút dễ dàng. Các nhân viên trẻ, mới bắt đầu làm việc thường gặp nhiều khó khăn do không được đánh giá cao. Là thành viên của một nhóm thì rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu thỉnh thỏang giao riêng cho họ những dự án vừa tầm, để mỗi người đều có cơ hội thể hiện mình. Qui tắc số 4 của Beatles: Đặt những nhân viên tài giỏi vào cùng một nhóm làm việc, “trộn” nhân viên có một thế mạnh đặc biệt với các nhân viên có khả năng đồng đều, tạo môi trường cạnh tranh thân thiện để có thêm nhiều sáng kiến. “I Need You” – Tôi cần bạn Nhóm Beatles thể hiện rõ sự kết hợp những tài năng khác biệt và tinh thần cạnh tranh lành mạnh đã tạo nên thành công lớn. Paul McCartney và John Lennon – tương tự những “nhân viên có khả năng đồng đều”: họ am hiểu âm nhạc, chơi được nhiều nhạc cụ, có khả năng sáng tác, viết lời… Trong khi George Harrison và Ringo Starr như những “nhân viên có thế mạnh đặc biệt”. Harrison là một lead guitar cực kỳ xuất sắc, còn Starr là một tay trống cừ khôi. Nghệ thuật xây dựng nhóm làm việc hiệu quả nằm ở việc lựa chọn chính xác từng thành viên một, cũng như sự kết hợp giữa các chuyên viên và những nhân viên khác. Không may là nhiều doanh nghiệp quá chú trọng đến các chuyên viên đào sâu trong một lĩnh vực, khiến họ tạo ra những sản phẩm chỉ đặc biệt tốt ở một điểm nào đó, nhưng không phù hợp nhu cầu thông thường của khách hàng.
  5. “And in the End” – Và cuối cùng Cuộc chia tay của nhóm Beatles vào năm 1970 gợi nên một câu hỏi lớn cho các doanh nghiệp: Làm cách nào để giữ vững vị trí ngôi sao khi bạn đã lên đỉnh cao nhất? Làm cách nào để tiếp tục sáng tạo, cải tiến sản phẩm & dịch vụ một khi đã đánh bại tất cả đối thủ? Bộ phận R&D phải làm gì để kéo dài vòng đời một sản phẩm “bò sữa”? Bill Gates, chắc chắn đã có nhiều đêm không ngủ để suy gẫm vấn đề trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2